You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN:CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN CHỦ ĐỀ: Sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với
văn hóa Việt Nam truyền thống

Họ và tên sinh viên : Hoàng Thị Minh Thi


Mã số sinh viên : 030837210222
Lớp, hệ đào tạo : DH37KQ01

CHẤM ĐIỂM
Bằng số Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


1
MỤC LỤC
1. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 03
1.1. Khái niệm .................................................................................................... 03
1.1.1 Khái niệm văn hóa……………………………………………………...03
1.1.2 Khái niệm văn hóa Việt Nam truyền thống…………………………….04
1.1.3 Giao lưu và tiếp biến văn hóa…………………………………………..04
1.2. Nội dung.......................................................................................................05
1.2.1 Bối cảnh văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam…………………………...05
1.2.2 Đặc điểm giao lưu văn hóa thời Pháp thuộc………………………………05
2. Thực trạng chủ đề nghiên cứu...........................................................................05
2.1. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp tới văn hóa tinh thần......................................05
2.1.1. Tư tưởng………………………………………………………………….06
2.1.2. Ngôn ngữ…………………………………………………………………06
2.1.3. Giáo dục………………………………………………………………….06
2.1.4. Nghệ thuật, báo chí………………………………………………………07
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến văn hóa vật chất.....................................09
2.2.1. Trang phục……………………………………………………………….09
2.2.2 Ẩm thực…………………………………………………………………..10
2.2.3 Kiến trúc………………………………………………………………….11
2.2.4. Đô thị, công nghiệp, giao thông………………………………………….11
3. Mở rộng vấn đề ................................................................................................. 12
4. Kết luận ............................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ
LỤC

2
Lời mở đầu
Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời, trải qua hơn 4000 năm lịch sử
hình thành và phát triển mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông và
mang trong mình sự đa dạng với nhiều nét riêng độc đáo, những màu sắc riêng biệt
trong văn hóa truyền thống. Trong suốt quá trình lịch sử của mình, văn hóa Việt
Nam truyền thống đã học tập, giao lưu, trao đổi văn hóa với nhiều quốc gia trên thế
giới, ở cả phương Đông và phương Tây. Nếu như ở phương Đông, Trung Quốc là
đất nước có ảnh hưởng lớn nhất đến văn hóa Việt Nam thì Pháp chính là đất nước
mang văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ nhất. Trong quá trình
tiếp xúc, giao lưu, học tập thì có thể thấy rõ một phần văn hóa truyền thống Việt
Nam có màu sắc của văn hóa Pháp. Vậy văn hóa Pháp đã ảnh hưởng như thế nào
đến nền văn hóa truyền thống Việt Nam?
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm trừu tượng, phức tạp và vô cùng đa dạng, có nhiều ý
nghĩa mỗi người có một cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy được những
khái niệm này đều có những điểm chung. Năm 1940, chủ tịch Hồ Chí Minh đã định
nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn,
mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Đến năm 2002 thì UNESCO nhận định: “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,

