You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

BÀI THU HOẠCH GIỮA KỲ


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI

NHẬN THỨC VỀ NỘI DUNG TRƯNG BÀY CỦA DINH ĐỘC


LẬP LIÊN QUAN ĐẾN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG

Người thực hiện: Lê Đặng Hồng Diễm


MSSV: 2256090025
Lớp: Lớp 05 (sáng thứ 6)
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh hai cái tên 300 năm lịch sử. Từ mảnh đất
Sài Gòn được mệnh danh là “hòn ngọc viễn đông” đến Thành phố Hồ Chí Minh trẻ
trung đầy tiềm lực phát triển kinh tế. Trong suốt chiều dài phát triển, Sài Gòn không
ngừng tiếp thu và chắt lọc những tinh hoa của phương Tây. Để rồi sau đó, sự chuyển
tiếp giữa cái cũ và cái mới, giữa sự giao thoa, “hòa nhập nhưng không hòa tan” giữa
Đông và Tây, sự va đập của nhiều dòng chảy văn hoá đã tạo nên những nét độc đáo
riêng cho Sài Gòn. Nơi đây là chứng nhân lịch sử của dân tộc nó lưu giữ những địa
danh, công trình mang nhiều giá trị về một thời vang bóng để đến ngày nay các thế hệ
trẻ như chúng em được tìm đến để học hỏi.
Sẽ là một thiếu sót khi nói về di tích lịch sử mà không nhắc đến công trình kiến
trúc độc đáo nổi bật nhất Sài Gòn - Dinh Độc Lập. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của
Dinh Độc Lập suốt nhiều năm qua như một sự kiện văn hoá - chính trị quan trọng trong
đời sống tinh thần của người dân Sài Gòn nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Để
ngày hôm nay người dân cả nước, đặc biệt là các thế hệ trẻ tương lai chúng em có cơ hội
được chiêm ngưỡng, học hỏi, cảm thụ kiến thức, vẻ đẹp kiến trúc cũng như giá trị tồn tại
của Dinh Độc Lập trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, truyền thống yêu nước từ ngàn đời
nay của dân tộc Việt Nam anh hùng. Đồng thời khơi dậy một thời chiến đấu đầy gian khó
nhưng cũng không kém phần hào hùng của cha ông ta từ một thời quá khứ. Và hơn hết là
cho chúng ta hiểu biết hơn về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kì.
Là một sinh viên đang được học môn Lịch sử Đảng và có cơ hội được đi đến thăm
Dinh Độc Lập. Em vô cùng hào hứng và rất mong được tận mắt nhìn thấy địa danh này,
nơi mà trước đây em chỉ nghe qua sách báo và các thước phim tư liệu trắng đen được
chiếu vào các dịp lễ 30/4. Em đến tham quan Dinh Độc Lập vào một buổi sáng đẹp trời,
có nắng vàng trời trong xanh, điều này đã làm cho vẻ đẹp của nơi đây càng thêm ấn
tượng trong tâm trí em. Buổi tham quan Dinh Độc Lập đã cho em rất nhiều kiến thức,
thông tin vô cùng có giá trị về lịch sử và em muốn viết lại những gì mà bản thân nhìn
được, nghe được cảm nhận được qua bài viết thu hoạch này.
Trước hết ta hãy tìm hiểu về lịch sử và quá trình xây dựng Dinh Độc Lập. Dinh
Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất thành phố
Hồ Chí Minh, đã tồn tại hơn 150 năm. Công trình được ông La Grandière, viên Thống
đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam, đặt viên đá khởi công xây dựng vào năm 1868 và hoàn
tất vào năm 1871.
Địa điểm này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Dinh Thống Nhất, Dinh
Toàn Quyền hay Dinh Thống Đốc. Dinh được xây dựng trên bản thiết kế của kiến trúc sư
Ngô Viết Thụ và từng là nơi ở của Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây có kiến
trúc độc đáo và được xem là dinh thự đẹp nhất Á Đông.

2
Thực tế, Dinh Thống Nhất đã được xây dựng lần đầu vào thời Pháp thuộc, năm
1868, do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ khởi công. Nhưng vào năm 1962, phần
chính cánh trái và cổng Dinh đã bị bom sập hoàn toàn. Sau đó, Ngô Đình Diệm đã quyết
định san bằng và cho xây dựng lại dinh thự ngay trên nền đất cũ. Công trình vẫn được
bảo tồn rất tốt cho đến ngày nay.

