You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ

--------***--------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


giữa)
VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
(Font Times New Roman, size 18, in đậm, cạnh giữa)
Đề tài

TÌM HIỂU VĂN HÓA VÙNG ĐẤT HÀ NAM


Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Lan Nhi 20222947
Nguyễn Thị Thảo Nguyên 20222945
Nguyễn Thảo Nguyên 20222944
Nguyễn Tú Ly 20223168
Đỗ Kiều Trang 20223418
Nguyễn Minh Anh 20223346
Trần Thị Yến 20223232
Nguyễn Xuân Huy 20223022
Lê Đức Hải 20223012
Nhóm: 5
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Trọng

Hà Nội, 11/2023

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................3
I. NỘI DUNG BÀI THẢO LUẬN...........................................................................4
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA..............................................................4
1.1. Khái niệm.....................................................................................................4
1.2. Các yếu tố cấu thành...................................................................................5
1.3. Các đặc trưng của văn hóa.........................................................................5
1.4. Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế..........................................5
2. TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA HÀ NAM..............................................................6
2.3. Khái quát về địa lý.......................................................................................6
2.4. Các yếu tố văn hóa.......................................................................................6
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................9
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN..............................................................................10
TỔNG KẾT................................................................................................................14

2
LỜI NÓI ĐẦU

Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch
sử. Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã
hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh… của dân tộc, đất nước. Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ
cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân. Nhận thấy những nét đặc sắc trong
văn hóa vùng đất Hà Nam, nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu và thảo luận về các
nét văn hóa Hà Nam.
Đây là bản báo cáo chi tiết về nội dung và tiến trình hoàn thành bài thảo luận
về chủ đề “Tìm hiểu văn hóa vùng đất Hà Nam’’ do nhóm 5 chúng em tìm hiểu và
thực hiện. Tài liệu này mang lại cái nhìn tổng quan về nội dung và tiến trình thực
hiện bài thảo luận của nhóm.
Trong quá trình thực hiện bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
rất mong sự đánh giá và góp ý từ giảng viên hướng dẫn.

Xin chân thành cảm ơn!

I. NỘI DUNG BÀI THẢO LUẬN

3
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA
1.1. Khái niệm
Văn hoá là một thuật ngữ đa nghĩa. Văn hoá gắn liền với sự ra đời của nhân loại.
Cùng với sự phát triển của loài người, khái niệm văn hoá càng được bổ sung thêm
những nội dung mới. Khái niệm văn hoá được dùng theo nhiều nghĩa, nhưng có thể
quy về hai cách hiểu chính: nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
 Hiểu theo nghĩa hẹp: văn hoá là hệ tư tưởng, các hệ thống và thể chế đi theo nó
như văn hoá, nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo đức học... Theo nghĩa hẹp,
văn hoá được giới hạn theo bề sâu và bề rộng theo không gian thời gian hoặc
chủ thể.
 Giới hạn theo bề sâu (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật)
 Giới hạn theo bề rộng (văn hoá ẩm thực, văn hoá kinh doanh) hoặc kiến
thức ứng xử
 Giới hạn theo không gian (văn hoá việt nam, văn hoá đại chúng)
 Hiểu theo nghĩa rộng: văn hoá là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con
người và xã hội bao gồm các kiến thức, phong tục tập quán, thói quen và cách
ứng xử, ngôn ngữ, các giá trị và thái độ, các hoạt động văn hoá nghệ thuật tôn
giáo, giáo dục, các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội.

1.2. Các yếu tố cấu thành

4
 Ngôn ngữ
 Khía cạnh vật chất
 Giáo dục
 Thẩm mỹ
 Thói quen ứng xử
 Phong tục tập quán
 Giá trị và thái độ
 Tôn giáo và tín ngưỡng
1.3. Các đặc trưng của văn hóa
 Văn hóa có tính hệ thống
 Văn hóa có tính giá trị
 Văn hóa có tính nhân sinh
 Văn hóa có tính lịch sử
1.4. Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế
 Thứ nhất, hệ giá trị văn hóa điều tiết các hoạt động kinh tế theo hướng nhân
văn

