You are on page 1of 43

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH

----------

HỌC PHẦN: HÀ NỘI HỌC

ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC PHÁP Ở HÀ NỘI

Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Hòa

Sinh viên: Lưu Thị Hoài

Mã sinh viên: 22001448

Lớp học phần: 30TOU007_QTLH D2020 (N01)

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

2|Page

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đối với các thành phố, đặc biệt là với Thủ đô thì kiến

trúc và quy hoạch đô thị có vai trò rất quan trọng. Điều đó

quyết định một phần sự phát triển của Thủ đô, về cách thức

sinh hoạt của ngươi dân. Kiến trúc đô thị Hà Nội từ lâu đã
tồn tại song hành giữa kiến trúc phương Đông thuần túy và

kiến trúc phương Tây hiện đại. Kiến trúc phương Đông được

thể hiện rõ nhất ở khu phố Cổ - kết cấu nhà dạng ống, hẹp

và dài; khu phố Tây – nơi thể hiện rõ nhất lối kiến trúc

phương Tây (kiến trúc Pháp).

Có thể nói, ảnh hưởng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội diễn

ra có quy luật, bộc lộ những giá trị tích cực nhất từ cưỡng

bức, cộng sinh, chuyển hóa mềm mại và có tính đặc trưng

phù hợp với đặc điểm tự nhiên và nhân văn Hà Nội, bao

chưa cả tính khách quan của thời đại và tính chủ quan của

cá nhân. Ảnh hưởng ấy bộc lộ rõ rệt qua sự kết hợp của

phương pháp tư duy phân tích (có nguồn gốc phương Tây)

với phương pháp tư duy tổng hợp mang tính cân bằng dung

hòa (có nguồn gốc phương Đông), thể hiện trong mọi khía

cạnh của quá trình tác nghiệp, tạo lập nên một công trình

kiến trúc.

Kiến trúc Pháp ở Hà Nội đã trở thành một quỹ di sản

kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, kết hợp hài hòa với các thành

phần kiến trúc và cảnh quan đô thị truyền thống. Chính

những giá trị kiến trúc Pháp còn lại ở Hà Nội cho đến nay

đã tạo cho Hà Nội một sức hút riêng đối với du khách trong

và ngoài nước. Đặt chân tới Hà Nội không chỉ ngắm phố Cổ

Hà Nội, ngắm hoàng hôn ở hồ Tây mà du khách còn có thể

ngắm nhìn những ngôi nhà phố, biệt thự Pháp cổ ở khu phố

cổ và khu vực quận Ba Đình.

3|Page
Hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo tồn và

phát huy các giá trị của những công trình kiến trúc Pháp ở

Hà Nội nên em đã lựa chọn đề tài “Giá trị kiến trúc Pháp ở

Hà Nội”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra được những giải pháp bảo tồn và phát huy những

giá trị về mặt thẩm mỹ, nhân văn của những công trình kiến

trúc Pháp tại Hà Nội.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu về kiến trúc cổ Hà Nội và sự du nhập của

kiến trúc Pháp.

Chỉ ra được những giá trị của các công trình do người

Pháp xây dựng đến Hà Nội.

Đề xuất ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy

được giá trị của những công trình ấy.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin từ

các bài báo, luận văn, các triển lãm kiến trúc.

Phươn pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: sử dụng

phương pháp này để đánh giá, tổng hợp và đưa ra nhận xét

dựa trên các tư liệu đã thu thập được. Từ đó có cái nhìn tổng

quát hơn về vấn đề nghiên cứu và đưa ra kết luận.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tại quận Ba Đình, Hoàn Kiếm... nơi còn


lưu giữ nhiều các công trình do người Pháp xây dựng.

- Về thời gian: từ 22 tháng 11 đến 6 tháng 12 năm 2021.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

4|Page

Các công trình công cộng và nhà ở do người Pháp xây

dựng tại Hà Nội.

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay các công trình nghiên cứu về kiến trúc Pháp ở

Hà Nội chưa thực sự nhiều. Tuy nhiên vẫn có các công trình

nghiên cứu tiêu biểu như “Kiến trúc thời kì thuộc địa ở Hà

Nội” của Nguyễn Đình Toàn tại triển lãm “Kiến trúc các

công trình xây dựng tại Hà Nội thời kì Pháp thuộc”, tác giả

này còn một số công trình nghiên cứu khác như “Kiến trúc

nhà ở khu phố cũ Hà Nội thời Pháp thuộc” (1995) và

“Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn hóa bản địa

trong kiến trúc thời thuộc Pháp ở Việt Nam” (1998). Nghiên

cứu về các công trình công cộng do người Pháp xây dựng

có tác giả Trần Quốc Bảo với “Kiến trúc nhà công cộng theo

phong cách Tân cổ điển trước năm 1945 ở Hà Nội” và

Nguyễn Quang Minh với “Giá trị kiến trúc của nhà phố

Pháp trong khu phố Pháp tại Hà Nội”.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến

lối kiến trúc về mặt quy hoạch đô thị chứ chưa đề cập đến

việc phát triển du lịch Thủ đô. Vì vậy em lựa chọn đề tài

“Giá trị kiến trúc Pháp ở Hà Nội” với mong muốn đưa ra

những đề xuất kiến nghị để góp phần phát triển du lịch Thủ
đô cũng như giữ gìn và tôn tạo những giá trị kiến trúc còn

xót lại ở Hà Nội.

6. Kết cấu của tiểu luận

Gồm 2 chương

Chương 1. Tổng quan về kiến trúc Hà Nội và sự du nhập

của kiến trúc thời Pháp thuộc

Chương 2. Giá trị kiến trúc Pháp ở Hà Nội

Chương 3. Giải pháp cho những công trình kiến trúc Pháp

tại Hà Nội

5|Page

Mục lục

Chương 1. Tổng quan về kiến trúc Hà Nội và sự du

nhập của kiến trúc thời Pháp thuộc

1.1. Khái quát về kiến trúc Hà Nội ............................................ 6

1.1.1. Kiến trúc thành quách ........................................................ 7

1.1.2. Kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng ......................................... 8

1.1.3. Kiến trúc dân gian .............................................................. 11

1.1.4. Kiến trúc vườn cảnh ........................................................... 12

1.2. Sự du nhập của kiến trúc thời Pháp thuộc .......................... 13

Chương 2. Giá trị kiến trúc Pháp ở Hà Nội

2.1. Những phong cách kiến trúc Pháp tại Hà Nội ........................ 21

2.2. Ứng dụng của kiến trúc Pháp tại Hà Nội ............................... 30

2.2.1. Biệt thự ................................................................................ 30

2.2.2. Nhà phố ............................................................................... 31

Chương 3. Giải pháp cho những công trình kiến trúc


Pháp tại Hà Nội ........................................................................... 34

Kết luận

Tài liệu tham khảo

6|Page

NỘI DUNG

Chương 1. Tổng quan về kiến trúc Hà Nội và sự du

nhập của kiến trúc thời Pháp thuộc

1.1. Khái quát về kiến trúc Hà Nội

Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn

liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã

hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng

trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Tuy

nhiên các công trình còn sót lại chủ yếu được xây dựng từ

sau thế kỷ 17-18.

Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc

đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng

sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến

và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá..., sau này còn có các

vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... Hệ thống kết cấu

khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất
về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ

nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt

trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm

lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần

trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách

nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do

nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những

công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường

sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân

tộc rất rõ nét.

Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại hình như

sau:

7|Page

Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp

đài, đồn, cửa ô... Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ

Việt Nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như: hình

vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi

sao và những hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại

hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử

dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du,

người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc

gạch và vôi vữa xây thành.

Các nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam trong nền

kiến trúc gỗ cổ phương Đông:

1.Dốc mái thẳng, đao cong. Ngói được sử dụng có


thể là ngói âm dương (Ngói lưu ly) hoặc ngói hài (ngói vảy).

Ngói âm dương từ ngàn xưa thì ngói âm dương đã gắn liền

với các công trình kiến trúc của Việt Nam, với ưu điểm độ

bền cao, cấu trúc thiết kế lợp đặc biệt mang đến sự thoáng

mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông thường được sử dụng

cho các công trình hành chính nhà nước hoặc nhà của tầng

lớp cao, quan lại, nhà nho, kiến trúc tôn giáo. Ngói hài

thường được sử dụng trong kiến trúc dân gian, chi phí thấp,

độ bền thường không cao, dễ lên rêu, thường thấy ở kiến

trúc Khmer, Thái Lan.