3
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá
trị, truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển
của loài người qua các thế hệ”. Và trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,
giáo sư Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình”.
Từ những điểm chung trên, có thể thấy: văn hóa là toàn bộ tất cả những giá trị
con người sáng tạo ra nhằm phục vụ đời sống con người thích nghi với tự nhiên và
xã hội, là những giá trị tinh hoa của từng quốc gia, lãnh thổ, từng dân tộc qua
những thời kì lịch sử. Những giá trị đó bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần. Trong đó, văn hóa vật chất là hữu hình, là những gì con người tạo ra thông
qua các hoạt động sản xuất phục vụ cho đời sống vật chất: trang phục, nhà ở, công
trình kiến trúc, ẩm thực, …. Văn hóa tinh thần là vô hình được tạo ra thông qua
hoạt động sản xuất tinh thần, lao động trí tuệ nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần
của con người: tư tưởng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, các loại hình nghệ
thuật, …
1.1.2. Khái niệm văn hóa Việt Nam truyền thống
“Truyền thống” được hình thành từ động từ “truyền”, bản chất của truyền
thống là lặp đi lặp lại trong quá trình dài, có chọn lọc, có kế thừa, là hành động trao
truyền từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác và từ thế hệ này
sang thế hệ khác mang tính chất lâu đời. Từ đây có thể hiểu, “văn hóa Việt Nam
truyền thống” là những tinh hoa sáng tạo của cha ông Việt Nam như: tư tưởng, lễ
hội, phong tục, quần áo, …. được gìn giữ và lưu truyền từ xa xưa qua nhiều thế hệ,
là những tinh hoa làm cho văn hóa Việt Nam khác với các nước trên thế giới.
1.1.3. Giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa
Giao lưu văn hóa và tiếp biến văn hóa là một hiện tượng tất yếu của mỗi quốc
gia, mỗi khu vực. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có nền văn hóa
4
khác nhau tiếp xúc và tạo nên sự thay đổi trong nền văn hóa. Quá trình giao lưu
tiếp biến văn hóa có thể diễn ra theo hình thức tự nguyện hay cưỡng bức. Trong đó,
hình thức tự nguyện là hình thức diễn ra tự nhiên, dựa trên tinh thần tự nguyện của
các bên như các hoạt động: thương mại, hôn nhân, truyền bá, …, còn hình thức
cưỡng bức là hình thức diễn ra dựa trên sự bắt buộc của nhóm người này đối với
nhóm người khác như các hoạt động: chiến tranh xâm lược, thôn tính, đồng hóa,
….
1.2. Nội dung
1.2.1 Bối cảnh văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam
Sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến nền văn hóa Việt Nam truyền thống là
thông qua một cuộc chiến tranh thôn tính thuộc địa. Trước đó, sự giao lưu với văn
hóa Pháp ở Việt Nam đã hình thành từ sớm thông qua tôn giáo và thương mại.
Khoảng thế kỉ XVI-XVII, nhiều giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam truyền giáo,
trong đó có giáo sĩ người Pháp như: Alexandre Dé Rhodes, Francis Pallu, Lambert
de la motte. Sau cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn, hội truyền giáo nước ngoài
và sự can thiệp của Pháp càng mạnh mẽ dưới thời nhà Nguyễn, một số người được
giữ lại làm cố vấn và quan lại. Trước sự ảnh hưởng của Pháp, nhà Nguyễn đã thi
hành chính sách “bế quan tỏa cảng” mà sau này là một cái cớ để Pháp xâm lược
nước ta.
Đến thời vua Tự Đức, năm 1858, Pháp đã tấn công vào Việt Nam, với sự bạc
nhược của triều đình, tháng 5/1862, Tự Đức đã kí với Pháp hòa ước Nhâm tuất và
nhường cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì, đây là bước đầu trong quá trình Pháp
biến Việt Nam thành thuộc địa. Sau nhiều cuộc chiến nhân dân Việt Nam cùng
nhau chống lại quân Pháp, đến ngày 6/6/1884, Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn
hiệp ước Patonot, chính thức đặt ách đô hộ lên Việt Nam.
1.2.2 Đặc điểm giao lưu văn hóa thời Pháp thuộc
Sự giao lưu văn hóa thời Pháp thuộc mang hình thức là giao lưu cưỡng bức
thông qua một cuộc chiến tranh xâm lược. tuy nhiên, trong quá trình đó, văn hóa
5
