You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA VĂN HỌC


TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC

ĐỀ TÀI: NỮ TỪ NHÂN LÝ THANH CHIẾU

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Lớp học phần: Lớp chiều thứ 4

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4

4. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4

6. Cấu trúc đề tài .................................................................................................... 4

NỘI DUNG .................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TỪ .......................................................... 5

CHƯƠNG 2: LÝ THANH CHIẾU – ĐẠI DIỆN XUẤT SẮC CỦA PHÁI TỪ


UYỂN ƯỚC TRÊN TỪ ĐÀN ĐỜI TỐNG ............................................................. 6

2.1. Khái quát sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của từ nhân Lý Thanh
Chiếu ....................................................................................................................... 6

2.2. Đặc trưng sáng tác của Lý Thanh Chiếu ................................................... 7

2.2.1. Về nội dung từ Lý Thanh Chiếu .............................................................. 7

2.2.2. Về nghệ thuật từ Lý Thanh Chiếu ......................................................... 14

CHƯƠNG 3: BÀ CHÚA THƠ NÔM VÀ THIÊN CỔ ĐỆ NHẤT TÀI NỮ


TRUNG HOA .......................................................................................................... 17

3.1. Lí do chọn nhà thơ nữ trung đại Việt Nam Hồ Xuân Hương là đối
tượng so sánh với Lý Thanh Chiếu .................................................................... 17

3.2. Định hướng so sánh .................................................................................... 17

3.3. Tiến hành so sánh ....................................................................................... 18

3.3.1. Về nội dung sáng tác: đề cao vẻ đẹp người phụ nữ đồng thời dám cất
tiếng nói cho những khát khao của người phụ nữ thời phong kiến ................ 18

3.3.2. Về nghệ thuật sáng tác ............................................................................ 25

1
3.3.3. Về ảnh hưởng của vấn đề thời đại đối với sáng tác .............................. 26

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 28

2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trải qua nhiều biến động lịch sử, văn học Trung Quốc vẫn luôn giữ cho
mình một chỗ đứng nhất định trong dòng chảy của nền văn học thế giới. Trung Quốc
có một nền văn học lâu đời, liên tục và đầy phong phú. Qua mỗi thời kỳ, nền văn học
này đều sở hữu cho mình những thành tựu rực rỡ, đa dạng các thể loại. Đặc biệt, khi
nhắc đến những thành tựu trong di sản văn học Trung Quốc thời trung đại thì phú thời
Hán, thơ thời Đường, từ thời Tống và tiểu thuyết thời Minh, Thanh là những thành tựu
văn học nổi bật. Song, ở Việt Nam, mức độ phổ biến và được quan tâm của các thể
loại này có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi phú thời Hán, thơ thời Đường, tiểu thuyết
thời Minh, Thanh là những mảnh đất màu mỡ cho các công trình nghiên cứu, học
thuật thì từ thời Tống lại ít được chú ý hơn nhưng không phải vì vậy mà chúng ta xem
nhẹ sự đắc sắc liên quan đến thể loại này. Từ Tống cũng là đại diện cho sự thịnh
vượng của một thế hệ văn học, sở hữu những đặc điểm mới lạ riêng biệt, tồn tại những
ngòi bút chính chuyên tiêu biểu có thể kể đến như Tô Thức, Tân Khí Tật, Liễu Vĩnh
và Lý Thanh Chiếu. Trong đó, sự xuất hiện của Lý Thanh Chiếu là một điểm sáng độc
đáo nổi bật trong thời đại văn chương lúc bấy giờ nói chung và từ đàn đời Tống nói
riêng. Nhận thấy được sự đặc biệt ấy, với đề tài “Nữ từ nhân Lý Thanh Chiếu”, nhóm
nghiên cứu sẽ đi sâu hơn trong việc tìm hiểu, phân tích Lý Thanh Chiếu trên bình diện
cuộc đời – sự nghiệp, đặc điểm trong sáng tác cùng việc so sánh với một nhà thơ nữ
Việt Nam thời kì trung đại để làm nổi bật sự độc đáo về tư tưởng và tài năng văn học
của nữ từ nhân này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lý Thanh Chiếu được xem là nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa, nhiều học giả,
các nhà nghiên cứu cũng đã tốn không ít giấy mực để viết về bà. Một số bài viết, công
trình nghiên cứu có đề tài liên quan đến Lý Thanh Chiếu có thể kể đến như “Lý
Thanh Chiếu – Nữ từ nhân đời Tống” của Trần Lê Hoa Tranh; “Giới thiệu Lý Thanh
Chiếu, nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa” của Bùi Thụy Đào Nguyên”; “Hình tượng
người phụ nữ trong từ phẩm của Lý Thanh Chiếu” của nhóm tác giả Bùi Thị Minh
Châu, Phạm Minh Thư; ngoài ra, trong sách Lịch sử văn học Trung Quốc tập II (Nhà
3
xuất bản Giáo dục năm 1993) có cũng vài phân tích về Lý Thanh Chiếu trên nhiều góc
độ từ quan niệm sáng tác, tác phẩm đến cuộc đời của bà.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lý Thanh Chiếu và những vấn đề liên quan đến Lý
Thanh Chiếu.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đối tượng trong phạm vi lĩnh vực văn
học.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Công trình nghiên cứu của chúng tôi với mục tiêu làm rõ về tư tưởng, đặc
điểm trong sáng tác của Lý Thanh Chiếu dựa trên tìm hiểu, phân tích về cuộc đời, tác
phẩm của bà; so sánh với một nhà thơ nữ trung đại Việt Nam. Từ đó, khẳng định vị
thế của Lý Thanh Chiếu trong văn học Trung Quốc nói riêng và văn học thế giới nói
chung.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu chúng tôi dùng 3 phương pháp nghiên cứu chính:

- Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn: phương pháp này dùng để
nghiên cứu lịch sử vấn đề, cơ sở lý thuyết của đề tài.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này dùng để phân tích
các nội dung về cuộc đời, tác phẩm của Lý Thanh Chiếu. Từ đó, tổng hợp, khái quát
quan niệm, đặc điểm sáng tác của bà.

- Thủ pháp so sánh – đối chiếu: phương pháp này hỗ trợ nhóm tìm ra được
điểm nổi bật trong đặc trưng sáng tác của Lý Thanh Chiếu về cả tư tưởng lẫn nghệ
thuật.

6. Cấu trúc đề tài

Chương 1: Vài nét về thể loại từ

4
Chương 2: Lý Thanh Chiếu – đại diện xuất sắc của phái từ uyển ước trên từ
đàn đời Tống

2.1. Khái quát sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của từ nhân Lý Thanh Chiếu

2.2. Đặc trưng sáng tác của Lý Thanh Chiếu

2.2.1. Về nội dung từ Lý Thanh Chiếu

2.2.2. Về nghệ thuật từ Lý Thanh Chiếu

Chương 3: Bà chúa thơ Nôm và thiên cổ đệ nhất tài nữ Trung Hoa

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TỪ

Từ là một thể loại văn học của Trung Quốc, hình thành vào thời nhà Đường
và phát triển mạnh vào thời nhà Tống.

Sự hình thành, phát triển của thể loại này có quan hệ mật thiết với âm nhạc.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu liên quan đến thể loại này đa phần sẽ tập trung
vào nghiên cứu bản thân văn bản (ngôn ngữ, hình ảnh, các hình thức tu từ,...) như là
một bài thơ. Suy cho cùng, từ ở thời kỳ đầu là một loại thơ, phải đến thời Vãn Đường,
từ mới trở thành một thể loại độc lập có những đặc điểm nhất định mà theo Trần
Trọng San, thì chính nhờ Ôn Đình Quân - một trong những nhà làm từ đã có đóng góp
lớn trong việc xây dựng phong cách trữ tình cho từ, mà từ mới tách khỏi thơ để trở
thành một thể riêng biệt. 1

Bước vào thời Tống, từ cũng bước vào thời kì phồn vinh, thịnh vượng của
mình. Những sáng tác của từ mang nhiều phong cách đa dạng, tạo được cục diện mới
ngoài thơ ca, diễn đạt được sự chân thật, phóng khoáng trong cảm xúc.

Tống từ (từ thời Tống) được chia làm hai phái lớn là phái từ uyển ước và
phái từ hào phóng.