2.Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên (chủ yếu thời Lê,

Nguyễn) hoặc là hệ đấu-củng (chủ yếu đến thời Lý, Trần và

dần bổ sung hoặc thay thế bằng bảy/kẻ). Cả hai phương pháp

tồn tại song song tùy vào trình độ người thợ mà chọn lựa thi

công, hệ đấu-củng tương đối phức tạp,có độ bền cao về thẩm

mỹ thì trau chuốt và đẹp hơn nên yêu cầu tay nghề người

thợ cao và tỉ mỉ trong công việc.

3.Cột mập to, phình ở phần giữa thân dư

1.1.1. Kiến trúc thành quách

8|Page

Thành Cổ Loa, bố cục thành Cổ Loa (Đông Anh -

Hà Nội) có 3 vòng rõ rệt: vòng ngoài, vòng trong và vòng

giữa đều được đắp bằng đất. Người ta thông thường đào đất

ngay tại chỗ đắp tường thành, phần đất bị đào đi tạo nên hào

chạy xung quanh thành và hào cũng là bộ phận có tác dụng

phòng ngự của thành. Thành Cổ Loa có hình dáng khá đặc
biệt giống hình xoáy vỏ ốc. Toàn bộ xung quanh các vòng

thành Cổ Loa đều có đào hào, trừ phía Tây Nam và Đông

Nam là sông hoặc đầm lầy tự nhiên, còn toàn bộ là hào nhân

tạo rộng từ 20–50 m.

Thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, thành Thăng

Long thời nhà Lý gồm nhiều vòng thành. Vòng ngoài cùng

là La thành, vừa là nơi phòng ngự, vừa là nơi ngăn lụt, có

độ dài khoảng 30 km. Trong khu vực này là Kinh thành bao

gồm nhiều phường phố, chợ búa... nơi ăn ở buôn bán sản

xuất thủ công nghiệp của nhân dân và quan lại. Hoàng thành

được xây bằng gạch, là nơi đóng các cơ quan đầu não của

nhà nước và triều đình phong kiến, bên trong có Cấm thành

là nơi dành cho vua và gia đình ở, sinh hoạt.

1.1.2. Kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng

Chùa tháp là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo.

Bố cục mặt bằng ngôi chùa có các loại hình như sau:

1.Chữ Đinh (丁), bên ngoài rộng 5 gian, 7 gian...

2.Chữ Công (工), hay còn gọi là nội công, ngoại quốc

(trong là chữ 工, ngoài là chữ 囗)

3.Chữ Nhị (二), chữ Tam (三)... bao gồm một tổng

thể nhiều công trình đơn lẻ, có hành lang bao quanh hoặc

tường vây kín.

9|Page

Đền miếu, công trình đền đài, miếu mạo là nơi thờ

cúng của Đạo giáo (Lão giáo). Địa điểm xây dựng thường

được lựa chọn ở những vị trí có liên quan đến những truyền
thuyết hoặc sự tích, cuộc sống của vị thần siêu nhiên hoặc

các nhân vật được tôn thờ. Đại thể kiến trúc bên ngoài của

đền đài miếu mạo có những đặc điểm cơ bản giống của kiến

trúc đình chùa, nhưng nội dung thờ cúng và trang trí nội thất

có khác nhau.

Văn Miếu – Văn chỉ, là những công trình kiến trúc

Nho giáo thời Khổng Tử.

Quần thể Văn miếu - Quốc tử Giám Hà Nội được xây

dựng theo trục Bắc Nam. Phía trước Văn Miếu có một hồ

lớn gọi là hồ Văn Chương. Ngoài cổng chính có một dãy 4

cột trụ, hai bên tả hữu có bia. Cổng Văn miếu xây kiểu Tam

Quan trên có 3 chữ lớn Văn miếu môn viết bằng chữ Hán.

Đình làng, nguyên là nơi thờ thành hoàng theo

phong tục tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam cổ đại. Vì vậy

nó thường được xếp vào thể loại công trình phục vụ cho tôn

giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đình làng còn là một công trình

thuộc thể loại kiến trúc công cộng dân dụng do tính chất

phục vụ đa chức năng của nó. Ngoài là nơi thờ Thành hoàng

làng, đình làng còn là trung tâm hành chính, quản trị phục

vụ cho mọi hoạt động thuộc về cộng đồng làng xã; là nơi

làm việc của Hội đồng kỳ mục trước đây (trong thời phong

kiến); là nơi hội họp của dân làng... Đây cũng là nơi diễn ra

các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ

của làng. Nói chung, với ba chức năng cơ bản trên (tín

ngưỡng, hành chính, văn hóa-văn nghệ), đình làng là nơi

diễn ra nhiều hoạt động của làng xã Việt Nam dưới thời
phong kiến.

10 | P a g e

Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước cây

xanh tạo cảnh quan. Kiến trúc đình làng có thể chỉ 5-7 gian,

hoặc có thể có tới 7 gian hai chái như ở đình làng Đình Bảng.

Đây cũng là số gian lớn nhất mà kiến trúc cổ Việt Nam có

được. Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng

phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm) do những

ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa về sau này. Mặt bằng

đình có thể là kiểu chữ Nhất (一)(kiểu này thường thấy ở

các đình cổ, thế kỷ XVI); hoặc quy mô, phức tạp hơn với

những bố cục mặt bằng có tên gọi theo dạng chữ Nho: chữ

Đinh (丁), chữ Nhị (二), chữ Công (工), chữ Môn (門)

Đây là các dạng mặt bằng xuất hiện về sau, bổ sung

cho sự phong phú của đình làng Việt Nam, đi liền với quá

trình phát triển thêm về mặt chức năng của đình làng. Không

gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thường phát triển cả phía

sau, phía trước và hai bên, với nhiều hạng mục: hậu cung,

ống muỗng (ống muống), tường cánh gà, tiền tế, các dãy tả

vu, hữu vu, tam quan, trụ biểu, hồ nước, thủy đình. Trong

bố cục đó, không gian chủ yếu vẫn là tòa đại đình (đại bái),

là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, ăn khao, khao vọng,

phạt vạ của dân làng.

Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần

thể, bề thế, trang trọng. Đại đình ở các đình cổ thường có

sàn lát ván, cao từ 60 đến 80 cm, chia làm ba cốt cao độ, là
sự phân chia thứ bậc cho những người ngồi ở Đại đình. Ở

những tòa Đại đình của các ngôi đình chưa có hậu cung, bàn

thờ Thành hoàng được đặt ở chính gian giữa đại đình; gian

này không lát ván sàn và có tên là "Lòng thuyền". Hậu cung

là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong hậu cung có cung

cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của vị thần làng. Xung

11 | P a g e

quanh hậu cung thường được bít kín bằng ván gỗ, không trổ

cửa sổ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng.

Đình làng không những có giá trị về mặt kiến trúc

cao, là kiến túc thuần Việt nhất của dân tộc, mà còn là kho

tàng hết sức giá trị về mặt điêu khắc dân gian. Đây là thế

giới cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh

mẽ. Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy hay đấu-củng, đầu

dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong) là nơi các nghệ sĩ

điêu khắc dân gian chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống

và lao động của con người, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính

dân gian và phong phú, sinh động. Chính vì vậy, các điêu

khắc đình làng còn có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu về

cuộc sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam trước đây.

Nó có giá trị lịch sử sâu sắc.

1.1.3. Kiến trúc dân gian

Nhà ở dân gian đã trải qua một quá trình chuyển biến

từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền đất vùng xuôi có kết

cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ

hay lá dừa nước; nếu là kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường
được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo

gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà

ngang, nhà bếp) và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng

hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà

chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2

chái. Nhà chính thường quay về hướng nam, hướng này có

thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón được gió mát để giải

nồng. Phía trước thường trồng cây có tán cao đề làm cảnh,

đón gió tốt. Phía sau, trồng cây bụi để ngăn gió lạnh.

