You are on page 1of 31

1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH KHOA NGỮ VĂN
------------------

HỌC PHẦN

TỔNG QUAN VỀ VĂN XUÔI PHI HƯ CẤU HIỆN ĐẠI


VIỆT NAM

ĐỀ TÀI

TÂM – TÍNH CÁC VAI TRÒ THÚY KIỀU


(NGUYỄN BÁCH KHOA)
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN XUÔI PHI HƯ CẤU

GVHD: Nguyễn Thị Minh


Thực hiện: Nhóm Ngôi nhà màu
vàng

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020


2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


Số thứ tự Họ và tên Mã số sinh viên
1 Nguyễn Ngọc Yến Nhi 43.01.606.086
2 Huỳnh Ngọc Huyền 43.01.606.045
3 Nguyễn Thị Mỹ Linh 43.01.606.051
4 Lương Thị Hồng Loan 43.01.606.055
5 Phan Thị Hoài Phương 43.01.606.098
6 Bùi Thị Thảo Phương 43.01.606.101
7 Bùi Thị Phương Thảo 43.01.606.120
8 Phạm Thị Phương Thi 43.01.606.125
9 Trần Ngọc Thơ 43.01.606.128
10 Đinh Thị Minh Thư 43.01.606.129
11 Nguyễn Ngọc Thanh Vi 43.01.606.156
12 Phan Thị Ngọc Yến 43.01.606.166
3

MỤC LỤC

1. KHÁI QUÁT CHUNG......................................................................... 4


1.1. Nhà phê bình Nguyễn Bách Khoa ...................................................... 4
A. Cuộc đời và sự nghiệp ........................................................................... 4
B. Đặc điểm phê bình văn học của Nguyễn Bách Khoa .......................... 6
1.2. Văn bản “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều” ................................... 6
A. Về thể loại .............................................................................................. 6
B. Đặc trưng thể loại ................................................................................. 7
2.1. Cấu trúc bề mặt .................................................................................... 8
2.1.1. Nhan đề và mối quan hệ của nhan đề với toàn văn bản ................... 8
2.1.2. Cách mở đầu và kết thúc ................................................................... 10
2.1.3. Mô hình kết cấu văn bản ................................................................... 12
2.2. Cấu trúc bề sâu ................................................................................... 14
2.2.1. Các yếu tố tương đồng ....................................................................... 14
• Vương viên ngoại (cha Thúy Kiều) – Thúy Kiều .............................. 14
• Gia cảnh – số mệnh của Thúy Kiều ................................................... 15
2.2.2. Các yếu tố đối lập ............................................................................... 16
• Tài – mệnh của Thúy Kiều ................................................................. 16
• Căn tính – lương tâm của Thúy Kiều................................................. 17
3. PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN CỦA NGUYỄN BÁCH KHOA .... 18
3.1.Tư kiến của tác giả và những biểu hiện căn tính Kiều .......................... 18
3.2. Tác dụng trong mối quan hệ tác giả – tác phẩm – công chúng ...... 23
• Mối quan hệ giữa tác giả – tác phẩm ................................................. 23
• Mối quan hệ giữa tác phẩm – công chúng ........................................ 24
• Mối quan hệ giữa tác giả – công chúng............................................. 25
3.3. Góc nhìn, quan điểm, mục đích của tác giả ..................................... 25
4. PHƯƠNG DIỆN NỔI BẬT CỦA VĂN BẢN VÀ HÌNH THỨC
BIỂU ĐẠT ........................................................................................... 27
5. TỔNG KẾT ........................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 31
4

1. KHÁI QUÁT CHUNG

1.1. Nhà phê bình Nguyễn Bách Khoa

A. Cuộc đời và sự nghiệp

Trương Tửu (1913 – 1999) còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng
Canh, Mai Viên, T.T... Nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm,
tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

Cuộc đời Trương Tửu là một chuỗi những thăng trầm, những cuộc dấn thân
với một tinh thần trung thực, tranh đấu vì học thuật và lẽ phải. Vào năm 1927,
ngay khi mới 15 tuổi, ông đã bị bắt, bị đuổi học vì tham gia bãi khóa ở Hà Nội
để đòi thực dân Pháp thả tác giả “Chiêu hồn nước” (Phạm Tất Đắc, 1910 –
1935). Ba năm sau, khi đang học Trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, ông
vận động học sinh bãi khóa, phản đối ban giám đốc bỏ các môn lý thuyết về kỹ
thuật nên lại bị đuổi học. Năm 1937, ông làm chủ bút “Quốc gia” khuynh tả, vì
đả kích Bảo Đại, triều đình Huế và Nghị viện nên bị truy tố trước Tòa án Hà Nội
và bị xử phạt. Năm 1940, ông viết “Kinh thi Việt Nam” nhưng bị cấm, viết
truyện “Thằng Hóm” bị tịch thu ngay lúc ở nhà in. Từ 1941 – 1946, ông chủ trì
Nhà xuất bản Hàn Thuyên và tập san “Văn mới”, chủ trương in sách của mọi
tác giả, mọi xu hướng (dân tộc, dân chủ, quốc gia, cộng sản và các tác giả tự chịu
trách nhiệm...). Bút danh Trương Tửu bị cấm, ông phải lấy bút danh Nguyễn
Bách Khoa tiếp tục viết sách. Tháng 5 - 1945, ông bị hiến binh Nhật lùng bắt
phải bỏ trốn và tập san “Văn mới” bị tịch thu. Sau chín năm vàng son tham gia
kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục giảng dạy lý luận và lịch sử văn học Việt
Nam tại Trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1956,
ông tham gia phái đoàn giáo dục đại học tham quan nghiệp vụ ở Trung Quốc,
khi trở về viết bài trên tập san “Giai phẩm” của Nhà xuất bản Minh Đức, kiến
nghị một số chủ trương, chính sách mới về văn hóa, văn nghệ, giáo dục và kinh
tế với Đảng và Nhà nước. Năm 1957, ông được phong Giáo sư cùng đợt với
các học giả Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh
Tường... Đầu năm 1958, ông bị “thi hành kỷ luật”, buộc thôi công tác, không dạy
đại học nữa vì tham gia viết trên “Giai phẩm mùa thu” và “Giai phẩm mùa
đông” (không viết báo “Nhân văn”). Từ sau đó ông chuyển sang nghiên cứu,
viết sách, hành nghề Đông y và mất tại Hà Nội. (Theo Văn xuôi Trương Tửu
trước cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Hữu Sơn)
5

Bài viết đầu tay của ông là bài “Triết lý Truyện Kiều” in trên Đông Tây tuần
báo năm 1931, năm ấy ông mới 18 tuổi, đang tự học để thi tú tài. Từ đó ông
hiện diện thường xuyên trên các tạp chí văn học tại Hà Nội. Trương Tửu nổi
tiếng từ năm 1935 với loạt bài phê bình nhan đề “Văn học Việt Nam hiện đại”,
tuyên bố đưa ra một phương pháp “phê bình mới” trên báo Loa, từ số 75 ra ngày
25/7/1935 đến số 86, ra ngày 10/10/1935, ông phê bình các tác phẩm: “Đoạn
Tuyệt” của Nhất Linh, “Nửa Chừng Xuân” của Khái Hưng, “Tố Tâm” của Song
An Hoàng Ngọc Phách… Loạt bài này bị bỏ dở. Song song với việc viết phê
bình, ông còn sáng tác một loạt tiểu thuyết tranh đấu như “Một chiến sĩ” (Minh
Phương, Hà Nội, 1939), “Thanh niên S.O.S” (Minh Phương, Hà Nội, 1937)
cùng những tiểu thuyết xã hội như “Khi chiếc yếm rơi xuống” (Minh Phương;
Hà Nội, 1939), nhưng sở trường của ông vẫn là văn nghị luận và phê bình.

Các tác phẩm phê bình của ông trong các giai đoạn trước năm 1945:

• Về truyện ngắn, tiểu thuyết có: “Thanh niên S.O.S” (1937), “Một chiến
sĩ” (1938), “Khi chiếc yếm rơi xuống” (1939), “Khi người ta đói” (1940),
“Một cổ đôi ba tròng” (1940), “Trái tim nổi loạn” (1940), “Đục nước
béo cò” (1940), “Một kiếp đọa đày” (1941), “Tráng sĩ Bồ Đề” (1943),
“Năm chàng hiệp sĩ” (1944).

• Về nghiên cứu, lý luận, phê bình văn, sử học: “Những thí nghiệm của
ngòi bút tôi” (1939), “Uống rượu với Tản Đà” (1938), “Kinh thi Việt
Nam” (1940), “Nguyễn Du và Truyện Kiều” (1943), “Nhân loại tiến hóa
sử” (1943), “Nguồn gốc văn minh” (1943), “Văn minh sử” (1943),
“Nguyễn Công Trứ” (1944), “Văn chương Truyện Kiều” (1944), “Tương
lai văn nghệ Việt Nam” (1945).

Các tác phẩm sau năm 1945 bao gồm:

• “Đại quan về 40 năm văn học Việt Nam hiện đại 1905 – 1945” (1948),
“Phương pháp phê bình văn học” (1948), “Văn nghệ bình dân Việt Nam”
(1952), “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” (1956), “Chỉnh huấn là
gì?” (1956), “Chống văn hóa nô dịch” (1956), “Mấy vấn đề văn học sử
Việt Nam” (1958)…

Từ những năm 1930, ông đã cộng tác với nhiều báo, như: Đông Tây tuần
6

báo, Loa, Ích Hữu,Tiếng Trẻ, Hà Nội báo, Mùa gặt mới, Văn mới… Nhưng sở
trường của ông vẫn là văn nghị luận và phê bình. “Tâm lý và tư tưởng Nguyễn
Công Trứ” là công trình nghiên cứu quan trọng và nổi bật trong sự nghiệp của
Nguyễn Bách Khoa. Công trình được khai sinh năm 1944 khi văn học Việt Nam
trong tiến trình hiện đại hóa, đời sống văn học sôi nổi, những thuyết, phương
pháp nghiên cứu từ bên ngoài được vận dụng vào Việt Nam.

B. Đặc điểm phê bình văn học của Nguyễn Bách Khoa

Trương Tửu là nhà phê bình tiên phong và tài hoa. Ông xuất hiện cùng thời
với Lê Thanh, Hải Triều và trước Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan nhưng khác với
quan điểm các nhà phê bình khác, Trương Tửu ngay từ năm 1935 đã tìm một
hướng đi mới đó là coi phê bình là việc nghiên cứu tác phẩm chứ không phải chỉ
là sự thuần túy cảm nhận cái đẹp như Hoài Thanh, hoặc sự phê phán theo quy
ước giáo khoa như Vũ Ngọc Phan. Đặc điểm về phê bình văn học của ông mới
mẻ, đưa ra một quan niệm khách quan về phê bình. Quan niệm này được ông
xác định trong bài đầu tiên, khi phê bình “Tố Tâm”, năm 1935, trên báo Loa,
như sau: “Phê bình từ nay, theo tôi muốn, không thể, không nên, chỉ là một sự
thưởng thức của từng người. Nó phải là một nghệ thuật, một khoa học, căn cứ
vào lịch sử quan, với những luật tâm lý, xã hội, nghệ thuật để nghiên cứu.”
Ông là ngòi bút phê bình hiện đại nhất áp dụng nguyên tắc phê bình khoa học,
đi xa hơn những người cùng thời ông có một cái nhìn tổng thể về xã hội, về tính
chất đấu tranh trong xã hội. Nhà văn vừa được coi là sản phẩm của xã hội vừa
phản ánh lại bản chất của xã hội, bằng tính chất đặc thù của mỗi cá nhân nhà
văn. Và ông đã thiết lập được mối tương quan mật thiết giữa ba yếu tố: cá nhân,
xã hội và tác phẩm. Bài phê bình “Tố Tâm” (Hoàng Ngọc Phách) có thể coi là
một trong những bài viết đầu tiên xác định phong cách phê bình của Trương
Tửu. Ông là người đầu tiên đã có cái nhìn phân tích và tổng hợp về tác giả và
tác phẩm.