1
Thơ Đường. Tủ sách Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1990, tr. 22.

5
Từ uyển ước là lối làm từ truyền thống; ngôn ngữ tinh tế, uyển chuyển; giàu
tính gợi hình trong sáng tác. Đặc biệt là âm luật phải đẹp đẽ và phù hợp với âm nhạc.
Từ hào phóng thì ngược lại, được diễn đạt tự do, phóng khoáng; những lời oai hùng,
bi thương, hài hước đều được đưa vào trong từ. Nhưng cũng vì thế mà ở con đường
này, từ bị mất đi vẻ tinh tế vốn có.

CHƯƠNG 2: LÝ THANH CHIẾU – ĐẠI DIỆN XUẤT SẮC CỦA PHÁI


TỪ UYỂN ƯỚC TRÊN TỪ ĐÀN ĐỜI TỐNG

2.1. Khái quát sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của từ nhân Lý Thanh Chiếu

Lý Thanh Chiếu, hiệu là Dị An cư sĩ, người Tế Nam (Sơn Đông). Sinh ra


trong gia đình có truyền thống thơ ca, cha bà là một học giả kiêm nhà văn, mẹ bà cũng
là người có tài năng văn chương. Lý Thanh Chiếu đã được giáo dục và hấp thụ tinh
hoa văn học ngay từ cái nôi gia đình. Bà là người đa tài đa nghê, thành công trong
nhiều lĩnh vực văn học nhưng từ là lĩnh vực mà tên tuổi của bà được xem là đỉnh cao
nhất. Lý Thanh Chiếu đứng đầu phái từ uyển ước. Theo đánh giá của nhà văn Lâm
Ngữ Đường, thì Lý Thanh Chiếu là "Nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa".2

Năm 18 tuổi, bà kết hôn với Thái học sinh Triệu Minh Thành. Tưởng chừng
hạnh phúc kéo dài nhưng biến cố thời cuộc đã ập đến và đánh tan cuộc sống an nhàn,
tĩnh lặng của Lý Thanh Chiếu.

Triệu Minh Thành phải đi làm quan ở xa, Lý Thanh Chiếu không thể theo
chồng, sự cô đơn, buồn tẻ trĩu nặng trong lòng nữ từ nhân. Điều này cũng đã ảnh
hưởng đến các sáng tác của Lý Thanh Chiếu ở cùng thời kì, đầy nỗi cô đơn, ly biệt.

Đoàn tụ chẳng bao lâu thì thời cuộc loạn lạc kéo đến, năm Tĩnh Khang
(1127) thời Bắc Tống, quân Kim đánh chiếm Khai Phong, bắt giữ cả hai vua nhà Tống.
Cứ thế, nam bắc Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay quân Kim, triều đình Nam Tống dời
đô về Nam Kinh (nay là Hà Nam). Triệu Minh Thành được bổ nhiệm làm tri phủ
Giang Ninh, năm sau thì mất. Nhìn cảnh nước mất, nhà tan, từ đó, cuộc sống của Lý
Thanh Chiếu trở nên khốn khổ hơn bao giờ hết. Thân thiếu nữ đơn côi giữa cuộc đời u
2
Lâm Ngữ Đường, Nhân sinh quan & thơ Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê dịch, Nhà xuất bản Ca dao, Sài Gòn,
1970, tr.111.

6
uất, tâm hồn bà cũng dần khô héo, các sáng tác của bà trong giai đoạn này cũng đầy
ảm đạm.

2.2. Đặc trưng sáng tác của Lý Thanh Chiếu


2.2.1. Về nội dung từ Lý Thanh Chiếu

Lý Thanh Chiếu là tác giả nữ xuất sắc thể hiện được rõ nét xúc cảm nội tâm
của chính mình, cũng là của chính người phụ nữ, của thời cuộc lúc bây giờ. Điều mà ở
thời đại của bà, trong hoàn cảnh các nhà lý học đời Tống đề cao lễ giáo phong kiến để
khống chế phụ nữ, tưởng chừng như chỉ có các tác giả nam viết thay cho nữ giới.

Lý Thanh Chiếu được mọi người công nhận là nhà làm từ chính tông của
phái từ uyển ước cùng với phái từ hào phóng do Tô Thức khởi xướng. Về nghệ thuật
từ thì phái uyển ước và phái hào phóng đều đạt được những thành tựu nhất định; tồn
tại những ưu khuyết điểm riêng. Nhưng xét về nội dung từ thì phái uyển ước lại bị hạn
chế so với phái hào phóng.

Sự nghiệp sáng tác của Lý Thanh Chiếu cũng chịu tác động bởi những biến
cố trong cuộc đời của chính mình, vì vậy các sáng tác của bà có thể chia thành hai giai
đoạn rõ rệt: giai đoạn trước 1127 (trước sự kiện Tĩnh Khang) và giai đoạn sau từ 1127
trở đi.

Giai đoạn đầu: trước năm 1127: phần lớn từ của bà phản ánh những cảm xúc
về tình yêu; niềm vui trước cuộc sống, cảnh vật,... Điều đó được thể hiện rõ nét qua
các bài như: Như mộng lệnh, Điểm giáng thần, Túy hoa ngâm, Nhất tiễn mai, Phượng
Hoàng đài thượng ức xuy tiêu...

Trong đó, nổi bật có thể kể đến là Hai kỳ “Như mộng lệnh” của Lý Thanh
Chiếu. Nhóm xin được trích dẫn bài “Như mộng lệnh kỳ 2”:
Như mộng lệnh kỳ 2
“Đêm qua mưa thưa, gió dữ,
Hơi rượu thơm nồng giấc ngủ.
Hỏi thử cô cuốn rèm,
Thưa rằng: “Hải đường như cũ”,
Đúng chứ? Đúng chứ? Phải là hồng phai lục mỡ.”

7
(Dịch thơ: Nguyễn Xuân Tảo, Tống từ, NXB Văn học, 1999)

Nội dung từ trong sáng tác của Lý Thanh Chiếu ở giai đoạn này hiện hữu
nhiều cảm xúc trước cảnh vật, trước cuộc sống. Theo đó, ở “Như mộng lệnh kỳ 2”, Lý
Thanh Chiếu đã thể hiện sự yêu mến của mình dành cho cảnh xuân hoa thắm, đồng
thời qua đó đã thể hiện được sự tinh tế trong cảm xúc của người phụ nữ. Men trong
người còn chưa kịp tan hết, nhân vật trữ tình đã lo lắng hỏi người cuốn rèm rằng hoa
hải đường ngoài cửa sổ đã ra sao sau một đêm mưa gió dữ dội. Người hỏi đa tình
nhưng kẻ đáp hờ hững vì thế ở câu cuối “Đúng chứ? Đúng chứ? Phải là hồng phai lục
mỡ” như một sự khẳng định nét mẫn cảm trong nhân vật tôi cũng chính là tác giả. Tác
giả biết rõ sau đêm mưa gió như thế, hoa nào có thể ngoan cường giữ cho mình sức
sống như cũ, “hồng phai lục mỡ” tức dùng để hình dung cảnh tượng xuân tàn. Qua
đây, ta có thể thấy nỗi lòng trăn trở của tác giả thương tiếc cho cảnh xuân qua đi.

Bên cạnh đó, hình ảnh người thiếu nữ ngây thơ, trong sáng trong bài “Điểm
giáng thần” cũng là ấn tượng không thể bỏ qua trong sáng tác của bà ở giai đoạn này.
Hình ảnh thiếu nữ ngây ngô, e thẹn ấy cũng có thể chính là hình ảnh của nữ từ nhân.
Điểm giáng thần
“Thôi đạp bàn đu
Đứng đờ lười vuốt tay thon nhỏ
Sương đầm hoa võ
Áo thấm mồ hôi rỏ
Thấy có người vào
Thoa tuột giầy để hở
Chừng mắc cỡ
Chạy về quay cổ
Lại ngửi thanh mai ngó”
(Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn, Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, NXH
Văn hóa - Thông tin, 1996)

Các bài từ của Lý Thanh Chiếu ở giai đoạn đầu đã lột tả cảnh vật thiên nhiên
dưới hình tượng vô cùng mới mẻ, sinh động; thể hiện được những cái đẹp ẩn giấu bên
trong của đối tượng. Đồng thời, bà tỏ lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên say đắm. Qua

8
đó, ta còn thấy một Lý Thanh Chiếu với nét đẹp trong sáng của cô thiếu nữ, đắm mình
mãnh liệt trong tình yêu, dám bộc lộ và dám đòi hỏi tình yêu một cách mạnh mẽ cho
dù thời đại tồn đọng những vấn đề giáo lí phong kiến, một tài nữ như bà còn phải bị
ràng buộc, áp chế.