Kiến trúc công cộng dân gian

12 | P a g e

1.Cầu: Có các loại như cầu tre, cầu gỗ, cầu đá, cầu

gạch ngói...

2.Quán điếm: Quán có thể là quán nghỉ của nông dân

ở goài ruộng hoặc quán chợ trong các chợ buôn bán. Điếm

có thể là điếm tuần canh trong làng xóm, điếm canh đề

phòng lũ lụt vỡ đê hay điếm ở ngoài nghĩa trang... Quán

điếm thường có cấu tạo đơn giản, được xây dựng bằng tranh,

tre, nứa, lá hoặc gạch, đá, gỗ ngói...

3.Chợ làng: Chợ làng là nơi mua bán, trao đổi nông

sản, hàng hóa... giữa những người trong làng. Chợ làng

thông thường có một quán chính (5 gian) và nhiều quán nhỏ

khác.

4.Cổng làng: Làng xóm Việt Nam được bao bọc bới

lũy tre và cổng làng chính là cửa ngõ của làng xóm. Vật liệu

xây dựng của cổng làng thường là gạch, gỗ, ngói, đá


ong,...Những cổng làng có quy mô thường có cửa đóng then

cài và bảo vệ nghiêm ngặt, kết hợp với lũy tre làm thành

pháo đài kiên cố chống lại giặc giã, cướp bóc hay ngoại xâm.

1.1.4. Kiến trúc vườn cảnh

Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên

nhiên trong một không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn

cao giá trị công trình chính hoặc quần thể công trình. Vườn

cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông,

có nhiều nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc và Nhật Bản,

thường gồm 3 thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi

nhỏ. Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật,

vườn Trung Hoa do không có những nét đặc trưng rõ ràng

và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến rộng rãi ra ngoài

khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu

vườn lớn, cổ thường mang những nét tương đồng với vườn

13 | P a g e

Trung Hoa như hòn non bộ, thủy đình, các lầu hóng gió,

ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rủ.

Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên

của thiên nhiên mộc mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường

được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện

thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử (Việt Nam là nước vùng

nhiệt đới) từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm

riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã

và mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng

và thể hiện[cần dẫn nguồn]. Đó là những nét rất gần gũi với
cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến

nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt,

cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu nước với chiếc

gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn.

Đặc biệt, trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại

thường có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như: nhà

ba gian, hai chái ở những vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường

trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng những

kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ trong

vườn thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo

qua các mương nước như thách thức du khách đến chơi

vườn.

1.2. Sự du nhập của lối kiến trúc Pháp vào Hà Nội

Năm 1873 là mốc đánh dấu sự xâm chiếm Hà Nội

của thực dân Pháp. Từ lúc này, người Pháp đã khởi công xây

dựng các công trình kiên cố trên khu nhượng địa, chính thức

mở đầu cho thời kỳ xây dựng quy mô của chính quyền Pháp

ở Hà Nội và các tỉnh trong cả nước.

Những công trình chính thống của người Pháp ở

thuộc địa được xây dựng hầu hết do các kiến trúc sư Pháp

14 | P a g e

thiết kế. Các công trình này được xây dựng vào những năm

cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX như Phủ Toàn quyền

Đông Dương, Toà Đốc lý Hà Nội, Toà án Hà Nội, trụ sở

Công ty đường sắt Vân Nam, ga xe lửa Hà Nội, Phủ Thống

Sứ Bắc Kỳ.
Các công trình mang phong cách kiểu cổ điển tạo sự

trang nghiêm đồ sộ biểu hiện sự vững vàng của chính quyền

bảo hộ và ý định ở lại Việt Nam lâu dài của người Pháp.

Các kiến trúc sư Pháp có kiến thức vững chắc về kiến

trúc cổ điển Hy Lạp - La Mã và kiến trúc Châu Âu sau này.

Các trục đối xứng nghiêm ngặt, nhịp điệu lặp đi lặp lại của

những hàng cột, hệ cấu trúc “dầm, cột” và “thức” theo phong

cách cổ điển đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.

Người Pháp đã đưa phong cách Tân Cổ điển một cách

tự nhiên hoà nhập cùng một số xu hướng kiến trúc khác vào

các công trình xây dựng mà không rơi vào phong cách phục

cổ. Phong cách Tân cổ điển phát triển mạnh hơn vào giai

đoạn sau này.

Kiến trúc Pháp xâm nhập vào Việt Nam trong quá

trình lâu dài và được chia ra thành các thời kỳ sau:

a. Thời kỳ đầu 1873 - 1900

Những hoạt động về xây dựng đầu tiên của Pháp

trong khoảng những năm 1873 -1880 đến năm 1900 và kiến

trúc thời kỳ này có thể có tên gọi chung là: Kiến trúc thuộc

địa tiền kỳ và phương pháp xây dựng đô thị kiểu Châu Âu

được du nhập. Cấu trúc tổng thể dựa trên những nguyên tắc

tổ chức các thương điếm Châu Âu ở Hải ngoại với lối bố

cục truyền thống theo trục đối xứng và đường phố theo dạng

hình học...Thời kỳ này, tình hình chính trị chưa ổn định, kiến

trúc thuộc địa kiểu trại lính của quân đội viễn chinh Pháp

15 | P a g e
chiếm lĩnh ưu thế nhằm củng cố vị trí cai trị của Pháp ở Bắc

Kỳ.

b. Thời kỳ 1900 - 1920

Khu vực thị dân cũ của các tỉnh lẻ và các đô thị cũ

bắt đầu phát triển, các công trình nhà ở được xây dựng đa số

là 2 - 3 tầng. Điều quan trọng là nhà ở thị dân chịu ảnh hưởng

của việc xây dựng mới và trang trí kiến trúc thuộc địa tiền

kỳ thể hiện trong cấu trúc mặt bằng và hình thức trang trí.

Đây là thời kỳ tiến hành chương trình khai thác thuộc

địa lần thứ nhất ở Đông Dương, kiến trúc chủ yếu là các loại

công thự, dinh thự, công sở hoặc nửa dinh thự nửa công sở,

một số dạng công trình kiến trúc kiểu “chính thống” lợp mái

bằng đá ardoise, có tầng hầm và tầng mái.

Từ năm 1900 Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã

tiến hành công cuộc xây dựng các cơ quan đầu não ở Hà Nội

với mục đích biến Hà Nội thành Thủ đô của Liên bang Đông

Dương.

Kiến trúc của thời kỳ này cũng được nghiên cứu sâu

để thoát khỏi chủ nghĩa công năng đơn giản của kiến trúc

thuộc địa tiền kỳ. Phong cách kiến trúc tân cổ điển được

dùng phổ biến trong các công sở của nền hành chính thực

dân Pháp, với đặc điểm bố cục đối xứng được khai thác thể

hiện tính bề thế và hoành tráng qua các mặt chính có hình

khối kiến trúc nặng nề ở các tầng dưới tập trung vào việc

trang trí các chi tiết.

Vị trí của các công trình đó cũng là điểm nhấn trong


tổng thể không gian quy hoạch. Người Pháp muốn thông

qua kiến trúc thể hiện sức mạnh áp đảo của chính quyền thực

dân, đồng thời gây ảnh hưởng của văn hoá Pháp vào Việt

Nam.

16 | P a g e

KTS Auguste Henri Vildieu là Chánh Sở Kiến trúc

trung ương ở Hà Nội đã kêu gọi kiến thiết một nền kiến trúc

cổ điển để chinh phục dân bản địa, biểu thị quyền lực của

người Pháp ở Đông Dương.

c. Thời kỳ 1920 - 1945

Điểm đáng chú ý trong thời kỳ này là quy hoạch và

xây dựng nhà cửa phát triển mạnh theo xu hướng mới. Bên

cạnh các nhu cầu về sử dụng, người Pháp còn quan tâm

nhiều đến thẩm mỹ kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Trong đó

phải kể đến sự đóng góp của Toàn quyền Đông Dương

Maurice Long trong việc sử dụng các kiến trúc sư

giỏi từ Pháp và các thuộc địa khác sang. Họ có những ý

tưởng mới trong việc định hướng phát triển kiến trúc Pháp

ở bản địa.

Ernest Hébrerd, Arthur Kruze cùng một số kiến trúc

sư khác là những người đi đầu cho xu hướng sáng tác đó.