1.2. Văn bản “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều”

A. Về thể loại

Văn bản “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều” thuộc thể loại tác phẩm báo
chí.

Trong từng thể loại theo quan niệm của các tác giả đều đưa ra cách hiểu của
7

mình theo từng thể loại nhưng khái niệm chung về thể loại thì chưa có. Nhưng
chung quy ta có thể hiểu “Tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập
và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật,
phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và
các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử hoặc các phương tiện khác.”

B. Đặc trưng thể loại

Thể loại báo chí được phân chia thành các nhóm:

+ Các thể loại báo chí thông tấn bao gồm: tin, phỏng vấn, tường thuật bài phản
ánh, điểm báo…

+ Các thể loại báo chí chính luận (nghị luận) gồm: xã luận, bình luận, chuyên
luận, bài phê bình…

+ Các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật gồm: ký, phóng sự, tiểu phẩm,
ghi nhanh, điều tra, câu chuyện báo chí...

Ba nhóm trên đã hợp thành một thể loại báo chí tương đối hoàn chỉnh và
việc phân chia các nhóm và các thể loại trên chủ yếu dựa vào đặc điểm và tính
trội của từng thể loại và cũng chỉ là tương đối.

Văn bản “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều” thuộc loại thứ 2 trong nhóm,
đó là thể loại báo chí chính luận (nghị luận) – bài phê bình văn học. Báo chí với
tư cách là phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải các nội dung văn bản tác
phẩm mang tính chính trị – tư tưởng – xã hội nhất định. Đối với Trương Tửu
ông cũng đã thiết lập được mối tương quan mật thiết giữa ba yếu tố: tư tưởng
cá nhân, xã hội và tác phẩm, vừa phản ánh lại bản chất của xã hội, bằng tính
chất đặc thù của mỗi cá nhân nhà văn. Tác phẩm báo chí được cấu thành bằng
những chi tiết, tình tiết xác thực của chân lý cuộc sống. Phê bình văn học thuộc
thể loại báo chí chính luận làm nhiệm vụ đưa ra những phân tích, giải thích,
đánh giá về một tác phẩm nào đó dựa trên chính tác phẩm và các yếu tố liên
quan đến tác phẩm bằng quan điểm của người viết.

Ở đây, Trương Tửu đưa ra được những chi tiết, những tình tiết rất xác thực
để phê bình tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du bằng việc giải thích, phân
8

tích, chứng minh về “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều”. Ông cho người đọc
thấy một mặt rất khác khi ông phân tích “Truyện Kiều” để chứng minh Thúy
Kiều là một con bệnh thần kinh bị ảnh hưởng bởi gia cảnh và sự giáo dục của
cha là Vương viên ngoại. Trong bài phê bình ông đã dựa trên những luận điểm
của trường phái phân tâm học, chủ nghĩa Marxist và hoàn cảnh xã hội thời
Nguyễn Du để chỉ ra những diễn biến của căn tính và lương tâm Thúy Kiều.
Qua đó, ông còn lý giải cho người đọc thấy cách mà Nguyễn Du đã xây dựng
nhân vật “hồng nhan bạc mệnh” như Thúy Kiều.

2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VĂN BẢN “TÂM – TÍNH CÁC VAI TRÒ
THÚY KIỀU” (NGUYỄN BÁCH KHOA)

2.1. Cấu trúc bề mặt

2.1.1. Nhan đề và mối quan hệ của nhan đề với toàn văn bản

Tác giả đã đặt tên nhan đề là “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều”. Ở đây
tiêu đề đã nói lên nội dung bao hàm của toàn bộ văn bản.

– “Tâm tính’’(danh từ): tính nết riêng của mỗi người (đồng nghĩa: tính tình).

– “Vai trò” (danh từ): tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì đó trong hoạt
động, sự phát triển của một tập thể, một tổ chức.

Vậy tiêu đề được giải thích có nghĩa là: Tính tình và các chức năng của Thúy Kiều.

Cấu trúc của văn bản dựa trên cơ sở lý luận Marxist, đề cập đến nhiều
vấn đề khoa học, kinh tế, xã hội và chính trị lúc bấy giờ chứ không chỉ là dưới
góc nhìn của một nhà phê bình văn học đơn thuần, hay dưới ý kiến cá nhân từ
một góc nhìn phiến diện. Ba yếu tố chính được sử dụng của chủ nghĩa Marxist:
giai cấp, xã hội và duy vật biện chứng pháp.

Đầu tiên, qua giai cấp chính là hệ tư tưởng Nho gia của Vương viên ngoại
- một nhà Nho dựa trên xã hội thối nát lúc bấy giờ, dựa vào tiền bạc và một
chút kiến thức mà được gắn mác nhà Nho. Kế đến chính là Nguyễn Du cũng là
một nhà Nho nên trong lối viết ông cũng không thể rời khỏi tư tưởng Nho gia
của mình mà để Thúy Kiều tự do phát triển tâm sinh lý và những việc làm như
trao thân cho Kim Trọng. Mặc dù nàng đã tự do đi tìm tình yêu cho bản thân
9

mình, mặc dù nàng đã vượt qua khuôn khổ Nho gia nhưng cũng chỉ là một
khoảng khuôn phép nhất định chưa hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng của xã hội
phong kiến lúc bấy giờ. Yếu tố tạo nên tâm tính của Thúy Kiều một phần là do
xã hội lúc bấy giờ kiềm hãm con người không được tự do như hiện nay, và
Thúy Kiều sinh ra đúng lúc Nho suy đồi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra căn
bệnh của nàng, một yếu tố khoa học được nhìn nhận trong tác phẩm khi nêu lên
được căn bệnh của nàng thông qua các biểu hiện và tâm tư của Thúy Kiều. Yếu
tố cuối cùng là phép duy vật biện chứng, tác giả luôn xem Thúy Kiều có một
trong những trạng thái đặc biệt là tâm tính của Kiều luôn phát triển đi cùng với
các hiện tượng khác thay đổi theo thời gian gắn liền với các sự vật và hiện tượng
xung quanh.

Tóm tắt nội dung của văn bản bao gồm:

Từ mở đầu văn bản tác giả đã chỉ ra bối cảnh xã hội và hoàn cảnh giáo
dục chính là yếu tố tạo nên tâm tính của Thúy Kiều, xã hội đang suy đồi, gia đình
Thúy Kiều là một gia đình giàu có, cha của nàng là Vương viên ngoại lại nuôi
dưỡng nàng không đúng cách, làm nàng quên đi việc phụ nữ phải đức hạnh.
Nguyễn Bách Khoa đã vận dụng phê bình phân tâm học để phân tích tâm lý của
“Truyện Kiều” dựa trên việc phân tích sự vận động vô thức trong tâm lý của
Nguyễn Du và Thúy Kiều. Ông còn dựa trên vấn đề khoa học để đưa ra bệnh
của Thúy Kiều là bệnh hoàng ảnh hưởng đến tính khí của thiếu nữ, nó sinh ra
chứng u uất (hysterie) làm cho con người khi vui quá độ, khi buồn quá mức.
Thúy Kiều là người mang tính tình dâm đãng nhưng lại bị kiềm nén bởi nề nếp
gia phong, bởi đạo Nho gia lúc bây giờ cùng với việc có kẻ hầu người hạ cơ thể
yếu ớt làm nàng không thể chống lại dục vọng của bản thân. Cha nàng là người
nhu nhược để nàng phải bán thân chuộc cha nhưng đây không phải chỉ là để
tròn đạo hiếu mà còn do tâm tình và căn bệnh của nàng muốn giải tỏa, thoát
khỏi sự kiềm hãm của đạo Nho gia. Từ việc tự ý ước hẹn với Kim Trọng cho
đến việc bắt Thúy Vân phải gã đi thay mình để làm trọn chữ tình, thì ta có thể
thấy được Thúy Kiều đã là một người không bình thường, cho đến việc đi tảo
mộ chỉ nhìn thấy một ngôi mộ của một kỹ nữ bị bỏ quên không nhang khói thì
nàng đã bật khóc và nghĩ đến số phận sau này của mình, rồi việc tin vào lời thầy
bói mình là người bạc mệnh, không nay thì mai, cho đến việc tự mình bán thân
chuộc cha, rồi làm vợ lẽ của Thúc Sinh và khuyên chàng về nói với vợ rằng mình
đã có vợ lẽ, cho đến khi lấy Từ Hải là người chồng giàu có thì Kiều lại muốn
mình tìm được một chốn bình yên sau khi đã mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh
thần. Nhưng sau đó nàng lại nhớ về Kim Trọng, nàng hối tiếc về việc đã không
10

cho Kim Trọng trong lần e ấp cùng nhau. Cuối cùng Nguyễn Du lại muốn khắc
họa lên Thúy Kiều là một người giữ được chữ trinh với Kim Trọng nhưng theo
nghĩa nào thì Thúy Kiều cũng đã không còn được gọi là còn trinh tiết. Điều này
đã làm bôi nhọ nên tâm hồn Thúy Kiều. Cuối cùng thì Nguyễn Du cũng đã khắc
họa một nhân vật Thúy Kiều nhưng thuận theo bản năng và lý luận của Nho
học.

Có thể thấy từ đầu văn bản tính tình của Thúy Kiều được khắc họa theo
nhiều kiểu người khác nhau, một người thiếu nữ e thẹn với người yêu nhưng
lại mang tính dâm đãng, cuối cùng lại muốn có được cuộc sống bình yên. Vai
trò của Thúy Kiều cũng được thay đổi theo từng hoàn cảnh và diễn biến tâm lý
từ người thiếu nữ đến cô gái lầu xanh, người vợ lẽ đến kẻ nặng tình. Tác giả đã
chỉ ra và giải thích được nguyên nhân căn bệnh thần kinh của Kiều, cho người
đọc thấy sự xung đột của căn tính và lương tâm Nho giáo trong Kiều. Từ đó,
tính tình và các chức năng của Kiều cũng dần được bộc lộ qua các dẫn chứng
cụ thể. Tóm lại, tiêu đề đã nói lên toàn bộ nội dung của nó bao gồm: “Tâm –
tính các vai trò Thúy Kiều”, đây cũng chính là nội dung mà tác giả muốn nói
đến trong xuyên suốt văn bản.

2.1.2. Cách mở đầu và kết thúc

Nguyễn Bách Khoa đã mở đầu văn bản bằng cách trích ra những câu thơ
của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)

“Có nhà viên ngoại họ Vương


Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc
trung Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối giòng Nho gia.”