Hình 2. Dinh Norodom thời Pháp Hình 1. Dinh Độc Lập ngày nay

3
Năm 1858, Pháp nổ ngòi súng đầu tiên tại Đà Nẵng. Năm 1867, thực dân Pháp
chiếm lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên).
Ngày 23/02/1868, La Grandière – Viên thống đốc Pháp tiến hành xây dựng Dinh
Norodom tại trung tâm Sài Gòn và hoàn thành vào năm 1871. Đây được xem là nơi ở của
Thống đốc Nam Kỳ.
Sau khi phát xít Nhật đảo chính Pháp vào ngày 09/03/1945, thì Dinh Norodom
được xem là khu vực hành chính của Nhật Bản tại Đông Dương.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, tháng 09/1945 Dinh Norodom lại trở về quyền sở
hữu của Pháp.
Ngày 07/05/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi Pháp phải ký Hiệp định
Gienève và rút khỏi Việt Nam. Mỹ lâm le xâm lược Việt Nam và chia Việt Nam thành 2
miền để dễ kiểm soát ( miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn miền Nam là Việt
Nam Cộng hòa).
Ngày 07/09/1954, Đại tướng Paul Ely đại diện Pháp bàn giao lại Dinh Norodom
cho chính quyền Sài Gòn. Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế
Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và lên làm Tổng thống.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập và chọn
nơi đây là nơi ở của gia đình ông. Ông thi hành luật 10/59 chế độ độc tài và dồn dân vào
ấp chiến lược gây ra bất bình trong nhân dân và nội bộ chính quyền Sài Gòn. Ngày
27/02/1962, phe đảo chính đã ném bom phá huỷ phần chính cánh trái của Dinh. Sau đó,
Ngô Đình Diệm đã cho Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người Việt Nam đầu tiên đạt giải
Khôi nguyên La Mã) xây lên một dinh thự mới.
Ngày 01/7/1962, Ngô Đình Diệm xây mới lại Dinh nên gia đình ông tạm thời sống
tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây
dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02/11/1963. Do vậy,
ngày khánh thành Dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu (Chủ
tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia). Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn
Thiệu sống tại Dinh Độc Lập lâu nhất (từ tháng 10/196 đến 21/4/1975).
Với các giá trị đặc biệt của Dinh Độc Lập, công trình này được công nhận là Di
tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1976. Đến năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp
hạng là một trong mười
Di tích quốc gia đặc biệt
đầu tiên của Việt Nam.
Hiện nay, Dinh Độc
Lập mở cửa cho người
dân, du khách, và
cũng đã đón tiếp nhiều

4
nguyên thủ quốc gia cũng như quan chức cấp cao của các nước đến tham quan, chiêm
ngưỡng.

Ngày nay, Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
phường Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt
là 4 trục đường bao quanh: Phía Đông Bắc là mặt chính của Dinh Độc Lập, được giới
hạn bởi đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam là mặt sau của Dinh, được giới
hạn bởi con đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc là mặt bên trái, được giới
hạn bởi đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam là mặt bên phải được giới hạn
bởi đường Nguyễn Du.
Dinh Độc Lập còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1871,
sau khi xây dựng xong, Dinh được đặt tên là Dinh Norodom. Từ 1871 - 1887, có tên
gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Từ 1887 - 1945, nơi đây được đổi tên là Dinh Toàn
Quyền. Vào khoảng năm 1955, Ngô Đình Diệm – Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã
quyết định đổi tên Dinh Toàn Quyền thành Dinh Độc Lập, và cái tên này cũng được
tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.
Dinh Độc Lập được xây dựng trên diện tích 4.500m2 và có diện tích sử dụng
lên tới 20.000m2. Dinh có ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng, hai tầng hầm,
tầng nền và sân thượng đồng thời là sân bay trực thăng. Với thiết kế tài tình, khéo léo
của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, công trình Dinh Độc Lập là sự kết hợp hài hòa giữa
lối kiến trúc hiện đại và Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam.