Các phong cách kiến trúc mới được thể nghiệm thay

thế cho phong cách kiến trúc cổ điển Pháp được du nhập từ

chính quốc. Đó là xu hướng tìm tòi các phong cách kết hợp

á - Âu, tức là khai thác các đặc điểm kiến trúc truyền thống

cũng như chú ý đến khí hậu và vật liệu địa phương.
Một trào lưu đáng kể trong giai đoạn này là Art Deco

với những đặc trưng của kiến trúc hiện đại thoát ly khỏi

những chi tiết kiến trúc cổ điển, hướng tới cách xử lý hình

khối và đường nét hình học đơn giản. Nó trở thành một trào

lưu mạnh, phát triển song song tồn tại với phong cách Đông

Dương. Cả hai xu hướng này đã để lại nhiều tác phẩm kiến

trúc có giá trị.

Những đặc điểm chính trong sự phát triển của kiến

trúc thuộc địa:

17 | P a g e

Hệ thống luật lệ quản lý đô thị kiểu phương Tây và

phương pháp quy hoạch đô thị được áp dụng khá chặt chẽ.

Trong quy hoạch đô thị, những vị trí thuận lợi được dành

cho các công thự của bộ máy cai trị, các dinh thự dành cho

các viên chức cao cấp và quan lại phong kiến, thể hiện sự

phân biệt tầng lớp rõ rệt.

Trường học, nhà thương được xây dựng, đường xá

được mở mang, chỉnh trang. Môi trường đô thị được cải thiệt

từng bước. Những khu nhà biệt thự là các khu nhà ổ chuột

tồn tại song song phản ánh rõ nét đặc tính đối lập giai cấp.

Ở các đô thị đã hình thành khá đầy đủ các công trình

công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, các công sở nhà ở

của viên chức thượng lưu, trung lưu trong bộ máy cai trị. Đô

thị bước đầu thay đổi về hình thức, nhưng chưa thay đổi căn

bản về chất. Khu công nghiệp, thương mại, văn hoá vui chơi

giải trí chưa hình thành riêng biệt mà còn xây dựng xen lẫn
với nhau.

Tuy vậy, đánh giá khách quan về quy hoạch đô thị

Pháp thuộc cần phải thấy rằng Pháp là một nước có nền văn

minh sớm phát triển của Châu Âu, kiến trúc - quy hoạch của

họ đã đạt tới một đỉnh cao, những công trình kiến trúc thời

Pháp thuộc đã xây dựng để lại có một giá trị đặc biệt về

phương diện nghệ thuật và kỹ thuật nhiệt đới hoá như “khu

phố Tây” của Hà Nội, các phố Tây ở Sài Gòn, Huế, Hải

Phòng, Nam Định… các khu nghỉ dưỡng Đà Lạt, Nha

Trang, Vũng Tàu, Bạch Mã, Đồ Sơn.

Ở Hà Nội, các công trình kiến trúc xây dựng với quy

mô lớn và phong cách kiến trúc Châu Âu đa dạng, đặt nền

tảng về phong cách kiến trúc, kỹ thuật cho các khu vực khác.

Các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc xây dựng ở Hà Nội

là những ví dụ điển hình đại diện cho cả nước về phong cách

18 | P a g e

kiến trúc như: nhà ở, biệt thự, công sở, nhà thương, trường

học, thư viện, bảo tàng, viện nghiên cứu…

Người Pháp đã cho du nhập các vật liệu, kỹ thuật và

công nghệ xây dựng mới làm thay đổi bộ mặt đô thị như:

- Xi măng, vật liệu mới đối với thị trường xây dựng

Việt Nam lúc đó được người Pháp nhập khẩu rồi sau đó xây

dựng nhà máy để sản xuất phục vụ nhu cầu kiến thiết nhà

cửa, cầu đường, nó trở thành vật liệu chính để dính kết gạch,

đá, bê tông… trong việc xây dựng mỗi công trình.

- Bê tông cốt thép lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam,
lúc đầu chỉ sử dụng ở các công trình lớn sau đã trở nên thông

dụng ở các nhà ở kiểu biệt thự. Sự xuất hiện bê tông cốt thép

đem lại cho công trình kiến trúc nhiều khả năng phong phú

hơn về tổ hợp khối.

- Vật liệu sắt thép được sử dụng rộng rãi trong kết

cấu cầu, dầm, dàn phát huy tác dụng đối với kết cấu vì kèo

vượt khẩu độ lớn. Đó là điểm mạnh để có thể xây dựng các

công trình lớn. Loại thép hình (chữ I,U, L) dùng nhiều nhất

là sàn nhà, dầm, lanh tô.

- Ngói ardoise mang từ Pháp sang để lợp các công

trình hành

chính và một số dinh thự. Vật liệu kính được đưa vào

sử dụng rộng rãi kết hợp cửa chớp gỗ lần đầu có ở Việt Nam.

- Vật liệu đất nung làm gạch xây, gạch có lỗ rỗng,

ngói máy thay cho ngói ta vẫn lợp ở công trình kiến trúc dân

gian do công ty gạch ngói Đông Dương sản xuất theo kỹ

thuật Pháp. Các cống thoát nước bằng gang, bằng gốm, vật

liệu gốm được sử dụng rộng rãi.

- Vật liệu trang trí bằng gạch men, gốm, sứ chi tiết

hoa văn được vẽ, in, khắc hoạ đa sắc, phong phú. Gạch hoa

là vật liệu lát sàn cũng là loại hình vật liệu mới mẻ được

19 | P a g e

người Pháp đưa vào nước ta để dùng cho các công trình của

họ.

Ảnh hưởng qua lại giữa hai nền kiến trúc hình thành

nét văn hoá của một đô thị mang phong cách Á Đông:
Kiến trúc thuộc địa đưa vào Việt Nam là loại kiến

trúc đã tạo nên một loại hình đô thị mới chịu ảnh hưởng

phương Tây giai đoạn cận đại. Nhiều công trình được xây

dựng trên khắp đất nước, tập trung ở các thành phố lớn như

Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng, Nam Định, Huế,

Đà Lạt… Các thể loại công trình này xây dựng chủ yếu phục

vụ cho nhu cầu của bộ máy cai trị thực dân Pháp ở Việt Nam.

Các công trình cho người Việt Nam cũng phải tuân theo quy

hoạch của người Pháp.

Kiến trúc Pháp xâm nhập vào Việt Nam trải qua một

quá trình lâu dài, cùng phát triển song song tồn tại với kiến

trúc bản địa. Trong quá trình đó đã xuất hiện hai xu hướng

trái ngược nhau: Âu hoá và chống Âu hoá cả về văn hoá kiến

trúc và kiến trúc. Xã hội Việt Nam thời kỳ đó chưa có đầy

đủ các điều kiện để tiếp nhận kiến trúc Pháp, kiến trúc Việt

Nam bị lấn át bởi kiến trúc Pháp và phải đón nhận một cách

bắt buộc.

Trong giai đoạn đầu, yếu tố truyền thống được thay

thế bởi yếu tố kiến trúc mới. Nhưng đến đầu những năm 20

kiến trúc Pháp đã có những biến đổi để thích nghi với môi

trường tự nhiên và văn hoá bản địa. Kiến trúc Việt Nam đã

có những ảnh hưởng đối với kiến trúc Pháp. Quá trình giao

lưu đã bắt đầu làm biến đổi nền kiến trúc về các phương

diện, khiến cho kiến trúc Việt Nam lật sang trang mới. Nhu

cầu xây dựng của nhiều tầng lớp xã hội sau những năm 30

ngày càng tăng nhanh. Cũng vào thời gian này bản thân
người Pháp đặc biệt là trí thức tiến bộ cũng thấy rằng không

20 | P a g e

thể “đề cao” văn hoá Pháp mà chỉ có áp đặt nguyên bản kiểu

cách kiến trúc Pháp vào một nước có truyền thống văn hoá

lâu đời.