Việt Nam cũng đã tiếp thu được những sáng tạo, những điểm mới, những văn minh
hiện đại. Đó là sự giao lưu văn hóa tự nhiên giữa Việt Nam với thế giới.
2. Thực trạng
2.1. Ảnh hưởng của văn hóa pháp đến văn hóa tinh thần của Việt Nam
2.1.1. Tư tưởng
Cùng với sự thống trị của Pháp, tư tưởng nho giáo được truyền bá từ Trung
Quốc cũng lỗi thời mà xuất hiện những tư tưởng mới mang đậm tính tự do, dân
chủ, bình đẳng. Lúc bấy giờ có những nhà tri thức mang những tư tưởng cải cách,
tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám,
… nhưng đều không thành công. Sau này, cùng với sự hoạt động cách mạng của
Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên mà lãnh đạo là Nguyễn Ái Quốc đã truyền
bá tư tưởng chủ nghĩa Mác- LêNin cho những thanh niên yêu nước Việt Nam ở
Trung Quốc sau đó về Việt Nam để hoạt động cách mạng. Tư tưởng chủ nghĩa
Mác- LêNin và cách mạng vô sản trở nên phổ biến vì phù hợp với tinh thần yêu
nước và con đường cách mạng Việt Nam và trở thành tư tưởng chính trên con
đường cứu nước sau này.
2.2.2. Ngôn ngữ
Sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một trong những ảnh hưởng to lớn nhất của văn
hóa phương Tây nói chung, văn hóa Pháp nói riêng đến văn hóa truyền thống Việt
Nam. Trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam, các giáo sĩ phương Tây đã gặp
nhiều khó khăn do rào cản về ngôn ngữ, văn tự nên họ đã dùng bảng chữ cái Lating
và thêm dấu để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ là thành quả của nhiều giáo sĩ
phương Tây như Bồ Đào Nha, Ý, Pháp và những người Việt Nam nói tiếng Việt.
Đặc biệt là linh mục Alexander Dé Rhodes, ông đã kế thừa thành quả của giáo sĩ
trước và biên soạn nên cuốn “từ điển Việt-Bồ-La”. Với ưu điểm dễ học, chữ Quốc
ngữ được phổ cập ngày càng rộng rãi, ngày càng thay thế chữ Hán, chữ Nôm và
dùng để viết tiếng Việt cho đến ngày nay.
2.2.3. Giáo dục
6
Trong suốt những năm thống trị Việt Nam, từ năm 1884 đến năm 1945, chính
sách cai trị của Pháp có ảnh hưởng lớn tới nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và
bắt đầu sớm ở Miền Nam với mục đích ban đầu là đào tạo nhân sự cho chính quyền
Pháp quản lý Việt Nam. Ban đầu, việc sửa đổi nền giáo dục còn đơn giản với hai
bậc giáo dục tiểu học và trung học, thành lập một số trường như Trường thông
ngôn, Trường Hậu bổ, sau này đến năm 1879 dần xuất hiện trường Pháp- Việt lấy
mẫu từ trường công của Pháp. Các trường này loại bỏ dần nho học, dạy tiếng Pháp
với ba cấp trong mười năm có nhiều môn như: số học, hình học, vẽ, địa lý, hóa học,
… và sau lần cải cách lần thứ hai, nền giáo dục chính thức hóa chữ Quốc ngữ, xuất
hiện Viện đại học Đông Dương với hệ thống giáo dục, chương trình dạy học gần
giống với đại học ở Việt Nam hiện nay. Các cải cách giáo dục của Pháp thời bấy
giờ vừa có điểm tích cực lẫn tiêu cực lâu dài đến nền giáo dục Việt Nam sau này.
2.1.4. Nghệ thuật, báo chí.
Cùng với sự tiếp xúc với văn hóa Pháp, báo chí đã ra đời. Tờ báo quốc ngữ đầu
tiên ra đời là Gia Định báo năm 1865 và sau đó là một số tờ đưa tin thông thường
về cuộc sống, mở mang kiến thức và là nơi luyện chữ Quốc ngữ. Sau này đã xuất
hiện nhiều tờ báo được viết bằng cả tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ đánh thẳng vào
chính quyền thuộc địa, là báo chí chính trị nhằm khơi dậy, kêu gọi tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc chống chính quyền thuộc địa, thực dân với những tờ báo
tiêu biểu như: An Nam trẻ, Quả chuông rè, La Libre Cochinchine; Lère Nouvelle
(Thời mới); Le Paria (Người cùng khổ), … và các nhật báo: Điện tín, Phóng sự, Sài
Gòn, … Đến ngày nay, báo chí như một phương tiện truyền thông dùng để giải trí
và cung cấp thông tin thường xuyên và phổ biến cho người dân Việt Nam, có nhiều
trang báo nổi tiếng như: báo Hoa học trò, báo Tuổi trẻ, báo Nhân dân, tạp chí Gia
đình, tạp chí Thể thao, …. Và nhiều trang báo điện tử.
Không chỉ xuất hiện báo chí, các loại hình văn học truyền thống Việt Nam cũng
ảnh hưởng bởi văn học Pháp rất nhiều. Trước Pháp, văn học Việt Nam chủ yếu bị
