You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT ĐỐNG ĐA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 11-HK2

TỔ VĂN NĂM HỌC 2021 - 2022

A.NỘI DUNG ÔN TẬP


I.PHẦN ĐỌC HIỂU
-Đọc hiểu văn bản nghị luận ngữ liệu ngoài SGK
*Nhận biết:
-Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
-Chỉ ra thông tin trong văn bản/trích đoạn.
-Nhận diện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ thể hiện trong văn bản.
*Thông hiểu:
-Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản:ý nghĩa tư tưởng,các khía cạnh của vấn đề được đưa ra
bàn luận.
* Vận dụng:
-Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung,hình thức trong văn bản.
-Rút ra được thông điệp,bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.
II LÀM VĂN
Nghị luận văn học: Phân tích ,cảm nhận về các tác phẩm trữ tình trong SGK Ngữ văn 11 sau đây

1. ĐÂY THÔN VĨ DẠ ( HÀN MẶC TỬ )


a. Vẻ đẹp của bức tranh Vĩ Dạ trong bài thơ.
b. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống trần thế thiết tha.
c. Tâm trạng nhân vật trữ tình .
d. Cấu tứ và bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ.
e.Giới hạn: Khổ 1,2.
2. CHIỀU TỐI ( HỒ CHÍ MINH )
a. Tác giả, xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác, chi tiết văn bản.
b. Những giá trị về nghệ thuật và nội dung tư tưởng.
c. Bức tranh thiên nhiên
d. Bức tranh cuộc sống con người trong bài thơ.
e. Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ.
f. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ
3. TỪ ẤY (TỐ HỮU)
a. Tác giả, xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác, chi tiết văn bản.
b. Những giá trị về nghệ thuật và nội dung tư tưởng
c. Ý nghĩa nhan đề, cấu tứ tác phẩm.
d. Niềm vui, sức mạnh tinh thần to lớn của nhà thơ trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
e. Sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh nhịp điệu, ngôn ngữ….
g. Giới hạn : Khổ 1,2
B. YÊU CẦU
Học sinh có kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận với luận điểm, luận cứ
chính xác, lập luận hợp lí, thuyết phục. Có các kiến thức đọc hiểu văn bản để viết bài văn nghị luận văn
học chứng minh một nhận định, một ý kiến về tác phẩm, đoạn trích 03 tác phẩm nêu trên.
C. CẤU TRÚC ĐỀ
Bài làm gồm 2 phần, thời gian làm bài 90 phút.
Phần 1 : Đọc hiểu (3.0 điểm)
Phần 2 : Làm văn, phạm vi thuộc các bài đọc văn nêu trên. (7.0 điểm)

D. ĐỀ THAM KHẢO
I. ĐỌC-HIỂU ( 3.0 điểm ). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng.
Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho
rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công, v.v. Chung quy lại, có thể nói thành
công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là ‘Thành
công là gì?’ mà là ‘Thành công để làm gì’? Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng,
điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành
công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc.
Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là
phương tiện.
Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, là ảo tưởng.
Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ
không phải điều ngược lại! Đó chính là ‘bí quyết’ để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net/tin-tuc/thanh-cong-va-hanh-phuc-cai-nao-den-truoc)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Theo tác giả, điều nào quan trọng hơn: thành công là gì hay thành công để làm gì?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự
ngộ nhận, là ảo tưởng?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm hạnh phúc là nền tảng cuộc sống không? Vì sao?(Trình
bày khoảng 5-7 dòng)
II. LÀM VĂN( 7.0 điểm )
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bức tranh thôn Vĩ qua khổ thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau,nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió,mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ” -Hàn Mặc Tử,Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo Dục)

You might also like