Hình thái đô thị thuộc địa đặc thù rõ xuất hiện rõ nét

nhất là ở Hà Nội, bao gồm hai thành phần khác biệt nhau,

nhưng có ảnh hưởng lẫn nhau. Đó cũng là quá trình vận

động, biến đổi lôgíc dẫn đến sự hoà nhập của hai nền kiến

trúc. Đây là một quá trình từ tiếp xúc đến sự kết hợp văn hoá

và cuối cùng là sự hoàn thiện mang nét đặc thù riêng…

Kiến trúc Pháp thoạt đầu du nhập vào Việt Nam bằng

con đường xâm lược. Chính quyền thực dân đã nhanh chóng

khẳng định và tạo lập ra những giá trị lớn lao về kiến trúc,

đô thị và thẩm mỹ bởi sự thích ứng với môi trường tự nhiên

và văn hoá của nước sở tại, để lại một di sản lớn có giá trị

về các mặt văn hoá, kiến trúc và công năng.

Bằng những giải pháp và thủ pháp đối phó, các công

trình do người Pháp xây dựng đã đạt được những thành

công, tạo ra một xu hướng kiến trúc mới có bản sắc riêng,

thích ứng với các điều kiện tự nhiên, khí hậu và khai thác,

vận dụng các giá trị truyền thống văn hoá bản địa.
21 | P a g e

Chương 2. Giá trị kiến trúc Pháp ở Hà Nội

2.1. Những phong cách kiến trúc Pháp tại Hà Nội

Theo các công trình nghiên cứu kiến trúc thế giới, các

kiến trúc gia thế giới nhận xét, đất nước Pháp chính là một

cái nôi gìn giữ phát huy những kiến trúc cổ đại của thế giới.

Kiến trúc Pháp cổ mang sự ảnh hưởng khá lớn của La Mã

và Hy Lạp – 2 đế chế phát triển nhất của lục địa Châu Âu

vào những năm đầu của thế kỷ III trước công nguyên.

Phong cách của họ luôn hướng về như tôn nghiêm, thiên

về quá khứ với những câu chuyện thần thoại, tôn xưng ca

tụng. Sau khi kinh tế và của Pháp bùng nổ mạnh mẽ, họ đã

không ngừng học hỏi, sáng tạo và kế thừa phong cách kiến

trúc cổ kết hợp với phong cách hiện đại để tạo ra một phong

cách Pháp riêng..

Việt Nam sống trong thời Pháp thuộc trong gần một thế

kỷ, do đó phong cách kiến trúc cổ của chúng ta cũng bị ảnh

hưởng ít nhiều về lối thiết kế phương tây này. Tuy nhiên, do

chúng ta là đất nước bị đô hộ và là thuộc địa của Pháp nên

những công trình kiến trúc Pháp nổi bật đều là các công trình

lớn dành cho chính quyền hoặc các vị lãnh đạo cấp cao của

chính quyền thực dân.


Cùng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử nước

Pháp, kiến trúc nước Pháp ở Việt Nam cũng phân theo từng

giai đoạn kiến trúc khác nhau:

a. Phong cách kiến trúc Tiền thực dân

Phong cách kiến trúc Tiền thực dân bắt đầy hình thành

từ chính khi Nhượng địa với những ngôi nhà làm việc nhà ở

cho sĩ quan và binh lính Pháp. Với mong muốn có được

những không gian phù hợp với chức năng cần thiết nhưng

22 | P a g e

tránh được cái nóng oi ả mùa hè, các sĩ quan công binh Pháp

đã nghĩ ra một hình thức kiến trúc nhiệt đới thô sơ với các

hành lang rộng bao lấy không gian chính.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam bắt đầu từ

các công trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường

có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản, có hành lang rộng chạy

xung quanh. Nhà thường có 2 tầng, sàn tầng 2 dùng dầm đỡ

thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tôn.

Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có một

vài hình thức trang trí đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp

xi măng hình hoa lá. Hành lang quanh nhà được tạo ra hình

thức cuốn vòm hình cung hoặc bán cầu có khóa vòm.

Nhìn chung thì đây là phong cách mang tính công năng

duy lí, ít chú trọng về mặt thẩm mĩ nên không có nhiều giá

trị về mặt kiến trúc. Tuy vậy chúng cũng là đại diện cho kiến

trúc Pháp thuộc thời kỳ sơ khởi nên cũng cần được tôn trọng

ở một mức độ nhất định.


Một số công trình tiêu biểu ảnh hưởng của kiến trúc

Pháp đến Việt Nam thời Tiền thực dân: Bảo tàng Lịch sử

Quân sự, Tòa thị chính, một số nhà điều trị trong khuôn viên

Quân y viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị.

b. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách Tân cổ điển (Néoclessique) là một phong

cách kiến trúc rất thịnh hành ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong

suốt thế kỉ 19, mặc dù mang sắc thái khác nhau ở mỗi nước

nhưng nét cơ bản của phong cách này là phục hương những

giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của kiến trúc cổ điển từ các

phong cách Hy Lạp, La Mã tới những biến thái của chúng

sau này như Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa Cổ điển

Pháp thế kỉ 17 – 18.

23 | P a g e

Công trình kiến trúc công cộng theo phong cách Tân cổ

điển đầu tiên ở Hà Nội chính là một tòa nhà thuộc Bộ chỉ

huy quân đội Pháp trong khu thành cổ được hoàn thành năm

1897 do kiến trúc sư A.H. Vildieu thiết kế hiện vẫn còn trên

phố Lý Nam Đế. Tuy nhiên, phải tới đầu thế kỉ 20, khi người

Pháp tiến hành công cuộc xây dựng, mở mang Hà Nội nhằm

biến nơi đây thành Trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa

của toàn Liên bang Đông Dương, các công trình công cộng

phong cách Tân cổ điển mới được xây dựng rộng rãi. Từ các

các công trình hành chính như Phủ Toàn quyền, Dinh Thống

sứ, Tòa án đến các công trình thương mại và văn hóa như

Sở Thuế quan, bưu điện, ga xe lửa, khách sạn, nhà hát...


Dinh Toàn quyền (Hotel du Gouvervement Général)

do kiến trúc C-G Lichtenfelder thiết kế năm 1900 và được

xây dựng năm 1902 trên khu đất rất rộng và nhiều cây xanh,

án ngữ tuyến phố La République (phố Hoàng Văn Thụ ngày

nay) và nhìn ra quảng trường Puginier (nay là quảng trường

Ba Đình) được coi là hạt nhân bố cục trung tâm hành chính

của Hà Nội lúc bấy giờ. Công trình gồm 4 tầng: dưới cùng

là tầng hầm dành cho các phòng phục vụ, tầng 1 bố trí phòng

khánh tiết, thư viện và các phòng làm việc khác; tầng 2 có

phòng làm việc của Toàn quyền Đông Dương, phòng họp,

phòng khách, phòng ăn cùng các phòng làm việc; tầng 3 là

nơi sinh hoạt của gia đình Toàn quyền.

Mặt bằng công trình hình gần vuông thei kiểu Palladio

thời Phục hưng hậy kỳ có lối vào từ 3 phía và mang tính đối

xứng nghiêm ngặt. Đây cũng là nét độc đáo của tòa nhà vì ở

Hà Nội chỉ có duy nhất Dinh Toàn quyền là có dạng mặt

bằng này.

24 | P a g e

Mặt chính công trình cho thấy ảnh hưởng của phong

cách kiến trúc Palladio với sự tuân thủ nhịp điệu đặc – rỗng

– đặc và các hàng cột thức cổ điển giàu tính tranh trí

(porticoes). Toàn bộ công trình được đặt trên một tầng để

chắc đậm với lượng mở của rất nhỏ, tường xây tạo chỉ lõm,

các bậc thang bằng đá nhấn mạnh tính bề thế. Mặt nhà chia

thành 3 phần rõ rệt theo phương ngang. Khu vực trung tâm

mang tính rỗng, được trang trí bằng các hàng cột La Mã,
tầng 1 dùng phương thức Doric mạnh mẽ, tầng 2 dùng

phương thức Lonic nhẹ nhàng, giữa hàng cột là các cửa mở

rộng và kết thúc theo kiểu cuốn vòm, phần trên khá nhẹ với

các ô cửa hình vuông phía dưới một diềm mái được trang trí

rát tinh tế. Kết thúc theo phương ngang là 2 khối nhô mạnh

ra phái trước (avantcorps) mang tính đặc với hai hàng cửa

có tương quan diện tích tương đối nhỏ so với mặt tường

nhưng được trang trí cầu kỳ, hai phái cửa đều được nhấn bởi

các thức cột, tầng dưới thức Doric, tầng trên thức Ionic, kết

thúc phía trên bằng hình thức hai Fronton xếp chồng lên

nhau theo kiểu Baronque. Các mặt bên và mặt sau tuy không

giàu tính trang trí như mặt chính những cũng có các thức

cột, các họa tiết trang trí đặc trưng của phong cách Phục

hưng.