Sáng tác của Lý Thanh Chiếu trong giai đoạn này còn trong phạm vi khuê
phòng, đặc biệt khi kết hôn với Triệu Minh Thanh chưa được bao lâu thì ông đã lên
đường đi làm quan ở xa, Lý Thanh Chiếu đã thể hiện nỗi lòng cô đơn, hiu quạnh của
người thiếu nữ chia xa tình yêu của mình. “Nhất tiễn mai” đã ra đời trong hoàn cảnh
ấy.
Nhất tiễn mai
“Sen đỏ hương tàn ngọc điện thu
Nhẹ cởi xiêm là
Bước xuống lan châu
Trong mây ai gửi lá thư qua
Lúc nhạn bay về
Nguyệt rọi tây lâu
Hoa rụng tơi bời nước chảy mau
Một mối tương tư
Hai chốn ưu sầu
Cảnh tình không chỗ để tiêu trừ
Vừa nhíu mày chau
Lại quặn lòng đau.”
(Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn, Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, NXB
Văn hóa - Thông tin, 1996)

Tức cảnh sinh tình, đối mặt với vạn vật hiu quạnh, sen tàn lạnh lẽo, nỗi nhớ
chồng của nữ từ nhận lại càng trào dâng da diết. Đặc biệt ở 2 câu cuối “Vừa nhíu mày
chau, lại quặn lòng đau” đã diễn tả một cách bộc trực sự ngay thẳng của nỗi lòng trong
tình yêu của Lý Thanh Chiếu, hình ảnh “nhíu mày chau” và “quặn lòng đau” được
tách làm hai câu càng làm nổi bật nỗi niềm tương tư triền miên một cách vô cùng khéo
léo.

9
Sáng tác về tình yêu của bà còn nổi bật ở bài “Túy hoa âm”, so với “Nhất
tiễn mai” thì bài này mang tính quanh co, hàm súc hơn:
Túy hoa âm
“Khói lạt, mây dày, ngày tẻ ngắt,
Hương nguội, lò vàng tắt.
Tiết đẹp gặp trùng dương,
Gối ngọc màn the,
Nửa đêm hơi lạnh hắt.
Giậu đông cất chén, bóng chiều khuất,
Hương thầm, áo thơm ngát.
Ai chẳng tê tái lòng,
Gió cuốn rèm tây,
Người sánh hoa vàng gầy quắt.
(Dịch thơ: Hoàng Tạo)

Bài này được Lý Thanh Chiếu sử dụng các hình ảnh rất sáng tạo, lấy “gầy”
để nói thời gian tương tư dài đằng đẵng, tuổi xuân mau phai tàn, mối tình vì thế dường
như cũng trở nên đậm sâu hơn. “‘Túy hoa âm” cũng là một sáng tác được hậu sinh
đánh giá rất cao về phong cách từ của bà.

Ở giai đoạn này, các tác phẩm của bà về mặt chủ quan không có mục đích đá
đảo lễ giáo phong kiến. Tuy nhiên, về mặt khách quan thì nó đã có những ảnh hưởng
nhất định về mặt xã hội lúc bấy giờ. Chính sự can trường trong tình yêu được thể hiện
ở các sáng tác của bà mà có một số ý kiến cho rằng đó có ý nghĩa chống đối lễ giáo
phong kiến. Trong đó, Vương Chước, người cùng thời với bà đã có những đánh giá
tiêu cực về từ của bà trong cuốn Bích kê mạn chí là “những lời hoang dâm ở nơi thôn
dã, hạ bút một cách tùy tiện, xưa nay con gái nhà quyền quý biết làm văn, chưa thấy
có ai phóng túng như vậy”3. Nhưng chính phản ứng như vậy càng khẳng định sự riêng
biệt trong nội dung từ của Lý Thanh Chiếu, thẳng thắn thể hiện nỗi lòng của bản thân

3
Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, do Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện KHXH Trung Quốc biên soạn. Bản
dịch do Nhà xuất bản Giáo dục (Việt Nam) ấn hành năm 1993, tr. 113.

10
cũng chính là của người phụ nữ, mạnh bạo viết về tình yêu và khao khát về một thế
giới tinh thần tráng lệ hơn so với chiếc lồng nhỏ hẹp của thời đại phong kiến bấy giờ.

Giai đoạn sau: từ 1127 trở đi: phần lớn từ của bà chứa đựng tâm trạng nhớ
thương, xót xa của kẻ mất nước, mất nhà cùng niềm cô quạnh của bản thân; từ của bà
ở giai đoạn này đã vượt lên khỏi giới hạn của tình yêu đôi lứa mà hướng đến những
trăn trở thời cuộc, xã hội, nỗi lòng riêng hòa cùng nỗi đau dân tộc. Điển hình có thể kể
đến bài “Vĩnh ngộ lạc” - được Lý Thanh Chiếu sáng tác vào những năm cuối đời, khi
đã sống ở miền nam, thường nhớ về chuyện cũ ở Biện Kinh:
Vĩnh ngộ lạc
“Trời lặn vàng nung,
Mây chiều ngọc ghép,
Nơi đâu người ở?
Liễu nhuộm khói nồng,
Mai hờn sáo thổi,
Ý xuân chừng bao nả?
Tiết đẹp nguyên tiêu,
Khí trời trong mát,
Đã chắc gì không mưa gió.
Khách đến mời,
Xe hương ngựa quý,
Bạn rượu thơ xin từ tạ.

Kinh đô thời thịnh,


Buồng the nhàn rỗi,
Đêm này biết bao ghi nhớ.
Mũ ngọc lung linh,
Quấn vàng cành liễu,
Đầy đầu trâm lược đỡ.
Giờ đây tiều tuỵ,
Tóc bụi gió sương,
Đêm dạo ra chơi e sợ.
11
Chi bằng quấn nấp dưới rèm thưa,
Mặc ai vui thú.
(Dịch thơ: Nguyễn Xuân Tảo, Tống từ, NXB Văn học, 1999)

Đối mặt với cảnh thời thế loạn lạc, chứng kiến sự đê hèn của triều Nam
Tống chịu nhục nhã bảo toàn tính mệnh, thà dâng phần lớn non sông đất nước cho
giặc ngoại xâm để sống an nhàn trong mộng ảo. Sự vui vẻ, nhàn hạ trước đây đã phải
thay thế bằng những cảm xúc của sự đau buồn, nỗi đau đó không chỉ là sự trôi tuột
cuộc sống vốn an nhàn trước đây của bà mà còn là nỗi đau trước cảnh đất nước rơi
vào thế suy vong. Đặc biệt ở phần cuối của bài, ta thấy rõ những nỗi niềm của Lý
Thanh Chiếu được gợi ra thông qua miêu tả cảnh trước và sau khi đất nước loạn lạc.
Sự đối lập trong cảm xúc được miêu tả rõ ràng giữa hai thời kì, khi nước “thịnh” thì
“nhàn rỗi”, “lung linh”, “vàng”, “cành liễu”; khi nước “tiều tụy” thì “bụi”, “sương”, “e
sợ”, “mặc ai”. Có thể thấy, ở giai đoạn này sáng tác của bà đã nhuốm nỗi đau của thời
đại chứ không chỉ còn là sự đau đáu của cá nhân.

Vẫn theo cách nhìn đó, chúng ta có bài “Vũ lăng xuân”:
Vũ lăng xuân
“Gió lắng hương trần hoa đã hết,
Dậy muộn chải đầu lười.
Vật đổi sao dời mọi việc thôi,
Chưa nói lệ tuôn rồi.
Nghe nói Song Khê xuân vẫn đẹp,
Cũng định thả thuyền chơi.
Chỉ sợ Song Khê thuyền nhỏ nhoi,
Sầu nhiều thuyền chở không trôi.”
(Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn, Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, NXB
Văn hóa - Thông tin, 1996)

Theo Du Chính Loan trong Quý Tị loại cảo, bài này được Lý Thanh Chiếu
viết vào năm Thiệu Hưng thứ 4 (1134) khi nữ từ nhân về Kim Hoa tránh loạn. Trải
qua nhiều biến cố thời cuộc, từ người thiếu nữ tài hoa sống cuộc đời an nhàn, hạnh
phúc, chỉ đắm mình vào những cảm xúc trong sáng của tình yêu nay tha phương lưu

12
lạc. Cả bài từ ngập tràn hình ảnh thê lương từ cảnh hoa rơi rụng đến lười cả việc chải
đầu, chẳng màng đoái hoài đến dung nhan của chính mình. Lòng bà nguội lạnh, nước
mắt trực chờ, chưa nói gì đã tuôn rơi. Hai câu kết tưởng chừng sẽ cứu vớt nỗi đau
buồn của nữ từ nhân khi nhắc đến sắc xuân ở Song Khê “vẫn đẹp” nhưng cuối cùng,
nỗi sầu trong lòng tác giả vẫn mênh mông không thể lấp đầy.

