You are on page 1of 32

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG CÔNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU


VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

TƯ TƯỞNG VÀ CẢM HỨNG NHÂN NGHĨA TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
CỦA NGUYỄN TRÃI

Học sinh thực hiện:

Nguyễn Thị Minh Huyền Đặng Văn Hợi

Bùi Minh Ánh Nguyễn Anh Hoàng

Nguyễn Dương Quỳnh Anh Đỗ Hồng Lê

Nguyễn Dương Long Nhi Nguyễn Mai Linh

Ngô Huy Hoàng Nguyễn Thị Thu Uyên

Lưu Gia Bảo Đào Thị Hải Yến

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thah Nga

Sông Công-Thái Nguyên

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 4

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 5

3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 5

4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................….5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương..................................................6

2. Tác phẩm “ Bình ngô đại cáo”.................................................................................8

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA TRONG “BÌNH NGÔ ĐẠI
CÁO”

I/ Giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa

1.Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo.......................................................18

2. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi..........................................19

II/ Tư tưởng nhân nghĩa trong“Bình Ngô Đại cáo”

1. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với“yên dân” và“trừ bạo”...............................................19

2. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân
tộc.................................................................................................................................21

3. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người dân.………..22

2
4. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của
dân tộc..........................................................................................................................26

5. Nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm........................................................................28

CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG


ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤCLỐI SỐNG THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người......................................................29

• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng......................................................30

KẾT LUẬN …………………………………………………………………………31

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….32

3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Bình Ngô đại cáo” là một tuyệt tác bất hủ trong nền văn chương trung đại và cả
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đây là một “hùng văn trong thiên hạ
không ai hơn được”, có thể nói mười năm kháng chiến chống quân Minh, mười năm
chiến đấu đọa đày, gian khổ nhưng rất anh hùng của dân tộc đến nay chỉ còn được gói
gọn lại trong tác phẩm chính luận này. So với thơ văn kháng chiến giai đoạn từ 1945
– 1975 thì không sao kể hết số lượng của nó. Vì vậy, ngoài “hùng văn” tác phẩm còn
được xem là “bản tuyên ngôn của nước Việt Nam độc lập”. Đây chính là chiến tích
lừng lẫy của ông cha ta, là mạch máu nóng xối vào trái tim của mỗi con người Việt
Nam hiện đại, không thể có hòa bình nếu không có những tháng ngày “quật khởi”.
Không thể khai sinh ra một đất nước nếu không có bản “tuyên ngôn độc lập”. Những
lời văn hùng hồn ấy không phải đợi đến ngày 2-9-1945 mới được vang lên, mà nó đã
được tuyên cáo rộng rãi khắp thiên hạ sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng
lợi. Vì thế, trong quá trình chọn đề tài, chúng em quyết định hướng đến đề tài “Tư
tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi” để có cơ hội
nghiên cứu sâu hơn giá trị của tác phẩm, vốn là niềm tự hào của dân tộc. Mặt khác,
đến với đề tài này chúng em cũng dễ dàng tiếp cận được nhiều lí giải về tác phẩm của
các tác giả đi trước để có thể mở rộng thêm cách hiểu cho mình trong việc tiếp cận và
lí giải vấn đề. Qua nghiên cứu đề tài chúng em cũng đề cao vai trò của Nguyễn Trãi vị
anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nghiên cứu văn học ở phương diện
giá trị nội dung tư tưởng là một phương hướng nghiên cứu quen thuộc có tính truyền
thống. Tuy không phải là mới, song hướng nghiên cứu này khi áp dụng với tác phẩm
Bình Ngô đại cáo sẽ cung cấp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về nội dung tư
tưởng cũng như quan niệm nghệ thuật của tác giả để hiểu rõ hơn về “áng thiên cổ
hùng văn muôn đời bất hủ” này.

4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Với bài nghiên cứu này, chúng em đi vào giải quyết những yêu cầu sau:

2.1. Tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” để có
được những hiểu biết cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả cũng như
khái quát về “bản thiên cổ hùng văn” này.

2.2. Chúng em sẽ đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung của bài cáo để thấy rõ hơn
những tư tưởng cốt lõi mà tác giả thể hiện.

2.3 Bên cạnh những giá trị về nội dung Bình Ngô đại cáo còn là áng văn chính luận
với những nét nghệ thuật đặc sắc, vì thế khi đi vào phân tích “Tư tưởng và cảm hứng
nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi” chúng em cũng sẽ đi sâu vào
tìm hiểu những giá trị nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đến với đề tài “Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của
Nguyễn Trãi” chúng em chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng em chọn khảo sát, nghiên cứu trên văn bản chữ
Hán kết hợp với bản dịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là bản dịch của Ngô
Tất Tố

4. Phương pháp nghiên cứu

Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học, dễ tiếp nhận, ở đề tài này
chúng em sử dụng một số phương pháp: Nghiên cứu tiểu sử tác giả, nghiên cứu văn
học sử, phân tích tác phẩm văn học,...Từ đó chúng em tiến hành tổng hợp, phân tích
để làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
5
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp văn chương

1.1. Cuộc đời

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương)
sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò
nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên
Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời,
ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học
sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ
Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi
theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên ,ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó,
ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng
vẻ vang của dân tộc. Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây
dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng
không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm
1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều
công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột
ở TrạiVải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn
gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm
1442. Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau,1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa,
rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông vàtìm người con trai sống sót cho làm quan.