5
 Thứ hai, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tinh thần yêu nước, ý chí tự
cường dân tộc trong phát triển kinh tế.
 Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
2. TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA HÀ NAM
2.3. Khái quát về địa lý
 Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội 58 km. Phía
Bắc giáp Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, phía Nam
giáp với tỉnh Nam Định, Ninh Bình, phía Tây giáp với tỉnh Hoà Bình.
 Hà Nam gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh là Phủ Lý, 5 huyện: Lý Nhân, Bình
Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng, Duy Tiên. Tình Hà Nam nằm trên tuyến đường
sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A.
 Về địa hình: vừa có đồng bằng, vừa có bán sơn địa, vừa có vùng trũng.
 Về khoáng sản: đá vôi, phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng.
2.4. Các yếu tố văn hóa
2.4.1. Ngôn ngữ
Tỉnh Hà Nam có hệ thống ngôn ngữ là ngôn ngữ toàn dân.
2.4.2. Tôn giáo và tín ngưỡng
 Tôn giáo: đạo Phật Giáo, đạo Công giáo, đạo Tin Lành.
 Tín ngưỡng: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần thánh, tín
ngưỡng thờ anh hùng, tín ngưỡng gắn với ngành nghề.
2.4.3. Giá trị và thái độ
Là cái nôi của nền văn hoá, các giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn và
phát triển mạnh mẽ trong thời đại ngày nay. Con người Hà Nam hiền lành, cần
cù, chăm chỉ, có truyền thống hiếu học và hiếu khách.
2.4.4. Phong tục tập quán
Hà Nam mang đậm nét đặc trưng bản sắc văn hoá Bắc Bộ, đặc biệt vùng châu
thổ sông Hồng, có những tập tục mang những nét riêng, đặc sắc ở một số làng,
xã. Một số phong tục tập quán nổi bật như:

6
 Tục Nghinh thổ ở làng Lau: Ở làng Lau, xã Liêm Thuận, huyện
Thanh Liêm xưa kia có tục độc đáo gọi là Nghinh thổ. Vào cuối
năm âm lịch, mỗi dòng họ trong làng đều xắn sẵn một hòn đất thật
to, vuông vức rồi đem phơi khô, đóng gói cẩn thận, chuẩn bị cho tục
Nghinh thổ. Đúng Giao thừa (cũng có khi là sáng Mồng một Tết)
các dòng họ đều nổi trống chiêng, kính cẩn rước đất lên đình làng,
dâng lên án thư làm lễ tế thành hoàng làng. Sau lễ tế thần, người ta
chuyển những hòn đất ấy ra sân đình, rồi đại diện từng dòng họ
(thường là những người có uy tín, gia đình trong năm làm ăn phát
đạt) tung lên cao. Hòn đất nào rơi xuống, càng vỡ vụn bao nhiêu thì
càng được mọi người hoan hỷ mừng reo bấy nhiêu. Vừa reo hò, mọi
người vừa xô vào tranh nhau nhặt những vụn đất ấy, và cho rằng đã
cướp được “lộc thổ". Những vụn đất này được đem về, rắc vào
vườn nhà, coi như trời đất, thần phật đã gieo lộc cho, để vườn trên
ruộng dưới năm mới vụ mùa tươi tốt, bội thu, nhà nhà no ấm.
 Lễ Tịch Điền: là lễ nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích
dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp. Sử sách ghi
chép lại, mùa Xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành (tức Lê
Hoàn) khi cày ruộng Tịch điền ở Đọi Sơn, vua bắt được chum vàng.
Năm 988, nhà vua cày ruộng ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế
những thửa ruộng này sau được gọi là Kim Điền, Ngân Điền.Từ đó,
lễ Tịch điền được nhiều đời vua sau như Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn
duy trì tới tận ngày nay.
Ngoài ra, mỗi năm người dân nơi đây sẽ tổ chức buổi hội đình hội làng, có tục
thờ cúng các vị thần như thần nông nghiệp gắn liền với nền văn hóa lúa nước,
tục thờ Thành Hoàng làng…
2.4.5. Ẩm thực
Ẩm thực Hà Nam phong phú và đa dạng, gắn liền với văn hoá nông nghiệp của
tỉnh. Có các món ăn nổi tiếng như: cá kho làng Vũ Đại, thịt dê núi, bánh trưng