Đặc biệt, trong các sáng tác ở giai đoạn này, bài “Thanh thanh mạn” của bà
rất được yêu thích, được xem là danh tác của bà.
Thanh thanh mạn
“Lần lần, giở giở
Lạnh lạnh lùng lùng
Cảm cảm thương thương nhớ nhớ
Thời tiết ấm lên lại rét
Càng thêm khó ở
Rượu nhạt uống đôi ba chén
Không chống nổi chiều về gió dữ
Nhạn bay qua
Đang đau lòng
Lại đúng bạn quen biết cũ.
Chồng chất hoa vàng khắp chỗ
Buồn bực nỗi
Giờ đây còn ai bẻ nữa
Đen kịt nhường kia
Một mình giữ bên cửa sổ
Cây ngô đồng gặp mưa bay
Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ
Nối tiếp vậy
Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.”
(Dịch thơ: Nguyễn Xuân Tảo, Tống từ, NXB Văn học, 1999)

Đây cũng là bài mang tâm tư hoài cổ của Lý Thanh Chiếu giữa thời loạn lạc.
Khác với giai đoạn đầu, bà miêu tả thiên nhiên với niềm say mê, thích thú, đồng cảm

13
với những sự thay đổi của cảnh tượng vạn vật thì ở giai đoạn này thiên nhiên trong
miêu tả của bà lại trở nên hoang tàn, lạnh lẽo cùng với những nỗi nhớ về cuộc sống an
nhàn trước kia. Chữ “sầu” trong bài này là chữ sầu vô cùng sâu sắc, mang đậm sắc
thái nữ tính bởi nó không chỉ chứa đựng cái thống khổ trong tâm can của người phụ
nữ tha phương, cô đơn, chơi vơi, lạc lõng mà còn là nỗi lòng mất nước, tủi nhục, hứng
chịu sương gió cuộc đời.

Các bài từ của bà ở giai đoạn này đã mang tâm trạng của thời đại, toát lên tư
tưởng yêu nước thông qua ngụ ý trong cách tả thiên nhiên và nỗi niềm cá nhân của bà
chứ không được bộc bạch trực tiếp. Một phần có lẽ cũng do quan niệm truyền thống
của từ và những bó buộc trong phong cách của phái từ uyển ước. Có ý kiến như sau:
“Chính vì Lý Thanh Chiếu bị ràng buộc bởi quan niệm truyền thống đó, kiên trì chủ
trương “tách từ thành một loại”, không muốn cho từ bao gồm mọi thứ đề tài như thơ,
nên bà rất ít dùng từ mà chỉ dùng thơ để phản ánh những sự kiện xã hội lớn lao bà
được chứng kiến.”4 Song, cái bài từ của Lý Thanh Chiếu ở giai đoạn này đã vượt khỏi
phạm vi tình yêu với những cảm xúc trong sáng, diễm lệ; những bài từ lúc này mang
đậm những nét thê lương của xúc cảm trong người phụ nữ phải chịu cảnh nước mất,
nhà tan, sương gió phủ đầy người mang nỗi lòng thương nhớ quê hương da diết cùng
nỗi thất vọng tràn trề khi hoài bão trước kia giờ đã bị dập tắt vì một thời kì loạn lạc,
suy tàn.

2.2.2. Về nghệ thuật từ Lý Thanh Chiếu

Lý Thanh Chiếu là đại diện hàng đầu của phái từ uyển ước. Phái này chủ
trương “tính nghiêm ngặt của âm luật, ngôn ngữ, phong cách của từ,...”5. Và khi bàn
về từ, Lý Thanh Chiếu đặc biệt phân định rõ sự biệt lập giữa thơ và từ; vì thế có thể
thấy nội dung từ của bà không phong phú bằng so với phái từ hào phóng nhưng xét về
mặt nghệ thuật, bà cũng như phái từ uyển ước cũng đạt được những thành tựu nhất
định.

4
Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, do Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện KHXH Trung Quốc biên soạn. Bản dịch
do Nhà xuất bản Giáo dục (Việt Nam) ấn hành năm 1993, tr. 107.
5
Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, do Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện KHXH Trung Quốc biên soạn. Bản dịch
do Nhà xuất bản Giáo dục (Việt Nam) ấn hành năm 1993, tr. 107.

14
Trong các sáng tác của mình, mỗi từ được sử dụng vô cùng chau chuốt, khéo
léo, tinh tế; mang đậm sắc thái nữ tính. Điều này được thể hiện rất ấn tượng trong bài
“Điểm giáng thần”:
Điểm giáng thần
“Thôi đạp bàn đu
Đứng đờ lười vuốt tay thon nhỏ
Sương đầm hoa võ
Áo thấm mồ hôi rỏ
Thấy có người vào
Thoa tuột giầy để hở
Chừng mắc cỡ
Chạy về quay cổ
Lại ngửi thanh mai ngó”
(Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn, Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, NXB
Văn hóa - Thông tin, 1996)

Nét e thẹn, ngại ngùng, đáng yêu, trong sáng của người thiếu nữ được Lý
Thanh Chiếu miêu tả vô cùng tinh tế. Phụ nữ thời xưa thường rất kín bàn chân nhưng
qua cách sử dụng từ của Lý Thanh Chiếu ta không hề cảm nhận được sự gượng gạo
trong cách diễn tả nét e ấp, dịu dàng, bí ẩn đầy quyến rũ của người phụ nữ. Từ được
bà sử dụng mang tính ước lệ, không phải là đề tài mới nhưng lại khiến người đọc cảm
nhận sự uyển chuyển trong cách dùng từ của bà: “tay thon nhỏ”, “sương đầm”, “hoa
võ”, “tuột giày để hở”, “mắc cỡ”, “chạy”, “quay cổ”, “ngửi thanh mai”. Những từ
được bà sử dụng cực kì uyển chuyển, nhẹ nhàng, ngôn ngữ đời thường phù hợp với
đối tượng được miêu tả, không hề có sự gượng ép trong việc cách điệu hình ảnh để thể
hiện nét ấp úng, e thẹn của người thiếu nữ.

Bên cạnh đó, các bài từ của bà thường sử dụng các hình ảnh mang đậm sắc
thái nữ tính. Trong bài “Nhất tiễn mai”, theo bản dịch của Nguyễn Chí Viễn có hai
câu:
“Nhẹ cởi xiêm là
Bước xuống lan châu”

15
Phong thái nhẹ nhàng, thoát tục của người phụ nữ được miêu tả thật đẹp
dưới ngòi bút của nữ từ nhân. Mức độ gợi hình, gợi cảm trong các bài từ của Lý
Thanh Chiếu là điều không bàn cãi nhất là việc bà sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đầy
tinh tường như thế.

Ngoài ra, hình ảnh được nữ từ nhân sử dụng sáng tạo, sinh động, lột tả được
một trong những đặc điểm được bà đề cao là “tình trí” (ngụ tình hết mức). Đặc biệt ở
các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong hầu hết các bài từ của Lý Thanh Chiếu
đều có những ẩn ý nhất định. Như trong bài “Nhất tiễn mai” bà dùng hình ảnh “sen tàn”
của chiều lạnh ngày thu để bộc lộ nỗi buồn khi phải xa chồng hay trong bài “Như
mộng lệnh kỳ 2” hình ảnh “lục phì hồng sấu” (xanh béo hồng gầy - đỏ ít xanh nhiều)
để chỉ cảnh tàn phai của hoa hải đường sau cơn mưa bão. Chính từ những hình ảnh
được ngụ ý đã ta càng khám phá được nội tâm sâu thẳm của nữ từ nhân, vừa sâu sắc
vừa kín đáo, xứng đáng là đại diện tiêu biểu của phái từ uyển ước đạt được sự tỉ mỉ
gần như chính xác trong kĩ thuật từ của mình. Bà không chỉ giỏi nắm bắt sự sinh động
đầy tinh tế trong hình tượng để bày tỏ những cảm xúc khó được truyền đạt bằng lời lẽ
mà còn tinh tế trong việc thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của mình, vừa có sự bạo
dạn lại vừa đủ sự khéo léo nhất định.