Từ những câu thơ này tác giả đã dẫn ra tình trạng suy đồi của Nho học
thời Nguyễn Du. Bấy giờ, Nho học không có địa vị và quyền thế, chính sự đổ
nát, Nho sĩ chỉ mang lớp vỏ đạo đức, không biết khí tiết, thái độ, tư tưởng của
nhà Nho mà chỉ ôm lấy hình thức rỗng tuếch. Nho thời này là Nho tiểu nhân,
nhất thời và hương nguyện. Từ những phân tích về tình hình Nho học đó, tác
giả đã chỉ ra những điểm mà Vương viên ngoại có. Ông cho rằng, Vương viên
ngoại chỉ biết đạo Khổng Mạnh, là con người nhu nhược, không biết giáo hóa
con gái theo đúng một nhà Nho chính thống.
11

Tác giả bàn về gia đình Vương viên ngoại bằng cách phê phán, lên án
những gia đình nhà giàu mang vỏ bọc giả tri thức. Tác giả cho rằng hạng gia
đình như gia đình Vương viên ngoại rất thường gặp trong thời kỳ đẳng cấp Nho
suy đồi bị mất địa vị và quyền thế (thời Nguyễn Du). Những gia đình nhà giàu
vào lúc tình trạng chính sự đổ nát, nhờ vào có tiền của mà đã gia nhập vào đẳng
cấp tri thức (Nho sĩ) trở thành những kẻ phú hộ khoác áo nhà Nho. Họ chỉ bắt
chước cái phong thói bề ngoài, theo đòi cái vỏ đạo lý của đẳng cấp ấy. Những
gia đình này cho con đến thụ giáo nơi sân Trình, cửa Khổng, tổ chức cuộc đời
theo khuôn mẫu thư hương. Nhưng họ không biết đó là một cái sân đầy rêu, cái
cửa đã mọt rỗng, một cái khuôn đã lệch mộng. Họ mù quáng, không biết đến
khí tiết nhà Nho, không biết được thái độ, tư tưởng của người học đạo thánh
hiền. Họ chỉ biết ôm khư khư vẻ hình thức bên ngoài bằng cách bắt chước một
cách rỗng tuếch, sợ bị các Nho sĩ đương thời chê trách. Còn trong thâm tâm chỉ
mưu cầu danh lợi, tâm hồn thì yếu đuối, xử sự thì nô lệ cho tình cảm yếu hèn,
hành động thì phô trương tư dục mà cho rằng đó là đạo lý. Dưới cái lớp đạo đức
mỏng manh này họ chỉ phục vụ cho nhu cầu cá nhân mà không bao giờ nghĩ
cho người khác. Họ là bọn Nho nhất thời, Nho tiểu nhân, Nho hương nguyện,…

Nguyễn Bách Khoa đã phân tích những gia đình mang vỏ bọc giả Nho sĩ
để rồi bàn sâu hơn về gia đình Vương viên ngoại. Tác giả tiếp tục phân tích gia
đình Vương viên ngoại chỉ biết đến đạo Khổng Mạnh qua bọn hương nguyện
ấy và miêu tả Vương viên ngoại là một con người nhu nhược, chỉ biết khóc than,
rên rỉ, là một người cha không xứng đáng, không biết giáo hoá con cái theo kỉ
cương của Nho gia, hành động trái hẳn đạo thánh hiền. Vương viên ngoại là
một bậc phú hộ khoác áo Nho gia được mua bằng tiền trong thời kì hỗn độn,
tâm hồn đầy rẫy tình cảm yếu hèn, tư tưởng trái đạo Nho. Với những phân tích
này ta cũng thấy được phần nào mối quan hệ giữa gia đình dẫn đến tâm tính
con người. Đặc biệt là Thúy Kiều, cô gái sinh trưởng trong không khí gia đình
phức tạp thì sẽ giống với cha nhu nhược, xu thời và đa cảm. Cuộc đời đài các,
nhàn hạ được giáo dục một cách ủy mị, phóng đãng đã mang đến cho Kiều một
tâm hồn ốm yếu và thần kinh hoảng hốt. Chính sự di truyền và giáo dục này đã
góp phần hình thành nên căn tính của Kiều. Những phân tích này tác giả
Nguyễn Bách Khoa trình bày để làm tiền đề và dẫn dắt vào trọng tâm của văn
bản là tâm tính và các vai trò của Thuý Kiều.

Cùng với cách mở đầu như vậy tác giả Nguyễn Bách Khoa chọn cách kết
thúc văn bản bằng cách đưa ra lý do chọn tác phẩm “Truyện Kiều” – Nguyễn
Du để làm bằng chứng cho sự tác ác ý của ý định luân lý đối với công trình sáng
12

tạo nghệ thuật. Nguyễn Bách Khoa cho rằng Nguyễn Du đã biến Kiều ra một
trinh nữ nên đã vô tình bôi nhọ thêm tâm hồn của Kiều, làm một trò cười cho
mai hậu. Đây là lí do ông chọn tác phẩm “Truyện Kiều” để làm bằng chứng.
Nguyễn Bách Khoa đưa ra những nguyên nhân mà Nguyễn Du làm tiền đề để
xây dựng nên nhân vật Kiều. Nguyên nhân đó là vì Nguyễn Du là một người đa
tình, đa cảm, hành động theo bản năng và trái tim nhưng suy nghĩ và lý luận thì
nấp sau bản ngã Nho của tộc họ và đẳng cấp của ông. Những mâu thuẫn này đã
chiếu toả vào sự cấu tạo ra Thuý Kiều. Bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng nhiều
nguyên nhân khác như ta có thể nhận ra dấu vết tín ngưỡng nhân quả của xã hội
thời Nguyễn Du. Nó làm ra triết lý “Truyện Kiều” và nguyện vọng mật thiết
đẳng cấp Nguyễn Du đã làm ra tâm lý “Truyện Kiều”.

Cách kết thúc này, tác giả Nguyễn Bách Khoa muốn khẳng định những
điều mình trình bày. Tác giả chọn cách kết thúc này để xâu chuỗi lại những vấn
đề, mấu chốt mà ông đã trình bày phía trên.

Cách mở đầu và kết thúc trong văn bản “Tâm – tính các vai trò Thuý
Kiều” như vậy là ý định của tác giả Nguyễn Bách Khoa. Với cách trình bày này
của ông giúp ta hiểu rộng hơn và sâu sắc hơn về “Truyện Kiều” – Nguyễn Du.

2.1.3. Mô hình kết cấu văn bản

Mô hình kết cấu văn bản “Tâm – tính các vai trò Thuý Kiều” (Nguyễn
Bách Khoa) được viết theo kiểu “nguyên nhân – kết quả”.

Mô hình kết cấu nguyên nhân – kết quả tức là tác giả Nguyễn Bách Khoa
trình bày những nguyên nhân và kết quả của tâm tính và các vai trò của Thuý
Kiều. Tác giả trình bày nguồn gốc của tâm tính Thuý Kiều chính là cái giáo dục
đài các trong gia đình Vương viên ngoại. Và trong giáo dục ấy có hai điều hư
hỏng, đó là kiểu dưỡng sự nhàn rỗi đài các và bỏ cái gốc đức hạnh. Từ nguyên
nhân này tác giả phân tích chi tiết rõ nét tư tưởng, tâm hồn, hành động,… để thấy
được tâm tính và các vai trò của Thuý Kiều. Sở dĩ, tâm tính của Thuý Kiều
không tự nhiên mà có được, nó có được là do những nguyên nhân mà tác giả
Nguyễn Bách Khoa đã trình bày phân tích. Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến
tâm tính của Thuý Kiều để rồi thấy được vai trò của Kiều. Tác giả chỉ ra rằng
“Ở thời kỳ quốc gia thống nhất, thiên hạ cần có những tấm gương đạo đức như
Kiều để răn dạy nhau, để khuôn nhau vào mẫu người hiền lành, ngoan ngoãn
phục lòng trật tự luân lý của một xã hội đang thèm yên ổn, vững chãi.”
13

Từ việc chỉ ra bối cảnh suy đồi của Nho học thời Nguyễn Du, tác giả đã
chỉ ra Vương viên ngoại là một nhà Nho không chính thống, chỉ là một phú hộ
khoác áo nhà Nho nên cách giáo hóa con gái của ông cũng không theo đúng
Nho gia. Ông giáo dục Thúy Kiều bằng cách cho luyện tập những nghệ thuật
vô ích làm nguy hại tâm hồn, dong túng mê man cầm kì thi họa và cũng từ đó
vô tình đúc sẵn khiếu bạc mệnh cho Kiều, xô đẩy Kiều vào con đường trụy lạc.
Tiếp đó, tác giả lại chỉ ra những tâm lý khác với những người cha có Nho hạnh
của Vương viên ngoại. Ông là người cha kỳ quái, yếu hèn, nhu nhược, hành
động trái đạo thánh hiền. Ông cho công nhận hành vi vụng trộm, kết giao hôn
ước vi phạm lễ giáo của Thúy Kiều. Thậm chí, ông còn vui lòng gả Thúy Vân
cho Kim Trọng. Tất cả những phân tích của tác giả, ông chỉ muốn chứng minh
cho lý lẽ của mình là Vương viên ngoại không đúng là Nho gia như Nguyễn
Du đã nói.

Từ sự chứng minh ấy, tác giả đã khái quát cho người đọc thấy môi trường
sinh trưởng của Thúy Kiều và chỉ ra nguồn gốc căn bệnh thần kinh của Thúy
Kiều. Tâm hồn nhu nhược, ốm yếu và thần kinh dễ rung động, hoảng hốt của
Thúy Kiều là hai yếu tố tạo nên căn tính đầy hung khí và nó xuất phát từ sự di
truyền và môi trường giáo dục của cha. Khẳng định điều trên, tác giả lại tiếp
tục phân tích rõ hơn về nguồn gốc căn tính Thúy Kiều là xuất phát từ sự giáo
dục của gia đình với hai điều hỏng là nhàn rỗi đài các và bỏ gốc đức hạnh. Tác
giả đã dẫn chứng từ chính gia đình Kiều – một gia đình giàu có, địa vị, ăn sung
mặc sướng, kẻ hầu người hạ và là một gia đình ỷ lại, sống như kí sinh trùng.

Dựa trên phân tâm học, tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của gia
cảnh đến con người và áp dụng vào trường hợp Thúy Kiều. Kiều cũng sống
trong giàu sang nhàn hạ, đa sầu, đa cảm, đa tình và bạc mệnh. Tác giả quy trách
nhiệm về người cha do việc ông đã bỏ qua giáo hóa và dong túng cho âm nhạc,
giáo dục theo kiểu nửa mùa làm Kiều hư hỏng. Triệu chứng cho căn bệnh của
Kiều biểu hiện qua việc Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên đốt hương, làm thơ, khóc
lóc, kết bạn và có những liên tưởng về cuộc đời mình. Ngoài ra, tác giả còn
phân tích trạng thái u uất của Kiều dưới góc nhìn y học phương Tây. Triệu
chứng bệnh của Kiều cho thấy đó là một biểu hiện thời kì xuân tình của con gái
hoặc thân thể và thần kinh hệ yếu hoặc bị lễ giáo kiềm chế. Từ những lý lẽ đó,
tác giả khẳng định Kiều là một con bện u uất bởi phủ tạng suy nhược và bị luân
lý Nho giáo đè nén.
14

Từ căn bệnh của Kiều, tác giả lại tiếp tục đưa ra những dẫn chứng cho
thấy sự xung đột của căn tính và lương tâm Nho giáo trong Kiều. Đồng thời,
tác giả cũng lồng ghép những quan niệm Nho giáo của Nguyễn Du để giải thích
cho lý do Nguyễn Du xây dựng nhân vật Kiều như thế. Ông lý giải những hành
động của Kiều là bị bệnh thần kinh chứ không phải vì tình yêu, vì hiếu nghĩa
hay bất cứ một lý do nào khác. Nguyễn Du chỉ cố gán cho Kiều những ý tưởng
luân lí bịa đặt để chiều theo luân lí thời đại và đẳng cấp xuyên tạc của căn tính
Kiều, cố biến Kiều thành người trung trinh hiếu nghĩa. Thêm vào đó, tác giả
cũng đưa ra những nhận định về “chữ trinh” để phân trinh tiết của Thúy Kiều.
Tác giả cho rằng Nguyễn Du mượn trường hợp về trinh để bào chữa cho việc
“phụng sự nhị quân”. Tác giả kết thúc bài viết lại bằng việc xâu chuỗi các lý lẽ
đã phân tích và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng Nguyễn Du khi ông xây dựng
nhân vật Thúy Kiều.

