You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG -


TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA

HẦU ĐỒNG

Nhóm : 4

Giảng viên : Trần Thị Quỳnh Lưu

Lớp : 71K29TDPT11
Đề tài: Hầu đồng

TP. HỒ CHÍ MINH - 2023

Trang 2 / 29
Đề tài: Hầu đồng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài:.................................................................................................................4
2. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................................4
3. Nội dung nghiên cứu:..........................................................................................................4
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG...............................................................5
PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HẦU ĐỒNG................................................................6
1. Khái niệm:............................................................................................................................6
2. Những chuẩn bị khi Hầu đồng:..........................................................................................6
3. Giá trị Hầu đồng mang lại:.................................................................................................6
PHẦN 3: 36 GIÁ CHẦU.................................................................................................................7
1. Tam tòa thánh Mẫu:............................................................................................................7
2. Giá Trần Triều:....................................................................................................................7
3. Giá quan lớn:.......................................................................................................................8
4. Các giá tứ phủ Quan Hoàng:............................................................................................10
5. Các giá Chầu:....................................................................................................................12
6. Tứ Phủ Thánh Cậu:..........................................................................................................16
7. Tứ phủ thánh cô:...............................................................................................................17
PHẦN 4: CÁCH THỨC TRUYỀN THÔNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA HẦU ĐỒNG.....................22
PHẦN 5: KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI TRUYỀN THÔNG VỀ HẦU ĐỒNG..............24
1. Thuận lợi khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng:...................................................24
2. Khó khăn khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng:...................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................26

Trang 3 / 29
Đề tài: Hầu đồng

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 4 xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Quỳnh Lưu - người đã trực
tiếp giảng dạy cũng như anh trợ giảng Hưng Thịnh đã hướng dẫn và góp ý cho
chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Văn Lang,
đặc biệt là các thầy, cô khoa Quan hệ công chúng – Truyền thông - những người đã
truyền lửa và giảng dạy kiến thức cho em suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song cũng khó có thể
tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4 / 29
Đề tài: Hầu đồng

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hầu đồng là một hình thức nghệ thuật tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời đã
được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện đời sống tinh thần của người Việt và sự
tài hoa, sáng tạo của nhân dân ta trong lĩnh vực nghệ thuật. Thế nên qua bài báo cáo
này nhóm 4 với mong muốn giữ gìn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Chủ yếu kết hợp giữa hai phương pháp:
Phương pháp thu thập thông tin: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến Hầu đồng
qua các trang báo quốc gia hoặc các kênh truyền thông uy tín trên internet. Và
phương pháp phỏng vấn - trả lời: Tìm và đặt câu hỏi phỏng vấn những người có
hiểu biết về văn hóa Hầu đồng.
3. Nội dung nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về loại hình nghệ thuật tín ngưỡng dân gian Hầu
đồng và giá trị mà nó mang lại cho chúng ta. Đối tượng nghiên cứu: Các điệu múa
của Hầu đồng, ý nghĩa của trang phục Hầu đồng, ý nghĩa của các lễ vật trên bàn
loan, các giá trị mà Hầu đồng mang lại.

Trang 5 / 29
Đề tài: Hầu đồng

PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Đồng bằng sông Hồng (hay còn gọi là châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng
lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao
gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Gần như
đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi
trung du và núi cao thượng du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long,
các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là
không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng.

Toàn vùng có diện tích: 23.336 km², chiếm 7,1 % diện tích của cả nước.

Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực có nền văn hóa lâu đời của Việt
Nam. Một trong số những nét văn hóa đặc sắc đó là loại hình nghệ thuật tín ngưỡng
dân gian Hầu Đồng.

Trang 6 / 29
Đề tài: Hầu đồng

PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HẦU ĐỒNG


1. Khái niệm:
Hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của người Việt. Là nghi thức
trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng
Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
2. Những chuẩn bị khi Hầu đồng:
- Điện thờ
- Chọn ngày lành
- Dàn nhạc hầu đồng
- Trang phục hầu đồng: Có 36 giá đồng. Do đó, sẽ có 36 bộ trang phục được chuẩn
bị. Những thứ cơ bản gồm: khăn đỏ phủ diện, 5 chiếc áo dài màu khác nhau, 1 quần
dài trắng, khăn tấu hương, thắt đai lưng màu. Son phấn, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng,
hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt.
- Lễ vật hầu đồng: xôi, thịt, quả, hoa, trầu, cau, rượu, thuốc, vàng mã
3. Giá trị Hầu đồng mang lại:
3.1. Giá trị văn hóa:
Hầu đồng có lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Ngày nay, hầu đồng phát triển như một nét văn hóa
cộng đồng, nhiều buổi hầu đồng được trình diễn tại các dịp lễ hội không chỉ là dịp
để người dân về chiêm bái, mà còn để mọi người cùng được thưởng thức những
màn diễn xướng tâm linh độc đáo. Không chỉ thế, hầu đồng còn là một hình thức
giáo dục nhân cách, đạo đức con người.
3.2. Giá trị tinh thần:
Hầu đồng cho ta thấy thấy sự đoàn kết , sự tôn trọng, sự kính trọng đối với tổ tiên.
Là một phần của nền văn hóa dân gian lâu đời, mang đậm bản sắc của dân tộc Việt
Nam, tôn vinh truyền thống yêu nước, tinh thần hướng về nguồn cội “uống nước
nhớ nguồn”.

Trang 7 / 29
Đề tài: Hầu đồng

PHẦN 3: 36 GIÁ CHẦU


1. Tam tòa thánh Mẫu:
Hệ thống tam tòa thánh Mẫu hiện nay có 3 vị:
- Mẫu đệ nhất là Mẫu Thượng Thiên mặc trang phục màu đỏ.
- Mẫu đệ nhị là Mẫu Thượng Ngàn mặc trang phục màu xanh.
- Mẫu đệ tam là Mẫu Thoải mặc trang phục màu trắng.
Ý nghĩa:
- Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt. Mẫu là người mẹ, người
phụ nữ trong cõi tâm linh của con người.
- Việc thờ Mẫu thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Nhờ công ơn
của những vị thần cai quản tự nhiên mà được mưa thuận gió hòa con người an tâm
chăm lo lao động sản xuất phục vụ cuộc sống.
- Trong quan niệm của nhiều người, việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là cầu mong
mưa thuận gió hòa đến cho mọi người. Vì vậy rất được người dân tôn kính và thờ
phụng một cách cẩn thận.
Việc thờ cúng thánh Mẫu trong các dịp lễ:
- Vào dịp lễ, các điện, am, cảnh sẽ lập bàn thờ trên các thuyền rồng, gọi là bằng.
Các bằng phải xếp thứ tự như sau: “đi đầu đoàn rước là thuyền đơn – thuyền giám
sát Thượng Ngàn để mở đường, đi sau là bằng Thượng Sơn, Mẫu Thượng Ngàn, kế
đến là bằng Quan Thánh dẹp đường. Sau các bằng có chức năng mở đường này,
mới đến bằng Mẫu và bằng Hội Đồng. Đi sau bằng Mẫu là bằng Mẫu Thủy Cung,
bằng hai vị phò Mẫu Thiên Y A Na và bằng rước Hội đồng Đức Chầu”.
2. Giá Trần Triều:
Hệ thống thờ tự Trần Triều bao gồm 6 vị:
- Vương phụ - Vương Mẫu
- Vương phi Phu nhân
- Tứ vị Vương Tử
- Nhị vị Thánh Cô
- Lục Bộ Đức Thánh Ông
Ý nghĩa:

Trang 8 / 29
Đề tài: Hầu đồng

- Hầu Trần Triều là một trong những hình thức đặc sắc, mang đậm dấu ấn cổ xưa
nhất của người Việt.
- Nét đặc sắc khi hầu nhà Trần là phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn. Dấu
mặn dùng để chữa bệnh, trừ tà, chữa điên, trấn yểm.
- Ý nghĩa thực sự của lên đai thượng là khi lên đai thượng mặt của người hầu sẽ
thành mặt hổ phù thể hiện sự uy linh, thần oai của Thánh.
Trình tự khóa lễ thỉnh:
Trước khi vào một vấn hầu đồng Nhà Trần thường phải bày đàn cúng thỉnh. Trình
tự khóa lễ thỉnh như sau:
- Cúng phát tấu nghi
- Thỉnh Phật thỉnh Tam phủ
- Tuyên kinh
- Cúng thỉnh Trần Triều
- Trịch sai văn Trần Triều
- Khao các quan khao binh (cúng hạ ban)
- Khao thỉnh chúng sanh
3. Giá quan lớn:
Ngũ vị tôn ông gồm:
- Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên
- Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát
- Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ
- Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai
- Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh
3.1. Quan đệ nhất:
- Quan đệ nhất hay còn được gọi là quan lớn đệ nhất, Quan Lớn Đệ Nhất Thượng
Thiên đứng đầu trong các hàng quan lớn. Có tương truyền rằng ông là Tôn Quan
Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm
Công Hầu, cai quản tam giới đình thần văn võ. Không chỉ thế, Ngài cũng trực tiếp
hầu cận bên phải đền vua cha Bát Hải Động Đình, thay quyền và đại diện cõi nhân
gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi thượng thiên.

Trang 9 / 29
Đề tài: Hầu đồng

- Quan đệ nhất rất ít khi về ngự đồng mà Ngài chỉ về ngự đồng vào những dịp có
đại sự như: mở phủ, tạ phủ, hầu xông đền, xông điện. Khi ngự đồng, quan lớn đệ
nhất sẽ mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù, cầm chùy, nét vẽ đỉ, lưới đỏ thắt lưng đỏ.
- Hằng năm, khánh tiệc đản nhật giáng sinh của Ngài vào ngày 10-1 (âm lịch), còn
khánh tiệc đản nhật của Ngài vào ngày 24-8 (âm lịch).
3.2. Quan đệ nhị:
- Quan đệ nhị hay còn gọi là quan lớn đệ nhị, quan đệ nhị giám sát. Ngài là vị quan
lớn cai quản miền rừng núi thượng ngàn, giám sát tam giới và nắm giữ sổ sinh tử
của trần gian. Có tương truyền rằng Ngài vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát
Hải Động Đình, được giao quyền giám sát, cai quản Sơn Lâm, Thượng Ngàn. Ngài
đã từng hiển linh ban phúc, phù trợ cho nhân dân được có cuộc sống tốt lành, ấm
no.
- Quan đệ nhị là vị quan thường ngự đồng trong các nghi lễ hầu đồng của Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ. Khi ngự đồng, quan đệ nhị sẽ mặc áo xanh lá thêu rồng,
hổ.
- Hằng năm, vào ngày 10/11 (âm lịch) được lấy là ngày tiệc chính của quan đệ nhị
thượng ngàn
3.3. Quan đệ tam:
- Quan đệ tam hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ, Đệ Tam Tôn Quan.
Ngài là vị quan lớn văn võ toàn tài, quản cai miền sông nước. Có tương truyền rằng
Ngài vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua
cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ
vương.
- Quan đệ tam là vị quan thường ngự đồng khi có đại tiệc khai đàn mở phủ.Khi ngự
đồng, quan đệ tam sẽ mặc áo màu trắng thêu rồng, đeo hổ phù, mạng trắng và đai
trắng. Sau đó, ông làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp , tay múa đôi song
kiếm.
- Hằng năm, vào ngày 24/6 (âm lịch) được lấy là ngày tiệc quan lớn đệ tam.
3.4. Quan đệ tứ:
- Quan đệ tứ hay còn gọi là Quan Đệ Tứ Khâm Sai. Ngài là vị quan cai quản và ghi
sổ tử vi với Ngọc Hoàng Đại Đế. Có Tương truyền rằng, ông là con trai thứ tư của

Trang 10 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Vua Cha Bát Hải Động Đình sau Quan Lớn Tam Phẩm. Vua Cha sai Quan Đệ Tứ
Khâm Sai trấn giữ đồng bằng, làm sứ giả bốn cung.
- Quan đệ tứ khi ngự đồng thường mặc áo màu vàng thêu rồng, đeo đổ phù, mạng
vàng, đai vàng.
- Hằng năm, vào ngày 24/4 (âm lịch) được lấy là ngày khánh tiệc của quan đệ tứ.
3.5. Quan đệ ngũ:
- Quan đệ ngũ hay còn gọi là quan đệ ngũ tuần chanh. Ngài có vai trò là Thanh tra,
giám sát nhân gian. Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền
tam tử phủ đại diện cho con người, thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sở
cho trần gian. Có tương truyền rằng, ngài là con trai thứ năm của trong một gia đình
lái đò trên dòng sông Vĩnh, phủ Ninh Giang (nay thuộc Hải Dương) thời Hùng
Triều Thập Bát (Hùng Duệ vương).
- Quan đệ ngũ là vị quan thường ngự đồng trong các buổi lễ Mẫu – Tam tứ phủ. Khi
ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù, làm lễ tấu hương, khai quang, chứng
sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Mỗi khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc
nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về
chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.
4. Các giá tứ phủ Quan Hoàng:
Gồm 10 vị, trong 10 vị này chỉ hầu 3 vị:
- Ông Hoàng Bơ
- Ông Hoàng Bảy
- Ông Hoàng Mười
4.1. Ông Hoàng Bơ:
Ông Hoàng Bơ hay còn được gọi là Quan Hoàng Bơ, Ông Bơ Thoải. Ông là một
trong mười vị Quan Hoàng Tứ Phủ thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt. Có tương truyền rằng, Ngài là con thứ ba của Vua cha Bát Hải Động Đình,
ngự tại Thoải cung và nhận trọng trách cai quản Đền Vàng Thủy Phủ. Không chỉ
thế, có nhiều tích kể về ông khi thì ông hiện thành hoàng tử có vẻ ngoài mĩ miều,
cưỡi cá chép màu vàng cưỡi sóng trên mặt nước, lúc thì biến hóa để ngao du bốn
biển, thưởng rượu, chơi cờ cùng với bạn tiên… hưởng thụ các thú vui của các bậc
cao nhân.