ảnh hưởng bởi văn học Trung Hoa, thơ Đường, đến thời kì Pháp thuộc, nền văn học
7
truyền thống đã bị ảnh hưởng, làm thay đổi lối diễn đạt, phong cách sáng tác, cách
tân tư tưởng, xuất hiện nhiều thể loại mới mà đặc biệt là văn xuôi lãng mạn và thơ
mới. Sự ảnh hưởng của văn học Pháp bắt đầu từ những năm 1884 khi xuất hiện
những bản dịch thơ Pháp, truyện và tiểu thuyết Pháp. Cùng với việc sử dụng rộng
rãi chữ Quốc ngữ, các nhà thơ, nhà văn đã tiếp thu, tạo nên những tác phẩm mang
dấu ấn văn học Pháp, mở đầu là tiểu thuyết Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn
Trọng Toản, sau đó là hàng loạt tác phẩm: Đời mưa gió của Nhất Linh, Nửa chừng
xuân của Khái Hưng, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng, Truyện người hàng xóm của Nam Cao …. Với cảm hứng từ nhiều nhà văn
lớn như André Gide, Balzac, George Angvetil, Dostoevski, Henri Duvernois, …
Với ảnh hưởng của các nhà thơ Pháp Baudelaire, Verlaine, Desborde Valmore ….
thì xuất hiện nhiều nhà thơ tiêu biểu như: Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình
Liên, …. Và sau này là phong trào Thơ mới ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thơ Pháp
mang âm hưởng lãng mạn và dân tộc trong cách mạng như thơ Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Huy Cận, Chính Hữu, …
Một ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Pháp nữa đó là xuất hiện loại hình văn
học mới như kịch nói. Chúng ta có thể thấy những vở kịch phỏng dịch từ kịch
Pháp, tiểu thuyết Pháp, cũng có nhà viết kịch nói thành công của Việt Nam như:
Lòng rỗng không của Đoàn phủ tứ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang
Vũ, … Có thể nói, văn học Pháp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học truyền thống
Việt Nam không kém gì ảnh hưởng văn học Trung Quốc thời Đường.
Ngoài văn học, thơ ca, báo chí, văn hóa Pháp còn ảnh hưởng đến các loại hình
nghệ thuật khác như hội họa với nhiều tác phẩm từ nhiều họa sĩ Việt lấy cảm hứng,
phong cách và trường phái Pháp. Trước đó, hội họa Việt Nam chủ yếu bị ảnh
hưởng bởi Trung Quốc với mực Tàu và các loại tranh phong cảnh sơn thủy. Năm
1925, trường mỹ thuật Đông Dương được thành lập ở Hà Nội, sự tiếp cận với hội
họa Pháp là một bước tiến trong nền hội họa Việt. Nhiều tác phẩm đã được nghệ sĩ
Việt tiếp thu kết hợp hội họa Pháp với nền hội họa truyền thống, mang đậm tính
8
dân tộc từ tranh sơn dầu, sơn mài, lụa, cho đến khắc gỗ của những nghệ sĩ từ
Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, đến Dương Bích Liên, ….
Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, máy ảnh, máy quay phim và máy
chiếu ra đời làm xuất hiện loại hình nghệ thuật mới là nhiếp ảnh và điện ảnh. Rõ
ràng, là một nước thuộc địa của Pháp, nền văn hóa truyền thống Việt Nam chịu ảnh
hưởng từ điện ảnh Pháp.
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến văn hóa vật chất
2.2.1 Trang phục
Nói đến dấu ấn của văn hóa Pháp trong nền văn hóa Việt Nam truyền thống,
không gì có thể biểu lộ rõ hơn trang phục, thời trang Pháp có ảnh hưởng rất lớn đến
trang phục của Việt Nam cả trong thời kỳ Pháp thuộc lẫn ngày nay.
Đầu tiên phải kể đến ảnh hưởng của Pháp đến với áo dài Việt, dù cho đến nay
vẫn chưa thể xác định chính xác áo dài xuất hiện từ khi nào nhưng có thể thấy áo
dài truyền thống Việt Nam hiện đại ngày nay có ảnh hưởng từ thời trang Pháp thời
Pháp thuộc. Áo dài Việt Nam trải qua một thời gian dài thay đổi và phát triển từ áo
Giao lãnh, áo dài Tứ thân xuất hiện ở thế kỉ 17, đến áo dài Ngũ thân thế kỉ 19, đến
thế kỉ 20 với ảnh hưởng từ Pháp áo dài Le Mur xuất hiện mang hơi hướng thời
trang phương Tây. Áo dài Le Mur được coi là hình ảnh sơ khai của áo dài đương
đại Việt Nam. Sau đó áo dài Lê Phổ và áo dài Raglan ra đời kế thừa vẻ đẹp của áo
dài Le Mur và biến đổi phù hợp hơn với văn hóa Việt Nam. Áo dài Việt hiện nay
tuy có nhiều điểm khác so với áo dài ban đầu nhưng có thể thấy ảnh hưởng phong
cách Pháp đã góp một phần hình thành nên hình ảnh áo dài Việt Nam.