Với tư cách trụ sở cơ quan quyền lực cao nhân toàn xứ

Đông Dương, với tính chất một công trình long trọng, nguy

nga, được xử lý nhuần nhuyễn theo nguyên tắc kiến trúc

Phục hưng hậu kỳ, Dinh Toàn quyền xứng đáng là đại diện

lớn nhất cho thể loại nhà hành chính theo phong cách Tân

cổ điển ở Hà Nội.

c. Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

25 | P a g e

Từ những năm 1900, một lượng khá lớn người Pháp đã

tới Hà Nội làm việc, sinh sống. Họ mang theo những hoài

niệm về quê hương thông qua những công trình kiến trúc

nơi họ đã sinh sống và do vậy cũng bắt đầu từ thời gian này,
một loại biệt thự, trường học cho người Pháp được xây dựng

theo phong cách kiến trúc địa phương Pháp.

Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam giai đoạn

này thể hiện qua các công trình phong cách địa phương miền

Bắc nước Pháp có mái với độ dốc lớn, các công trình phong

cách vùng Paris có độ dốc vừa phải có hệ con sơn gỗ đỡ

phần mái nhô ra khỏi tường khắc công phu. Tuy nhiên cũng

phải chú ý rằng kiến trúc địa phương Pháp xây dựng ở Hà

Nội không giống hoàn toàn ở chính quốc mà đã mang nhiều

tính công năng, thực dụng và dỡ bỏ nhiều những hình thức

trang trí nguyên gốc. Những công trình địa phương Pháp ở

Hà Nội nhìn chung mang đậm tính hồi cố, duyên dáng, tuy

nhiên đã có những biến đổi nhất định để phù hợp với công

năng mới và khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Một số sông trình tiêu biểu: Grand Lycée AIber Sarraut

(1B Hoàng Văn Thụ), Petit Lycée (8 Hai Bà Trưng), Trường

nữ học Pháp (58 Trần Phú) và một số biệt thự tại khu Ngoại

giao đoàn.

Công trình Trường Cao đẳng tiểu học Nữ sinh Pháp

được xây dựng năm 1918 trên đại lộ Félix Faure (phố Trần

Phú), do kiến trúc sư, Chánh Sở Nhà cửa dân sự Charles

Lacollonge thiết kế. Công trình này nay được dùng làm trụ

sở Bộ Tư Pháp, phố Trần Phú. Ban đầu công trình này được

thiết kế dự kiến ban đầu làm trường nữ sinh sư phạm bản

xứ. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư xây dựng quá lớn nên sau

26 | P a g e
khi xây dựng xong, công trình này chuyển sang cho Trường

Cao đẳng tiểu học Nữ sinh Pháp.

Năm 1912, Chính quyền Pháp ở Đông Dương có kế

hoạch cải tạo Trường Paul Bert phố Đồng Khánh (phố Hàng

Bài) thành 1 Trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội. Tuy

nhiên vù địa điểm đó quá chật hẹp nên các dự án không thực

hiện được. Năm 1915, Công trình Trường Trung học Đông

Dương ở Hà Nội được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc

sư Chánh Sở Nhà cửa dân sự Aldophe Bussy trên đại lộ

République (phố Hoàng Văn Thụ). Công trình này là ví dụ

tiêu biểu về kiểu cách địa phuonge miền Bắc nươc Pháp.

Năm 1923, Trường Trung học Đông Dương ở Hà Nội đổi

tên thành Trường Trung học Albert Sarraut. Công trình

hiện nay là trụ sở Ban Đối ngoại và Ban Tổ chức Trung ương

Đảng.

d. Phong cách kiến trúc Art Deco

Những ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam còn

dẫn đến sự ra đời của một phong cách kiến trúc hiện đại,

giản dị và thực dụng hơn phù hợp với xu hướng kiến trúc

đang phát triển ở Tây Âu, Bắc Mĩ thời bấy giờ, phong cách

Art Deco ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, được

ứng dụng trong thiết kế nhiều công trình ở Hà Nội như Chi

nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO (Tràng Tiền),

công ty AVIA (Trần Hưng Đạo), Bưu điện (Đinh Lễ), các

tòa nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng….cùng rất nhiều biệt thự

trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.
Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những

năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930 cho

thấy sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam phát

triển rất nhanh chóng. Những công trình xây dựng theo xu

27 | P a g e

hướng này thường sử dụng những hình khối kinh điển trong

bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các

khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản

dị. Thêm vào đó là các họa tiết trang trí bằng thép uốn hoặc

đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại

làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo. Đây cũng

là loại hình kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải

biên nhằm tới sự hài hòa với khí hậu và cảnh quan Hà Nội.

e. Phong cách kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công

trình có cấu trúc mặt bằng, hình khối hoàn toàn theo kiểu

Pháp thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng đã có sự tìm tòi, biến

đổi về mặt không gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo ra

những công trình có khả năng thích nghi với điều kiện khí

hậu, cảnh quan cũng như truyền thống văn hóa bản địa. Bị

ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam, các kiến trúc

sư theo phong cách này thường sử dụng những hình thức và

chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc

tạo nên các bộ mái, ô văng che cửa, sử dụng nhiều thức cột,

mái, hệ thống cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên được chú

trọng.
Một số công trình tiêu biểu: Tòa nhà chính Đại học

Đông Dương (Lê Thánh Tông), Sở Tài Chính, Bảo tàng

Louis (Phạm Ngũ Lão), viện Pasteur), Câu lạc bộ thủy quân

(Trần Phú)…

Bảo tàng Louis Finot là Bảo tàng của Trường Viễn

Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội ở phố Concession (phố Phạm

Ngũ Lão), hiện nay là Bảo tàng Lịch sử, số 1 phố Phạm Ngũ

Lão. Bảo tàng được khởi công năm 1925, hoàn thành vào

năm 1932 hang tên Giám đốc Bảo tàng thời kỳ đó. Công

28 | P a g e

trình do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Đây là một

công trình tiêu biểu cho sự kết hợp của phong cách kiến trúc

Á – Âu. Bảo tàng này có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu và

trưng bày các tài liệu, hiện vật lịch sử của Đông Dương. Tòa

nhà Bảo tàng có 2 tầng với tổng diện tích dành cho trưng

bày là 1835 m2 và tầng hầm dùng làm phòng làm việc, kho

chứa.

Công trình Viện Pasteur được xây dựng vào năm 1927

ở phố Yersin trên tổng diện tích 3 ha. Công trình do kiến

trúc sư Gastin Roger thiết kế theo phong cách kiến trúc

Đông Dương. Đây là một công trình xây dựng cùng thời kỳ

với Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, Sở Tài chính Đông

Dương, Nhà thờ Cửa Bắc. Công trình có nhiều giải pháp

kiến trúc phong phú từ nhà bảo vệ cho đến những điểm nhấn

quan trọng ở sảnh và các đầu hồi nhà. Có rất nhiều hạng mục

trong tổng thể Viện Pasteur, nhìn chung thống nhất với nhau
về ngôn ngữ kiến trúc. Công trình Viện Pasteur nay là Viện

Vệ sunh dịch tễ Trung ương, số 1 phố Yersin.

f. Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa

Kiến trúc phong cách Pháp Hoa sử dụng đa phần cách

thức kiến trúc, các yếu tố trang trí Việt Nam và Khmer, các

tác giả của các công trình Pháp- Hoa lại hầu như sử dụng

cách thức và yếu tố trang trí cổ điển Trung Hoa.