Trang 11 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Hằng năm, vào 26/6 (âm lịch) là ngày tiệc chính của ông Hoàng Bơ.
Ông Hoàng Bơ khi về ngự đồng thường mặc trang phục màu trắng vì ông là vị
thánh nơi Thoải cung. Vì thế, mỗi khi dâng lễ lên ông, thường mang màu trắng làm
chủ đạo để thể hiện lòng thành kính.
Lễ vật dâng lên Ông Hoàng Bơ gồm những vật phẩm sau: Một mâm hoa quả tươi
và một lọ hoa thơm, một đĩa xôi, một con gà hoặc một khoanh thịt luộc, rượu trắng
và tiền vàng, trầu cau, sớ dâng lễ, oản lễ màu trắng.
4.2. Ông Hoàng Bảy:
- Ông Hoàng Bảy hay còn gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là vị thần quan trọng trong
hệ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Có tương truyền rằng Ông là con của Đức Vua
Cha Bát Hải Động Đình, vị vua đứng đầu ở Thuỷ Phủ. Ông thuộc hệ thần linh Tứ
Phủ và xếp hàng thứ 7 trong số Thập vị Quan Hoàng. Ông lập nhiều công lớn nên
được nhân dân kính trọng thờ tụng và lập đền thờ ở nhiều nơi.
- Hầu giá ông Hoàng Bảy: Ông thường mặc áo tím chàm hoặc lam có thêu rồng kết
uốn thành hình chữ thọ, đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu
ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm
đồng.
- Đền ông Hoàng Bảy còn được gọi là đền Bảo Hà, là khu di tích được nằm ở ngọn
núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
4.3. Ông Hoàng Mười:
- Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Có tương truyền rằng, ông
là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên
trong chốn Đào Nguyên. Ông có rất nhiều dị bản ,trong dân gian sự tích Ông Hoàng
Mười hóa thân trong vị tướng Nguyễn Xí, người con của mảnh đất Nghệ Tĩnh, đã
tham gia chinh chiến anh dũng chống giặc Minh dưới thời vua Lý Thái Tổ. Về sau
ông được giao quản và cai trị. Nhân dân tôn kính mà thờ phụng, trong tín ngưỡng
thờ Mẫu của Việt Nam ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng.
- Hai ngôi Đền ở quê hương ông là Nghệ An và Hà Tĩnh là nơi thờ tự nổi danh nhất
với Đền Củi và Đền Ông Hoàng Mười.
- Hằng năm, vào tháng 3 (âm lịch) là ngày tổ chức lễ hầu ông Hoàng Mười và vào
mùng 10/10 (âm lịch) là ngày lễ giỗ của ông Hoàng Mười .

Trang 12 / 29
Đề tài: Hầu đồng

- Khi ngự đồng, Quan Ông Hoàng Mười sẽ diện long phục màu vàng, bên trên thêu
chữ “Thọ”, khăn xếp đội đầu, dây thắt lưng vàng và trâm cài tóc vàng. Ngoài ra ông
Hoàng Mười sẽ sử dụng quạt để làm sách, dùng bút làm trâm vì hình ảnh của ông là
người thơ phú văn chương tài giỏi.
- Lễ vật để dâng lên đền Ông Hoàng Mười:
+ Một mâm xôi gà cùng 1 chai rượu ngon và 5 cái chén.
+ Một chai nước, tiền dương thế và nhang hương.
+ Một mâm vàng mã màu vàng gồm 5 dây.
+ Một mâm hoa quả trầu cau, tiền dương thế và nước lọc.
5. Các giá Chầu:
Giá Chầu gồm:
- Chầu Đệ Nhất
- Chầu Đệ Nhị
- Chầu Đệ Tam
- Chầu Đệ Tứ
5.1. Chầu Đệ Nhất:
Chầu Đệ Nhất hay còn gọi Đệ nhất Thượng Thiên công chúa, Đệ nhất hoa nương
công chúa. Là người có năng lực và quyền lực trong triều đình mệnh danh là Đệ
nhất thượng thiên công chúa. Chầu bà đệ nhất được tôn vinh và tôn thờ như một vị
thánh nữ hiện thân của Thánh Mẫu đệ nhất. Trang phục đặc trưng là áo đỏ và khăn
hồng (khăn buồm).
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhất, là Thiên
Cung Tiên Nữ, con vua Ngọc Hoàng, giáng hiện trong xứ Thanh giúp dân hộ quốc.
Với tư cách hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà là vị ở ngôi cao nhất, cai quản Thượng Thiên,
nắm giữ sổ Tam Tòa.
Tôn sùng và tình cảm của người dân dành cho Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, bà
được coi là một hình mẫu phong phú về đức tính và tinh thần. Chầu Đệ Nhất
Thượng Thiên không chỉ là một biểu tượng văn hóa của dân tộc, mà còn là người
bảo vệ và hướng dẫn nhân loại trong cuộc sống. Chầu Bà đã để lại dấu ấn đậm nét
trong lịch sử dân tộc với những công trình, những việc làm đầy ý nghĩa và giá trị
nhân văn.