Thứ hai, ảnh hưởng của văn hóa Pháp mang Âu phục đến Việt Nam. Âu phục
đã dần dần theo chân người Pháp vào Việt Nam từ những năm 1880 từ những
thương buôn, quan lại người Pháp. Những ảnh hưởng này xuất hiện trước tiên ở
thành thị lớn đối với những gia đình tầng lớp thượng lưu, quý tộc với sự kết hợp
giữa trang phục truyền thống và phụ kiện Âu như giày da. Đến thế kỉ 20, Âu phục
dần phổ biến hơn ở nam giới thương buôn, quan lại Việt Nam và những tay sai làm
9
việc cho Pháp, tầng lớp trung lưu, tri thức, văn nghệ sĩ như vest, sơ mi, suit, ghi lê,
quần tây, giày da, …. Khoảng những năm 1920, những trào lưu thời trang của Pháp
ảnh hưởng mạnh mẽ đến Đông Dương đặc biệt là Việt Nam. Những năm này được
cho là khởi đầu của phong cách thời trang thời hiện đại. Sau này, phong cách Âu
phục công sở còn thịnh hành đối với phụ nữ hiện đại Việt Nam mà không chỉ đối
với nam giới.
2.2.2. Ẩm thực
Khi đến Việt Nam, người Pháp cũng mang thói quen ăn uống của họ đến Việt
Nam, điều này mang đến sự giao thoa, kết hợp giữa ẩm thực Pháp và thói quen ăn
uống của người Việt, tuy nhiên vẫn giữ được bản sắc dân tộc và biến đổi phù hợp
với thói quen ăn uống, thuần phong mỹ tục của một nước phương Đông. Khi nói
đến ẩm thực của người Việt nói chung ảnh hưởng bởi văn hóa Pháp thì không thể
không nói đến bánh mì, cà phê, chocolate, bánh ngọt, đồ tráng miệng và nhiều món
kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống Việt Nam với phong cách chế biến của
Pháp.
Bánh mì là món ăn người Pháp đưa vào bàn ăn Việt Nam, ban đầu bánh mì
không quá thịnh hành do văn hóa ẩm thực Việt Nam là ẩm thực lúa nước không
phải lúa mì, tuy nhiên, sau này bánh mì dần dần phổ biến do tiện lợi, ngon miệng.
Ngày càng nhiều cửa hàng bán bánh mì kết hợp với nhiều nhân, đồ ăn kèm khác
nhau trở thành món ăn đường phố ngon, nhanh và tiện lợi. Với sự kết hợp phong
cách ăn uống của người Việt món bánh mì Việt Nam đã trở nên nổi tiếng trên thế
giới và xuất hiện trong nhiều tạp chí ẩm thực trên toàn cầu.
Một thức nữa tạo nên thương hiệu của ẩm thực Việt Nam là cà phê. Đây là một
ảnh hưởng lớn của Pháp đến văn hóa Việt Nam truyền thống. Arabica là giống cà
phê đầu tiên mà người Pháp đưa vào Việt Nam vào năm 1857, đến năm 1908, hai
giống cà phê khác được đưa đến là Robusta và Exelsa. Dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa, cà phê đã đưa vào sản xuất ở Việt Nam đặc biệt là ở Tây Nguyên,
Nam Bộ. Ban đầu, cà phê chỉ phổ biến với giới tri thức, gia đình trung lưu và
10
thượng lưu nhưng sau này dần dần phổ biến với người dân. Cà phê Việt Nam chủ
yếu được pha theo phong cách Pháp đó là cà phê pha bằng phin, ngày nay đi đâu
cũng có thể thấy những người dân ăn mặc giản dị ngồi bên vỉa hè nhâm nhi ly cà
phê nhỏ giọt. Đó là một ảnh hưởng lớn của văn hóa Pháp đến văn hóa Việt Nam
truyền thống.
Ngoài ra, văn hóa của người Pháp trong ẩm thực Việt còn được thể hiện thông
qua cách chế biến, nguyên liệu trong các nhà hàng Việt-Pháp, các món bánh ngọt,
món khai vị, món tráng miệng, các món súp, salad, …
2.2.3. Kiến trúc
Văn hóa nhà ở truyền thống của Việt Nam là nhà gỗ với ảnh hưởng của kiến
trúc phương Đông đặc biệt là Trung Hoa, tuy nhiên, nhà ở của đa số người dân hiện
nay chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp rất nhiều, tuy đã thay đổi và cải tiến phù
hợp với địa hình và khí hậu của Việt Nam nhưng vẫn có nét đặc trưng của kiến trúc
Pháp như hình khối vuông, đồ sộ, các đường cong mềm mại, tỉ lệ đối xứng cùng
với nội thất hiện đại sang trọng. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn những công trình
kiến trúc mang đậm kiến trúc Pháp được xây từ thế kỉ trước qua từng giai đoạn:
Kiến trúc tiền thực dân, kiến trúc tân cổ điển, kiến trúc địa phương Pháp, kiến trúc
Art deco, kiến trúc Đông Dương và kiến trúc Hoa-Pháp với những công trình tiêu
biểu như: Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Tòa thị chính, Phủ Toàn quyền (1902), Tòa án
Chính phủ (1906), Petit Lycée (số 8 Hai Bà Trưng), Trường nữ học Pháp (58 Trần
