You are on page 1of 4

1.

Khái quát về Dinh Độc Lập


Khu di tích nằm ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh, được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt năm 2009. Nơi đây đã chứng kiến rất nhiều sự
kiện lịch sử, thăng trầm của đất nước, đặc biệt là sự kiện Giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

1.1 Tên gọi


Dinh Độc Lập còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau:
- Năm 1871, sau khi xây dựng xong, Dinh được đặt tên là Dinh Norodom.
- Từ 1871 - 1887, có tên gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ.
- Từ 1887 - 1945, nơi đây được đổi tên là Dinh Toàn Quyền.
- Vào khoảng năm 1955, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định đổi
tên Dinh Toàn Quyền thành Dinh Độc Lập, và cái tên này cũng được tồn tại cho đến tận ngày
hôm nay.
Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số
cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập,Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất.
- Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
xây dựng từ trước năm 1975 với mục đích làm nơi ở và làm việc của Tổng thống (Phủ Tổng
thống) trên nền Dinh Norodom (Phủ Toàn Quyền) cũ. Trong đại chúng thời Việt Nam Cộng Hòa,
Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng.
- Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập Ngày nay, được
thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Dinh Thống Nhất là một cách gọi sai, vì nhầm lẫn giữa hai thực thể: Dinh Độc Lập (tòa nhà) và
Hội trường Thống Nhất (cơ quan quản lý tòa nhà đó). Có thể vì người ta cho rằng sau năm
1975, Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một
văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này.

1.2 Lịch sử hình thành


- Năm 1867, sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ Lục Tỉnh, liền cho thiết kế và xây dựng Dinh thự
mới tại đại lộ Norodom (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cho Thống đốc Nam kỳ La
Grandière tại Sài Gòn, thay cho Dinh cũ được dựng bằng gỗ ở cuối đường Catinat (nay là
đường Đồng Khởi) vào năm 1863.
- Tháng 2 năm 1868, Thống đốc La Grandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên,khởi công xây
dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ theo đồ án phác thảo của kiến trúc sư Achille Antoine Hermite.
Công trình hoàn thành vào năm 1871 với tên gọi là Dinh Norodom, theo tên của Quốc vương
Campuchia trị vì trong khoảng thời gian đó.
- Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, và Dinh Norodom trở
thành nơi làm việc của chính quyền Nhật tại Việt Nam.
- Tháng 9 cùng năm, Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Dinh Norodom trở về tay
chính quyền Pháp.
- Tháng 5 năm 1954, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ và rút khỏi Việt Nam, và đất nước bị chia
thành hai miền lãnh thổ riêng biệt. Dinh Norodom được đại diện chính phủ Pháp bàn giao lại
cho đại diện chính quyền Sài Gòn là Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
- Tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại,thành lập
chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rồi lên làm Tổng thống, và chính thức đổi tên Dinh thành Dinh
Độc Lập.
- Tháng 2 năm 1962, sau sự kiện đảo chính của phi công quân đội Việt Nam Cộng Hòa, dinh
Độc lập bị ném bom sập toàn bộ phần chính cánh trái, không thể khôi phục.
- Tháng 7 cùng năm, Tổng thống Ngô Ðình Diệm quyết định cho san bằng tất cả và xây một
Dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
- Tháng 11 năm 1963, công trình đang xây dựng dang dở thì Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám
sát.
- Tháng 10 năm 1966, Dinh Độc Lập mới được khánh thành, và người chủ trì cũng như tiếp
quản tòa nhà này là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia Nguyễn Văn Thiệu.
- Từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của
Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Sau biến cố lịch sử vào tháng 4 năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Dinh Độc Lập trở
thành di tích lịch sử, văn hóa, một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thành phố Hồ Chí
Minh.

1.3 Kiến trúc xây dựng


Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m²,diện tích sử dụng
20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay
trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh Được trang trí theo phong cách khác nhau
tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng Khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng
làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,...
chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành
lang…

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía
trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có
quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất(150.000 lượng vàng). Các hệ
thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc,
nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí
cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa
tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông
cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

2. Các khu vực trong Dinh Độc Lập


Với tổng diện tích khuôn viên lên đến 120.000 m2, nơi đây được chia làm 3 phân khu khác
nhau với những nét độc đáo riêng. Vì thế khi đến đây, ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
các công trình kiến trúc và tham quan các khu trưng bày hiện vật mang giá trị lịch sử.