1.2. Sự nghiệp văn chương

6
Ngoài là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá
trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa,
yêu nước, thương dân và tình yêu đối với thiên nhiên. Một số tác phẩm về quân sự và
chính trị nổi tiếng, mang lại rất nhiều bài học ý nghĩa đó là “Quân trung từ mệnh tập”,
“Chiếu biểu viết dưới triều Lê” và đặc biệt là áng thiên cổ hùng văn "Bình ngô đại
cáo " - được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của nước ta, tổng kết cuộc kháng
chiến mười năm chống quân Minh, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Bài “Bình
Ngô đại cáo” của ông là một "thiên cổ hùng văn" . Ông còn sáng tác rất nhiều tác
phẩm về các chủ đề khác nhau như: về lịch sử thì có "Lam Sơn thực lục" , về địa lý
thì có "Dư địa chí" . "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
"Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu
chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán.
Về văn học thì có 2 tập thơ trữ tình rất xuất sắc là: "Ức trai thi tập” và “Quốc Âm thi
tập" . “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà
chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử
văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.

2. Tác phẩm Bình ngô đại cáo

2.1. Thể loại Cáo

Cáo là thể loại văn học xuất hiện từ thời xa xưa ở Trung Quốc thường được các vua
chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp hay tuyên ngôn
một sự kiện để mọi người cùng biết. Cáo được viết bằng văn xuôi, văn vần nhưng
phần nhiều viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, câu dài ngắn khác
nhau, mỗi cặp hai vế đối nhau. Lời lẽ trong cáo rất đanh thép lí luận sắc bén, kết cấu
chặt chẽ, mạch lạc. Cáo du nhập vào nước ta khá sớm. Tuy cáo không được phát triển
thành thể loại lớn trong tiến trình văn học nhưng tính chất của thể văn này được thể
7
hiện trong văn chính luận có tính chất tuyên cáo.“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
– một tác phẩm có tính chất luận chiến, một quy tắc không thành văn nhưng người
cầm bút nào cũng phải tuân thủ ngay trong nhan đề phải ghi rõ loại hình thể loại của
chúng. Nguyên tắc này được xem là bất di bất dịch đối với tất cả các tác phẩm mang
tính chính luận và nghi lễ ở thế kỉ X –XIV.

2.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Mùa đông năm 1427, sau khi diệt viện, chém Liễu Thăng, đuổi Mộc Thạnh, tổng
binh Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan phải xin hàng, cuộc kháng
chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập
ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân
được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay,
nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.

2.3. Nhan đề “Bình Ngô đại cáo”

“Bình” nghĩa là dẹp yên giặc, bình định xong; “Ngô” là giặc Ngô (Nhà Minh, Trung
Quốc); “Đại” tức là lớn; còn“Cáo” nghĩa là báo cáo. Từ đó suy ra nhan đề “Bình Ngô
đại cáo” là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân
dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo
thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống
quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập
thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

2.4. Văn bản Bình Ngô đại

8
Phiên âm Hán Việt Bản dịch

Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược Thay trời hành hóa, hoàng thượng
viết: truyền rằng.

Cái văn: Từng nghe:

Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân, Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Duy ngã Đại Việt chi quốc, Như nước Đại Việt ta từ trước
Thực vi văn hiến chi bang. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Sơn xuyên chi phong vực ký thù, Núi sông bờ cõi đã chia
Nam bắc chi phong tục diệc dị. Phong tục Bắc Nam cũng khác
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây
quốc,[1] nền độc lập
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
nhất phương. mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng, Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp. Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại, Lưu Cung tham công nên thất bại,
Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong. Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan, Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.[2] Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Kê chư vãng cổ, Việc xưa xem xét,
Quyết hữu minh trưng. Chứng cớ còn ghi.

9
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận.
Trí sử nhân tâm chi oán bạn. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân; Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung
Hân thương sinh ư ngược diệm, tàn,
Hãm xích tử ư họa khanh. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
trạng; Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
tức; Người bị ép xuống biển dòng lưng
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng
di. luồng.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
phủ sơn đào sa, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn
yêu thộn hải. chốn lưới chăng,
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh, Nhiễu nhân dân, bắt hươu đen, nơi
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la. nơi cạm đặt.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
sinh, Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ cùng.
sở. Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt mỡ bấy no nê chưa chán ;
chi vẫn nha; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay
10
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi nào phục dịch cho vừa.
giải vũ. Nặng nề những nổi phu phen,
Châu lý chi chinh dao trọng khốn, Tan tác cả nghề canh cửi.
Lư diêm chi trữ trục giai không. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ghi hết tội,
ô, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ rửa sạch mùi.
ác. Lẽ nào trời đất dung tha,
Thần dân chi sở cộng phẫn, Ai bảo thần dân chịu được?
Thiên địa chi sở bất dung.

