You are on page 1of 9

DI TÍCH LỊCH SỬ

MANG KIẾN TRÚC PHÁP

Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm:
Trịnh Hoàng Phương An - 01
Trần Cao Khánh Linh - 14
Nguyễn Ngọc Uyên My - 18
Nguyễn Ngọc Yến Nhi - 26
Phạm Minh Phương - 29

0
MỤC LỤC
I. BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 2
1. Lịch sử ....................................................................................................................................... 2
2. Hoạt động của công trình......................................................................................................... 3
3. Đặc sắc kiến trúc ....................................................................................................................... 4
II. BẢO TÀNG MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 5
1. Lịch sử ....................................................................................................................................... 5
2. Hoạt động của công trình......................................................................................................... 6
3. Đặc sắc kiến trúc ....................................................................................................................... 6
III. BIỆN PHÁP BẢO TỒN ........................................................................................................... 7

1
I. BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Lịch sử
- Ngay sau khi chiếm được Gia Định, vào ngày 11 tháng 11 năm 1860, Sở Dây thép Sài Gòn
(hay còn gọi là Bưu điện Sài Gòn) được Pháp gấp rút khởi công để thiết lập hệ thống thông tin
liên lạc.

- Ngày 13 tháng 1 năm 1863, Sở Bưu điện Sài Gòn chính thức khánh thành, do đô đốc Bonard
làm chủ lễ.

- Ban đầu, sở bưu điện chỉ dùng để phục vụ Công quyền, đến ngày 1 tháng 1 năm 1864 mới
được sử dụng cho người dân.
- Năm 1886, Bưu điện Sài Gòn bắt đầu được xây mới cất lại với quy mô lớn hơn theo thiết kế
của kiến trúc sư Auguste Vildieu và phò tá Foulhoux.

- Đến năm 1891, một trụ sở mới của bưu điện chính thức được khánh thành.

2
2. Hoạt động của công trình
- Nơi đây vẫn lưu giữ 14 bốt điện thoại chia làm hai bên sảnh chính để phục vụ người dân và du
khách có nhu cầu liên lạc cũng như hoài niệm về một thời đã qua.

- Bưu điện trung tâm phục vụ người dân với các dịch vụ liên lạc hiện đại bên cạnh nhiều dịch
vụ truyền thống như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, phát chuyển nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm,
điện hoa, điện quà…

- Dọc hai bên hành lang tòa nhà được bày bán hàng nghìn sản phẩm đồ lưu niệm, bưu ảnh về
đất nước con người Việt Nam cũng như về Sài Gòn nói riêng để phục vụ khách du lịch.

3
3. Đặc sắc kiến trúc

- Kiến trúc tòa nhà mang dấu ấn phương Tây kết hợp với các nét trang trí phương Đông, do kiến
trúc sư Villedieu thiết kế.

- Cửa chính ra vào tòa nhà theo thiết kế vòm cung đặc trưng, với chiếc đồng hồ lớn ở giữa. Phía
trên có tượng đắp nổi điêu khắc hình người đội vòng nguyệt quế, phía dưới đề năm xây dựng
và khánh thành bưu điện "1886-1891".

- Nổi bật là hệ thống vòm cung lớn bên trong bưu điện - một trong những lối kiến trúc cổ nổi
tiếng của Pháp. Thiết kế mái vòm cùng hệ thống lấy sáng được tính toán tỉ mỉ đã tạo ra không
gian rộng rãi, thoáng đãng cho tòa nhà.

4
- Kết cấu vòm cung xuất hiện dày đặc trong các họa tiết, đường chỉ nổi trang trí bên trong tòa
nhà.

II. BẢO TÀNG MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Lịch sử
- Bảo tàng từng là một tòa nhà tráng lệ kết hợp lối kiến trúc Á Đông (Trung Quốc) và châu Âu
(Pháp), do ông Rivera (kiến trúc sư người Pháp) thiết kế năm 1929 và xây xong năm 1934.
- Chủ tòa nhà này là ông Hui Bon Hoa (Hán Việt là Huỳnh Văn Hoà) - một thương nhân giàu
có của đất Sài Gòn xưa.

- Năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì thiếu
hiện vật nên đến năm 1992 mới đi vào hoạt động.
- Đến nay, bảo tàng đã trở thành một trung tâm mỹ thuật lớn của Việt Nam, lưu trữ rất nhiều tác
phẩm hội họa, điêu khắc và cổ vật mỹ thuật trong lịch sử đất nước và nhân loại, gồm cả những
5
tác phẩm có giá trị cao như bức tranh sơn mài Vườn xuân Bắc Trung Nam của danh họa
Nguyễn Gia Trí.

2. Hoạt động của công trình


- Tại bảo tàng có rất nhiều hiện vật giá trị với số lượng lên tới 21.000 hiện vật. Bên cạnh đó, tại
đây còn có các bộ sưu tập quý giá để du khách có thể tham quan và khám phá.
- Hệ thống trưng bày chia theo các tòa như sau:
• Tòa nhà 1: Đây là nơi trưng bày các tác phẩm mỹ thuật hiện đại của các họa sĩ nổi tiếng
trường Gia Định, Mỹ thuật Đông Dương và mỹ thuật hiện đại từ trước năm 1975.
• Tòa nhà 2: Là nơi trưng bày các hiện vật sưu tập theo từng chuyên đề của các tác giả, tác
phẩm khác nhau.
• Tòa nhà 3: Nơi tìm hiểu về mỹ thuật cổ và cận hiện đại được làm từ các chất liệu độc đáo
như đá, gốm, gỗ.

3. Đặc sắc kiến trúc


- Bảo tàng được xây theo lối kiến trúc Art Deco, hài hòa giữa nét mỹ thuật châu Âu và châu Á.
- Là nơi đầu tiên tại Sài Gòn có sự xuất hiện của thang máy. Buồng của thang máy được làm
bằng gỗ có trang trí hoa văn và chạm khắc cách điệu như một chiếc kiệu của Trung Quốc.
- Toàn bộ dinh thự được chia thành hai dãy nhà ngang và hai dãy nhà dọc bao quanh, đối xứng
nhau, tạo cảm giác như có giếng trời ở giữa tòa nhà.
- Bốn khu vực chính của bảo tàng bao gồm: cổng chính, cầu thang chính, sân thượng lầu 1 và
dãy hành lang dài đậm chất điện ảnh.
- Cửa ra vào tầng 1 có thiết kế vòm cung, phía trên là hoa văn cách điệu chữ “H.B.H” được làm
bằng sắt, chính là ký tự viết tắt tên của gia chủ khi xưa. Phía khu vực cổng sau cũng có tấm
bảng khắc tên các thành viên khác trong gia đình.

6
- Ban đầu, tòa nhà có 100 cánh cửa. Tuy nhiên, khi xét duyệt sơ đồ kiến trúc, viên toàn quyền
yêu cầu phải bỏ bớt một cửa, và không cho mở cửa cổng chính vì cổng này lớn hơn cổng của
Dinh Toàn Quyền (nay là Dinh Độc Lập).
- Với sắc vàng chủ đạo, mái ngói âm dương màu đỏ được làm nổi bật, với phần diềm mái được
tráng men màu xanh lục cầu kỳ.

III. BIỆN PHÁP BẢO TỒN


- Nâng cao trách nhiệm các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đối
với công tác bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử, văn hóa.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản bằng các biện pháp như nâng cao nhận thức của
tập thể và cá nhân về giá trị của di sản, giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá
nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.

7
- Phát huy giá trị của các di tích bằng việc gắn việc học tập tại trường với học tập ngoại khóa tại
khu di tích cho học sinh.
- Đầu tư cho cơ sở vật chất: đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản, cơ sở vật chất, nguồn
vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,..

Nguồn: VNPost, Wikipedia, VNExpress, Zing News, Báo Lao Động.

You might also like