Phú), Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO (Tràng Tiền), công ty
AVIA (Trần Hưng Đạo), Bưu điện (Đinh Lễ), Dinh Tổng đốc Hoàng Trọng (Hoàng
Diệu), dinh thự số 26 Phan Bội Châu, ...
2.2.4 Đô thị, công nghiệp, giao thông
Một đặc điểm nổi bật mà văn hóa Pháp tác động đến văn hóa Việt Nam truyền
thống đó là sự phát triển của đô thị, công nghiệp và giao thông. Khi Việt Nam
chính thức trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp đã tiến hành xây dựng các đô
thị, các công ty, nhà máy, xây dựng đường giao thông như cầu, đường sắt để phục
11
vụ cho việc khai thác thuộc địa, đem tài nguyên về cho chính quốc. Cùng với đó là
sự xuất hiện các ngân hàng, công ty, các ngành công nghiệp như khai thác, dệt
may, xuất bản, … cùng giai cấp tư sản, tiểu tư sản, đặc biệt sớm nhất ở miền Nam.
Đây là nền tảng phát triển đô thị ở Việt Nam sau này.
3. Mở rộng vấn đề
Từ những ảnh hưởng của Pháp đến nền văn hóa Việt Nam truyền thống, có thể
thấy có nhiều điểm tiêu cực và những điểm tích cực. Chúng ta không phủ nhận
những điểm tích cực nhưng cũng không quên đó là quá trình giao lưu văn hóa
cưỡng bức nhằm khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà ngày nay một số người
không hiểu rõ về quá trình lịch sử văn hóa Việt, những bạn trẻ thiếu kiến thức vẫn
nghe theo lời lẽ tẩy trắng “khai hoang văn minh” của người Pháp. Các thế hệ trẻ
ngày nay tiếp thu rất nhanh những cái mới nhưng cũng dễ dàng quên đi những văn
hóa truyền thống, dễ dàng bỏ quên những cái đã theo chân ta hàng chục năm. Đây
có lẽ là vấn đề của nhiều người trẻ ngày nay thường biện minh bằng những lời lẽ
như: thời đại 4.0, thời đại hội nhập toàn cầu, … để chạy theo những thứ gọi là
“trendy” mà bỏ quên những truyền thống văn hóa mà cha ông ta đã tạo ra, gìn giữ
đến tận ngày nay. Tuy nhiên, chỉ có khái niệm “hội nhập kinh tế” chứ không có
khái niệm “hội nhập văn hóa”. Khả năng tiếp nhận cái mới của người Việt nhạy
bén, đó là một điểm mạnh nhưng nhưng nếu không đầy đủ nhận thức và kiến thức
nó sẽ là một điểm yếu làm cho nền văn hóa dân tộc ngày càng bị bào mòn. Cụ thể,
chúng ta có thể thấy, người Việt dễ dàng bỏ chữ Hán, chữ Nôm, hiện nay rất ít
người biết hai chữ này; nhiều người ngày nay không hề biết đến những nhạc cụ dân
tộc mà chỉ biết đến dương cầm, vĩ cầm; …… Hôm nay, chúng ta dễ dàng từ bỏ áo
Nhật Bình, áo Tứ thân để mặc áo Pháp, ngày mai chúng ta lại bỏ áo Pháp để mặc
áo Nga, vậy thì chỉ vài chục năm nữa thôi, văn hóa Việt Nam truyền thống sẽ còn
lại gì?. Tuy nhiên, điều đáng mừng là cũng có những bạn trẻ đang cố gắng ngược
lại thời gian với những dự án mang những bản sắc văn hóa truyền thống Việt về với
thời hiện đại và nhận được nhiều sự ủng hộ đến từ cộng đồng. Đây là một trong
12
những điểm sáng trong con người Việt Nam không quên đi cội nguồn, hi vọng sẽ
có nhiều bạn trẻ hơn tiếp tục con đường gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc
vươn ra thế giới.
4. Kết luận
Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa khác nhau qua
hàng ngàn năm và chắc chắn rằng văn hóa Pháp là một trong những nền văn hóa
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến với nền văn hóa Việt Nam truyền thống cả trong thời
kì Pháp thuộc lẫn văn hóa Việt Nam thời hiện đại. Chúng ta không thể phủ nhận
rằng sự ảnh hưởng này đến từ giao lưu cưỡng bức thông qua một cuộc chiến tranh
xâm lược thôn tính thuộc địa với những ảnh hưởng tiêu cực lên nền văn hóa truyền
thống qua hàng ngàn năm văn hiến nhưng vẫn có nhiều mặt tích cực tác động lên
những mặt tiêu cực, cổ hủ và không theo kịp nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên,
nền văn hóa Việt Nam đã tiếp thu một cách kịp thời có chọn lọc và kết hợp hài hòa
với thuần phong mỹ tục văn hóa của mảnh đất hình chữ S mà không bị mất đi
những nét đặc trưng văn hóa do cha ông để lại, điều này đã tạo nên một đất nước
Việt Nam với nền văn hóa đa dạng nhiều màu sắc và tính cách con người thân thiện
dễ tiếp thu, học hỏi từ nhiều nước trên thế giới.