Dư: Ta đây:

Phấn tích Lam Sơn, Núi Lam sơn dấy nghĩa


Thê thân hoang dã. Chốn hoang dã nương mình
Niệm thế thù khởi khả cộng đái, Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh. Căm giặc nước thề không cùng sống
Thống tâm tật thủ giả thùy thập dư niên, Đau lòng nhức óc, chốc đà mười
Thường đảm ngọa tân giả cái phi nhất nhật. mấy năm trời
Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao Nếm mật nằm gai, há phải một hai
lược chi thư, sớm tối.
Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong Quên ăn vì giận, sách lược thao suy
chi lý. xét đã tinh,
Đồ hồi chi chí Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế
Ngộ mị bất vong. đắn đo càng kỹ.
Đương nghĩa kỳ sơ khởi chi thì, Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chính tặc thế phương trương chi nhật. Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
11
Nại dĩ: Chính lúc quân thù đang mạnh.

Nhân tài thu diệp, Lại ngặt vì:


Tuấn kiệt thần tinh.
Bôn tẩu tiền hậu giả ký phạp kỳ nhân, Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Mưu mô duy ác giả hựu quả kỳ trợ. Nhân tài như lá mùa thu,
Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
dục đông; Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm
tả. muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm
Nhiên kỳ: còn dành phía tả.

Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương, Thế mà:
Do kỉ chi thành thậm ư chửng nịch.
Phẫn hung đồ chi vị diệt, Trông người, người càng vắng bóng,
Niệm quốc bộ chi tao truân. mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần, Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn
Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ. cứu người chết đuối.
Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết Phần vì giận quân thù ngang dọc,
nhiệm, Phần vì lo vận nước khó khăn,
Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan. Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập; Lúc Khôi Huyện quân không một
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất đội.
tâm. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất Ta gắng trí khắc phục gian nan.
bị; Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần
Dĩ quả địch chúng, thường thiết phục dĩ trúc ngọn cờ phấp phới
12
xuất kỳ. Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước
sông chén rượu ngọt ngào.
Tốt năng: Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống
mạnh,
Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, Dùng quân mai phục, lấy ít địch
Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo. nhiều.
Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
Trà Lân chi trúc phá khôi phi. Trọn hay:
Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
Quân thanh dĩ chi đại chấn. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Trần Trí, Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách, Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Lý An, Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh. Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Thừa thắng trường khu, Tây Kinh ký vị ngã Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
hữu; Sĩ khí đã hăng
Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu Quân thanh càng mạnh.
cương. Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất
Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vía,
vạn lý; Lý An, Phương Chính, nín thở cầu
Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên. thoát thân.
Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, ký kiêu kỳ thủ; Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân
Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết ta chiếm lại,
thi. Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất
Vương Thông lý loạn nhi phần giả ích phần, cũ thu về.
Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ. Ninh Kiều máu chảy thành sông,
Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong; tanh trôi vạn dặm
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ
khuất. để ngàn năm.
Vị bỉ tất dị tâm nhi cải lự, Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã
13
Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô. phải bêu đầu
Chấp nhất kỷ chi kiến, dĩ giá họa ư tha Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành
nhân, bỏ mạng.
Tham nhất thì chi công, dĩ di tiếu ư thiên hạ. Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám
lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta
Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc hăng lại càng hăng.
binh vô yếm; Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí
Nhưng mệnh Thạnh Thăng chi nọa tướng, dĩ cùng lực kiệt,
du cứu phần. Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta
Đinh vị cửu nguyệt Liễu Thăng toại dẫn đây mưu phạt tâm công.
binh do Khâu Ôn nhi tiến, Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã
Bản niên thập nguyệt Mộc Thạnh hựu phân thay lòng đổi dạ
đồ tự Vân Nam nhi lai. Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn
Dư tiền ký tuyển binh tái hiểm dĩ tồi kỳ chuốc tội gây oan.
phong, Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho
Dư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kỳ thực. bao nhiêu kẻ khác,
Bản nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vị ngã Tham công danh một lúc, để cười
quân sở công, kế trụy ư Chi Lăng chi dã; cho tất cả thế gian.
Bản nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vị
ngã quân sở bại, thân tử ư Mã Yên chi sơn. Bởi thế:
Nhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh Thằng nhãi con Tuyên Đức động
trận hãm nhi táng khu, binh không ngừng
Nhị thập bát nhật Thượng thư Lý Khánh kế Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu
cùng nhi vẫn thủ. chữa cháy
Ngã toại nghênh nhận nhi giải, Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng
Bỉ tự đảo qua tương công. đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Kế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vi,
14
Kỳ dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt. Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh
Viên tuyển tỳ hưu chi sĩ, chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Thân mệnh trảo nha chi thần. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt
Ẩm tượng nhi hà thủy càn, mũi tiên phong
Ma đao nhi sơn thạch khuyết. Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt
Nhất cổ nhi kình khô ngạc đoạn, nguồn lương thực
Tái cổ nhi điểu tán quân kinh. Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu
Quyết hội nghĩ ư băng đê, Thăng thất thế
Chấn cương phong ư cảo diệp. Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu
Đô đốc Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản, Thăng cụt đầu
Thượng thư Hoàng Phúc diện phược dĩ tựu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh
cầm. đại bại tử vong
Cương thi tái Lạng Giang, Lạng Sơn chi đồ, Ngày hăm tám, thượng thư Lý
Chiến huyết xích Xương Giang, Bình Than Khánh cùng kế tự vẫn.
chi thủy. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Phong vân vị chi biến sắc, Bí nước giặc quay mũi giáo đánh
Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang. nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Kỳ Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Hoa, tự đỗng nghi hư hạt nhi tiên dĩ phá Sĩ tốt kén người hùng hổ
phủ; Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Kỳ Mộc Thạnh chúng văn Liễu Thăng đại Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
bại ư Cần Trạm, toại lận tạ bôn hội nhi cận Voi uống nước, nước sông phải cạn.
đắc thoát thân. Đánh một trận, sạch không kình
Lãnh Câu chi huyết chử phiêu, giang thủy vị ngạc
chi ô yết; Đánh hai trận tan tác chim muông.
Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân Cơn gió to trút sạch lá khô,
hồng. Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
15
Lưỡng lộ cứu binh, ký bất toàn chủng nhi Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
câu bại, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để
Các thành cùng khấu, diệc tương giải giáp tự xin hàng.
dĩ xuất hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy
Tặc thủ thành cầm, bỉ ký trạo ngạ hổ khất đường
liên chi vĩ; Xương Giang, Bình Than, máu trôi
Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu đỏ nước
sinh chi tâm. Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã đổi,
Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt
hải nhi do thả hồn phi phách tán; phải mờ
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã
Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam
quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh. nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành; Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để
đắc tức. thoát thân.
Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn, Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn. nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Xã tắc dĩ chi điện an, Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
Sơn xuyên dĩ chi cải quán. cỏ nội đầm đìa máu đen.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái, Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh. chẳng kịp,
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ, Quân giặc các thành khốn đốn, cởi
Vu dĩ tuyết thiên cổ vô cùng chi sỉ. giáp ra hàng
Thị do thiên địa tổ tông chi linh, hữu dĩ mặc Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy
tương âm hựu, nhi trí nhiên dã. đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời
16
Ô hô! ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm
Nhất nhung đại định, trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà
ngật thành vô cạnh chi công; vẫn hồn bay phách lạc,
Tứ hải vĩnh thanh, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài
đản bố duy tân chi cáo. nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn
tim đập chân run.
Bá cáo hà nhĩ, Họ đã tham sống sợ chết mà hòa
Hàm sử văn tri. hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân
nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh
thiêng đã lặng thầm phù trợ;