Có thể thấy, mô hình kết cấu “nguyên nhân – kết quả” đã được tác giả áp
dụng vào bài viết. Tác giả đặt ra vấn đề và phân tích, chỉ ra nguyên nhân dẫn
đến vấn đề đó kèm theo những dẫn chứng và cuối cùng là kết luận lại bằng việc
cho thấy kết quả của vấn đề. Nguyên nhân của vấn đề này là kết quả của vấn
đề kia, kết quả của vấn đề này lại là nguyên nhân của vấn đề kia. Tác giả đã
cho ta thấy sự liên kết rất chặt chẽ trong bài viết, các vấn đề được đặt ra đều có
mối liên hệ với nhau, móc xích vào nhau tạo thành một chỉnh thể cho bài viết.
Với mô hình kết cấu văn bản này tác giả có thể trình bày các vấn đề một cách
rõ ràng, đi sâu vào vấn đề và giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng. Kết
cấu mô hình này còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt ý mà tác giả muốn trình
bày, hiểu và tiếp nhận vấn đề rõ nét hơn.

2.2. Cấu trúc bề sâu

2.2.1. Các yếu tố tương đồng

• Vương viên ngoại (cha Thúy Kiều) – Thúy Kiều

Trong văn bản, Nguyễn Bách Khoa nói về Vương viên ngoại (cha Thúy
Kiều) rằng “Ông còn là một người cha không xứng đáng, không biết giáo hóa
con cái theo một mực thước cương cường của nho gia. Bằng thứ giáo dục học
đòi không phải cách đem thi hành trong gia đình, ông đã tạo cho các con, nhất
là con gái, những tính tình ủy mỵ. Bỏ hẳn cái lý tưởng “tề gia nội trợ”. Ông để
Thúy Kiều luyện tập những nghệ thuật không những vô ích mà lại còn nguy hại
15

cho tâm hồn nàng. Ông dong túng nàng cho mê man những cầm kỳ thi họa để
vô tình đúc sẵn cho nàng cái khiếu bạc mệnh xô đẩy nàng vào con đường trụy
lạc.”

Giữa Vương viên ngoại và Thúy Kiều có sự tương đồng bởi cả hai đều là
kết quả của việc học theo Nho gia mà không đến nơi đến chốn. Nếu Vương
viên ngoại là một người cha kỳ quái yếu hèn, nhu nhược, hành động trái hẳn
đạo thánh hiền thì Thúy Kiều cũng là sự nhu nhược, xu thời và đa cảm. Nếu
Thúy Kiều kết giao hôn ước khi chưa có sự cho phép của cha mẹ là trái với lễ
giáo thì cha cô – người đồng ý cho hành vi này, vui lòng gả Thúy Vân cho Kim
Trọng cũng không tránh khỏi việc phản lại đạo Nho. Đó đều là “những bản ngã
luân lý của mờ ám của bọn Nho sĩ” như tác giả đã đề cập trong bài. Thúy Kiều
được giáo dục trong chính môi trường giáo hóa của cha thì việc Thúy Kiều và
cha có những điểm tương đồng là không tránh khỏi. Sự hình thành căn tính của
Kiều phần nào cũng do di truyền từ cha như tác giả đã khẳng định. Cả hai cha
con Thúy Kiều đều có tình cảm yếu hèn và tư tưởng phản trái lại đạo Nho.

• Gia cảnh – số mệnh của Thúy Kiều

“Thúy Kiều đã thấy ánh mặt trời và sinh trưởng trong cái không khí gia đình
phức tạp ấy. Nàng đã chiếm hết cái “tinh túy” của nó và đã gánh hết mọi ác
quả của nó gây ra. Thừa hưởng của ông cha cái duy truyền xu thời, đa cảm và
nhu nhược kia,... Một tâm hồn ốm yếu bi sầu, một bộ thần kinh hoảng hốt, đó
là hai yếu tố nền tảng của đời sống Thúy Kiều.” (Nguyễn Bách Khoa, Tranh
luận văn nghệ thế kỉ XX, tập 1)

Sinh ra trong một gia cảnh phức tạp với người cha là “trưởng giả học làm
sang” ấy khiến nàng Thúy Kiều một đời chỉ sống thụ động, khi có biến cố xảy
ra thì liền nhu nhược yếu mềm không thể đứng vững dẫn nàng đến một số phận
bạc mệnh: “là cái căn tính đầy hung khí kia mà di truyền và giáo dục đã móc
vào vận mệnh Thúy Kiều từ thuở lọt lòng.” Dưới sự giáo dục kiểu phú hộ khoác
áo nhà Nho và sống cuộc đời đài các, nhàn hạ Thúy Kiều đã được định sẵn là
bạc mệnh. Gia cảnh giàu sang, phú quý đã ảnh hưởng đến số mệnh Thúy Kiều.
Nếu Kiều không sinh ra trong gia đình giàu có, không có cha là Vương viên
ngoại thì Kiều có lẽ sẽ không bị hoàn cảnh gia đình, luân lí kiềm hãm thói đa
tình và Kiều sẽ không phải là một con bệnh thần kinh. Nếu gia cảnh Kiều tươi
sáng, đẹp đẽ bao nhiêu thì trái lại số mệnh Kiều lại bạc bẽo, truân chuyên bấy
nhiêu.
16

2.2.2. Các yếu tố đối lập

• Tài – mệnh của Thúy Kiều

Cuộc bể dâu diễn ra với những biến cố oái oăm, bi kịch đầu tiên đối với gia
đình họ Vương là bị thằng bán tơ vu oan. Kiều đã bán mình chuộc cha để rồi
những bi kịch liên tiếp diễn ra trong chặng đường mười lăm năm lưu lạc. Trong
cuộc bể dâu ấy, một nàng Kiều với tất cả ưu thế trời ban đã thiếu ý thức vượt
chướng ngại, mặc cho số phận đưa đẩy, trở thành người bất lực trước hoàn
cảnh. Được tạo hóa ban tặng những ưu thế nổi trội hơn người nhưng nàng không
thể đem thế mạnh của mình ứng dụng vào cuộc sống đời thường nên khả năng
ấy bị vô hiệu hóa. Vậy là, từ cách xử sự của Thúy Kiều, tài – mệnh đã thực sự
ghét nhau. Vẫn từ góc nhìn riêng, Nguyễn Du bày tỏ thái độ phản ứng khi con
người đang bị ràng buộc bởi một quan niệm sống bất khả kháng trước thử thách:
“Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Bởi thế, ngay
từ khi gặp mộ Đạm Tiên, Thúy Kiều đã tự vận vào mình để rồi dẫn đến hành
động tự vẫn ở sông Tiền Đường sau mười lăm năm lưu lạc.

Trong “Truyện Kiều” mâu thuẫn giữa tài và mệnh tập trung ở nàng Kiều –
con người và số phận. Tài là tài năng và nhan sắc; là tình, là đức hạnh; là những
gì tốt đẹp nhất của con người. Có thể nói, tài là bản chất của con người luôn
vươn đến Chân – Thiện – Mỹ. Tài là một giá trị thực tại, do đó nó thể hiện trong
con người Kiều như một nội dung hình tượng. Và cũng có thể, tài ở đây chưa
hẳn là tài năng, nghĩa là chỉ một khả năng đột xuất phi thường của con người có
thể chế ngự được thiên nhiên hay tác động đến những quy luật của xã hội.

Số mệnh là một thực thể siêu hình, nó không có tồn tại và hiệu lực thực tại.
“Thực thể siêu hình trong địa hạt tư duy tư biện, địa hạt của những khái niệm
trừu tượng và những sự trừu tượng hóa có thể chứng minh là bản chất là sự
hiển nhiên nhưng trong thế giới thực tại không thể chỉ ra”. Trong thế giới nghệ
thuật “Truyện Kiều”, sự tồn tại và hiệu lực của số mệnh không hiển hiện được,
ngay sự hiển hiện của Đạm Tiên cũng không ngoài “trận gió cuốn cờ” và
“những dấu giày in rêu”. Sự chi phối của số mệnh không thể không thể hiện
một cách gián tiếp thông qua những nguyên nhân trực tiếp và thực tại. Trong
thế giới hình tượng “Truyện Kiều”, lần lượt xuất hiện bọn quan lại, bọn buôn
người,… những thủ phạm trực tiếp gây ra số kiếp long đong của nàng Kiều.
Hiện thân của họ là những đồi phong bại tục. Đây là thực tại của những thiết
17

chế trong xã hội phong kiến suy tàn. Nên mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và
bản chất con người là ý nghĩa đích thực, là bản chất của thế giới hiện tượng
được mô tả bằng nội dung Truyện Kiều. Nhưng tác giả lại nhận thức với một ý
nghĩa siêu hình: bản chất của nó là mâu thuẫn giữa tài và mệnh. Tài mệnh tương
đố là niềm tin sâu sắc của tác giả.

• Căn tính – lương tâm của Thúy Kiều

Căn tính trong tình yêu của một cô gái mới lớn như Kiều rất mạnh mẽ nhưng
đối nghịch lại với cơ thể và trái tim bồng bột điên cuồng ấy lại là cái lương tâm
nho giáo: “Thoạt tiên, ta thấy sự xung đột của căn tính kia và lương tâm nho
giáo ở Thúy Kiều khi nàng gặp Kim Trọng trong tiết thanh minh. Theo sức thôi
thúc của tinh hoa dâm đãng rất phong phú trong người, nàng đã yêu Kim Trọng
ngay không suy tính nhưng thói tục và lương tâm bắt nàng e lệ nép vào dưới
hoa rồi tình trong như đã mặt ngoài còn e mà nàng vẫn không ghìm được căn
tính mà khiến nàng còn phải “nghé theo” nhìn khách khi ngựa của khách đã
lững thững ra về.” Kiều yêu Kim Trọng từ khi mới gặp nhưng nàng lại tỏ ra e
lệ và sợ thị phi, nàng ngắm trăng nhưng lại có những liên tưởng thèm khát ái
ân, tình tứ.

Chúng ta thấy, giữa căn tính và lương tâm của Thúy Kiều đã xảy ra một
cuộc xung đột gay gắt, hai yếu tố này đối lập với nhau khiến Nguyễn Bách
Khoa tốn khá nhiều giấy mực. Nhưng với thi sĩ Nguyễn Du, căn tính đã thắng:
“Dù sao thì đêm mộng mị ấy cũng đủ chứng tỏ rằng, ở Kiều, tiềm thức – tức là
căn tính ủy hoàng, dâm đãng, sầu bi – đã đánh bại cái lương tâm nho giáo, phù
phiếm của nàng. Âu cũng bởi đó là một lương tâm không được nhào nặn theo
khuôn phép đanh thép của Nho giáo chính truyền.” Trong Kiều, lương tâm Nho
giáo đã thua khi có những xung đột với căn tính của Kiều bởi trí tưởng tượng.
Kiều chọn cách tự giải thoát bằng thơ, bằng chiêm bao qua việc mơ thấy Đạm
Tiên.