Trang 13 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Chầu Đệ Nhất rất ít khi ngự đồng trong các thần điện. Chầu Đệ Nhất chỉ giáng
đồng trong những dịp quan trọng như khai đàn mở phủ hay lễ Tứ Phủ Chầu Bà Sơn
Trang. Khi được giá ngự, Chầu bà sẽ mặc áo màu đỏ thêu phượng và choàng khăn
không tượng trưng cho Thiên Phủ.
Lễ vật dâng lên Cô Đệ Nhất gồm :
+ Một lọ hoa tươi, một đĩa quả ngọt
+ Một con gà luộc,một đĩa xôi, một chút rượu trắng
+ Trầu cau, vàng mã
+ Sớ dâng,văn khấn
+ Đặc biệt không nên thiếu Oản lễ làm lễ vật khi đi lễ Cô. Sử dụng Oản lễ màu đỏ
tượng trưng khi cô ngự trên đồng sẽ thể hiện được lòng thành kính nhất.
5.2. Chầu Đệ Nhị:
Đứng thứ hai trong hàng Thập Nhị Vị Chầu Bà. Chầu Đệ Nhị hay còn có tên gọi là
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là người cai quản sơn lâm thượng ngàn, quyền
hành khắp 81 cửa ngàn đất Việt.
Chầu Đệ Nhị thường hay ngự đồng vào những dịp lễ thường có nghi thức là “trình
giầu". Khi ngự đồng Chầu Đệ Nhất mặc trang phục màu xanh lá, tay giấu hai ngón
phía bên phải.
Đền Chầu Đệ Nhị nổi tiếng nhất ở đền Đông Cuông. Đền Đông Cuông cũng chính
là ngôi đền gắn liền với Chầu Đệ Nhị ở Yên Bái
5.3. Chầu Đệ Tam
Đứng thứ ba trong hệ thống Tứ Phủ Chầu Bà. Chầu Đệ Tam hay còn gọi là Chầu
Đệ Tam Thoải Phủ. Có tương truyền rằng, Chầu Đệ Tam là hóa thân của Mẫu Đệ
Tam. Chầu bà vốn là công chúa Thủy Tinh Tiên Nữ, con gái vua Thủy Tề, ở Long
Cung.
Đền thờ Chầu Đệ Tam :
Đền Mẫu Thoải Hàn Sơn ngụ tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, đền Mẫu Thoải
nằm ở thị xã Lạng Sơn, đền Dầm ở thôn Xâm Dương, xã Ninh Sơ, huyện Thường
Tín, Thành phố Hà Nội.
5.4. Chầu Đệ Tứ:

Trang 14 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Chầu Đệ Tứ hay còn được gọi là Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Là một trong những vị
thánh Đạo Mẫu Tứ Phủ của Việt Nam, đứng ở vị trí thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu
Bà. Với danh hiệu Chiêu Dung Công Chúa.
Lễ tế thần của Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là ngày 14 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Lễ
hội đản hóa diễn ra hàng năm vào ngày 24 tháng 9 (âm lịch).
Chầu Đệ Tứ ít khi về ngự đồng. Thường người ta có thỉnh Chầu về chứng tỏa màu
vàng khi có đàn mở Phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang. Khi ngự về đồng,
Chầu mặc áo màu vàng và cầm quạt rồi múa kiếm và cờ lệnh đôi khi múa quạt, múa
rối hay chỉ khai cuông rồi an toạ.
Đền thờ Chầu Đệ Tứ: Đền Cây Thị - Thanh Hoá, đình làng Kim Cốc, đền Chầu Bà,
đệ Tứ ở Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, đền Chầu Đệ Tứ ở Nam Định.
5.5. Chầu Năm Suối Lân:
Chầu Năm Suối Lân là vị thánh Chầu xếp hàng thứ năm thuộc hàng Tứ Phủ Thánh
Chầu. Tên gọi Chầu Năm Suối Lân có nguồn gốc từ việc Chầu Năm được giao
quyền cai quản miền rừng núi tại vùng Suối Lân, Lạng Sơn.
Chầu Năm Suối Lân được thờ phụng tại Đền Chầu Năm Suối Lân gần cửa rừng
Suối Lân nơi mà Chầu Năm linh thiêng đã từng trấn giữ. Ngôi đền thuộc huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ngôi đền này được coi là nơi thờ chính của Chầu Năm và Cô
Năm.
Khi về ngự đồng, Chầu Năm mặc áo màu xanh lam, tuy nhiên do những lý do trùng
lặp mà hiện nay, có một số nơi người ta thường dâng Chầu áo màu xanh thiên thanh
giống với màu nước của dòng suối Lân trong xanh chảy quanh đền. Khi ngự về
đồng, Chầu Năm khai quang sau đó múa chèo.
5.6. Chầu Lục Cung Nương:
Chầu Lục Cung Nương hay còn được gọi là Chầu Sáu Lục Cung. Là một vị Thánh
Chầu hết sức anh linh trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu. Có tương truyền rằng, Chầu
lục Cung Nương vốn là người Nùng giáng sinh vào nhà họ Trần trên Lạng Sơn.
Đền thờ Chầu Lục Cung Nương tọa lạc tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu
Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đây là nơi Ngài giáng trần và hiển thánh được gọi là Đền
Lũng hay Đền Chín Tư.

Trang 15 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Hằng năm, ngày tiệc Chầu Lục có hai ngày là ngày 10/5 (âm lịch) và ngày 20/9
(âm lịch) là ngày Chầu hoá về thiên cũng là hai ngày lễ hội tại Đền.
Chầu Lục Cung Nương là vị Chầu Bà nổi tiếng hay về ngự đồng. Hầu hết mọi giá
hầu đồng Ngài đều hiển linh. Khi về ngự đồng, Chầu Lục mặc trang phục màu lam
hoặc màu chàm xanh, khăn chít củ ấu, vai đỡ gùi, dao dắt thắt lưng. Sau khi làm lễ
khai quang, Chầu Lục múa mồi và ban phát tài lộc cho các con hương bên dưới.
5.7. Chầu Bảy Kim Giao:
Chầu Bảy Kim Giao hay còn được gọi là Chầu Bảy Mỏ Bạch, Mỏ Bạch Công
Chúa. Là vị Chầu thứ bảy trong Thập Nhị Vị Chầu Bà. Chầu cai quản muôn loài
vùng núi rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Có tương truyền rằng, Chầu Bảy vốn là
người Mọi. Chầu giáng thế để giúp dân dẹp loài xâm lăng trên đất Thái Nguyên rồi
bà cũng là người giúp người dân dân tộc Mọi biết làm ăn, canh tác, trồng trọt, chăn
nuôi.
Chầu Bảy là vị chầu bà ít khi ngự đồng nhất trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Nếu có
chỉ là khi về đền chính của chầu, bà ngự đồng mặc áo màu tím (hoặc màu xanh),
khai cuộng rồi mua mồi.
5.8. Chầu Tám Bát Nàn:
Chầu Tám Bát Nàn hay còn được gọi là Chầu Tám Tiên La. Là vị Thánh Chầu thứ
tám cai quản Nhạc Phủ và Địa Phủ trong hàng Thập Nhị Vị Chầu Bà của Tín
Ngưỡng Thờ Tam - Tứ Phủ.Có tương truyền rằng bà có nguồn gốc là Ngọc Hoa
Công Chúa, con gái Hùng Vương.
Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng, nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về
đền chầu. Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là
màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vàng dây) màu vàng, có dải von hoặc thắt dải
buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.
Đến Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng cũng là nơi di hài chầu trôi về. Tại đây bà còn được
tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, về làm lễ tấu hương và khai quang như quan lớn
chứ không hầu vào hàng Tứ Phủ Chầu Bà như thông thường.
5.9. Chầu Chín Cửu Tỉnh:

Trang 16 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Chầu Chín Cửu Tỉnh hay còn được gọi là Chầu Cửu, Chầu Chín Giếng. Là vị
Thánh Chầu thuộc Thiên Phủ đứng thứ chín trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu.
Chầu Cửu thường hay ngự đồng khi về các ngôi đền ở Phủ Dày, Nam Định hoặc
Đền Sòng, Thanh Hóa. Khi ngự đồng chầu mặc trang phục màu đỏ (có một số nơi
dâng chầu mặc trang phục màu hồng), khai quang.
5.10. Chầu Mười Cửu Tỉnh:
Chầu Mười Đồng Mỏ là vị Thành Chầu thứ mười trong hàng Thập Nhị Vị Chầu Bà
của tín ngưỡng thờ Mẫu Tâm - Tứ Phủ. Có tương truyền rằng, Chầu Mười vốn là
người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc Minh. Chầu
sinh quản trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ),
Lạng Sơn. Sau này, Chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc
ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua tin tưởng, giao cho chầu
trấn giữ các châu.
6. Tứ Phủ Thánh Cậu:
Tứ Phủ Thánh Cậu gồm:
- Cậu Hoàng Cả
- Cậu Hoàng Đôi
- Cậu Hoàng Bơ Thoải
- Cậu Bé Đồi Ngang
6.1. Cậu Hoàng Cả:
Cậu Hoàng Cả hay còn được gọi là Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn. Là một trong những
vị thánh cậu quan trọng được nhắc đến vào những dịp đặc biệt hay cuối năm. Cậu
được tôn thờ tại đền Sòng Sơn.
Khi về hầu đồng, Cậu Hoàng Cả thường mặc trang phục màu đỏ của Thượng
Thiên, hai tay kết hoa, thân bắt chéo khăn chít, chân quấn xà cạp, lưng thêu hoa.
Khi ra sân, Cậu thực hiện nghi thức lễ, sau đó nhảy múa và phát biểu trước mọi
người.
6.2. Cậu Hoàng Đôi:
Là một vị thánh quan trọng, cúng mẫu ở Sòng Sơn, Phố Cát, Đồi Ngang.
Khi ngự đồng, Cậu Hoàng Đôi thường mặc trang phục màu xanh, nhảy múa và thể
hiện sự tinh nghịch vui vẻ trong các nghi lễ trước mặt mọi người .

Trang 17 / 29
Đề tài: Hầu đồng

6.3. Cậu Hoàng Bơ Thoải:


Đi theo Mẫu Thoải, Vua Cha Bát Hải và được tôn thờ ở các đền, chùa Thoải Phủ
được biết đến với tính uy quyền và sự mạnh mẽ. Có thể gây sóng gió, tiếng hô vang
chỉ huy hàng vạn thủy tộc, rồng, thủy tiên đứng nghe lệnh.
Khi hầu đồng Cậu Hoàng Bơ Thoải thường mặc áo trắng thể hiện năng lực thả lưới
bắt cá trong các nghi lễ.
6.4. Cậu Bé Đồi Ngang:
Cậu Bé Đồi Ngang hay còn được dọi là Cậu Hoàng Quận, nổi tiếng với câu chuyện
về Giáng Sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cậu là một người lương thiện, quyết
đoán, dũng cảm. Khi lớn lên anh giúp dân giúp nước, sau đó trở thành một trong
những vị thánh cậu quan trọng. Đền Đồi Ngang ngoài việc thờ Thánh Mẫu Liễu
Hạnh còn là nơi thờ Cậu Bé Đồi Ngang. Là nơi linh thiêng hàng năm mọi người đều
đến cầu công việc thuận lợi. Khi hầu đồng cậu thường mặc áo màu xanh.
7. Tứ phủ thánh cô:
Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (mười hai cô)
- Cô Đệ Nhất Thượng Thiên
- Cô Đôi Thượng Ngàn
- Cô Ba Thoải Cung
- Cô Tư Ỷ La
- Cô Năm Suối Lân
- Cô Sáu Lục Cung
- Cô Bảy Kim Giao
- Cô Tám Đồi Chè
- Cô Chín
- Cô Mười Đồng Mỏ
- Cô Bé Thượng Ngàn
- Cô Bé Thoải Cung.
Nhưng đa phần chỉ hầu ba giá cô:
- Cô Bơ
- Cô Bé

Trang 18 / 29
Đề tài: Hầu đồng

- Cô Chín.
7.1. Cô Đệ Nhất Thượng Thiên:
Khi về ngự, Cô Nhất mặc trang phục màu đỏ, thêu phượng, đầu đội khăn đóng
( khăn vành dây). Cô Đệ Nhất Thượng Thiên thường được thờ vào ban Tứ Phủ
Thánh Cô trong các đền, phủ.
Mâm lễ vật dâng lên Cô không cầu kì, xa hoa thay vào đó chỉ cần những thứ cơ bản
như: một lọ hoa tươi, một đĩa quả ngọt, một con gà luộc, một đĩa xôi, một cút rượu
trắng, trầu cau, vàng mã, sớ dâng, văn khấn, đặc biệt không nên thiếu Oản lễ làm lễ
vật khi đi lễ cô. Sử dụng Oản lễ màu đỏ tượng trưng khi cô ngự trên đồng sẽ thể
hiện được lòng thành kính nhất.
7.2. Cô Đôi Thượng Ngàn:
Cô Đôi Thượng Ngàn là một trong 12 vị Thánh cô hàng Tứ phủ trong Tín ngưỡng
thờ Mẫu tam, tứ phủ của người Việt, hầu cận các chầu và Mẫu. Hiện nay, Cô Đôi
Thượng Ngàn được thờ ở nhiều di tích đền và phủ ở phía Bắc Việt Nam và được ca
ngợi trong những ca khúc hát văn nổi tiếng mang tên “Cô Đôi Thượng Ngàn”.
Cô hay về ngự đồng và thường về đầu tiên. Khi về ngự đồng, Cô Đôi Thượng Ngàn
mặc trang phục: áo cánh xanh, quần đen, đầu vấn khăn vành dây kết hoa, hoặc khăn
vấn, hai bên dắt hoa. Khi hành lễ cô thường khai quang, rồi múa mồi, múa song
đăng, tay tiên hái lộc cho thanh đồng.
Đền chính của Cô Đôi Thượng Ngàn nằm ở 2 ngôi đền gắn với truyền thuyết sinh
hóa của Cô: Đền Bồng Lai Hạ ở Nho Quan, Ninh Bình là nơi Cô giáng sinh, Đền
Bồng Lai Thượng ở Cao Phong, Hòa Bình là nơi Cô hóa. Bên cạnh đó, Cô còn được
thờ tại Đền Cô cách đền Mẫu Đông Cuông khoảng 500m và được phối thờ tại các
cung Tứ Phủ Thánh Cô hoặc một ban riêng ở các đền, phủ.
7.3. Cô Ba Thoải Cung (Cô Bơ Bông):
Khi về ngự, Cô mặc áo màu trắng, đầu đọi khăn đóng hay còn gọi là khăn vành dây
và có thắt lét trắng. Đôi tay cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi.
Cô Bơ được thờ chính tại đền cô bơ bông thuộc xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa.
7.4. Cô Tư Ỷ La:

Trang 19 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Cô Tư Ỷ La ít về ngự đồng nên những hình ảnh ngự đồng của cô rất hiếm có. Khi
về ngự cô thường mặc y phục xiêm áo màu vàng nhạt hoặc màu xanh, tóc cài hoa
trâm, tai đeo khuyên vàng. Cô cầm quạt khai cuông và múa mồi hầu Mẫu.
Hiện nay Cô Tư Ỷ La được nhân dân thờ phụng cạnh Mẫu Thượng Ngàn tại chính
cung của Thánh Mẫu trong đền Ỷ La. Đây là ngôi đền thiêng nằm tại tổ 4, phường
Ỷ La, trung tâm thành phố Tuyên Quang.
7.5. Cô Năm Suối Lân:
Cô Năm Suối Lân là vị Thánh Cô ít khi về ngự đồng. Cô Năm Suối Lân sẽ thường
mặc màu áo giống của Chầu Năm nhưng vạt ngắn hơn. Đó có thể là màu xanh thiên
thanh hoặc xanh lá cây. Đầu cô chít khăn củ ấu, Dao quai, túi vóc dắt bên hông. Khi
ngự về đồng, cô khai cuông rồi múa mồi như những Thánh Cô khác.
Cô Năm được cho là có tính cách phi thường, trí tuệ thần thông. Ngoài ra, cô Năm
còn được biết đến là thánh cô giỏi đàn hát, ca ngâm, cung giỏi và giúp dân chữa
bệnh cứu người nên được nhiều con nhang, đệ tử hành hương đến cửa đền bái yết.
Cung thờ cô được đặt cạnh bên cạnh cung thờ chính Chầu Năm Suối Lân tại đền
Suối Lân, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
7.6. Cô Sáu Lục Cung:
Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng. Khi về ngự
đồng, Cô Sáu thường mặc trang phục màu lam hoặc tím chàm (ngắn vạt rộng tay).
Cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi như các tiên cô trên Thượng Ngàn khác.
Cô Sáu không có đền thờ riêng. Hiện nay Cô Sáu Lục Cung chính là thánh cô trấn
giữ bản đền Lục Cung Chín Tư. Cung thờ cô được xây ngay cạnh chính cung đền
Chầu Lục tại thôn Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền Lục Cung còn là nơi thờ
chính của Chầu Lục hay còn gọi là Chầu Sáu Lục Cung, Chầu Lục Cung. Đôi khi
đền Lục Cung còn được gọi là Đền Chín Tư.
7.7. Cô Bảy Kim Giao:
Chầu Bảy Kim Giao đứng thứ bảy trong hàng Tứ Phủ.
Chầu Bảy là người ít ngự đồng nhất trong Tứ Phủ. Khi ngự đồng, Chầu Bảy mặc
trang phục màu tím (hoặc xanh), mở cổng và múa mồi.
Đền thờ Chầu Bảy là chùa Kim Giao, còn gọi là chùa Mộ Bạch Linh Từ, tọa lạc nơi
bà từng ở tại Thanh Liên, Mỏ Bạch, tỉnh Thái Nguyên. Chùa tọa lạc tại đường

Trang 20 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Dương Tự Minh, phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên, cách trung
tâm Hà Nội 90km.
7.8. Cô Tám Đồi Chè:
Cô Tám Đồi Chè hiếm khi về ngự đồng, Cô Tám Đồi Chè về ngự đồng thường vận
áo xanh lá quần đen (có nơi là áo tím hoa cà). Cô cũng khai quang sau đó múa mồi,
tiếp đó cô thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non.
Đền thờ Cô Tám Đồi Chè ở Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Tiệc Cô Tám Đồi Chè vào 26/6 (âm lịch) hằng năm.
7.9. Cô Chín:
Cô Chín là một người rất thông minh và tài giỏi. Có tương truyền rằng, Cô Chín đã
từng hóa thân ở nhiều nơi. Mỗi nơi cô ngự xuống đều có nhiều danh xưng cũng như
nhiều thành tích khác nhau.
Khi về ngự đồng, Cô chín mặc trang phục: áo năm thân cổ đứng khuy cài nách thêu
ổ phượng cuốn hoa, chữ thọ, đầu đội văn xếp vấn nét.
Cô Chín hiện được thờ tại đền Cô Chín Giếng, Thanh Hóa. Đền Chín Giếng là một
ngôi đền linh thiêng ở Thanh Hóa, nằm cách đền Sòng Sơn khoảng 2km. Miếu cô
Chín Song Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Là nơi thờ
chính của Cô Chín Giếng, Mẫu Cửu và Châu Cửu. Đền còn được gọi là đền Chín
Giếng, vì xung quanh đền có chín giếng nước tự nhiên không bao giờ cạn.
7.10. Cô Mười Đồng Mỏ:
Cô Mười Đồng Mỏ rất ít khi ngự về đồng, thỉnh thoảng có tiệc vui, dịp lễ lớn,
nhiều thanh đồng vẫn thỉnh Cô về. Hoặc một số người về đền Chầu Mười, Cô Chín
Thượng hoặc Chầu Bát thì vẫn thỉnh Cô Mười về ngự đồng. Khi về đồng, Cô sẽ
múa mồi.
Do đi cùng và là hậu cận của Chầu Mười nên nhân dân thờ Cô Mười Đồng Mỏ tại
đền Chầu Mười được lập ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính
là Đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ,
Lạng Sơn, lập trên ngọn núi cao.
7.11. Cô Bé Thượng Ngàn:

Trang 21 / 29
Đề tài: Hầu đồng

Cô Bé Thượng Ngàn là vị tiên cô rất linh thiêng và nổi tiếng, hay về ngự đồng. Khi
về ngự, cô thường mặc áo màu xanh lục, chân đi hài xanh, lưng đeo gù với muôn
ngàn hoa giống như một cô thiếu nữ xinh đẹp trên thượng ngàn.
Có rất nhiều nơi thờ cô bé Thượng Ngàn nhưng địa điểm nổi tiếng nhất là ở gần
đền Quan Đệ Tam trên đường Hùng Vương, Lạng Sơn. Có một địa điểm khác
cũng nổi tiếng không kém chính là tại đền Chí Mìu, Bắc Giang. Tại đây, người dân
gọi cô bằng cái tên khác là cô bé Chí Mìu.
7.12. Cô Bé Thoải Cung:
Đền thờ Cô Bé Thoải Cung hiện nay được nhiều người biết đến nhất vẫn là đền Bơ
Bông ở Hà Trung – Hà Sơn – Thanh Hóa

Hoa quả tươi. Một đĩa trầu cau. Mâm xôi thịt hoặc mâm xôi con gà. Rượu trắng tinh
khiết, thẻ hương và tiền vàng, oản, sớ ghi danh.

Trang 22 / 29
Đề tài: Hầu đồng

PHẦN 4: CÁCH THỨC TRUYỀN THÔNG GIÁ TRỊ


VĂN HÓA HẦU ĐỒNG
1. Sử dụng phương tiện truyền thông: Sử dụng các phương tiện như truyền
hình, radio, báo chí, và trang web để chia sẻ thông tin, câu chuyện, và hình ảnh liên
quan đến hầu đồng. Các tài liệu tương tác trực tuyến, như video và podcast, cũng có
thể giúp tạo ra trải nghiệm học hỏi sâu sắc về chủ đề.
2. Tổ chức triển lãm và sự kiện nghệ thuật: Tổ chức triển lãm, buổi biểu
diễn, và sự kiện nghệ thuật liên quan đến hầu đồng để cho người xem trải nghiệm
trực tiếp và hòa mình vào văn hóa này. Các buổi biểu diễn của hầu đồng có thể là cơ
hội để mọi người tìm hiểu và tận hưởng nghệ thuật và truyền thống này.
3. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm giữ các thanh đồng -
những người thực hành nghi lễ với người quản lý, người trông coi di tích để tìm một
tiếng nói chung thống nhất, tìm những bộ trang phục phù hợp và chuẩn nhất cho
việc thực hành nghi lễ; nghiên cứu và đưa ra bộ tài liệu với những thông tin tri thức
chuẩn mực nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu, về Đạo Mẫu, cách thực hành nghi lễ...
4. Tạo tài liệu học thuật: Xuất bản sách, bài viết, và tài liệu nghiên cứu về hầu
đồng để cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về nó. Những tài liệu này có thể
hướng dẫn người đọc qua lịch sử, nghệ thuật, và ý nghĩa văn hóa của hầu đồng.
5. Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng mạng xã hội để tạo sự tương tác và chia sẻ
thông tin về hầu đồng. Các hình ảnh, video, và câu chuyện có thể được đăng tải để
tạo sự quan tâm và thảo luận.
6. Hợp tác với các nhà nghiên cứu và chuyên gia về văn hóa: Hợp tác với
các chuyên gia và nhà nghiên cứu về hầu đồng để tạo ra nội dung đáng tin cậy và
phân tích sâu về chủ đề.
7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục: Cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục về giá trị văn hóa hầu đồng đến đông đảo người dân, đặc biệt
là thế hệ trẻ. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các hoạt động văn
hóa, giáo dục, cần giới thiệu, quảng bá về lịch sử, ý nghĩa, các giá trị văn hóa của
hầu đồng.

Trang 23 / 29
Đề tài: Hầu đồng

8. Phát triển các sản phẩm văn hóa từ hầu đồng: Cần phát triển các sản
phẩm văn hóa từ hầu đồng, như sách, phim ảnh, chương trình biểu diễn,... nhằm
giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của hầu đồng.
9. Kết hợp hầu đồng với các loại hình nghệ thuật khác: Đây là một cách làm
mới, giúp hầu đồng trở nên hấp dẫn hơn đối với khán giả.
10. Kết hợp với du lịch: Hầu đồng là một di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam,
có thể thu hút du khách trong và ngoài nước. Các cơ quan chức năng cần phối hợp
với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các tour du lịch văn hóa hầu đồng, giúp du
khách hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của nghi lễ này.

Trang 24 / 29
Đề tài: Hầu đồng

PHẦN 5: KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI TRUYỀN


THÔNG VỀ HẦU ĐỒNG
1. Thuận lợi khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng:

Giúp cho nền văn hóa này sản sinh ra những giá trị văn hóa mới, một mặt nó lại
được nền văn hóa mới đó làm phong phú lên qua việc thích ứng, chọn lọc và hội
nhập với nền văn hóa mà nó hiện diện. Không chỉ dừng lại ở đó tôn giáo, tín
ngưỡng trong quá trình tồn tại và phát triển củ mình, bằng cách nào đó đã bảo tồn
cũng như truyền tải những giá trị văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng trong quá
khứ vào xã hội hiện đại và hướng đến xã hội trong tương lại. Tín ngưỡng thờ Mẫu
có thể được hiểu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được tích hợp bởi các lớp tín
ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng
liêng vào quyền năng của Mẫu. Đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự sinh thành, tồn tại và
phát triển của tự nhiên, xã hội và con người. Nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu bên
cạnh mục đích mong cho cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng được hạnh
phúc, bình an và sung túc hơn, thì họ còn coi đây là một phương thức để họ thực
hành và di dưỡng đạo đức luân lý, truyền thống văn hóa của dân tộc mình, cộng
đồng, gia đình mình như: truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu
nước, truyền thống trọng nữ giới,…Hiện, “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người
Việt” đã chính thức được bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn
hóa Phi vật thể Quốc gia, đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để trình
hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại
diện của nhận loại vào năm 2015. Việc di sản của dân tộc được đánh giá đúng mực
là điều đáng mừng, tuy vậy, quan trọng nhất vẫn là nhận thức của cộng đồng đối với
di sản, cần có một cái nhìn khách quan và công bằng đối với tín ngưỡng thờ Mẫu,
để nó thực sự là niềm tự hào của dân tộc Việt, hơn thể là trở thành Di sản phi vật thể
đại diện của nhân loại.