Than ôi!

Một cỗ nhung y chiến thắng,


Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
17
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

I/ Giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa

1.Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo

Tư tưởng nhân nghĩa xuất hiện rất sớm trong truyền thống triết học Trung Hoa. Theo
Khổng Tử, “nhân” là “yêu người” và để yêu người thật sự bằng lòng “nhân” thì phải
“hiểu người”. Còn “nghĩa” được nhấn mạnh là sự cư xử cho thích hợp dựa trên việc
“hiểu người”. “Nhân” và “nghĩa” luôn thể hiện phẩm chất cao đẹp của người quân tử.
Xét đến Mạnh Tử, người kế tục Khổng Tử, chữ nhân đứng hàng đầu trong bốn đức
lớn: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí. Chúng bắt nguồn từ bốn đầu mối của Thiện. Trong đó,
lòng thương xót là đầu mối của Nhân. Có thể nói, những tư tưởng và những quan
điểm khác nhau về nhân nghĩa phản ánh đời sống tinh thần của con người Trung Hoa
đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng truyền thống phương Đông nói chung và Việt
Nam nói riêng. Thế nhưng, sự tiếp nhận của các bậc văn nhân Đại Việt đối vớivăn
hóa Trung Hoa không phải là sự tiếp nhận thụ động và gieo trồng lên mảnh đất văn
học những hạt mầm có sẵn mà đó là một sự tiếp nhận có chọn lọc, kết hợp hài hòa
những tinh túy của tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo với truyền thống quý báu bao đời
của dân tộc Việt Nam như:“Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương
thân”. Do đó, tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo khi vào nước ta đã được tiếp biến
một cách tích cực. Nhân nghĩa của Nho giáo vì thế hòa quyện cùng với nhân nghĩa
của nhân dân. Nguyễn Trãi đã tiếp thu trọn vẹn những tinh hoa văn hoá ấy để rồi tác
phẩm nào của ông cũng thấm đượm tinh thần nhân đạo cao đẹp, yêu nước thương dân
mà“Bình Ngô đại cáo” là một ví dụ rõ nét.

18
2. Tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi

Nhân nghĩa vốn là một tư tưởng đạo Nho, là mối quan hệ giữa người với người dựa
trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhưng ở đây, với bốn chữ “yên dân”, “trừ bạo”,
Nguyễn Trãi đã nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành một lý tưởng xã hội, một đạo
lý dân tộc có giá trị đến muôn đời: việc nhân nghĩa ở đời cốt là lo cho dân được ấm
no, giúp cho dân được yên ổn. Nguyễn Trãi đã khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là
quy luật tất yếu trong mọi thời đại – dân là nòng cốt, là tài sản, là sức mạnh, sinh khí
của một quốc gia. “Yên dân”, tức là làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn, no
đủ, hạnh phúc. Nhưng để được“yên dân” trước phải lo “trừ bạo”, có nghĩa phải vì
nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, đánh tan quân xâm lược

II/ Tư tưởng nhân nghĩa trong “ Bình Ngô Đại cáo”