13
1. Mai Anh, 2021, Phong cách kiến trúc Pháp cổ và những dấu ấn ở Việt Nam,
02/01/2022, từ<https://reatimes.vn/phong-cach-kien-truc-phap-co-va-nhung-
dau-an-o-viet-nam-20201224000003328.html>

2. R. Aileau (Đoàn Văn Chúc dịch từ tiếng Pháp 2012), Khái niệm “truyền
thống”, 19/12/2021, từ<http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-
c%E1%BB%A9u/V%C4%83n-h%C3%B3a/p/khai-niem-truyen-thong-
1303>

3. Vũ Đoàn, 2021, Những thông tin bất ngờ về bánh mì Việt Nam, món ăn nổi
tiếng thế giới, 01/01/2022, từ<https://baophapluat.vn/nhung-thong-tin-bat-
ngo-ve-banh-mi-viet-nam-mon-an-noi-tieng-the-gioi-post340040.html

4. Đặng Sĩ Đức,2017, Phương Tây với văn hóa Việt Nam, 23/12/2021,
<http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung-
xu-voi-moi-truong-xa-hoi/phuong-tay-voi-van-hoa-viet-nam/>

5. Minh Hiền (2021). Ảnh hưởng của Pháp với sự hiện đại hóa của văn hóa
Việt Nam, 14/12/2021, từ <https://baothuathienhue.vn/anh-huong-cua-phap-
voi-su-hien-dai-hoa-cua-van-hoa-viet-nam-a88249.html>

6. Vũ Thanh Hoa, 2014, Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại,
26/12/2021, từ<https://vuthanhhoa.com/dau-an-phuong-tay-trong-van-hoc-
viet-nam-hien-dai/>