Ngoài ra, mặt đối lập giữa căn tính và lương tâm của Thúy Kiều còn được
thể hiện giữa việc sống trung trinh hiếu nghĩa và việc sống theo cái bản năng nhu
mềm sợ hãi: “Nguyễn Du vì muốn chiều theo xu hướng luân lý của thời đại và của
đẳng cấp ông đã dụng tâm làm xuyên tạc căn tính nàng Kiều. Ông cố ý biến nàng
ra một người trung trinh hiếu nghĩa. Ông buộc vào cổ nàng một lương tâm hợp
thời với thời đại ông. Thành thử nàng Kiều của ông hành động một đằng theo căn
tính mà lại lý luận một đằng khác theo nho giáo mơ ước thì đúng với nguyện vọng
của lòng mà suy nghĩ thì lại chiều theo lý sự của óc – cái óc do Nguyễn Du tạo
18

ra.” Theo lý giải của Nguyễn Bách Khoa, Kiều bán mình chuộc cha không phải
vì chữ hiếu mà vì mệnh lệnh luân lí Nho gia. Đó là hành vi của một con bệnh
muốn giải phóng bản thân khỏi những ám ảnh bạc mệnh của đời mình. Khi Kiều
bước vào cuộc đời lưu lạc, lương tâm không đủ cương quyết, Kiều đã chịu thua
căn tính của mình, Kiều chỉ mong được cuộc sống an vui, nhàn hạ. Nguyễn Du
đã gán cho Kiều nghĩa trung quân ái quốc, cố biến Kiều thành người trung trinh,
hiếu nghĩa dù biết Kiều không có bản tính đó. Kiều đã có những hành động bị chi
phối bởi căn tính nhưng lại được Nguyễn Du lí luận theo kiểu Nho giáo.

3. PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN CỦA NGUYỄN BÁCH KHOA

3.1. Tư kiến của tác giả

Tư kiến là những quan điểm, đánh giá của một người về vấn đề nào đó và
tác phẩm này đa phần là những tư kiến của Nguyễn Bách Khoa xoay quanh
những vấn đề của “Truyện Kiều” và cụ thể là nhân vật Thúy Kiều. Tư kiến được
diễn giải gắn với cốt truyện nhưng đưa ra những lí giải khác với giá trị nội dung
của “Truyện Kiều” cụ thể là những lí lẽ về căn tính và vai trò của Kiều.

Nguyễn Bách Khoa đưa ra tư kiến của mình thông qua hàng loạt sự kiện nổi
bật được ông nêu ra từ những diễn tiến trong cốt truyện Truyện Kiều. Bắt đầu với
những quan điểm hình thành nên tư kiến của tác giả. Từ quan điểm Nho học hình
thành nên tư kiến đầu tiên, đó là việc xây dựng nhân vật Vương viên ngoại, một
người học đòi Nho gia nhưng chưa thấm nhuần tinh thần Nho gia. Cách ông nuôi
dạy Kiều và những hành xử của ông khi biết tình yêu vụng trộm của Kiều và Kim
Trọng đã tố cáo ông chỉ là một kẻ Nho học rởm đời. Từ đó, Nguyễn Bách Khoa
đánh giá lại quan niệm nhà Nho của Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
Lí giải về căn tính của Kiều tác giả đã đưa những nhận định khách quan theo góc
nhìn của thần kinh và tâm bệnh học mà khẳng định Kiều đã mang bệnh tinh thần
do những yếu tố nuôi dưỡng sự trưởng thành của Kiều. Căn tính của Kiều còn
được lí giải qua quan điểm luân lí trong cuộc sống, về sự đối đáp giữa người với
người qua cách Thúy Kiều hành xử trên bước đường lưu lạc, đặc biệt là đối xử
với Kim Trọng và Từ Hải. Từ đó cũng cho thấy cái luân lí đạo đức mà Nguyễn
Du đã cố tình gán cho nhân vật Kiều khi đặt bối cảnh xã hội trong sự hình thành
tư tưởng trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Đầu tiên, để lí giải cho những quan điểm của mình, tác giả đã đưa ra những
dẫn chứng xác đáng từ quan hệ giữa Nho học và gia đình Vương viên ngoại, từ
sự đối sánh quan niệm Nho giáo lên diễn biến khuyết Nho giáo trong “Truyện
Kiều”. Tiếp nữa là những dấu hiệu của chứng ưu uất để nói lên căn bệnh của
19

Thúy Kiều cũng như phân tâm học để lí giải về giấc mơ của Kiều. Cuối cùng là
sự liên hệ đối sánh về quan niệm trinh tiết của Thúy Kiều từ những nhà văn, nhà
phê bình khác để làm nổi bật vấn đề tác giả đưa ra như Vương viên ngoại không
phải là một nhà Nho chính thống hay Kiều không phải là một tấm gương “hiếu
nghĩa trung trinh” đúng như cách Nguyễn Du đã xây dựng.

Nguyễn Bách Khoa đưa ra đánh giá đối với xuất thân của gia đình viên ngoại
họ Vương thông qua vài câu thơ mô tả tóm lược của Nguyễn Du:

“Có nhà viên ngoại họ Vương,


Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ, nối giòng nho gia.”

Gia đình viên ngoại họ Vương hiện lên như một gia đình phú thương mới
nổi, đang dần bước vào thay thế cho đẳng cấp Nho gia đang dần bị suy đồi trong
thời kỳ này. Nguyễn Bách Khoa cho rằng đây chỉ là những kẻ cố chi tiền để mua
cái vỏ ngoài uyên thâm học thức, nhưng thực chất cái họ có được chỉ là những
cái vỏ bọc bên ngoài. Những thứ Nho học mà họ dùng tiền mua được chỉ là những
tư tưởng sáo rỗng, biến chất, thế nhưng họ lại đem đó làm tinh túy mà đưa ra áp
dụng trong cuộc sống thường ngày, dẫn đến những suy đồi nghiêm trọng về mặt
đạo đức.

Đứng trước những biến cố to lớn của gia đình, chứng kiến gia sản mất sạch
trong một đêm, con gái phải bán thân chuộc cha và em, Vương viên ngoại chỉ
biết khóc lóc ỉ ôi, thậm chí muốn tìm đến cái chết để trốn tránh trách nhiệm và sự
thật tàn khốc. Nguyễn Bách khoa đánh giá: Vương viên ngoại chính là điển hình
cho những phú thương chuyên học đòi theo những cái phù phiếm bên ngoài của
nhà nho, ông tiếp những giáo lý sai lệch, những lý lẽ chỉ mang tính chất đôi co
chống chế, kết hợp với bản chất nhu nhược vốn có đã tạo nên một người cha thất
bại.

Vương viên ngoại không chỉ thất bại trong chính sự nghiệp của mình, ông
còn là một người cha thất bại. Ông cho con cái chạy theo học đòi những thú thư
hương thay vì tề gia nội trợ, cho các nàng vỏ bọc khuê các nhưng sâu bên trong
là một tâm hồn yếu đuối, không hiểu cách đối nhân xử thế. Đây chính là một
nguyên nhân chính yếu dẫn đến bi kịch cuộc đời Kiều.

Đối với việc nàng Kiều tự ý vượt rào, tình chàng ý thiếp với Kim Trọng,
còn thản nhiên thông báo với cha mẹ và nhờ cha mẹ trả duyên nợ với chàng Trọng
giúp nàng. Nguyễn Bách Khoa chỉ trích mạnh mẽ đây là những hành vi đi ngược
20

lại hoàn toàn với giáo lý nho gia và luân lý của người Việt, là một nét tính cách
lệch lạc của nàng Kiều.

Đối với việc Vương viên ngoại cho nàng Kiều học tinh thông cầm kỳ thi
họa, đặc biệt là cầm kỹ, Nguyễn Bách Khoa dựa trên câu nói của người xưa: “gia
trung hữu kỳ nam tử tất suy, gia trung hữu cầm nữ tử dâm”. Từ đó ông đưa ra
nhận xét, học cầm kỳ chẳng phải là một môn học tài hoa gì, mà chính nó đã vun
xới cho nàng Kiều căn tính dâm đãng và sầu não. Chính lối giáo dục nửa mùa của
Vương viên ngoại đã làm hư hỏng tâm hồn của nàng Kiều, khiến nó trở nên ủy
mị ươn hèn, thỉnh thoảng lại liều lĩnh cuồng phóng, luôn luôn sợ hãi và trầm
muộn.

Đối với việc nàng Kiều đi qua “nấm đất bên đường”, biết đó là mộ của
Đạm Tiên, liền liên tưởng tới cuộc đời của mình, rồi lo sợ, rồi sầu bi khóc lóc,
muốn kết bạn với u hồn, còn làm thơ tặng nàng Đạm Tiên, Nguyễn Bách Khoa
khẳng định đây là những “triệu chứng của một căn bệnh thần kinh đã đến thời
kỳ khó chữa”. Ông phủ định hoàn toàn cái ý nghĩ Kiều xót thương cho nàng Đạm
Tiên vì sự đồng cảm giữa phận hồng nhan mà Nguyễn Du đã miêu tả, ông cho
rẳng lòng xót thương và cả bài thơ nàng Kiều tặng cho Đạm Tiên cũng là một
hành vi biểu lộ cái căn tính dâm dãng của nàng:

“Sống làm vợ khắp người ta


Hại thay! Thác xuống làm ma không chồng
Nào người phượng chạ loan chung
Nào người tiếc lục tham hồng là ai?”

Nguyễn Bách Khoa cho đây là những biểu hiện cho cái tính dâm dãng, lúc
nào cũng chỉ nghĩ đến những hình ản loan chung phượng chạ và luôn mơ tưởng
đến những điều tiếc lục tham hồng. Tất cả những triệu chứng tâm lý của nàng
Kiều đều là những biểu hiện của chứng bệnh u uất. Căn bệnh này hình thành do
nàng Kiều còn bị những luân lý hà khắc nhà nho kiềm cặp, phải giữ gìn hình ảnh
“băng tuyết, phỉ phong”, khiến nàng buộc phải dồn nén căn tính của mình vào
trong, chính điều này đã hình thành nên sợi dây vô hình ràng buộc lên cơ thể và
tâm linh yếu ớt của nàng Kiều, hình thành nên lương tâm luôn lý của nàng.

Nhưng rõ ràng, ở nàng Kiều không có sự cân bằng giữa căn tính và lương
tâm nho giáo, căn tính của nàng luôn chiếm phần hơn. Vì thế, ngay từ lần đầu
gặp Kim Trọng, nàng đã vừa gặp đã yêu, nhưng vẫn phải giữ đúng lễ tiết để khỏi
bị miệng đời thị phi. Để đến khi đêm về, nàng lại không kiềm lòng được mà suy
nghĩ miên man về những cuộc sum vầy và những lạc thú đê mê với chàng Kim
Trọng.
21

“Người đâu gặp gỡ làm chi


Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

Trí tưởng tượng của nàng bị hun nóng, sinh ra trong đầu óc nàng hàng trăm
nghìn cảnh đắm đuối yêu đương. Căn tính dâm đãng, u uất trong con người nàng
lúc này hoàn toàn làm bá chủ và tâm trí nàng. Bản ngã luân lý – lương tâm nho
giáo – bị đánh tan rã trong cuộc xung đột với trí tưởng tượng của con người u uất
ấy. Lại khi “nhà lan thanh vắng một mình”, nàng Kiều lẻn qua tư thất của người
tình để uống rượu, thế thì còn đâu là lễ giáo của nhà Nho? Nàng đã hoàn toàn trở
thành khí cụ mù quáng trong tay bản năng tình ái. Như khi Kiều về nhà, thấy cha
mẹ và các em đi vắng, nàng liền “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” sang
thư phòng của Kim Trọng rồi cắt tóc ăn thề, rồi gảy đàn tỳ bà bà cho Kim Trọng
nghe, khiến chàng xúc động đến tựa gối, đến cúi đầu, đến vò chín khúc, đến chau
đôi mày. Ta có thể tưởng tượng một đôi trai gái ở cùng nhau đã bị kích thích ghê
gớm như thế nào.