1. Tư tưởng nhân nghĩa gắn với “yên dân” và “trừ bạo”

Ngay từ những câu đầu đầu tiên bài cáo, Nguyễn Trãi đã “tuyên ngôn” về nhân nghĩa
như để làm chỗ dựa, căn cứ xác đáng cho toàn bài. Nguyễn Trãi khẳng định nhân
nghĩa là một nguyên lí có tính phổ biến, mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

“Nhân nghĩa” là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân
dân, cộng đồng. Bên cạnh đó,"nhân nghĩa" cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ
phải. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, "nhân
nghĩa" là "yên dân" ,"trừ bạo" ,cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt lên
hàng đầu. Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để bảo vệ
19
đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như vậy thì phải diệt trừ
những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính là giặc Minh đang xâm
chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng
yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là
mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối
quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Soi chiếu vào dòng chảy lịch sử nhânloại thì ta thấy
ngay “nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có tính tiên nghiệm bởi
tiền đề này có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo. Khổng Tử từng nói
đến chữ “nhân”, Mạnh Tử nói đến chữ“nghĩa”, ghép cả hai từ ấy ta được “nhân
nghĩa”. Dẫu được nhiều người giải thích, có nhiều cách nói, cách hiểu đôi khi khác
nhau nhưng nhìn chung mọi người đều thừa nhận“nhân nghĩa” chính là mối quan hệ
tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. “Nhân nghĩa” là “yên
dân trừ bạo” tức là tiêu trừ tham tàn, bạo ngược bảo vệ cuộc sống yên ổn của người
dân. Là một trí thức Nho giáo,“nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi cũng bao hàm lẽ đó.
Tuy nhiên lại phải nhấn mạnh, khi tuyên ngôn về nhân nghĩa, Nguyễn Trãi không
những chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực của Nho giáo mà còn đem đến một
nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn của dân tộc: nhân nghĩa phải gắn liền với chống quân
xâm lược. Đặt vào hoàn cảnh thực tế đất nước như đã nói ở trên thì người dân mà tác
giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm chiếm bờ cõi, và kẻ tàn bạo không ai
khác chính là giặc Minh -cướp nước, xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Vậy “nhân nghĩa”
còn là chống xâm lược, chống xâm lược là“nhân nghĩa”. Nội dung này trong quan
niệm của Khổng - Mạnh và Nho gia Trung Quốc hầu như không nhắc tới. Nêu cao
tinh thần nhân nghĩa gắn với yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Nguyễn Trãi đã bóc
trần những luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch, phân định rạch ròi thành hai chiến
tuyến, ta là chính nghĩa,giặc xâm lược là phi nghĩa. Trong “Thư số 8 - Gửi Phương
Chính” Nguyễn Trãi từng nhắc tới: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái
tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là làm việc bạo tàn, lấn cướp nước ta, bóc lột
nhân dân ta… Nhân nghĩa mà như thế ư?”. Tội ác ấy phải trừng phạt: “Quân điếu phạt
20
trước lo trừ bạo”. Quân ở đây là nhân dân: tập hợp thành đội quân“đại nghĩa - chí
nhân” để chống lại quân cường bạo giặc Minh. Vậy là, triết lí nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi xét đến cùng là lòng yêu nước thương dân. Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng từng
nhận xét: “Tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu
nước”. Và chính là chủ nghĩa yêu nước là ánh sáng kì diệu để Nguyễn Trãi thắp lên
chân lí về chủ quyền vững bền có từ xa xưa:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”

2. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độclập chủ quyền của
dân tộc

Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc:
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳngđịnh chủ quyền dân tộc bằng
một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời; Lãnh thổ, bờ cõi được
phân chia rõ ràng, cụ thể; Phongtục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc; Có
các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa. Nguyễn Trãi khẳng định
độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện
niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Dân tộc ta đã trải qua bao biến động của lịch sử Nguyễn
Trãi lặp lại quyền vương để đầy tinh thần độc lập tự chủ ấy. Nước Đại Việt có cương
vực, có lịch sử, có phong tục và nền văn hiến, nghĩa là có nhân nghĩa. Nó không cần
và không thể phụ thuộc để tồn tại. Mọi mưu toan muốn biến nó thành quận huyện,
thành chư hầu phải chịu thất bại. Nguyễn Trãi đã thể hiện quan niệm của ông về đất
nước, dân tộc bằng cách đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt
các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt,

21
phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các
triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có. Đồng thời, sử dụng các từ
ngữ “từ trước, đã lâu,vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại
Việt. Qua đây ta thấy được ông đã đưa ra những chứng cứ xác đáng, thuyết phục,
nhằm khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là điều không thể chối cãi.
Ngoài ra, lòng tự hào dân tộc ấy còn được thể hiện qua đoạn nói về cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn đầy khó khăn, thách thức nhưng dân ta vẫn dành lại được chiến thắng. Khi
nói về những chiếncông của quân ta giọng điệu tự hào. Đó là những thất bại nhục nhã,
ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng”, “Thượng thư Hoàng
Phúc...xin cứu mạng”; “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông
phải cạn, đánh một trận....”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời của quân ta. Thực thi
chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại...nghỉ sức”. Qua đây, ta thấy được nét
đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức
mạnh, những chiến công và cách ứng xử và đồng thời thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân
tộc sâu sắc của tác giả.

3. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tấm lòng đồng cảm với người dân

Nguyễn Trãi đã chỉ rõ những điều bại hoại nhân nghĩa, luân lí mà giặc Minh đã làm
với dân tộc ta qua hình tượng “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội” và “Dơ
bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Tội ác chúng gây ra nhiều không kể
xiết đến nỗi ghi tạc chúng lên thân trúc Nam Sơn cũng chẳng hết, hình tượng này cho
thấy sự căm phẫn lên đến tột độ của nhân dân đối với sự bạo ngược của quân xâm
lược. Chẳng những quá đỗi tàn bạo, giặc Minh còn thi hành những chính sách hết sức
nhơ bẩn, đê hèn và quỷ quyệt nhằm bẻ gãy ý chí dân tộc,tinh thần chiến đấu và âm
mưu biến nước ta thành quận huyện, đồng hóa dân tộc ta thành người Hán và vĩnh
viễn xóa sổ người Việt khỏi cõi trời đất. Chính vì lẽ ấy mà Nguyễn Trãi đã dành hẳn

22
một phần lớn trong tác phẩm để đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng hùng hồn nhằm luận tội
lũ giặc tàn bạo và xảo quyệt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thương xót, đồng cảm
với những người dân phải chịu sự bóc lột, ác bức của giặc Minh.

Năm 1406, nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang mấy chục vạn quân kéo sang
xâm lược nước ta. Lúc đầu thì lấy cớ “ phù Trần diệt Hồ”, nhưng sau khi đánh bại nhà
Hồ, chúng đã đặt ách đô hộ lên nướcViệt, chia đất nước ta thành quận huyện, thi hành
một chính sách cai trị vô cùng độc ác:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà


Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”

Lợi dụng việc chính trị rối ren, giặc Minh cấu kết với bọn Việt gian bán nước, điên
cuồng sang cướp nước ta, xâm phạm chủ quyền dân tộc, còn gây ra bao tội ác tày trời:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn


Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Sách Cương Mục nhà Nguyễn viết về sự tàn bạo của quân Minh:“… đi đến đâu chém
giết thả cửa, hoặc xếp thây người làm quả núi, hoặc bồn ruột người quấn vào cây,
hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhụ chình bào lạc để mua vui. Thậm chí có
người theo lệnh giặc, mổ bụng người chửa, cắt lấy hai tai của mẹ và con để dâng cho
giặc… ”

Ngoài ra, nhiều sử sách khác cũng ghi lại bao tội ác chồng chất của giặc Minh trong
suốt một thời gian dài hơn hai mươi năm “dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế”:quân
Minh đã cướp của nước ta 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; 13.600.000 thạch thóc;
8.670 chiếc thuyền và nhiều vàng bạc, châu báu đem về Trung Quốc. Chính quyền đô
23
hộ tăng thuế ruộng đất lên gấp ba lần (bằng cách bắt ghi một mẫu thành ba mẫu) so
với thời nhà Hồ. Tất cả nghề thủ công, buôn bán, v.v. đều bị đánh thuế. Chính quyền
đô hộ kiểm soát việc sản xuất muối, nắm độc quyền buôn bán muối. Người đi đường
chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối. Nhân dân còn phải cưỡng bức đi khai
thác vàng, bạc, mò ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu quý, đi
lao dịch. Nhiều người còn bị bắt làm nô tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch
bọn quan lại nhà Minh. Năm 1407, Trương Phụ bắt đem về nước 7.700 thợ thủ công.
Nhiều thầy thuốc, thợ thủ công, dân phu, phụ nữ, trẻ con, đào hát, phường nhạc cũng
bị bắt đem về Trung Quốc . Không dừng lại ở đó,chúng còn tàn phá môi sinh, môi
trường, dồn nhân dân ta vào bước đường cùng, vào hố diệt vong:

“Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.


Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng
luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa?
Nặng nề những nổi phu phen Tan tác cả nghề canh cửi”.

Đằng sau những hành động dã man, mưu mô xảo quyệt, là bộ mặt ghê tởm lũ ác ôn,
bầy quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng
và tài sản nhân dân ta: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán.
Tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, không thể ghi hết tội, không thể rửa hết mùi
dơ bẩn, trời đất không thể dung tha, người người đều căm giận”. Bại hoại nghĩa, trời

24
bất dung, đất bất thứ là những thứ dùng để diễn tả về những tội ác đẫm máu của quân
Minh trên đất Đại Việt. Tất cả đều được ngòi bút sắc hơn ngọn giáo của Nguyễn Trãi
ghi tạc vào sử sách bằng giọng điệu uất hận nghẹn ngào, kết hợp với biện pháp phóng
đại, hình ảnh kì vĩ, vô tận, tội ác chồng chất bị phơi bày trong bản cáo trạng đẫm máu
và nước mắt. Ở đây, bản tuyên ngôn độc lập còn có giá trị như một bản tuyên ngôn
nhân quyền, vạch rõ sự bại hoại nhân nghĩa của quân thù.

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,


Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi!”