7
làng Đầm, Bánh cuốn chả Phủ Lý, bún cá rô Đồng, Chim to dần, Thịt gà móng
Duy Tiên… Tuy không phải vùng trồng trái cây nổi tiếng nhưng du khách đến
đây vẫn có thể thưởng thức nhiều loại trái cây đặc sản Hà Nam: quýt Lý Nhân,
chuối Ngự đại Hoàng, hồng Nhân Hậu.
2.4.6. Thói quen ứng xử
Con người Hà Nam hiếu khách, hiền lành, chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu
khó.
2.4.7. Thẩm mỹ
Các nét kiến trúc nổi bật được biểu hiện ở các công trình như Vương cung
thánh đường Sở Kiện mang nét cổ kính được quy hoạch và xây dựng theo quần
thể nhà thờ Duomo của Ý, chùa Tam Chúc được xây dựng theo lối kiến trúc
Quảng Nam Cổ…
2.4.8. Giáo dục
Nổi bật với truyền thống hiếu học từ ngàn xưa. Ngày nay, Hà Nam luôn nằm
trong top những tỉnh có điểm thi Trung học Phổ thông Quốc gia cao nhất cả
nước.
2.4.9. Vật chất
Tỉnh Hà Nam đang trên đà phát triển nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh
khó khăn của 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế Hà Nam vẫn duy trì tăng
trưởng với mức tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022, đứng thứ 8 trong khu vực
Đồng bằng sông Hồng và thứ 29 toàn quốc. Đây là nỗ lực của tỉnh trong bối
cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

8
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tùng – Đài phát thanh Truyền hình Hà Nam “Tăng trưởng kinh tế
Hà Nam đạt mức 6,2%’’ , Tổng Cục Thống kê Hà Nam.
2. Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Nam “Điều kiện tự nhiên tỉnh Hà
Nam”
3. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
“Những tập tục cổ truyền đầu năm mới ở một số làng, xã trên quê hương
Hà Nam’’

9
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đề tài thảo luận: Tìm hiểu văn hóa Hà Nam
1.2. Giới thiệu thành viên:
 Lê Đức Hải 20223012 (nhóm trưởng)
 Vũ Thị Lan Nhi 20222947 (thư ký)
 Nguyễn Thị Thảo Nguyên 20222945
 Nguyễn Thảo Nguyên 20222944
 Nguyễn Tú Ly 20223168
 Đỗ Kiều Trang 20223418
 Nguyễn Minh Anh 20223346
 Trần Thị Yến 20223232
 Nguyễn Xuân Huy 20223022
2. BÁO CÁO LÀM VIỆC
 Tuần 1: Tìm thành viên, lập nhóm và lựa chọn chủ đề
Lựa chọn chủ đề: Tìm hiểu văn hóa Hà Nam
Bầu ra nhóm trưởng: Lê Đức Hải
Thư ký: Vũ Thị Lan Nhi
TT Họ và tên Nhiệm vụ Hoàn thành
1 Lê Đức Hải Làm Slide x
2 Vũ Thị Lan Nhi Tìm hiểu nội dung, ghi chép tiến trình x
3 Nguyễn Thị Thảo Nguyên Tìm hiểu nội dung x
4 Nguyễn Thảo Nguyên Tìm hiểu nội dung x
5 Nguyễn Tú Ly Tìm hiểu nội dung x
6 Đỗ Kiều Trang Tìm hiểu nội dung x
7 Nguyễn Minh Anh Tìm hiểu nội dung x
8 Trần Thị Yến Tìm hiểu nội dung x
9 Nguyễn Xuân Huy Tìm hiểu nội dung

10
 Nhận xét: Các thành viên tích cực tham gia và đóng góp ý kiến.
Thành viên Nguyễn Xuân Huy không hoàn thành nhiệm vụ do
không tham gia lớp học.
 Kết quả: Hoàn thành cơ bản Slide bài thảo luận.