“Sóng tình nhường đã xiêu xiêu


Xem trong âu yến có chiều lả lơi”

Nhưng chính lúc này nàng Kiều lại tỏ vẻ rất tỉnh táo, sáng suốt mà dùng lý
lẽ danh gia mà từ chối ham muốn của chàng Kim. Đối với sự kiện này, Nguyễn
Bách Khoa đánh giá thẳng thừng: “Cái lương tâm bịa đặt ấy, trong cảnh trăng
hoa này thật có như một âm thanh lỗi nhịp trong cuộc hòa nhạc đang bổng chìm
xuống tiết tấu…Tất cả chuyện Kiều đều là sự sai cung lỗi nhịp dụng tâm ấy. Suốt
trong cuộc đời Kiều, ở cảnh ngộ nào Nguyễn Du cũng gán cho nàng cái lương
tâm giả trá kia, chỉ cốt để thiên hạ khen nàng là hiếu nghĩa trung trinh.”
Trật tự luân lý bắt nàng Kiều phải giữ được nết trinh trong đêm thanh vắng
với người yêu, cũng bắt nàng phải trọn hiếu với cha mẹ đến phải “bán mình chuộc
tội cho cha”. Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nghệ thuật bố cục ở đây ở tính máy
móc quá, định ý quá, ai đọc tới đây cũng thấy rõ ràng sự không tự nhiên, sự bất
hợp lý.”
Theo Nguyễn Bách Khoa, chưa bàn tới những sự vô lý trong việc luận tội
cũng như số tiền 300 lạng vàng mà một nhà viên ngoại lại không lấy ra được,
trong tình huống này, rõ ràng còn có vô số cách giải quyết khác, nhưng nàng Kiều
vẫn cứ khăng khăng chọn cách cực đoan đó. “Hành vi điên rồ này của nàng không
bắt nguồn ở một mệnh lệnh luân lý nào. Nó là một hành vi liều lĩnh không suy
nghĩ của “một con bệnh thần kinh hỗn loạn”, bị kích thích quá mạnh từ cảnh đau
22

thương đột ngột.” Kiều luôn có một ám ảnh rằng mình có số bạc mệnh, đến khi
gặp mộ Đạm Tiên rồi lại như ngửi được mùi hương của nàng, đêm mơ thấy nàng,
Kiều càng vững tin thêm rằng mình rồi cũng sẽ giống như nàng Đạm Tiên. Niềm
tin cuồng tín ấy khiến nàng luôn vô thức đợi mong ngày cái số phận bi thương ấy
áp lên nàng, vì thế khi biến cố xảy ra, nàng thản nhiên chấp nhận, dâng hai tay
đầu hàng trước “số phận”.

Tư kiến được thể hiện theo kết cấu nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân là
gia đình Vương viên ngoại đã hình thành nên căn tính Kiều và kết quả là số phận
bi kịch của Kiều. Sống cuộc sống nhàn hạ, trướng rũ màn che cùng sự thụ hưởng
thứ giáo dục dưỡng tính ủy mị và tính phóng từ cha đã hình thành nên căn tính của
Kiều, “cái căn tính đầy hung khí kia mà di truyền và giáo dục đã móc vào vận
mệnh Thúy Kiều từ thuở lọt lòng” (tư kiến chỉ ra cái căn tính dâm đãng và sầu
não của Kiều). Tư kiến cho rằng Kiều chính vì được sinh ra trong một gia đình
như thế, luôn nhàn rỗi và không ngừng ăn ngon mặc ấm nên khi lớn lên chính
cái sự ấy mới khiến Kiều trở nên một kẻ bệnh thần kinh. Sau đó tác giả đưa ra
hàng loạt bằng chứng cho quan điểm đó, đầu tiên là cái chương “Bạc mệnh” mà
Thúy Kiều đã tự phổ vào chiếc hồ cầm, ngày ngày thu mình vào cái buồn khổ
mênh mang cùng khúc tì bà. Giọt nước mắt của Kiều khi trông thấy mộ Đạm
Tiên được tác giả lí giải là do căn bệnh lâu ngày của Kiều phát tán và đã đến hồi
khó chữa. Thúy Kiều là một con bệnh ưu uất. Căn bệnh thần kinh ấy (cái căn
tính của Kiều) thể hiện rõ hơn từ sau khi Kiều gặp được Kim Trọng. Cái lương
tâm Nho giáo không thắng nổi nên cái căn tính trỗi dậy. Tác giả đưa ra những
quan điểm xoay quanh vấn đề bán mình vì chữ hiếu của Kiều, rằng hành động
của Kiều không phải vì một lí do luân lí mà là một quyết định liều lĩnh của một
con bệnh thần kinh, đó là cách Kiều giải phóng chính mình. Tất cả cho thấy căn
tính của Kiều phần nhiều đã được Nguyễn Du cố tình tránh đi để làm nổi bật cái
luân lí Nho gia của mình.

Trong mười mấy năm lưu đày, cái căn tính dâm đãng và sự yếu hèn của Kiều
càng được phóng thích ra vô số lần. Nàng vì sợ đòn roi mà chốn đi với Sở Khanh,
lạy lục van xin Tú bà “Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”, dụ dỗ Thúc Sinh
đưa nàng về làm vợ lẽ. Đến khi không còn chịu nổi sự cay nghiệt của Hoạn Thư,
trước khi nàng bỏ trốn cồn dụ Thúc Sinh đánh cách chuông khánh của nhà Hoạn
Thư đem cho nàng để trả thù những kẻ làm mình khổ. Rồi lấy Từ Hải, gảy đàn
dưới trướng Hồ Tôn Hiến, tất cả những hành vi này đều phù hợp với tính liều
lĩnh và tính hèn nhát của nàng Kiều. Trong mười lăm năm, nàng đã sống quá u
đủ đầy cái sự bạc mệnh mà nàng luôn bị ám ảnh. Lương tâm của nàng thỉnh
23

thoảng cũng thức tỉnh, nhưng nó lại yếu ớt không đáng nói, không đủ sức làm
chủ nàng chống lại số mệnh, sự xuất hiện của nó càng khiến nàng cảm thấy đau
khổ hơn.

Tư kiến về những hành động của Kiều trong khoảng thời gian lưu lạc. Đặc
biệt là những quyết định đối với Từ Hải. Quyết định đó không thể hiện một Kiều
hành động vì nghĩa trung quân ái quốc mà đó chẳng qua là trải qua quá nhiều
biến động của cuộc lưu lạc nên đã thấy mệt mỏi và Nguyễn Du đã vì muốn chiều
theo luân lí mà bỏ qua cái căn tính của Kiều, muốn nàng hiện lên là một người
trung trinh hiếu nghĩa. Nhưng xét đến chữ trinh của Kiều thì quả thật nó không
còn ý nghĩa như cách nàng thầm mong với Kim Trọng vì sau chừng ấy năm lưu
lạc, chữ trinh ấy dù là ở phương diện tinh thần cũng không còn nguyên vẹn. Sự
nhớ đến Kim Trọng cũng chỉ là những hoài niệm và lần nhớ đến thứ nhất lại thể
hiện nàng “giữ gìn thân thể không phải vì luân lí mà vì tư lợi, nàng chỉ yêu thân
nàng, chung thủy với căn tính dâm đãng nàng thôi”. Những lần sau nàng nhớ
đến Kim Trọng nhưng không chỉ mình Kim Trọng mà còn những yếu tố khác,
nó cho thấy sâu trong tâm trí nàng Kim Trọng đã không còn quan trọng nữa rồi.

Những quan điểm của tác giả về những vấn đề tâm tính hay vai trò của Kiều
càng làm phong phú thêm giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đưa ra
quan điểm của mình nhưng cũng nhiều lần nhìn lại quan điểm của Nguyễn Du
khi chịu sự chi phối của xã hội đương thời ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân
vật Kiều và “Truyện Kiều”. Nguyễn Bách Khoa thể hiện một cái nhìn thấu suốt
những giá trị cốt lõi của tác phẩm từ đó mà những quan điểm mới ông đưa ra
xoay quanh tác phẩm cũng thuyết phục hơn.

3.2. Tác dụng trong mối quan hệ tác giả – tác phẩm – công chúng

Tác giả – tác phẩm – công chúng, là mối quan hệ tạo nên một tác phẩm nghệ
thuật, ba yếu tố này gắn liền nhau, ràng buộc lẫn nhau và có vai trò ngang nhau,
chúng tác động qua lại để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật.

• Mối quan hệ giữa tác giả – tác phẩm

Nguyễn Bách Khoa là một nhà nghiên cứu và là phê bình văn học, là tác
giả của một số tác phẩm, ông đã nghiên cứu dựa trên tác phẩm rất bề thế về kiệt
tác hàng đầu trong nền văn học Việt Nam của đại thi hào Nguyễn Du và cho ra
các tác phẩm của chính mình: “Nguyễn Du và Truyện Kiều” (1941), “Văn
24

chương Truyện Kiều” (1944), “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du” (1956). Đọc
tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ta chỉ mới thấy tác phẩm được hiểu
theo một tiểu sử và những suy nghĩ tâm tư mà Nguyễn Du đặt vào trong chính
tác phẩm của mình. Từ tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Nguyễn Bách
Khoa đã sáng tạo và phát hiện ra những đặc sắc nghệ thuật mới lạ và hướng phê
bình khoa học của mình được thể hiện ở “Truyện Kiều”. Phê bình khoa học theo
Nguyễn Bách Khoa là “gác bỏ hết những tình cảm riêng, những thành kiến và
dư luận đã định giá thi nhân kia và tác phẩm kia” để “làm hết nghĩa vụ của một
nhà phê bình vẫn tôn thờ khoa học” (Nguyễn Du và Truyện Kiều, 1942). Khoa
học ở đây theo nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa được hiểu theo hai nghĩa,
đầu tiên là sự phân tích “khách quan” trong việc phân tích, đánh giá các sự kiện
có trong tác phẩm, thứ hai là sự vận dụng các vấn đề về tâm lý học, xã hội học
vào phê bình văn chương. Ông đã áp dụng “phê bình khoa học” vào phương
pháp phê bình “Truyện Kiều” trên phương diện nhân vật. Nguyễn Bách Khoa
cho rằng: “Văn chương chỉ là phản ảnh con người (tác giả) và con người là sản
phẩm của hoàn cảnh”. Ông đã xem xét nhân vật chính trong truyện: Thuý Kiều
và các cảnh ngộ mà nhân vật gặp phải như là “hình ảnh toàn khối” của Nguyễn
Du. Nhân vật Thúy Kiều thể hiện khía cạnh chủ chốt là sự tố cáo những mâu
thuẫn trong tâm tính của Nguyễn Du và hành động mâu thuẫn giữa bản năng
và trái tim qua tâm tính vai trò của Thúy Kiều (Nguyễn Du và Truyện
Kiều,1942).

Như vậy có thể thấy tác phẩm là phương tiện để tác giả thể hiện được
thiên chức của mình, hoàn thành chức năng của mình về việc phê bình văn học.
Không có tác phẩm thì không thể có được tác giả và ngược lại. Tác phẩm chính
là cái chứa đựng mọi cảm xúc, suy tư, và cách nhìn cá nhân của chính tác giả về
các vấn đề. Cũng như trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Nguyễn Bách Khoa
đã thể hiện được cách nhìn khác biệt của mình về tác phẩm, và cũng hướng
nghiên cứu khác biệt đã làm nên tên tuổi, thể hiện được cái tôi cá nhân, khẳng
định được cá tính riêng của mình cũng là sự khẳng định sự tồn tại của cá nhân.