Mặt khác, sử dụng biện pháp tu từ độc đáo, mới lạ, đạt được hiệu quả cũng
là một trong những nét làm nên nghệ thuật từ đỉnh cao của Lý Thanh Chiếu. Mở đầu
bài từ “Thanh thanh mạn” với các từ láy nối liền nhau:
“Tầm tầm mịch mịch,
Lãnh lãnh thanh thanh,
Thê thê thảm thảm thích thích.”

Cách sử dụng biện pháp tu từ vô cùng độc đáo, tạo được giai điệu cho bài
đồng thời đạt được hiệu quả nghệ thuật cao, nhấn mạnh được mạch cảm xúc mà tác
giả muốn diễn đạt.

Ngoài ra, các tác phẩm của Lý Thanh Chiếu tạo dựng cho người đọc một
không gian hoàn chỉnh và liên tục với sự đầy đặn của cảnh lẫn tình, từ đó tạo ra một
cấu trúc nghệ thuật đan xen giữa ý và cảnh tựa như một bức hội họa hoàn chỉnh vô
cùng độc đáo, riêng biệt.
16
Có thể nói, nghệ thuật từ của Lý Thanh Chiếu rất tài tình, khéo léo và uyển
chuyển. Đặc tả tâm trạng thông qua những hình tượng mang tính ngụ ý, với các đề tài
tuy cũ nhưng cách tiếp cận của bà lại rất mới mẻ so với những từ nhân cùng thời,
chính điều đó đã góp phần đưa bà trở thành một nữ từ nhân có ảnh hưởng quan trọng
thời Tống.

CHƯƠNG 3: BÀ CHÚA THƠ NÔM VÀ THIÊN CỔ ĐỆ NHẤT TÀI NỮ


TRUNG HOA

3.1. Lí do chọn nhà thơ nữ trung đại Việt Nam Hồ Xuân Hương là đối tượng
so sánh với Lý Thanh Chiếu

Trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam, thời kỳ văn
học trung đại là một dấu ấn đậm nét và đặc sắc. Thời kỳ này xuất hiện hàng loạt các
cây bút tiêu biểu, nhất là sự hiện diện của các cây bút nữ như Đoàn Thị Điểm, Công
chúa Lê Ngọc Hân, Sương Nguyệt Anh, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương,...đã
khoác lên nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ một diện mạo mới - hình tượng người
phụ nữ sáng ngời với phẩm chất của họ dù phải tồn tại trong hiện thực xã hội phong
kiến đầy bất công, áp bức. Trên thi đàn văn học dân tộc, đặc biệt ở thời kì trung đại,
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức thú vị và đặc sắc: nhà thơ nữ viết về phụ
nữ với cách thức diễn tả, lý giải tâm lý vô cùng độc đáo; trào phúng mà trữ tình, đậm
đà chất văn học dân gian. Nổi bật trong thơ của Hồ Xuân Hương là sự khẳng định, đề
cao vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ; từ đó, cất tiếng nói cảm thông của chính mình
và lên tiếng vì khát vọng của người phụ nữ nói chung. Vì lẽ đó, với nét tương đồng
trong sáng tác về mặt nội dung đều đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ và dám lên tiếng
vì những hoài bão, khát khao của họ khi bị bó buộc trong xã hội phong kiến nhỏ hẹp,
đầy rẫy sự bất công; nhóm nghiên cứu chọn Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương - nữ sĩ
nổi bật trong văn chương thời kỳ trung đại nói riêng và trong toàn bộ tiến trình văn
học Việt Nam nói chung để cùng so sánh với người được mệnh danh là “Thiên cổ đệ
nhất tài nữ Trung Hoa” - nữ từ nhân Lý Thanh Chiếu.

3.2. Định hướng so sánh

17
Nhóm tiến hành so sánh trong sự đối chiếu các tác phẩm tiêu biểu của hai nữ
tác giả (kết hợp giữa những tác phẩm chính và tác phẩm bổ trợ bằng cách phân tích
các đoạn trích); kết luận, so sánh dựa trên các bình diện cuộc đời - sự nghiệp (thời đại,
bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh cá nhân ảnh hưởng đến cách nhìn nhận cuộc đời vào tác
phẩm); chủ đề - nội dung - tư tưởng tác phẩm; phong cách viết (tính cách cá nhân,
ngôn từ ngữ, thể thơ); ảnh hưởng, đóng góp cá nhân đến văn học đương thời và hậu
thế.

3.3. Tiến hành so sánh


3.3.1. Về nội dung sáng tác: đề cao vẻ đẹp người phụ nữ đồng thời dám cất
tiếng nói cho những khát khao của người phụ nữ thời phong kiến

Hồ Xuân Hương và Lý Thanh Chiếu đều là những cây bút nữ nổi bật
trong thời đại phong kiến, xã hội mà người phụ nữ đều không có bất cứ quyền gì về
chính trị, kinh tế, bị ràng buộc bởi các lễ giáo phong kiến bảo thủ, bị tước đi cơ hội
tham gia vào đời sống xã hội một cách đúng nghĩa. Thậm chí, Lý Thanh Chiếu vốn là
một nữ tử tài hoa đa nghệ; sinh ra trong gia đình có truyền thống văn học; có hoài bão,
lí tưởng nhưng cũng không tránh khỏi sự khống chế của giáo lí phong kiến. Cũng từ
đó, các sáng tác của bà cũng chứa đầy phiền muộn không chỉ là cá nhân bà mà còn là
đại diện cho cả người phụ nữ lúc bấy giờ, bị nhốt chặt trong lồng xã hội chật hẹp, bất
công và khát khao tìm về một cuộc sống tươi đẹp hơn bên ngoài. Sự tương đồng về tư
tưởng muốn khẳng định giá trị người phụ nữ, từ nỗi niềm riêng của một cá thể, thơ
của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng nói được cất lên đại diện cho thân phận con người
bị ngấm chìm dưới một xã hội đầy rẫy áp bức, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.

Nổi bật trong sáng tác của Lý Thanh Chiếu nói về nội dung trên có thể kể
đến bài từ “Ngư gia ngạo”:

Ngư gia ngạo

“Mây khói trời mai làn sóng toả,

Dòng Ngân xe nhích ngàn buồm múa.

Mộng hồn phảng phất về thiên phủ.

18
Nghe trời nhủ,

Chẳng hay người định về đâu đó?

Ta thưa: ngày chiều đường xa lỡ,

Thơ có câu hay khiến người sợ.

Chín vạn dặm cánh bằng gặp gió.

Gió lên nữa,

Đi tới non tiên thuyền nhẹ chở.”

(Dịch thơ: Nguyễn Xuân Tảo, Tống từ, NXB Văn học, 1999)

Lí tưởng đi tìm tự do, tới “non tiên” của bà có thể chỉ là mong về thành tựu
nghệ thuật nhưng đó cũng là đại diện cho ước muốn được thoát khỏi cuộc sống buồn
chán, chật hẹp của bà. Sáng tác của bà lúc nào cũng đi từ nỗi lòng cá nhân đến ước
muốn của cả một lớp người. Khát khao của bà cũng chính là khát khao của bao nhiêu
người phụ nữ cùng thời đại, muốn đi tìm tự do cho riêng mình. Bài từ này vẫn còn
đượm sự lãng mạn của ước mơ bởi giai đoạn này, các tác phẩm của bà vẫn gói gọn
trong những cảm xúc của tình yêu đôi lứa và tình yêu thiên nhiên nên phảng phất đâu
đó vẫn là sự diễm lệ trong ngôn ngữ, vẫn rất thơ mộng, nhẹ nhàng.