7. Vũ Minh Huệ, 2016, Khái niệm truyền thống và lễ hội, 21/12/2021, từ


<http://lienketviet.net/blog/163/khai-niem-ve-truyen-thong-va-le-hoi/>

8. Nguyễn Văn Minh, 2008, Hội họa Pháp và ảnh hưởng của nó tại Đông
Dương, báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24

9. Phan Ngọc, 2019, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản văn học

14
10.Phan Ngọc, 2020, Ảnh hưởng văn học Pháp đến văn học Việt Nam trong giai
đoạn 1932-1940, 26/12/2021, từ <http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-
tuc/p0/c7/n29444/Anh-huong-van-hoc-Phap-toi-van-hoc-Viet-Nam-trong-
giai-doan-1932-1940.html>

11.Nguyễn Phú Phong, 2021, Ảnh hưởng của nền văn học Pháp đến văn học
Việt Nam, từ< http://redsvn.net/anh-huong-cua-nen-van-hoc-phap-toi-van-
hoc-viet-nam-2/>

12.Lý Đăng Thạnh, 2016, Nền báo chí Việt Nam thời thuộc Pháp (1858-1945)
trích Lịch sử Việt Nam tập 8: Đông Dương thuộc Pháp, 24/12/2021, từ
https://nghiencuulichsu.com/2016/10/05/nen-bao-chi-viet-nam-thoi-thuoc-
phap-1858-1945-bai-1/

13.Nguyễn Đình Thành (2014). Một góc nhìn về sự ảnh hưởng văn hóa Pháp-
Việt qua 400 năm, 16/12/2021, từ<https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/mot-
goc-nhin-ve-su-anh-huong-van-hoa-phap-viet-qua-400-nam-
n20140220134620066.htm>

14.Trần Ngọc Thêm, 2001, Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất
bản Tp. HCM, trang 27.

15.Hoàng Thiên (2017). Ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài trên văn hóa Việt
Nam, 14/12/2021, từ < https://giaoxudongtri.com/anh-huong-cua-van-hoa-
nuoc-ngoai-tren-van-hoa-viet-nam/>

16.Vũ Viết Tuân, 2017, Di sản văn hóa Pháp vẫn sâu đậm trong đời sống người
Việt, 23/12/2021, từ<https://tuoitre.vn/di-san-van-hoa-phap-van-sau-dam-
trong-doi-song-nguoi-viet-20171207172456207.htm>

17.Mạnh Tùng, 2017, giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc, 28/12/2021, từ
<https://vnexpress.net/giao-duc-viet-nam-thoi-phap-thuoc-3630779.html>
15
18.Hoàng Thị Tuyền, 2021, Slide cơ sở văn hóa Việt Nam

19.Wiktionary tiếng Việt, 2021, Truyền thống, 21/12/2021,


từ<https://vi.wiktionary.org/wiki/truy%E1%BB%81n_th%E1%BB%91ng#T
i%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t>

20.Wikipedia, 2021, Danh sách quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa tiêu biểu,
21/12/2021, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_qu%C3%A1_tr%C3%A
Cnh_giao_l%C6%B0u_v%C3%A0_ti%E1%BA%BFp_bi%E1%BA%BFn_v
%C4%83n_h%C3%B3a_ti%C3%AAu_bi%E1%BB%83u>

21.Savaldor Cortez, 2021, Ảnh hưởng của Pháp ngon trên ẩm thực Việt Nam,
01/01/2022, từ <https://vi.yourtripagent.com/delicious-french-influences-on-
vietnamese-cuisine-5919>

22. Lê Công Sơn, 2018, Khám phá “Dấu ấn kiến trúc Pháp ở Sài Gòn-
Tp.HCM”, 02/01/2022, từ< https://thanhnien.vn/kham-pha-dau-an-kien-truc-
phap-o-sai-gon-tphcm-post801509.html>

23.Style-republik, 2020, Từ áo dài đến Âu phục, trang phục nam giới Việt Nam
một thời phong hóa, 31/12/2021, từ<https://style-republik.com/trang-phuc-
nam-gioi-viet-nam/>

24.NgTg. HaiVan, 2021, Lịch sử du nhập cà phê vào Việt Nam, 23/12/2021, từ
<https://primecoffea.com/lich-su-cay-ca-phe-viet-nam.html>

16
17

You might also like