• Mối quan hệ giữa tác phẩm – công chúng

Mối quan hệ giữa tác phẩm đến với người đọc. Mỗi tác phẩm nghiên cứu
hay phê bình văn học đều hướng đến và được định dạng phụ thuộc người đọc –
công chúng. Vai trò của công chúng như đã trở thành một trong những lý thuyết
có sức hấp dẫn khi tác giả viết một tác phẩm của mình để định hướng nghiên cứu
đến với người đọc. Khi phương thức phê bình văn học của Nguyễn Bách Khoa
25

xuất hiện ở giai đoạn 60-70 của thế kỉ XX, đặc biệt là những công trình phê bình
nghiên cứu về “Truyện Kiều” ở giai đoạn này đã được kế thừa và công nhận từ
cách nhìn nhận đến những luận điểm mà ông đưa ra trong tác phẩm. Như vậy để
tác phẩm có thể lay động đến với người đọc – công chúng, thì những nghiên cứu,
phê bình văn học của Nguyễn Bách Khoa phải thật sự đúng đắn và chính xác thì
mới chạm tới được công chúng và được công nhận. Công chúng tiếp nhận, bình
giá thì mới trở thành tác phẩm có giá trị. Công chúng có thể sáng tạo từ nhiều góc
nhìn, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau để từ đó có thể cung cấp được nhiều
ý nghĩa và giá trị mới khác cho tác phẩm.

• Mối quan hệ giữa tác giả – công chúng

Cách viết của Nguyễn Bách Khoa về “Nguyễn Du và Truyện Kiều” hoàn
toàn mới lạ, khác biệt so với các nhà nghiên cứu trước đó về “Truyện Kiều”.
Ông đã mang đến với công chúng về cách nhìn phê bình văn học chứ không
giống với các nhà nghiên cứu khác. Ông không những phê bình những nghiên
cứu cũ kỹ của các học giả khác mà còn đưa ra nhận định trong nhân vật Kiều
mắc chứng bệnh thần kinh: “Đó là trường hợp của Thúy Kiều, cuộc sống giàu
sang nhàn hạ đã làm lệch thăng bằng bộ thần kinh của nàng. Nàng là một con
bệnh có căn tạng đa sầu, đa cảm, đa tình, sự phát hiện sớm sủa rõ rệt nhất của
chứng bệnh thần kinh ấy ở nàng là cái chương Bạc mệnh mà chính nàng đã tạo
ra để phổ vào chiếc hồ cầm ngay từ thuở còn xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.”
Chưa biết những nhận định trên đúng hay sai, khi mà công chúng đều tiếp cận
những tác phẩm “Truyện Kiều” bằng những nghiên cứu ca ngợi mà Nguyễn
Bách Khoa lại đi ngược lại với phong cách phê bình văn học. Chỉ những điều
đó thôi thì ông cũng phần nào khác biệt với các nhà nghiên cứu khác và hơn
hết khi viết ngược với các học giả khác thì dấu ấn của ông lại để một sự đặc
biệt khó quên trong lòng công chúng.

Sau khi tác giả hoàn tất được tác phẩm của mình thì tác phẩm bắt đầu trôi nổi
trong dòng đời và đón nhận số phận lịch sử của mình. Tiếp nhận văn học là một
hoạt động xã hội mang tính khách quan. Công chúng tiếp nhận theo kiểu phản ánh,
nhận thức thế giới mà nhận thức như thế nào thì cũng là phương diện chủ quan
và khách quan của nó. Nhờ có mối quan hệ giữa tác giả – tác phẩm – công chúng
đã làm cho tác phẩm được nhìn nhận và tiếp nhận văn học một cách hiệu quả
nhất từ quá trình chiếm lĩnh các tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm, các quan niệm
về nghệ thuật, tài nghệ phê bình của tác giả,…

3.3. Góc nhìn, quan điểm, mục đích của tác giả
26

Nguyễn Bách Khoa là nhà phê bình văn học có những quan điểm rất đặc
biệt. Trong “Tâm – tính các vai trò Thuý Kiều”, Nguyễn Bách Khoa đã phê
bình dưới góc nhìn khách quan, khoa học và vô cùng mới mẻ. Có thể nói, trước
Nguyễn Bách Khoa, các nhà phê bình mới chỉ đọc Nguyễn Du theo cách đọc
tiểu sử học. Nghĩa là, họ tìm thấy ở “Truyện Kiều” cái điều mà họ muốn thấy là
tâm sự của tác giả.

Theo Nguyễn Bách Khoa, “phê bình khoa học” là một phương pháp “gác
bỏ hết những tình cảm riêng, những thành kiến và dư luận đã định giá thi nhân
kia và tác phẩm kia” để “làm hết nghĩa vụ của một nhà phê bình vẫn tôn thờ
khoa học”. Ông cho rằng phê bình văn học phải tìm hiểu cá tính nhà văn; cá tính
là “thể cách riêng của một nhà văn. Nhờ có cá tính mà mỗi người chúng ta cảm
xúc, suy nghĩ và hành động một cách khác, không ai giống ai”. Trong “Tâm –
tính các vai trò Thuý Kiều” ông đã bộc lộ quan điểm của mình một cách gay
gắt, gân guốc và sắc sảo. Hoài Thanh từng nhận xét, không phải là không có ý
châm biếm rằng: “Với ông Nguyễn Bách Khoa, cái gì cũng rõ ràng như hai lần
hai là bốn”. Ta thấy “Tâm – tính các vai trò Thuý Kiều” đã làm rõ điều đó.

Bàn về cá tính Thúy Kiều, ông cho rằng “Thúy Kiều là một con bệnh thần
kinh”, một thứ bệnh “không có sự tổn thương về khí quan”, nhưng “căn tạng
suy nhược”. Thực ra, Nguyễn Bách Khoa dùng chữ “bệnh thần kinh” ở đây
không phải theo nghĩa thông thường của đời sống hàng ngày mà theo nghĩa của
khái niệm khoa học – khoa tâm bệnh học. Ông giải thích rõ, đó là thứ bệnh
“thông thường”, “cứ 5 người thì có một người mắc” do “bộ giao cảm thần kinh
không khoẻ khoắn” do “căn tạng cảm xúc quá độ” nên tính khí luôn trầm muộn,
lo sợ hoảng hốt và mắc chứng ảo giác. Cá tính ấy thể hiện trong văn chương
thành “sự rung động thành thực và mãnh liệt, sự tưởng tượng dồi dào”, sự cảm
xúc uỷ mị và bi thương, sự cảm thông với đồng loại đau khổ và thần linh
(Nguyễn Du và Truyện Kiều).

Nguyễn Bách Khoa đã đưa ra những luận điểm cho thấy nhân vật Thuý Kiều
bị căn tính dâm đãng, căn tính u uất hoàn toàn làm bá chủ cơ thể và tâm trí
nàng. Ông còn chứng minh rằng Thuý Kiều không phải là một người chung tình
và nàng bán thân không phải vì chữ hiếu. Bên cạnh đó, Nguyễn Bách Khoa còn
phê phán Vương viên ngoại – cha của Thuý Kiều rất nhu nhược và không sống
đúng với tư cách một nhà Nho chính thống, hành động trái hẳn đạo thánh hiền
– một trong những nguyên nhân hình thành nên tâm tính của Thuý Kiều – yếu
27

hèn, nhu nhược đến sầu bi. Tất cả những điều đó đã cho thấy Nguyễn Bách Khoa
đã có một cái nhìn rất khác, một quan điểm rất táo bạo mà ít nhà phê bình nào
có thể lên tiếng. Ông không bênh vực những nhân vật trong tác phẩm, không để
tình cảm của mình vào đó để phê bình, đánh giá mà nhìn vấn đề một cách khoa
học, chân thực và đầy sắc sảo. Và tất cả những điều đó được thể hiện qua những
trang viết đanh thép, lập luận đầy logic, dẫn chứng thuyết phục của tác giả.

Mục đích của ông là giúp cho độc giả hướng đến một điểm nhìn khác, mới
mẻ và khách quan, đầy màu sắc khoa học để không bị ràng buộc trong những
quan điểm cũ mòn, bó hẹp bởi một góc nhìn cụ thể. Từ đó khiến cho sự tiếp
nhận tác phẩm của độc giả trở nên phong phú, nhạy bén hơn bao giờ.

4. PHƯƠNG DIỆN NỔI BẬT CỦA VĂN BẢN VÀ HÌNH THỨC BIỂU
ĐẠT

Nguyễn Bách Khoa từng bị xem là một nhà phê bình “có vấn đề” trong suốt
một thời gian dài trong dòng lịch sử văn học Việt Nam, bởi những lý đi đi ngược
lại với các nhà văn đương thời, những thiên kiến cá nhân gay gắt đối với các học
giả nổi tiếng cùng thời như Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim. Nhưng có lẽ điều
khiến ông bị lên án mạnh mẽ nhất chính là những kết luận của ông trong hai công
trình nghiên cứu về Truyện Kiều và Nguyễn Du: “Nguyễn Du là một con bệnh
thần kinh. Bệnh của ông thuộc về thứ bệnh không có sự thương tổn về khí quan”,
“Truyện Kiều chỉ là kết tinh của những cái suy nhược trong cốt tính Việt Nam”.
Chưa bàn tới vấn đề đúng sai, nhưng đây hoàn toàn là những lời lẽ đi ngược lại
với bản hòa ca ca ngợi Truyện Kiều của các nhà phê bình cùng thời.

Nguyễn Bách Khoa là một trong những người đầu tiên áp dụng chủ nghĩa
Marx – cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng vào trong phê bình văn học. Ông
phân tích tâm tính của nàng Kiều dựa trên một điểm quan trọng của chủ nghĩa
duy vật biện chứng: không phải là bắt đầu từ cái mà con người nói, tưởng tượng,
quan niệm ... để đi đến con người bằng xương bằng thịt; mà là từ thực tại, từ con
người hoạt động, và từ những cơ sở của đời sống thực tế của họ giải thích sự phát
triển của những phản ánh và những tiếng vang tư tưởng của họ về quá trình đời
sống hiện thực này.
Ông lý giải truyện Kiều dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật, phân tích tiền
căn hậu quả của cuộc đời nàng Kiều dựa trên các yếu tố, điều kiện xã hội khách
quan. Đời sống không phải được quyết định bởi ý thức, mà là ý thức được quyết
định bởi đời sống.