Trong khi đó, Hồ Xuân Hương có phần “cay nghiệt” hơn trong những bài
thơ của mình. Điển hình là bài “Bánh trôi nước” - một thi phẩm dường như gắn liền
với tên tuổi của bà:

Bánh trôi nước

“Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Chỉ với vài câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã có những hình ảnh miêu tả vô
cùng đắt giá. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác
19
giả đã dùng cụm từ-motip “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính
bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân
Hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. Điều này cũng là điểm
khác biệt khá rõ trong cách khai thác đề tài của hai nữ tác giả. Hồ Xuân Hương có
phần “khắc nghiệt” hơn trong cách dùng từ so với Lý Thanh Chiếu. Chiếc bánh trôi
trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và
khoẻ mạnh. Nhưng hai từ “nổi” và “chìm” dường như lại gợi nhắc sự bấp bênh, trôi
nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bảy”
để ám chỉ những sóng gió, những lận đận mà người phụ nữ phải trải qua. Câu thơ thứ
3 dường như là sự phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy
bất công:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng
số phận. Kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám hé răng nửa lời. Họ không
dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định
một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ
này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá
nổi bật. Mặc dù bị chà đạp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn
son sắt:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt
và thuỷ chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ
Xuân Hương đã khám phá ra một nét đẹp tiềm ẩn của phụ nữ Việt Nam: tâm hồn
thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận, thể hiện cảm hứng nhân đạo trong
văn học. Qua đó, “Bánh trôi nước” như là tiếng lòng khát khao hạnh phúc của người
phụ nữ, khát khao được khẳng định phẩm giá của chính mình.

Ngoài ra, nói về cách ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong các sáng tác
của Hồ Xuân Hương và Lý Thanh Chiếu cũng có đôi phần đáng để bàn luận. Trong

20
giai đoạn trước năm 1127, Lý Thanh Chiếu miêu tả người phụ nữ với nét đẹp trong
sáng, e thẹn, tiêu biểu là bài “Điểm giáng thần” :

Điểm giáng thần

“Thôi đạp bàn đu

Đứng đờ lười vuốt tay thon nhỏ

Sương đầm hoa võ

Áo thấm mồ hôi rỏ

Thấy có người vào

Thoa tuột giầy để hở

Chừng mắc cỡ

Chạy về quay cổ

Lại ngửi thanh mai ngó”

(Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn, Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, NXB Văn hóa -
Thông tin, 1996)

Trong “Điểm giáng thần”, dáng vẻ thoáng qua đó cho người ta hình dung về
một bóng hình người con gái nhanh nhẹn, tinh nghịch đang vui vẻ để cho “mồ hôi rớm
áo”, bàn tay nhỏ xinh nắm cả nhành hoa gầy trĩu hẳn xuống, thế nhưng khi cô gái thấy
người lạ liền giật mình thẹn thùng chạy vội vào trong mà nhìn ra. Trông vừa thương
vừa hay đến lạ, Lý Thanh Chiếu để cô gái nhỏ tựa nơi bậc cửa rồi ngửi nhành mai
mình vừa hái lấy. Nét trong sáng, xinh tươi khiến thơ thêm nhẹ nhàng, hồn nhiên
nhưng vẫn cho người ta thấy đủ độ xuân thì của người con gái thoáng qua. Thơ Lý
Thanh Chiếu lúc này còn đượm niềm vui, còn thanh tao, nhẹ nhàng.

Với Hồ Xuân Hương, vẻ đẹp của người phụ nữ dưới ngòi bút của bà có phần
táo bạo hơn Lý Thanh Chiếu. Đồng thời, trong thơ của Lý Thanh Chiếu, hình tượng
người phụ nữ đẹp đẽ, dịu dàng với tuổi xuân của mình trong tuyến thời gian chậm rãi,
vẫn là người phụ nữ còn khuê các. Còn trong thơ của Hồ Xuân Hương, người phụ nữ

21
được miêu tả có lẽ là muôn hình vạn trạng hơn, không có sự biến đổi mạnh mẽ khi xét
về mặt hoàn cảnh sáng tác như các tác phẩm của Lý Thanh Chiếu.

Thiếu nữ ngủ ngày

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,

Tiên nữ nằm chơi quá giấc nồng.

Lược trúc chải cài trên mái tóc,

Yếm đào trễ xuống dưới nương long.

Ðôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm,

Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,

Ði thì cũng dở ở sao xong”

Với “Thiếu nữ ngủ ngày”, đây có lẽ là một trong những bài thơ của Hồ Xuân
Hương nhận về những ý kiến trái chiều nhiều nhất. Kẻ khen người chê vì tính nhục
dục trong bài, rằng thân thể người con gái không nên qua thơ mà lộ liễu như vậy.
Trong bài phê bình tiểu thuyết Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương, 1999) có chỉ ra
khi nhìn bằng thi pháp thơ - hội họa hiện đại để chỉ ra chỗ hạn chế của nghệ thuật tả
người trong “Thiếu nữ ngủ ngày”: đó là giới hạn của thi pháp và họa pháp trung đại:
bức tranh lấp lánh hình ảnh biểu tượng, nhưng nhìn chung tĩnh tại, thiếu sống động,
đặc biệt là mới chỉ đậm chất tạo hình (thị giác (mắt) mang tính ước lệ mà thiếu cảm
quan cụ thể của các giác quan khác: thính giác (tai), khứu giác (mũi), vị giác (lưỡi)…
Tuy nhiên, nếu nhìn trên bình diện trân trọng và tôn trọng nét đẹp thân thể người phụ
nữ cũng như quyền lợi của họ, thì ý nghĩa của bài thơ này là ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên
trong trắng, đầy quyến rũ và hấp dẫn của hình ảnh vừa hiện thực vừa biểu tượng. Mặt
khác, hoàn toàn có thể hiểu, bài thơ ra đời trong thời kỳ phong kiến, nơi người phụ nữ
yếu thế về mọi thứ, nhất là vấn đề quyền lợi và thể hiện cái tôi thì Hồ Xuân Hương
dường như mạnh mẽ đánh thẳng vào định kiến vốn dĩ như tấm màn phong đã lâu ngày
được mặc định để mạnh mẽ lên tiếng, đòi hỏi bình đẳng cho phụ nữ đồng thời ca ngợi

22
sắc đẹp và sự trẻ trung của người thiếu nữ. Nếu chỉ tiếp nhận hình tượng thi ca theo
một lớp nghĩa “bên kia diễn ngôn” mà kết luận Hồ Xuân Hương “dâm và tục” thì “lỗi”
là do người tiếp nhận. Hồ Xuân Hương đứng ở một tầm cao văn hóa khác đẳng cấp
với loại “phàm phu tục tử”.

Ngoài ra, khi viết về những khát khao trong tình yêu, cả Lý Thanh Chiếu và
Hồ Xuân Hương đều có những sự mãnh liệt nhất định. Tuy nhiên, nếu đặt trên bàn cân
thì Hồ Xuân Hương có phần khảng khái hơn, đặc biệt trong bài “Tự tình II”:

Tự Tình II

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con.”

Qua giọng thơ của nữ sĩ, ta nghe rõ tiếng lòng thở than oán trách rõ ràng. Hồ
Xuân Hương lại nhận ra nghịch lý: cứ mỗi một mùa xuân qua, con người lại xa tuổi
xuân của mình thêm một chút, mà người phụ nữ, nhan sắc, ước vọng, tuổi trẻ và tình
yêu muôn đời là quý giá nhất. Nhưng với nữ sĩ thì tình duyên của mình đã mong manh
lại còn phải “san sẻ”, sao mà éo le và ngang trái đến thế! Bài thơ mở đầu bởi nỗi cô
đơn khôn tả trong đêm thanh vắng, trống canh đến sáng nghe văng vẳng dồn đến bên
tai mà cái “hồng nhan” vẫn cứ trơ ra đó. Màn đêm buông xuống, lẽ ra phải là giây
phút đoàn viên, hạnh phúc và đầm ấm nhưng nhân vật trữ tình hay chính tác giả lại lẻ
loi cô độc một mình, bơ vơ giữa cái gọi là dòng thời gian vô thủy vô chung đó. Tản
Đà từng nhận xét thơ của Hồ Xuân Hương rằng: “Trong thơ Hồ Xuân Hương có quỷ”
bởi lẽ mọi sự vật trong thơ bà lúc nào cũng cựa quậy, căng đầy sức sống:

23
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Dưới ngòi bút tài hoa của nữ sĩ, hèn mọn như đám rêu kia vẫn không chịu
nhỏ bé, những viên đá vô tri vô giác cũng không chịu đứng yên. Hồ Xuân Hương đã
diễn tả một cách chân thực đời sống bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa,
đồng thời thể hiện được tài năng, bản lĩnh và sự ngang tàng của bà chúa thơ Nôm này.
Tác phẩm cũng thể hiện được ước nguyện cháy bỏng của tất cả phụ nữ của mọi thời
đại và thể hiện sự đồng cảm đối với người phụ nữ trước nhịp chảy của thời gian và
đồng thời cũng bộc lộ được niềm lạc quan, nỗi khát khao hạnh phúc cháy bỏng của
người phụ nữ trong xã hội xưa.