 Tuần 2: Họp nhóm, thảo luận kiểm định nội dung và chuẩn bị thuyết
trình
Địa điểm: MS Teams
Thời gian: Chủ nhật (13/10/2023)
TT Họ và tên Nhiệm vụ Hoàn thành

1 Lê Đức Hải Chỉnh sửa Slide x

Tìm hiểu nội dung và ghi chép tiến


2 Vũ Thị Lan Nhi x
trình

3 Nguyễn Thị Thảo Nguyên Bổ sung nội dung x

4 Nguyễn Thảo Nguyên Bổ sung nội dung x

5 Nguyễn Tú Ly Bổ sung nội dung x

6 Đỗ Kiều Trang Bổ sung nội dung x

7 Nguyễn Minh Anh Bổ sung nội dung

8 Trần Thị Yến Bổ sung nội dung x


9 Nguyễn Xuân Huy Bổ sung nội dung x
 Nhận xét: Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến và tham gia
thảo luận chung. Thành viên Nguyễn Minh Anh không hoàn thành
nhiệm vụ do vắng mặt.
 Kết quả: Hoàn chỉnh Slide và phân công người thuyết trình.
 Tuần 3: Họp nhóm, thuyết trình online
Địa điểm: MS Teams
Thời gian: Thứ hai (30/10/2023)

11
TT Họ và tên Nhiệm vụ Hoàn thành
1 Lê Đức Hải Trình chiếu Slide x
2 Vũ Thị Lan Nhi Ghi chép tiến trình x
3 Nguyễn Thị Thảo Nguyên Thuyết trình x
4 Nguyễn Thảo Nguyên Góp ý, sửa chữa x
5 Nguyễn Tú Ly Góp ý, sửa chữa x
6 Đỗ Kiều Trang Góp ý, sửa chữa x
7 Nguyễn Minh Anh Góp ý, sửa chữa x
8 Trần Thị Yến Góp ý, sửa chữa x
9 Nguyễn Xuân Huy Thuyết trình x
 Nhận xét: Các thành viên tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp ý
kiến, chỉnh sửa và bổ sung cho bài thuyết trình.
 Kết quả: Hoàn thành bài thuyết trình online, báo cáo hoạt động
cho giảng viên hướng dẫn.
 Tuần 4: Hoàn thành bản báo cáo thảo luận nhóm. Hoàn chỉnh phần nội
dung thảo luận và đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm.

12
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TIẾN ĐỘ CÁC THÀNH VIÊN

TT Họ và tên Nhiệm vụ

Tích cực tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa nội dung, thiết kế
1 Lê Đức Hải
powerpoint

Tích cực tham gia đóng góp nội dung, thực hiện báo cáo bài tập
2 Vũ Thị Lan Nhi
nhóm,

Nguyễn Thị Thảo


3 Tích cực tham gia đóng góp nội dung, thuyết trình bài tập nhóm
Nguyên

Nguyễn Thảo
4 Tích cực tham gia đóng góp nội dung
Nguyên

5 Nguyễn Tú Ly Tích cực tham gia đóng góp nội dung

6 Đỗ Kiều Trang Tích cực tham gia đóng góp nội dung

Nguyễn Minh
7 Tích cực tham gia đóng góp nội dung
Anh

8 Trần Thị Yến Tích cực tham gia đóng góp nội dung

Nguyễn Xuân
9 Tích cực tham gia đóng góp nội dung, thuyết trình bài tập nhóm
Huy

13
TỔNG KẾT
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề này giúp nhóm chúng em có cái
nhìn rõ hơn, toàn diện hơn về những giá trị văn hóa của Hà Nam nói riêng và ảnh
hưởng của văn hóa đến nền kinh tế nói chung. Do có sự giới hạn về sự hiểu biết, bản
báo cáo còn gặp nhiều vướng mắc và sai sót, mong được giảng viên bộ môn đánh giá
và bổ sung giúp chúng em hoàn thiện đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn!

14

You might also like