You are on page 1of 2

Bến Nhà Rồng - hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài

Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5/6/1911 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã xuống tàu "Đô đốc Latouche Tréville" ra đi tìm đường cứu
nước.
- Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải
Pháp xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán
vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tàu đầu tiên rời bến
Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862.
- Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định
lấy Nhà rồng là "Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ
Chí Minh - Bến Nhà Rồng). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày
nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.
Bảo tàng - trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế - một
trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi
chiếm được Sài Gòn.
- Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn
thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng
châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một
kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc
độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hoàng đế còn được gọi
là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng.
Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài
Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ
đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con
rồng khác với tư thế quay đầu ra.
- Bảo tàng HCM thường trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu và hình ảnh về cuộc
sống và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phòng trưng bày thường
trưng bày các vật phẩm cá nhân, những diễn biến quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng của ông, cũng như văn kiện và tài liệu lịch sử. Một số bảo tàng
còn giữ nguyên căn phòng làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho phép
khách tham quan nhìn thấy không gian thực tế mà ông đã sống và làm việc
trong những năm đầu của mình.

- Bên cạnh việc trưng bày, bảo tàng HCM cũng tổ chức các hoạt động giáo
dục và văn hóa nhằm truyền bá tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các
thế hệ trẻ. Đây là một điểm đến phổ biến cho các chuyến tham quan văn hóa
và giáo dục, đặc biệt là đối với các học sinh và sinh viên. Bảo tàng cung cấp
các chương trình giảng dạy, hội thảo, triển lãm và hoạt động nghệ thuật
nhằm khám phá và hiểu sâu hơn về tư tưởng và công lao của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.

You might also like