Kiến trúc phong cách Pháp – Hoa ở Hà Nội thể hiện chủ

yếu trong các dinh thự và biệt thự. Với sự ảnh hưởng của

kiến trúc Pháp đến Việt Nam, các ngôi nhà theo phong cách

này thường chỉ có vườn trước rất lớn có bố trí non bộ. Mái

dốc lợp ngói ống, ngói tráng men, bốn góc uốn cong và được

trang trí khá cầu kỳ, con sơn đỡ mái dạng trồng dấu nhiều

lớp. Ở một số công trình có hệ thống cột tròn với các tai cột

29 | P a g e

ngang. Phần trang trí được chú trọng với nhiều các yếu tố

trang trí kiểu Trung Hoa cổ nhưng ít thấy những giải pháp

lấy ánh sáng hay thông gió tự nhiên phù hợp với khí hậu Hà

Nội.

Một số công trình tiêu biểu: Dinh Tổng đốc Hoàng

Trọng (Hoàng Diệu), dinh thự số 26 Phan Bội Châu, nhà

hàng Thủy Tạ, một số biệt thự trên các phố Phan Đinh Hùng,

Quán Thánh…

g. Phong cách kiến trúc Neo – Gothic

Phong cách mà chúng tôi gọi là Neo-Gothic với ý nghĩa

mong muốn phục hồi Gothic của những người thiết kế gắn
liền với quá trình xây dựng ở các nhà thờ Công giáo ở Hà

Nội. Năm 1883, lấy cớ chùa Báo Thiên đã cũ nát và ở trong

tình trạng nguy hiểm, Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã

ra lệnh phá hủy ngôi chùa, khu đất của nhà chùa được Công

sứ M.Bonal nhượng lại cho Hội truyền giáo. Trên khu đất

này, giám mục Puginier với tư cách là người thiết kế và chỉ

đạp thi công, đã xây dựng nhà thờ Saint Joseph còn gọi là

Nhà thờ lớn, hoàn thành năm 1888. Cùng với sự xâm nhập

của đạo Thiên Chúa, rất nhiều nhà thờ lớn nhỏ cũng được

xây dựng ở các xứ đạo nôi, ngoại thành Hà Nội trong thời

gian sau đó.

Đặc điểm của kiến trúc nhà thờ ở Hà Nội đa phần là mô

phỏng hình thức kiến trúc Gothic Pháp nhưng được giản

lược rất nhiều. Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam

bởi phong cách này đó là cách tổ chức mặt bằng hình chữ

thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên

có cửa sổ “hoa hồng”, hai bên là các lối vào phụ phía trên là

tháp chuông. Tuy nhiên, khác với các nhà thờ Gothic Pháp

sử dụng rất nhiều yếu tố trang trí, kiến trúc nhà thờ Hà Nội

30 | P a g e

chỉ tổ chức nhiều cửa sổ hình cuốn nhọn kiểu Gothic mà hầu

như không thêm vào các yếu tố trang trí nên trông khá khô

khan. Trong số các công trình Neo-Gothic ở Hà Nội nổi lên

một ngôi nhà thờ nhỏ ở quận Hoàng Mai, nhà thờ Làng Tám,

kiến trúc nhà thờ này mang nhiều thần thái Gothic Pháp với

một tỷ lệ khá hài hoà trên mặt đứng, kết hợp với nhiều hoạ
tiết trang trí theo phong cách Gothic dù còn chưa tinh tế.

Nhìn chung ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam

theo phong cách Neo - Gothic ở Hà Nội gắn liền với kiến

trúc nhà thờ Công giáo, giá trị về mặt thẩm mỹ chưa cao

song lại mang nhiều giá trị về mặt lịch sử và cảnh quan.

2.2. Ứng dụng của lối kiến trúc Pháp tại Hà Nội

Ngoài những công trình công cộng phục vụ cho Nhà

nước, các ban ngành thì tại Hà Nội vẫn còn những công trình

khác phục vụ cuộc sống sinh hoạt, buôn bán của người dân.

Điển hình phải kể đến 2 loại công trình là nhà biệt thự và

nhà phố.

2.2.1. Biệt thự

Thường gặp là loại nhà 2, 3 tầng có vườn trên ô đất

riêng, có cổng và tường rào, được chuẩn bị trước về quy

hoạch và cơ sở hạ tầng đô thị. Đây là loại nhà ở gia đình

theo kiểu phương Tây của tầng lớp có địa vị hoặc có tiền

trong xã hội chịu ảnh hưởng của tư tưởng thành phố vườn

một tư tưởng thịnh hành ở Châu Âu vào đầu thế kỷ XX.

Nhà ở dạng biệt thự chia làm 2 loại.

➢ Loại biệt thự xây dựng phổ biến trong các khu phố được

kiến thiết sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Loại này

không gian có quy mô nhỏ, có phòng khách, phòng ăn,

31 | P a g e

các phòng ngủ ở cả hai tầng, một số phòng phụ gắn với

nhà chính hoặc nhà phụ.

➢ Loại biệt thự được xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn ở
thời kỳ (1920- 1945). Ở thời kỳ này biệt thự được chia

thành 2 loại:

a. Loại thứ 1 xây dựng thuần tuý để ở, chủ nhân là người

Pháp và các tầng lớp trí thức, sĩ quan, tư sản. Cấu trúc 2, 3

tầng có nhà phụ hoặc dùng tầng dưới cho người giúp việc.

Các chức năng của một biệt thự này cũng rất đầy đủ, có tiền

phòng, sảnh trung tâm, phòng khách tương đối lớn, các tầng

trên cũng có sảnh chia ra các phòng sinh hoạt riêng biệt, các

phòng ngủ đều gắn với khu phụ;

b. Loại thứ 2 vừa mang tính chất biệt thự để ở, vừa mang

tính chất công sở làm việc. Loại này các phòng rộng rãi,

hành lang chạy suốt mặt trước, hoặc ở trục giữa chia đôi nhà.

Loại này không phổ biến nhưng cũng có rải rác ở các khu

phố cũ của Pháp. Chủ nhân thường là các quan chức cao cấp

trong bộ máy chính quyền bảo hộ. Các phòng chức năng

cũng đầy đủ tiện nghi. Công trình đặt trong tổng thể sân rộng

rãi, cách xa mặt đường, góc nhìn rộng, sảnh sang trọng, tam

cấp nhiều bậc...

Niên đại xây dựng những công trình biệt thự này cũng

có khá sớm 1918- 1920. Các loại biệt thự được thiết kế

tương đối kỹ được xây dựng bởi bàn tay tài hoa của thợ xây

dựng Việt Nam. Các công trình này chủ yếu do người Pháp

thiết kế vào những năm 1935- 1940 một số công trình biệt

thự cũng đã có sự đóng góp về thiết kế của kiến trúc sư Việt

Nam. Một số công trình biệt thự kết họp công sở ở Hà Nội:

(nhà 46 Tràng Thi, xây dựng năm 1925,...)


2.2.2. Nhà phố

32 | P a g e

Giá trị của nhà phố được thể hiện ở 2 cấp độ:

Cấp độ quy hoạch: tính liên tục của nhiều căn nhà giống

nhau hoặc tương tự nhau về hình thức kiến trúc trên các

tuyến phố thương mại đã tạo nên giá trị về quy hoạch và

cảnh quan đô thị, hoặc là tính trật tự và thống nhất hoặc tính

đa dạng và sinh động.

Cấp độ công trình: nhà phố Pháp có nhiều tương đồng

với nhà hàng phố truyền thống (nhà ống) của người Việt đã

hiện diện từ trước ở khu phố Cổ Hà Nội. Đặc điểm chính về

kiến trúc của nhà phố Pháp có thể tóm tắt như sau: độ cao

mỗi tầng từ 4 đến 4,5m làm thay đổi cấu trúc nhà hàng phố

vốn có từ trước đây. Nhà xây gạch kiên cố từ 2 đến 3 tầng,

được xếp dọc theo tuyến phố mới mở hoặc xây xen lẫn cả

vào phố cổ . Nhìn chung kiểu nhà hàng phố này tiện cho

sinh hoạt, các phòng khách, ăn, ngủ bố trí riêng biệt. Cây

xanh được đưa vào tận bên trong nhà tạo ra không gian kiến

trúc gần với thiên nhiên. Đối với nhà hàng phố thường xây

dựng chung kiên cố, nằm trên cùng một dẫy phố và chia ra

làm hai loại.