Mặt khác, khát khao tình yêu trong các bài từ của Lý Thanh Chiếu cũng có
sự mạnh bạo nhưng lại bằng ngôn từ nhẹ nhàng hơn, uyển chuyển hơn. “Nhất tiễn mai”
là một ví dụ điển hình, bài này được sáng tác trong hoàn cảnh bà phải tạm xa chồng,
thể hiện nỗi nhớ xót xa của người con gái cô đơn, lẻ bóng khi phải ly biệt người mình
yêu:

Nhất tiễn mai

“Sen tàn chiếu đẫm hơi thu,

Vén xiêm, lên chiếc cô chu một mình.

Mong chờ thư tự mây xanh,

Nhạn về là lúa trăng thanh đầy lầu.

Hoa rơi rụng, nước chảy mau,

Tương tư một mối đeo sầu đôi nơi.

Tình này chẳng thể khuây nguôi,

Vừa nơi khóe mắt đã nơi đáy lòng”

(Nguyễn Xuân Tảo dịch)

24
Bài thơ được hiểu theo thứ tự như sau: củ sen đã hồng, sen đã tàn, hương sen
cũng đã tàn phai chỉ còn lại phảng phất trong không gian, tấm đệm chiếu đan bằng tre
cũng toát ra hơi thu lạnh lẽo. Ta cởi bỏ đi lớp quần là áo lụa, cô độc thả mình lên chiếc
giường xinh xinh như một lá thuyền lan. Toàn cảnh là cái lặng của không gian, một
mùa hoa đã tàn và cái lạnh của hơi thu nhuốm lên cả tâm hồn nhà thơ. Lớp ngôn từ
trau chuốt chuẩn mực khiến người đọc dễ dàng chìm đắm ngay mà không cảm thấy xa
lạ. Tương tư, nhớ nhung mà thầm lặng, hờn buồn cũng gửi vào cánh nhạn, vào non
nước, vào trăng. Buồn trên cảnh tự tình, như cái chất phụ nữ cao quý ngày xưa. Sự
nhiệt tình ca ngợi những cảm xúc trong tình yêu của Lý Thanh Chiếu cũng là mong
ước chung của mọi phụ nữ thời phong kiến, được mãnh liệt vùng vẫy trong tình yêu
của chính mình.

Như vậy, ta có thể thấy, đều hướng về cùng một hình tượng là người phụ nữ,
đều là những sáng tác mà khi đúc kết lại một cách toàn diện ta sẽ nhìn thấy được
những tâm tư mà tác giả muốn gửi gắm đó chính là ước vọng về một cuộc sống tốt
đẹp, về những hạnh phúc toàn vẹn của người phụ nữ ở thời phong kiến; đồng thời
khẳng định vẻ đẹp của họ. Mỗi người có cách dẫn nhập, khai thác nội dung khác nhau;
nếu Lý Thanh Chiếu thể hiện tâm tư ấy thông qua nỗi niềm cá nhân bằng các từ ngữ
rất nhẹ nhàng thì Hồ Xuân Hương lại dùng cách bạo dạn, phóng khoáng hơn thông
qua hình tượng so sánh trong dân gian. Có lẽ đây cũng là ảnh hưởng đến từ quan điểm
“tách từ khỏi thơ” của Lý Thanh Chiếu, hơn nữa bà là đại diện phái từ uyển ước nên
tác phẩm của bà cốt lõi vẫn là sự tinh tế trong ngôn ngữ. Bên cạnh đó, nội dung sáng
tác của Lý Thanh Chiếu vì bị biến cố thời cuộc tác động mà chia làm hai giai đoạn rõ
rệt. Vì thế, nếu xét về sự đồng điệu xuyên suốt nội dung thì Hồ Xuân Hương có phần
nhịp nhàng hơn. Đồng thời, thơ của Hồ Xuân Hương cũng cho ta cảm thấy đối tượng
được hướng đến được cụ thể hóa và nó sử dụng được cho mọi thời đại. Còn của Lý
Thanh Chiếu, phần lớn ý nghĩa từ của bà được ngụ ý dưới các hình tượng, có phần thể
hiện kín đáo hơn so với Hồ Xuân Hương.

3.3.2. Về nghệ thuật sáng tác

Lý Thanh Chiếu là nhà làm từ tiêu biểu của phái uyển ước, biểu thị tính gợi
hình và sự hoa lệ trong khi sáng tác. Do đó, khá dễ hiểu khi thấy ngôn từ của Lý

25
Thanh Chiếu tinh tế, trau chuốt, chuẩn mực, đẹp mà buồn, bà làm nhiều điệu với
nhiều phong cách khác nhau, sử dụng ngôn ngữ của lớp người bình dân một cách khá
tự do mặc dù xuất thân từ khuê các cao quý. Một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác
của bà đó là ngụ tình trong cảnh, Lý Thanh Chiếu thường dùng hình ảnh (đặc biệt là
thiên nhiên) một cách rất sáng tạo, độc đáo để thể hiện tâm tư của bản thân.

Hồ Xuân Hương sử dụng ngôn từ thông dụng, trực tiếp, sinh động, thường
có tính chất dân dã, hài hước và đầy sắc sảo để cấu thành thơ. Theo đó, thơ bà dùng
nhiều biện pháp tu từ, đặt câu hỏi, lồng ghép câu chuyện cười, bạo dạn về hầu hết các
chủ đề trong cuộc sống đặc biệt là về tình yêu. Nhưng khi khi vào đấu tranh nội tâm,
nỗi buồn thân phận thì thơ bà trở nên trăn trở khác thường, nhấn mạnh đến sự giải
phóng thân phận phụ nữ bị áp đặt bởi những tư tưởng phong kiến cổ hủ. Đặc trưng
phong cách diễn ý thơ Nôm Hồ Xuân Hương là mượn cảnh, mượn vật để ẩn dụ về câu
chuyện, thái độ và số phận con người qua đôi mắt của một người phụ nữ tài năng, bản
lĩnh và cũng là cá biệt trong xã hội đương thời. Có thể nói, chất phong tình, tâm thức
phản kháng, khát vọng hạnh phúc, tự do chính là những biểu hiện rõ nét của sự phát
triển và biến hóa của các mẫu gốc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đặc trưng bút
pháp thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tinh nghịch. Bà còn có biệt tài nữa trong việc vận
dụng tiếng nói dân gian trong thơ. Đó là việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ,
làm cho câu thơ trở nên giàu tính hình tượng, dễ nhớ, và độc đáo hơn.

3.3.3. Về ảnh hưởng của vấn đề thời đại đối với sáng tác

Vấn đề thời đại và bối cảnh lịch sử đã có những ảnh hưởng nhất định đến tư
tưởng, hoàn cảnh sáng tác của Lý Thanh Chiếu và Hồ Xuân Hương. Điểm giống nhau
về thời đại chính là cả hai nữ sĩ tử đều chịu sức ép của xã hội phong kiến cực đoan,
khống chế người phụ nữ, tước đi quyền sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của họ.
Riêng với Lý Thanh Chiếu, sự nghiệp của nữ từ nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến
cố thời cuộc, nỗi niềm trong sáng tác của bà đan xen cả nỗi lòng cá nhân lẫn tâm tư
thời đại. Và với Hồ Xuân Hương, trong nền văn học trung đại dưới sức ép của Nho
gia và tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ bị chèn ép nặng nề, bà đã đưa vào
sáng tác của mình những câu thơ bóc trần hiện thực thối nát của xã hội đồng thời lên
tiếng thương thay cho thân phận người phụ nữ. Dù đứng dưới góc độ nào, đây vẫn là

26
hai nữ tác giả tuy bị thời đại vùi dập, “hồng nhan bạc phận” nhưng vẫn tỏa sáng mạnh
mẽ, mang đến những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà nói riêng cũng như
nền văn học thế giới nói chung.