2.1 Khu cố định


Khu vực cố định bao gồm 100 căn phòng với phong cách trang trí riêng biệt, trong đó có phòng
khánh tiết, phòng nội các, phòng đại yến, phòng trình quốc thư, phòng làm việc, phòng ngủ của
gia đình tổng thống,... Đây chính là nơi làm việc và sinh hoạt của chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa xưa. Một số căn phòng đặc biệt có thể kể đến như:
- Phòng khách của Tổng thống gồm hai phòng thông nhau.
- Phòng trình quốc thư. Năm 1975 có nhiều nước đặt Đại sứ quán tại Sài Gòn. Các Đại sứ đến
đây trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống. Nội thất căn phòng nổi bật với bức tranh "Bình Ngô Đại
Cáo"gồm 40 miếng nhỏ ghép lại miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ
15.
- Phòng Khánh tiết, có sức chứa 500 người, để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, ra mắt nội
các.Tháng 11/1975, tại đây diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất
hai miền Nam và Bắc.
- Phòng Đại yến, nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi với sức chứa hơn 100 khách. Ngày 31/10 năm
1967,nơi đây diễn ra bữa tiệc nhân lễ nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó
Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ.
- Phòng nội các, nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng
hòa.
2.2.2. Khu chuyên đề
Là khu trưng bày các các chuyên đề như “Từ Hiệp định Paris đến chiến dịch Hồ Chí Minh qua
tài liệu dự trữ”, “Đường Hồ Chí Minh qua các tài liệu của chính quyền Sài Gòn” hay các cuộc
triển lãm ảnh như “Việt Nam – Bài Ca Chiến Thắng”, triển lãm đã giới thiệu hơn 150 bức ảnh về
cuộc đấu tranh anh dũng của quân dân Việt Nam Giai đoạn 1965 - 1975 và phản ánh nét đẹp
thiên nhiên, những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh,
các bức ảnh về chiến tranh Việt Nam chủ yếu tái hiện giai đoạn miền Nam anh dũng kháng
chiến; Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; miền Bắc kiên cường chống leo thang chiến tranh của
Đế Quốc Mỹ; cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 và niềm vui chiến thắng của quân
và dân ta trong những năm đầu đất nước hòa bình thống nhất. Đặc biệt,Triển lãm cũng trưng
bày những tác phẩm đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh như:“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”,
tác giả Minh Trường; “Từ thần sấm xuống xe trâu”, tác giả Văn Bảo; “Mẹ con ngày gặp mặt”
của tác giả Lâm Hồng Long…, Bên Cạnh đó, triển lãm còn giới thiệu nhiều bức ảnh đẹp về đất
nước - con người Việt Nam, những thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng đất nước trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và văn hóa - xã hội. Khu chuyên đề thường là
nơi diễn ra các cuộc triển lãm lớn, giúp du khách nhìn lại những khoảnh khắc lịch sử sống động
của thời kỳ trước, để hiểu rõ những sự kiện lịch sử và ý sâu xa ẩn trong các chi tiết đó, bạn nên
thuê hướng dẫn viên du lịch đi cùng. Chắc chắn những kiến thức thú vị này sẽ rất khó có thể
tìm thấy trên sách báo thông thường và khu này ta có thể ví von là một nhà kho lưu trữ lại
những giai đoạn phát triển của Việt Nam ta.

Những bức ảnh vô cùng quý giá và quan trọng trong quá trình kháng chiến của nhân dân ta
như những hình ảnh của người Sài Gòn xưa trước khi giải phóng, những tư liệu về Ngô Đình
Diệm, Ngô Đình Nhu và Nguyễn Văn Thiệu… Và đặc biệt có một bức ảnh thiêng liêng trong lịch
sử đó chính là bức ảnh “Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975” của
nhà báo Trần Mai Hưởng.Đặc biệt, khu trưng bày “từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 –
1966” còn là nơi mô phỏng lại quá trình hình thành, xây dựng, những cột mốc quan trọng diễn
ra ở Dinh, là công trình được ông La Grandière, viên Thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam,
đặt viên đá khởi công xây dựng vào năm 1868 và hoàn tất vào năm 1871.Lúc đầu, dinh có tên
là Dinh Norodom; đến năm 1954, sau khi bị ném bom và được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ một
trong những kiến trúc sư đại tài của Việt Nam được trao giải Khôi Nguyên La Mã và ông đã tu
sửa lại Dính có hình dạng như ngày hôm nay

2.3 Khu bổ sung


Tại khu bổ sung, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều bức ảnh mang giá trị lịch sử được người dân lưu giữ
từ các cuộc kháng chiến hào hùng cho đến khi đất nước độc lập. Bộ sưu tập này được gìn giữ
vô cùng cẩn thận nhằm giúp các thế hệ sau này có thể nhìn lại những sự kiện lịch sử của dân
tộc một cách chân thực nhất. Qua các tấm ảnh chụp,du khách có thể cảm nhận được tinh thần
chiến đấu kiên cường, bất khuất của cha ông, những người đã hy sinh xương máu vì cuộc
sống hòa bình của chúng ta..

Các thế hệ trước nhìn lại thời kì hào hùng của mình và các thế hệ sau có thể cảm nhận được
kháng chiến oanh liệt và niềm vui chiến thắng mà ông cha ta đã giành được để nỗ lực góp một
phần công sức của mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hòa bình, phát triển thịnh vượng hơn
nữa.

Ngoài 3 khu nhà được giới thiệu ở trên, ta sẽ thấy bên trong Dinh Độc Lập có trưng bày rất
nhiều hiện vật mang ý nghĩa lịch sử, du khách có thể đi dạo bên ngoài khuôn viên của Dinh với
những bãi cỏ xanh mướt và ngắm nhìn Dinh từ nhiều góc độ.Hiện vật mang ý nghĩa lịch sử
trong đó có 2 quả bom do phi công Nguyễn Thành Trung ném vào Dinh, chiếc trực thăng UH-1
của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu,hay những chiếc xe jeep từng dùng để chở Tổng thống
Dương Văn Minh, cùng nhiều xe tăng và máy bay chiến đấu khác. Ngoài ra, ở đây còn có các
tác phẩm nghệ thuật nổi bật như bức tranh chị em Thúy Kiều, bức tranh sơn dầu tái hiện khung
cảnh làng quê Việt Nam của Ngô Viết Thụ,...

You might also like