Ở phần đầu, Nguyễn Bách Khoa xếp gia đình vị viên ngoại họ Vương – cha
của Thúy Kiều vào đẳng cấp nho sĩ giả hình, chỉ có vỏ bọc bên ngoài mà không
28

có thực chất nho học. Ở vào thời đại nhà đẳng cấp nho sĩ suy đồi, tình hình chính
trị đất nước rối ren như thời kỳ của Nguyễn Du, các phú thương dần nổi dậy
chiếm lấy địa vị và quyền thế của đẳng cấp nho sĩ. Họ trang bị cho mình vỏ ngoài
tri thức, bắt trước phong thái của đẳng cấp nho sĩ, cho con cái theo học nơi sân
Trình cửa Khổng, theo đuổi hình tượng gia đình thư hương. Nhưng họ cũng chỉ
lượm được những cái phù hoa xảo trá, nhận cái phụ làm cái chính chứ không học
được cái khí tiết nhà nho. Vương viên ngoại chính là đại diện điển hình cho giai
cấp mới xuất hiện đó. Ông xuất hiện trong từng câu thơ là bộ dạng nhu nhược,
chỉ biết khóc lóc ỉ ôi trước biến cố của gia đình. Khi biết Kiều bán mình chuộc
cha, ông chỉ muốn đâm đầu vào tường để chết đi, trốn tránh cái thực tại đau lòng
và sự thất bại của bản thân. Đồng thời, Vương viên ngoại cũng là một người cha
thất bại, ông cho các cô con gái của mình học đòi cầm kỳ thi họa, đua theo cái vẻ
hào nhoáng hão huyền của các tiểu thư khuê các, những thứ hoàn toàn chỉ có tính
hình thức, không đem lại ích lợi gì cho tâm hồn các nàng, cũng chẳng có giá trị
thực tiễn trong cuộc sống. Ngay cả thái độ của ông đố với mối lương duyên của
Kiều – Kim cũng trái ngược hoàn toàn với đạo lý nhà Nho. Một người con gái tự
nhận thuộc tầng lớp thư hương lại dám tự ý “khi ngày quạt ước, khi đêm chén
thề” với một người đàn ông, lại đường hoàng mà kể lại với cha mẹ, nhờ cha mẹ
trả nghĩa giúp mình, thế mà vị viên ngoại này lại không có thái độ phản đối, còn
ngầm đồng ý rồi gả Vân cho chàng Kim Trọng. Nguyễn Bách Khoa đã đánh giá
Vương viên ngoại là “một bậc phú hộ khoác cái áo nhà nho mua được bằng tiền
trong cái thời hỗn độn, tâm hồn hãy còn đầy rẫy những tình cảm yếu hèn, những
tư tưởng phản trái nhà Nho.”

Thúy Kiều sinh trưởng trong bầu không khí gia đình phức tạp và những giáo
lý sai lệch của người cha, khiến nàng trở thành nạn nhân của những tư tưởng lệch
lạc ấy. Nàng thừa hưởng tính cách nhu nhược, ủy mị của cha, “sống từ tấm bé
một cuộc sống đài các, nhàn hạ, lại được khuôn đúc theo một thứ giáo dục kiểu
dưỡng tính ủy mị và tính phóng lãng”, thế nên lẽ tất nhiên, nàng có một “tâm hồn
nhu nhược quá đến bi sầu”, một tâm hồn quá dễ bị rung động, một bộ óc với đầy
những thứ luân lý ưa lý sự, thiếu chân thực của bọn nhà nho hương nguyện.

Nguyễn Bách Khoa đã lý giải căn nguyên dẫn đến bi kịch cuộc đời Kiều: Một
tâm hồn ốm yếu bi sầu, một bộ thần kinh hoảng hốt, đó là hai yếu tố nền tảng của
đời sống Thúy Kiều. Nếu quả Thúy Kiều đẻ ra đời với một tội nghiệp tiền định,
như lời sư Tam Hợp, thì tội nghiệp ấy chỉ là sản phẩm dĩ nhiên của hai yếu tố gốc
kia, chứ không có tính cách gì là huyền bí cả. Suốt một kiếp người, nàng chỉ sống
thụ động như hòn bi trong tay hai tính chất ấy.

Có thể thấy, trong văn bản này, Nguyễn Bách Khoa đã lý giải mọi tiền căn
hậu quả các yếu tố hình thành nên tâm tính của nàng Kiều bằng góc nhìn khách
quan của chủ nghĩa duy vật Marx. Ông phân tích thế giới trong Truyện Kiều dưới
góc độ ba yếu tố cơ bản trong chủ nghĩa Marx: giai cấp, xã hội và duy vật biện
29

chứng pháp. Nguyễn Bách Khoa mang hào khí ngất trời, tự hào rằng trên trời
dưới đất chỉ riêng ông đã nắm trọn vẹn vũ khí triết học Marx để phê bình truyện
Kiều một cách khoa học, trong khi các hào kiệt đương thời như Đào Duy Anh,
Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Dương
Quảng Hàm. . . đều sai lầm , chẳng hiểu chất thơ là cái gì, nghệ sĩ là gì, nghệ
thuật là gì, luân lý là gì. Chính cách diễn giải vấn đề theo hướng mới lạ như thế
đã cho ta thấy một mặt giá trị khác của Truyện Kiều, khiến Truyện Kiều không
còn chỉ là một áng thơ nghệ thuật sáo rỗng nữa, mà dường kéo gần khoảng cách
thời đại giữa thế giới của nàng Kiều đến thế giới hiện tại của chúng ta. Từ đó,
thông qua bi kịch cuộc đời Kiều, ta không chỉ thương xót nàng, mà còn nhìn nhận
được nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trong tính cách của Kiều, để từ đó ta có
thể rút ra bài học giá trị thực tiễn trong chính cuộc sống của bản thân mình.

5. TỔNG KẾT

Tóm lại, việc đọc và phân tích một tác phẩm văn xuôi phi hư cấu hiện đại
Việt Nam mà cụ thể trong bài viết này là văn bản “Tâm – tính các vai trò Thúy
Kiều” (Nguyễn Bách Khoa), nhất thiết cần phải xác định – phân tích được một
số vấn đề: thể loại, cấu trúc của tác phẩm bao gồm cấu trúc bề mặt và cấu trúc
bề sâu, tư kiến của tác giả, mối quan hệ tác giả – tác phẩm – công chúng, phương
diện nổi bật của văn bản...

Văn bản phê bình văn học “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều” thuộc thể loại
báo chí chính luận. Nguyễn Bách Khoa đã thiết lập được mối tương quan mật
thiết giữa ba yếu tố: tư tưởng cá nhân, xã hội và tác phẩm. Tác giả đã đưa ra được
những chi tiết, những tình tiết rất xác thực để phê bình “Truyện Kiều”, đặc biệt
là nhân vật Thúy Kiều – người thụ hưởng thói giáo dục đài các, nhàn hạ từ cha.

Thông qua việc phân tích cấu trúc bề mặt, có thể khái quát rằng tâm – tính
Thúy Kiều được Nguyễn Bách Khoa soi chiếu từ “Truyện Kiều” đã khắc họa
nhân vật theo nhiều tâm tình và tính cách khác nhau, đan xen và thậm chí là
mâu thuẫn lẫn nhau. Vai trò của Thúy Kiều cũng được thay đổi theo từng hoàn
cảnh và diễn biến tâm lý từ người thiếu nữ đến cô gái lầu xanh, người vợ lẽ đến
kẻ nặng tình. Với mô hình kết cấu văn bản theo kiểu nguyên nhân – kết quả, tác
giả có thể đi sâu vào vấn đề và giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng. Kết
cấu mô hình này còn giúp độc giả dễ dàng nắm bắt cốt ý mà tác giả muốn trình
bày, giúp cho quá trình tiếp nhận vấn đề rõ nét hơn.

Thông qua việc phân tích cấu trúc bề sâu, có thể thấy rằng căn tính và lương
tâm của Thúy Kiều đã xảy ra một cuộc xung đột gay gắt, đối lập với nhau. Theo
30

như cách Nguyễn Bách Khoa đã phê bình “Truyện Kiều” mà đặc biệt là nhân
vật Thúy Kiều thì Kiều có một tâm hồn nhu nhược quá đến bi sầu, bộ thần kinh
ốm yếu dễ rung động quá mức thể hiện qua căn tính dâm đãng, thèm khát tình
dục, trầm uất, sầu muộn, hoảng hốt, liều lĩnh, sợ hãi. Nhưng khi đọc kĩ hơn và
sâu hơn về những phân tích của Nguyễn Bách Khoa ta sẽ thấy được những điểm
tương đồng giữa Vương viên ngoại và Thúy Kiều cũng như gia cảnh và số mệnh
Kiều hay sự đối lập giữa tài và mệnh, giữa căn tính và lương tâm Thúy Kiều.

Vai trò mối quan hệ tác giả – tác phẩm – công chúng đối với sáng tác và tiếp
nhận văn học (trường hợp văn xuôi phi hư cấu) là làm cho tác phẩm trong quá
trình tiếp nhận văn học được công chúng cảm thụ các giá trị thẩm mỹ – tư
tưởng cốt lõi mà tác giả đã truyền tải vào tác phẩm đó một cách chân thực. Đồng
thời tạo ra động lực ngược lại từ công chúng đến tác giả thông qua tác phẩm,
nghĩa là trên tinh thần sáng tác văn học nhằm đáp ứng mục tiêu phản ánh đời
sống bằng chất liệu hiện thực, để thỏa mãn nhu cầu độc giả.

Tuy nhiên, mặt hạn chế ở phần phê bình này của Nguyễn Bách Khoa là
trong quá trình phân tích “Tâm – tính các vai trò Thúy Kiều”, nhà phê bình chưa
cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp hình tượng nhân vật và cảm hứng chủ đạo của
tác phẩm như một số nhà phê bình văn học khác thường thấy. Điều này dường
như cho thấy tác giả đang phần nào phủ định một kiệt tác văn học mang tư tưởng
nhân đạo sâu sắc của đại thi hào Nguyễn Du: “Truyện Kiều chỉ là kết tinh của
những cái suy nhược trong cốt tính Việt Nam (uỷ mị, hèn, trốn tránh)”. Qua kết
luận này, một bộ phận độc giả sẽ thật sự hoang mang khi đối chiếu nó với những
tư tưởng thẩm mỹ tốt đẹp về Thúy Kiều mà trước nay vẫn thường được tiếp cận
bởi nhiều nhà phê bình văn học khác. Có lẽ Nguyễn Bách Khoa khi viết
“Nguyễn Du và Truyện Kiều” (1942), đặc biệt là chương 8 “Tâm – tính các vai
trò Thúy Kiều” đã quá sa đà vào cảm nhận chủ quan.
31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hữu Sơn (2009). Văn xuôi Trương Tửu trước cách mạng tháng
Tám 1945, Văn hóa Nghệ An, Góc nhìn văn hóa, 16/12/2009.

[2] Nguyễn Bách Khoa (2002). Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX, tập 1. Nhà xuất
bản Lao động.

[3] Nguyễn Bách Khoa (2006). Văn chương Truyện Kiều.

[4] Đỗ Lai Thúy (2005). Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương
Tửu. Báo Tia Sáng.

[5] Nguyễn Thành (2012). Đặc điểm phê bình văn học của Trương Tửu, Tạp
chí Khoa học – Đại học Huế, tập 72A, số 3, 2012.

[6] Thụy Khuê. Trương Tửu – Nguyễn Bách Khoa (1913 – 1999) [online],
viewed 22/5/2020, from:
<http://thuykhue.free.fr/stt/t/TruongTuu-
NBKhoa.html?fbclid=IwAR3d9gq0cFz3H0qjxz1ik2xVW4XASzN1_OETCIL
h0 H5ZS8ltBm7HGSZJiuE>.

[7] Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu [online], viewed
22/5/2020, from: <https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-du-va-
truyen-kieu-duoi-cai-nhin-truong-tuu.html>.

[8] TS. Trịnh Bá Đĩnh – PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn (2007). Phê bình văn học
– Trường hợp Trương Tửu [online], viewed 22/5/2020, from:
<http://www.viet-
studies.net/TruongTuu/TruongTuu_TBDinh_NHSon_PheBinh.htm>.

[9] Nguyễn Bách Khoa phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều [online], viewed
22/5/2020, from: <https://sontrung.wordpress.com/2008/10/08/nguyen-bach-
khoa-phe-binh-nguyen-du-va-truyen
kieu/?fbclid=IwAR0DijHS_UVy3NeJnOxgtCu9xuuTAClZZd9GBBh6oDm8
Liu CmO3z3yMMl_8>.
[10] Wikipedia.org

You might also like