Lấy trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, cái vô hạn để nói về tội ác và sự nhơ bẩn của
quân “cuồng Minh”, cái cùng cực, cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng
người, vào bia miệng đến nghìn năm vẫn chưa phai. Nguyễn Trãi đã từng “tiễn cha
lên ải Bắc...”, từng nếm mật nằmgai, là chứng nhân của lịch sử gọi vua nhà Minh hiếu
chiến là“giảo đồng” (trẻ ranh, nhãi ranh), lũ tướng tá giặc Minh là đồ“nhút nhát”. Đó
cũng là tiếng nói căm thù, khinh bỉ, là ý chí sắt đá chống quân xâm lược,chống lũ
bành trướng phương Bắc tham tàn, hiếu chiến:

“Thằng nhãi ranh Tuyên Đức động binh không ngừng,

Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy!”

Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước ta, làm
đình trệ nền kinh tế, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, những di sản văn hoá bị
phá huỷ, cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XIV không được giải quyết mà còn thêm sâu
sắc hơn, con đường phát triển của đất nước ta bị chững lại. Nguyễn Trãi đã dành một
phần lớn bài đại cáo miêu tả chi tiết về những tội ác vô cùng dã man, tàn bạo của lũ
giặc Minh cướp nước, hiếu chiến, man rợn và hung tàn. Ngòi bút nhỏ máu của
Nguyễn Trãi vừa thể hiện nỗi căm phẫn, niềm uất hận nghẹn ngào của ông trước tội
ác của giặc, vừa bộc lộ niềm cảm thông, xót xa,chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân
25
ta phải chịu đựng suốt mấy mươi năm. Càng thương dân, ông càng căm giận quân
xâm lược. Đoạn kể tội giặc của ông với những hình ảnh cụ thể trong bài chứa đầy
những giọt nước mắt đồng cảm thương xót cho nhân dân, cho quê hương, cho cây cỏ
núi sông, đồng thời ngùn ngụt lòng căm thù, tức giận đối với kẻ ngoại xâm và bán
nước.

4. Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo
của dân tộc

Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được thể hiện ở sự khoan dung khi kẻ thù đã bại trận .Nó
thể hiện đức hiếu sinh của dân tộc Việt Nam nói chungcũng chính là tấm lòng bao
dung của Nguyễn Trãi trong khi đối phó với quân địch trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Ta đánh địch bằng sức mạnh bằng ý chí sự căm thù quân giặc khi đã đem quân
sang định cướp nước ta. Nhưng khi giặc đã bại trận ta cũng không nên trút sự căm
giận đó thể tàn sát khiến cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Ta chiến đấu cốt chỉ để lấy lại
đất đai để toàn vẹn lãnh thổ đó chính là mục tiêu cuối cùng.

“ Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay
phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập
chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay”

26
Vậy cho nên khi đã thắng trận ta cũng không tàn sát mà để cho bọn chúng một con
đường lui để chúng được quay về đoàn tụ với gia đình người thân. Điều đó cũng sẽ
khiến cho dân tộc ta được tôn trọng được coi trọng và biết ơn. Việc làm này cũng
khiến cho quân Minh e dè mà không dám quay lại nước ta tấn công nữa. Chiến lược
đánh giặc cứu nước, cứu dân , “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh
cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại
Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân
nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hòa hảo
cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Đó thật sự là tư tưởng lớn của một
con người có tài“kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống“vang đến muôn
đời”.Ta cũng có thể nói thêm về tài chiến lược của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở
chỗ cầu người hiền tài giúp nước giúp dân. Nguyễn Trãi đã quan niệm rằng người
hiền tài càng nhiều thì xã tắc mới càng được hưng thịnh nhân dân mới được ấm no
hạnh phúc mới cóthể đánh đuổi quân giặc không dám quay lại chiến đánh trên đất
nước ta thêm một lần nào nữa. Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng thì đây là tác
phẩm nổi bật về chủ nghĩa nhân đạo, minh chứng hùng hồn cho cuộc chiến thắng của
nhân dân ta chống giặc Minh. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như mỏ
quặng quý mà ta phải khai thác, đào sâu, nhưng nổi lên bề mặt lộ thiên của nó chính
là chủ nghĩa yêu nước, là tình cảm thương dân. Vì yêu nước thương dân mà Nguyễn
Trãi có những quan niệm tiến bộ về bản chất và mục đích của đội quân nhân nghĩa, về
Tổ quốc và “Bốn phương biển cả thanh bình”. Đã sáu trăm năm trôi qua, Nguyễn Trãi
- người anh hùng dân tộc và là nhà thơ, nhà văn, nhàtư tưởng chính trị, thực sự sống
mãi trong lòng dân tộc khi các thế hệcon cháu mang tư tưởng nhân nghĩa của Người
đã làm nên bao kì tích, bao chiến thắng lẫy lừng, như trong chiến tranh chống Mỹ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa ấy mà đối xử nhân đạo với
những phi công Mỹ ngụy. Họ đã đem bom đạn đến giết hại nhân dân ta trên mọi miền
đất nước, tàn phá đất nước ta, gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân ta. Vậy mà
27
khi bắt sống những kẻ ấy, ta vẫn đối xử nhân đạo và sau ngày toàn thắng 30 - 4 - 1975
trao trả lại cho Mỹ. Phải chăng đó là được nguồn từ tư tưởng Nguyễn Trãi.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn


Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

5. Nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm

– Sử dụng từ ngữ hiển nhiên, vốn có.