KẾT LUẬN

Lý Thanh Chiếu là một nữ từ nhân xuất sắc trên từ đàn đời Tống. Xét về
nội dung hay nghệ thuật từ, bà vẫn luôn được đánh giá cao thậm chí là vượt hẳn các
bậc tiền bối của phái từ uyển ước như Tần Quán, Liễu Vĩnh. Vương Chước trong Bích
Kê mạn chí (Ghi chép tản mạn ở núi Bích Kê) khen ngợi: “Dị an cư sĩ sáng tác trường
đoản cú, có tài quanh co uốn lượn lột tả hết ý người và nhẹ nhàng, khéo léo, sắc sảo
mới mẻ, trăm nghìn màu sắc hình dáng hiện ra đầu ngọn bút.”6

Phát triển mạnh mẽ nhất ở lĩnh vực từ nhưng sự nghiệp thi ca của bà nhìn
chung vẫn rất đồ sộ. Là đại diện tiêu biểu của phái từ uyển ước, bà chủ trương từ cần
phải được trau chuốt tinh tế, tỉ mỉ, tình cảm phải sâu sắc, ngôn ngữ sâu sắc nhưng
không trừu tượng. Nội dung từ của phái uyển ước tuy bị hạn chế hơn so với phái từ
hào phóng nhưng dưới ngòi bút của Lý Thanh Chiếu, những đề tài được đề cập được
khai thác vô cùng sáng tạo. Với cách diễn đạt nhẹ nhàng, giàu nhịp điệu, thường sử
dụng hình ảnh mang tính ước lệ cao; các sáng tác của bà vẫn giữ được những giá trị
nhất định đối với người đọc cũng như đối với quá trình phát triển từ Tống sau này.

6
Dẫn lại theo Từ điển văn học, tr. 919 – 920.

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tống từ, Nguyễn Xuân Tảo, Nhà xuất bản Văn học, 1999.
2. Tuyển tập từ Trung Hoa - Nhật Bản, Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hóa -
Thông tin, 1996.
3. Lịch sử văn học Trung Quốc, cuốn II, NXB Giáo dục 1993.
4. Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương, NXB Tổng hợp, 1999.
5. Trần Lê, T. H. (2009, 03 12). Lý Thanh Chiếu - Nữ từ nhân đời Tống. Khoa
Văn học.
http://www.khoavanhoc-
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2
79:ly-thanh-chiu-n-t-nhan-i-tng&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-
sanh&Itemid=108
6. Truy, N. (2019, 02 03). Như Mộng Lệnh Kỳ 2 (如夢令其二) – Lý Thanh
Chiếu ( 李 清 照 ).
https://thetrungphungquan.wordpress.com/2019/02/03/nhu-mong-lenh-2/
7. Lý Thanh Chiếu – người được mệnh danh là Thiên cổ đệ nhất tài nữ, câu
chuyện khiến người đời thán phục. (n.d.). Vạn Điều Hay.
https://vandieuhay.net/ly-thanh-chieu-nguoi-duoc-menh-danh-la-thien-co-
de-nhat-tai-nu-cau-chuyen-khien-nguoi-doi-than-phuc.html
8. LaTeX&Ubuntu. (2022). Thiên cổ đệ nhất tài nữ ( 千古第一才女) Lý
Thanh Chiếu. Truy xuất từ: https://bom.so/6DODKX.
9. Võ Hà. (2022). Hồ Xuân Hương “Bà Chúa thơ Nôm”.
https://bom.so/sPA5Iw.
10. Thư Trịnh. (2022). Triết lý phồn thực và tiếng nói phản kháng trong thơ Hồ
Xuân Hương. Truy xuất từ: Triết lý phồn thực và tiếng nói phản kháng tron
Triết lý phồn thực và tiếng nói phản kháng trong thơ Hồ Xuân Hương
11. Biện Minh Điền. (2022). Vấn đề tiếp cận Hồ Xuân Hương - danh nhân và di
sản. Truy xuất từ: Vấn đề tiếp cận Hồ Xuân Hương - danh nhân và di sản

28
12. Đường Văn. (2015). QUÂN TỬ DÙNG DẰNG… (Bình bài thơ Thiếu nữ
ngủ ngày). Truy xuất từ: QUÂN TỬ DÙNG DẰNG… (Bình bài thơ Thiếu
nữ ngủ ngày)
13. Tao Đàn. (2020). Thơ Hồ Xuân Hương - lời tự bạch về thân phận của người
phụ nữ. Truy xuất từ: Thơ Hồ Xuân Hương - lời tự bạch về thân phận của
người phụ nữ
14. Khánh Hoan. (2022). Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn hóa đặc biệt, mang
tầm vóc một thi hào. Truy xuất từ: Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn hóa
đặc biệt, mang tầm vóc một thi hào

29
TIMELINE HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thời gian Hoạt động


10/03/2023 - Nhóm trưởng đưa dàn ý và phân công
nhiệm vụ.
- Duyệt dàn ý và xác nhận nhiệm vụ.
- Thông báo deadline.
19/03/2023 Cơ bản hoàn thành các phần nội dung
chính theo dàn ý đã phân công.
23/03/2023 - Hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung, lọc,
tổng hợp toàn bộ nội dung.
- Duyệt nội dung.
- Chuẩn bị PPT.
31/03/2023 Hoàn thành cơ bản PPT.
01/04/2023 - Phân công thuyết trình.
- Thông báo thời gian họp duyệt thuyết
trình.
02/04/2023 - Hoàn thiện tiểu luận.
- Duyệt tiểu luận.
- Gửi bài tiểu luận cho nhóm phản biện.
04/04/2023 Họp duyệt thuyết trình.
05/04/2023 Thuyết trình.

30
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Khoa Chức vụ/ công việc Đánh giá

- Chưa đảm bảo được


- Nhóm trưởng trách nhiệm nhóm
- Xây dựng bố cục trưởng, trì hoãn ảnh
1 - Chỉnh sửa, tổng hưởng thời gian hoạt
Nguyễn Lê
2156110343 Văn học hợp nội dung động tổng thể của
Khánh Vy
- Hoàn thiện tiểu nhóm.
luận - Cố gắng đảm bảo chất
- Thuyết trình lượng bài tốt nhất có
thể.

- Hoàn thành nhiệm vụ


đã phân công.
- Chủ động trong phần
- Mục 2.1 nhận nhiệm vụ thuyết
Huỳnh Nguyễn
2 2157040070 Văn học - Duyệt tiểu luận trình.
Yến Nhi
- Thuyết trình - Truyền đạt tốt các
thông tin, yêu cầu của
cô về bài thuyết trình
với nhóm.

- Hoàn thành nhiệm vụ


đã phân công.
- Chương 1 - Chủ động trong phần
Phạm Lê Bảo - Duyệt tiểu luận nhận nhiệm vụ PPT,
3 2156010150 Văn học
Châu - PPT thuyết trình.
- Thuyết trình - Chủ động nhắc nhở
deadline để hoàn thiện
bài.

- 2.2.1 (Giai đoạn - Hoàn thành nhiệm


31
vụ
4 Nguyễn Phú Quí 2156170119 Văn học đầu) đã phân công .
- Duyệt tiểu luận - Chủ động trong phần
- Thuyết trình nhận nhiệm vụ thuyết
trình.
- Có tinh thần vì lợi ích
chung của nhóm.

- Hoàn thành nhiệm vụ


Trần Khương - 2.2.2 đã phân công.
5 2156010166 Văn học
Hoành - Duyệt tiểu luận - Tương đối chủ động
trong đóng góp ý kiến.

- Hoàn thành nhiệm vụ


đã phân công.
- Chương 1 - Chủ động trong phần
Nguyễn Lê
6 2157030159 Văn học - Duyệt tiểu luận nhận nhiệm vụ PPT.
Khánh Vy
- PPT - Chủ động nhắc nhở
deadline để hoàn thiện
bài.

- Hoàn thành nhiệm vụ


đã phân công.
- Chủ động tích cực
trong đóng góp xây
dựng bài.
Nguyễn Thị - Chương 3
7 2156010182 Văn học - Chủ động nhắc nhở
Thùy Linh - Duyệt nội dung
deadline để hoàn thiện
bài.
- Thái độ tốt trong việc
nêu lên ý kiến cá nhân
để hoàn thiện nhóm.

- Hoàn thành nhiệm vụ


Hoàng Thị Bích - 2.2.1 (giai đoạn sau) đã phân công.
8 2156010199 Văn học
Ngọc - Duyệt tiểu luận - Chủ động nêu lên ý
kiến cá nhân để hoàn

32
thiện nhóm.
- Có tinh thần tốt vì lợi
ích chung của nhóm.

33

You might also like