Trang 25 / 29
Đề tài: Hầu đồng

2. Khó khăn khi làm về truyền thống văn hóa hầu đồng:

Hầu đồng đã bị biến tướng ít nhiều bị biến tướng thành mê tín dị đoan, nặng về vật
chất. Một số người dân thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu
và giá trị đích thực của nghi lê hầu đồng nên bị lợi dụng. Nhiều người tổ chức các
sinh hoạt tín ngưỡng để hoạt động mê tín, dị đoan hòng trục lợi dẫn đến những đánh
giá thiếu thiện chí, làm sai lệch những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng. Từ khi
UNESCO ghi danh tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại, bên cạnh mặt tích cực cũng có nhiều hiện tượng tiêu cực,
thương mại hóa, lợi dụng ăn theo, làm mất đi bản sắc tốt đẹp vốn có của di sản.

Trang 26 / 29
Đề tài: Hầu đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(n.d.).

Đi đền Cô Chín Thanh Hóa cầu gì, sắm gì để nhiều LỘC. (n.d.). Retrieved from dulichtoday.vn:
https://dulichtoday.vn/kham-pha-thanh-hoa/dia-diem-thanh-hoa/den-co-chin.html

Dũng, P. Q. (2021). Khám phá giá hầu đồng Trần Triệu. Retrieved from danviet.vn:
https://danviet.vn/hau-tran-trieu-kham-pha-huyen-tich-ve-hung-dao-dai-vuong-tran-
quoc-tuan-va-tinh-than-bat-khuat-cua-nguoi-viet-20210412153527613.htm

Giang, H. (2023, 02 06). Quan Hoàng Bảy - Sự tích di sản văn hóa. Retrieved from
moitruong.net.vn: https://moitruong.net.vn/quan-hoang-bay-su-tich-di-san-van-hoa-
58065.html

Hoa, T. (2019, 10 18). Nét đẹp văn hóa hầu đồng. Retrieved from baonamdinh.vn:
https://baonamdinh.vn/channel/5087/201910/net-dep-van-hoa-hau-dong-2533625/

Hưng, N. (2021, 02 26). Tìm hiểu sự tích Quan Đệ Nhất Thượng Thiên. Retrieved from
tinnguong.com: https://tinnguongviet.com/ban-van-quan-de-nhi/

Hưng, N. (2023, 05 28). QUAN ĐỆ NHẤT: TÌM HIỂU VỀ QUAN LỚN ĐỆ NHẤT THƯỢNG THIÊN.
Retrieved from tinnguongviet.com: https://tinnguongviet.com/quan-lon-de-nhat-thuong-
thien/

Huyền tích về Quan Lớn Đệ Tam và ngôi đền thiêng bên bờ Lục Đầu. (2019, 07 28). Retrieved from
phapluatviet: https://baophapluat.vn/huyen-tich-ve-quan-lon-de-tam-va-ngoi-den-thieng-
ben-bo-luc-dau-post313337.html

Ông Hoàng Mười là ai? - Lễ hầu đồng ở đền thờ ông Hoàng Mười. (n.d.). Retrieved from
vanhoatramhuong.com: https://vanhoatramhuong.com/ong-hoang-muoi/

Phúc, N. H. (2022). Nhận diện và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa “Thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu Tứ phủ ở Thừa Thiên Huế” trong quá trình hội nhập quốc tế. Tạp chí khoa học và
công nghệ đại học Duy Tân, 134,135.

Thảo, C. T. (2023, 06 01). Chầu Đệ Nhất là ai? Sự tích Chầu Bà Đệ Nhất Thượng Thiên? Retrieved
from luatduonggia.vn: https://luatduonggia.vn/chau-de-nhat-la-ai-su-tich-chau-ba-de-
nhat-thuong-thien/#5_Chau_De_Nhat_khi_gia_ngu_dong

Thảo, C. T. (2023, 02 01). Tìm hiểu về Tứ Phủ Thánh Cậu. Retrieved from luatduonggia.vn:
https://luatduonggia.vn/tu-phu-thanh-cau-la-ai-tu-phu-thanh-cau-trong-dao-mau/

TÌM HIỂU VỀ TAM TOÀ THÁNH MẪU - TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT. (2020). Retrieved
from https://ductuongphat.com/tim-hieu-ve-tam-toa-thanh-mau-tin-nguong-tho-mau-
cua-nguoi-viet?
fbclid=IwAR1FkuFgEeRm7XWekcVOUkQsgS22gGfT8e03eNGvEdxKjC62VMlt07kHKr4

Trần, T. T. (2021, 06 04). LÍNH GHẾ NHÀ TRẦN: HẦU NHÀ TRẦN THEO LỐI CỔ. Retrieved from
tamlinh.org: https://tamlinh.org/linh-ghe-nha-tran-hau-nha-tran-theo-loi-co.html

TRANG PHỤC HẦU ĐỒNG: VẺ ĐẸP VÀ Ý NGHĨA. (2021, 06 04). Retrieved from tamlinh.org:
https://tamlinh.org/trang-phuc-hau-dong-ve-dep-va-y-nghia.html?

Trang 27 / 29
Đề tài: Hầu đồng
fbclid=IwAR37xLRBymgrEB_pPw-Pz4agZnvTNkGO-ZWUjprCVI4NRsoYrbUBPu3Y8_c

Tứ Phủ Thánh Cô là ai? vai trò thánh cô trong tín ngưỡng thờ mẫu. (26, 08 2020). Retrieved from
gianthoviet: https://gianthoviet.com/tin-tuc/tu-phu-thanh-co-la-ai-vai-tro-thanh-co-trong-
tin-nguong-tho-mau/

Tùy, T. X.-V. (2016, 05 15). Giá trị văn hóa trong nghi lễ hầu đồng. Retrieved from vtv.vn:
https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/gia-tri-van-hoa-trong-nghi-le-hau-dong-
20160509111256998.htm

Trang 28 / 29
Đề tài: Hầu đồng

THÔNG TIN THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ


1 Nguyễn Vũ Như Quỳnh 2373201041303 100%
2 Nguyễn Quang Minh 2373201040804 100%
3 Nguyễn Băng Băng 2373201040177 100%
4 Vũ Quang Minh 2373201040818 100%
5 Phạm Huỳnh Ngọc Vân 2373201041762 100%
6 Nguyễn Phương Nguyên 2373201040999 100%
7 Nguyễn Hoàng Phương Uyên 2373201041219 100%
8 Dương A Kỳ 2373201040654 100%
9 Đào Nhật Tân 2373201041346 100%
10 Nguyễn Trung Thuận 2373201041452 100%

Trang 29 / 29

You might also like