– Biện pháp đối lập, lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn để nói đến cái vô hạn trong tội
ác giặc Minh, lấy cái vô cùng của nước Đông Hải để nói lên sự dơ bẩn vô cùng.

– Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

– Liệt kê, so sánh, đối lập để tạo thành bản anh hùng ca về những chiến công oanh
liệt.

CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦANGUYỄN TRÃI TRONG ĐỊNH


HƯỚNG GIÁO DỤCLỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRE VIỆT NAM HIỆNNAY

Ý nghĩa hiện thời tư tưởng“nhân nghĩa”của Nguyễn Trãi trong định hướng giáo dục
lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Ngay trong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư tưởng“nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi
đã được thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng lại ở đó, cho đến nay những
tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay, đất nước đang bước từng bước vững
chắc trên con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một cách sâu
rộng, thì việc kế thừa những hệ giá trị truyền thống của dân tộc vừa là động lực, vừa
lànét độc đáo riêng biệt cho sự phát triển của đất nước. Cho nên, để những giá trị
trong tư tưởng “nhân nghĩa” Nguyễn Trãi tiếp tục lan tỏa trong đời sống chính trị -
28
tinh thần của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp tục kế thừa những tư tưởng tiến bộ đó
phù hợp với truyền thống của dân tộc,với thời đại. Từ viên nghiên cứu về tư
tưởng“nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy rằng cần thiết phải định hướng tư
tưởng, lối sống nhân nghĩa cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người:

Việc định hướng lối sống vì con người thế hệ trẻ là điều quan trọng, con người luôn
chạy theo những lợi ích vật chất mà quên đi những giá trị tốt đẹp của cha ông, những
chuẩn mực đạo đức đó là thương người, đồng cảm,… chính lối sống vì con người từ
đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, không có sự bốc lột, con người sẽ trở nên hạnh
phúc hơn. Chúng ta sống cùng mọi người nên phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ,
sự đồng cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau có vậy xã hội ngày càng phát
triển và văn minh hơn. Định hướng cho thể hệ trẻ lối sống có trách nhiệm. Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà lối sống và văn hóa ngoại lai, thực dụng, có
nguy cơ làm phai nhạt về lý tưởng và suy thoái về đạo đức, xa rời truyền thống và làm
mất bản sắc văn hóa dân tộc, chệch hướng xã hội chủ nghĩa thì việc định hướng lối
sống có trách nhiệm càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Để xây dựng lối sống có trách
nhiệm trước hết cần có sự thương người, quan tâm giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ với mọi
người xung quanh, đặc biệt là vị tha, bao dung với những lỗi lầm của người khác, cần
thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời
cần rèn luyện cho bản thân tính tự giác, kỉ luật, cần có trách nhiệm với bản thân, gia
đình, xã hội, quê hương đất nước. Qua đó góp phần củng cố niềm tin, lập trường, dần
hoàn thiện nhân cách của bản thân, cá nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Góp phần vào việc bảo tồn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
đồng thời xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

• Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng:

29
Cá nhân con người không thể tách khỏi đời sống cộng đồng. Để cộng đồng ngày một
phát triển thì cá nhân cùng tham gia với cộng đồng để xây dựng khối cộng đồng,
nguồn sức mạnh làm nên nhiệm vụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì
thế, ngoài việc có trách nhiệm với bản thân, con người cần có lối sống vì cộng đồng.
Có như thế việc cố kết cộng đồng, phát huy vai trò, sức mạnh của cộng đồng ngày
một được nâng lên, đồng thời việc định hướng lối sống vì cộng đồng cho thế hệ trẻ
mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát triển cộng đồng, tăng trưởng kinh tế
của cộng đồng, cùng với tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị
chân, thiện, mĩ. Chính lối sống vì cộng đồng của cá nhân giúp cho cộng đồng ngày
một phát triển, ngày càng hòa nhập, từ đó đóng góp vào tiến trình phát triển chung
của quốc gia.

KẾT LUẬN

Cho đến nay, “Bình Ngô đại cáo” vẫn vẹn nguyên giá trị, sức sống như lần đầu tiên
được tuyên cáo trước thiên hạ. Nó có sức sống lâu bền bởi nó là một văn kiện lịch sử
khẳng định nền độc lập dân tộc và mang tư tưởng nhân đạo, chính nghĩa vĩ đại. Trên
phương diện văn chương, Nguyễn Trãi đã để lại một áng văn mẫu mực về lòng yêu
nước và tinh thần chiến đấu của quân và dân ta tước giặc thù hung bạo. Mỗi một thế
hệ khi phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo đều tự hào khi được lật lại và

30
cảm nhận khí thế hào hùng của một thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc. Ẩn bên
trong áng văn của Nguyễn Trãi, không chỉ là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh của riêng
tác giả mà còn của toàn dân về ý chí người Việt, về đạo nhân nghĩa vì nước, vì chính
nghĩa mà trừ bạo tàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luatduonggia

2. Hocvanchihien

3.Thư viện tài liệu số 1 Việt Nam

4.Tư liệu trường THPT Sông Công

5.Tài liệu ngữ văn 10 kết nối tri thức ( thể loại , xuất sứ , hcst)
31
6.Tài liệu anybooks kết nối tri thức

7.Học ngữ văn (2020) tìm hiểu về tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

32

You might also like