Loại 1 được xây dựng theo dạng căn hộ độc lập, ghép

với nhau đôi một (có thể hai nhà cùng quay ra mặt phố, hoặc

một nhà ở trong, một nhà ở ngoài- Khu phụ là một dãy nhà

ngang ở đằng sau. Các hộ có lối đi riêng biệt, có sân riêng

(rất nhỏ).
Loại 2 khác là loại nhà cho thuê, do chủ xây dựng đứng

ra xây hàng loạt giống nhau ở một dãy phố, xếp thành dãy,

tường ngăn giữa các hộ xây chung. Khách hàng thuê loại

nhà xây thường là các viên chức nhỏ, nhà buôn, sinh viên,

học sinh.... Do xây ghép chung nhiều hộ ta tạm gọi là nhà

liên kế.

33 | P a g e

Loại 3 nhà ở hàng phố mang tính chất gần giống kiểu

biệt thự, xung quanh có sân vườn nhỏ, có gara ôtô ở nhà

phụ. Công trình thường xây 2 tầng, mặt bằng tổ chức theo

kiểu cầu thang đặt ở giữa nhà chính hoặc đặt theo chiều dài

nhà . Sự vay mượn trong ngôn ngữ kiến trúc ở các thể loại

này nói lên chủ nhân của nó là tầng lớp thị dân mới hình

thành và chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp. Tầng lớp này

mới giàu lên và có nguồn gốc xuất thân khác nhau, chưa thể

có được những chuẩn mực văn hoá ổn định nên đã không

tránh khỏi những sao chép, thiếu chọn lọc.


34 | P a g e

Chương 3. Giải pháp cho những công trình kiến trúc Pháp

tại Hà Nội

Trong giai đoạn đầu kiến trúc thực dân (architecture

coloniale), đa phần các công trình công cộng lớn ởHà Nội

đều theo phong cách Tân cổ điển, một phong cách mong

muốn phục hồi các giá trị kiến trúc Cổ điển, Phục hưng,

Baroque rất thịnh hành ở Pháp thế kỷ 19. Với các đặc trưng

về bố cục không gian - hình khối và tính chất trang trí mang

đậm tinh thần cổ điển, các công trình kiến trúc công cộng

phong cách Tân cổ điển xây dựng trước năm 1945 là một bộ

phận quan trọng hàng đầu trong di sản kiến trúc Pháp thuộc

ở Hà Nội, có giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về

mặt lịch sử - văn hoá. Do thường được xây dựng ở những

vị trí đắc địa trong thành phố như các quảng trường, án ngữ

những tuyến phố lớn nên nhiều công trình kiến trúc công

cộng phong cách Tân cổ điển xây dựng trước năm 1945 còn

tạo ra các điểm nhấn đô thị, đóng góp tích cực vào bộ mặt

kiến trúc và quy hoạch Thủ đô. Các công trình này đều có

tuổi thọ trên dưới 100 năm nên nhiều công trình đã xuống
cấp, bị bao vây bởi các toà nhà nhiều tầng, bị lấn chiếm

khuôn viên... nên không còn giữ nguyên giá trị ban đầu.

UBND thành phố Hà Nội cần có các nghiên cứu, khảo sát

nhằm đưa một số công trình có giá trị vào danh mục Di sản

kiến trúc của thành phố và có chính sách bảo tồn, trùng tu

và tôn tạo bộ phận di sản kiến trúc này.

Những công trình có nổi bật và có tiềm năng khai thác

du lịch Thủ đô lớn như: Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Lịch sử

Việt Nam, Nhà hát lớn,... cần được bảo tồn, giữ gìn; các

doanh nghiệp du lịch cần phát triển thêm các tour du lịch nội

35 | P a g e

thành xung quanh các điểm trên nhằm quảng bá vẻ đẹp Á –

Âu của đô thị Hà Nội.

UBND Thành phố nên đề xuất kiến nghị với Chính phủ

về điện ảnh, cho phép quay các bộ phim lịch sử lấy bối cảnh

thời chiến tại khu phố Tây, vừa phát triển được nền điện ảnh

nước nhà vừa góp phần giáo dục, giữ gìn lịch sử đất nước

cho thế hệ mai sau.

Tăng cường tổ chức các triển lãm tranh ảnh về những

công trình kiến trúc Pháp để mọi người biết đến rộng rãi

hơn.

36 | P a g e

KẾT LUẬN

Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ biết

bao tinh hoa của đất trời Việt Nam, trải bao thăng trầm của

lịch sử, Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp rất riêng của Á Đông.
Không quá ồn ào sôi động nhưng cũng không quá tĩnh lặng,

Hà Nội mang trong mình những nét đẹp thanh cao tao nhã

hài hòa truyền thống. Vốn được thiên nhiên đất trời ưu đãi

về điều kiện tự nhiên và khí hậu, thêm vào đó lại có điều

kiện thuận lợi để phát triển văn hóa xã hội, để nơi đây trở

thành điểm hội tụ tinh hoa của cả nước. Người dân Hà

Thành bao đời qua đã gửi tâm hồn mình vào những giá trị

truyền thống, làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Hà Nội đang từng ngày thay da đổi thịt, ngày càng đẹp

hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn. Song song với đó vẫn còn

một Hà Nội truyền thống cổ kính, nho nhã lịch thiệp và

những giá trị truyền thống quý báu. Kiến trúc Pháp - niềm

tự hào của nét đẹp văn hóa của đất nước, là những công

trình mang hơi thở của nước Pháp đậm chất thơ, khu phố

Tây và các công trình tiêu biểu: Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn,

Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng lịch sử Việt Nam... là những địa

điểm du lịch lí tưởng đối với những du khách muốn tìm hiểu

về lịch sử Việt Nam đông thời chiêm ngưỡng vẻ đẹp vốn có,

chất nghệ thuật của người Pháp được thể hiện trên những

công trình kiến trúc. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá

trị kiến trúc xưa là nét đẹp trong văn hóa của nước ta , cần

tôn tạo để người sau cũng được ngắm nhìn các tuyệt tác

Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng do vốn kiến thức thực

tế còn ít, nên bài khóa luận còn nhiều sai sót và hạn chế...

Do đó em rất mong nhận được sự cảm thông cùng những ý

kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo.


37 | P a g e

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Toàn, Kiến trúc thời kì thuộc địa ở Hà Nội,

Triển lãm “Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội

thời kì Pháp thuộc”

2. 22 Nguyễn Đình Toàn (1995), Kiến trúc nhà ở khu phố

cũ Hà Nội thời Pháp thuộc, Luận văn thạc sĩ, ĐHKT.

3. 23 Nguyễn Đình Toàn (1998), Những nhân tố tự nhiên

và truyền thống văn hóa bản địa trong kiến trúc thời

thuộc Pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

4. Theo Doanh nhân Việt Nam (07/06/2021), Đặc điểm của

kiến trúc Pháp cổ và kiến trúc Pháp ở Việt Nam

Đặc điểm của kiến trúc Pháp cổ và kiến trúc Pháp ở Việt Nam

(meeyland.com)

5. Đỗ Duy Khang (17/05/2020), Đặc điểm chung của kiến

trúc nhà ở thời kì thuộc Pháp ở Việt Nam

Đặc điểm kiến trúc nhà ở thời kỳ thuộc Pháp (mtu.edu.vn)

7. Trần Quốc Bảo, Kiến trúc nhà công cộng theo phong

cách Tân cổ điển trước năm 1945 ở Hà Nội, Tạp chí

khoa học công nghệ xây dựng, tr 120 – 130.

View of Kiến trúc nhà công cộng phong cách tân cổ điển trước năm

1945 tại Hà Nội (nuce.edu.vn)

8. Diễn biến sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt

Nam – Quá khứ và hiện tại

Diễn biến sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp đến Việt Nam – Quá

khứ và hiện tại TIN124088 - Kiến trúc Angcovat


9. Nguyễn Quang Minh, Giá trị kiến trúc của nhà phố Pháp

trong khu phố Pháp tại Hà Nội, Tạp chí khoa học công

nghệ xây dựng (số 26, 11-2015), tr 47 – 48.

View of GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CỦA NHÀ PHỐ PHÁP TRONG KHU PHỐ

PHÁP TẠI HÀ NỘI (nuce.edu.vn)

38 | P a g e

10. Kiến trúc cổ Việt Nam,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C

3%BAc_c%E1%BB%95_Vi%E1%BB%87t_Nam

You might also like