5
Hình 4. Kiến trúc của Dinh Độc Lập

Bố cục của Dinh Độc Lập từ mặt bằng tổng thể cho đến mặt bằng tòa nhà đều
sắp đặt theo triết học phương Đông một cách thâm tuý, thể hiện qua chiết tự chữ Hán,
để gửi gắm những điều tốt lành cho dân tộc Việt Nam: Toàn thể bình diện là hình chữ
“Cát”, có nghĩa là tốt lành và may mắn. Trung tâm tạo hình chữ “Khẩu”, để đề cao
giáo dục và tự do ngôn luận. Cột cờ chính giữa chữ Khẩu tựa nét sổ thẳng tạo thành
chữ “Trung”, nhắc nhở về sự trung kiên. Ba nét gạch ngang được tạo bởi các mái hiên
lầu xung quanh, mái hiên bao lơn danh dự và mái hiên tiền sảnh tạo hình chữ Tam,
tượng trưng cho Nhân – Minh – Võ đức. Khi nối ba nét gạch ngang bằng một nét sổ
thẳng thì sẽ cho ra chữ “Vương”, kết hợp với kỳ đài phía trên làm nét chấm, tạo thành
chữ “Chủ”, Vương – Chủ chính là chủ quyền quốc gia. Mặt trước của dinh thự, toàn
bộ bao lơn lầu hai và lầu ba kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng hai cột bọc gỗ tạo
thành hình chữ “Hưng”, để cầu mong sự hưng thịnh.
Hơn 100 căn phòng ở Dinh Độc Lập được trang trí theo những phong cách
khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn tạo nên vẻ đẹp
thanh tao, nhã nhặn cho Dinh Độc Lập thông qua các bức rèm hoa đá mang hình dáng
những đốt trúc dọc hành lang tầng hai. Những bức rèm này còn có tác dụng chống
nắng hướng Tây, đón nắng nắng hướng Bắc, chắn gió, và che chắn kín đáo. Ngoài ra,
các đường nét kiến trúc bên trong Dinh đều sổ ngay thẳng, bằng phẳng, để gợi nhắc về
sự “quang minh chính đại”.

Hình 5. Bức rèm hoa đá ở hành lang tầng 2

6
Phía trước và sau lưng Dinh là hai công viên cây xanh và các hồ nước nhân tạo,
nhằm mục đích điều hoà không khí. Vào những năm đầu thập niên 1960, đây là công
trình đầu tiên xây dựng theo lối kiến trúc xanh.
Sân trước Dinh Độc Lập là một thảm cỏ hình oval có đường kính lên tới 102m
và đài phun nước ở giữa, tạo cảm giác dễ chịu ngay khi bước vào cổng. Thêm vào đó,
còn có hồ sen và súng hình bán nguyện chạy dọc theo chiều ngang của đại sảnh, ngụ ý
liên tưởng đến cảnh chùa của Việt Nam. Khuôn viên Dinh Độc Lập hầu như được phủ
kín bởi những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ rợp bóng, vườn cây cảnh quý. Xa
xa, trên gò đất cao ở góc trái Dinh còn có một nhà chòi bát giác với không gian mở,
dùng làm nơi thư giãn.

Hình 6. Thảm cỏ và đài phun nước Hình 7. Chòi bát giác

Dinh Độc Lập được chia thành ba khu vực độc lập nhau, bao gồm: khu cố định,
khu chuyên đề và khu bổ sung. Mỗi khu vực mang những đặc điểm riêng, tạo cho du
khách những trải nghiệm khác nhau để khám phá.

Hình 8. Sơ đồ trưng bày các tầng trong Dinh Độc Lập

Khu vực cố định là nơi đặc biệt trong Dinh Độc Lập, bao gồm 100 căn
phòng, mỗi căn phòng mang đậm nét riêng biệt, bao gồm phòng nội các, phòng đại
yến, phòng trình quốc thư, phòng làm việc và cả phòng ngủ của gia đình tổng
thống. Mỗi căn phòng mang trong mình câu chuyện về cuộc chiến khốc liệt mà dân
7
tộc ta đã trải qua. Du khách sẽ được hòa mình vào không gian lịch sử và cảm nhận
được tinh thần kiên cường của người Việt Nam. Khi du khách thăm quan khu vực
này, họ sẽ được chứng kiến những di tích lịch sử tái hiện một cách sống động cuộc
chiến đấu khốc liệt của dân tộc Việt Nam.

Hình 9. Phòng Khánh Tiết

Phòng Khánh Tiết là căn phòng có diện tích lớn nhất của cả Dinh Độc Lập nằm
ngay dưới tầng trệt của Dinh. Với sức chứa có thể lên đến 500 người vào cùng 1 thời
điểm. Nơi đây diễn ra các cuộc họp hội nghị cũng như những sự kiện quan trọng nhất
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ. Phòng Khánh Tiết lấy màu đỏ làm
chủ đạo. Màu đỏ chính là gam màu chủ đạo có ý nghĩa may mắn và quyền lực, làm
tăng thêm tính trang trọng cho cả không gian.

Hình 10. Phòng Nội Các

Đây là nơi diễn ra các cuộc họp nội các định kỳ vào mỗi sáng thứ 4 hàng
tuần giữa Tổng thống Thiệu với các thành viên Nội Các của ông. Trong căn phòng
này, có 2 điểm rất đặc trưng:

8
 Hình dáng của bàn họp: không phải tròn, vuông hay chữ nhật mà là hình oval
với ý nghĩa tạo không khí gần gũi và tăng cường sự thấu hiểu giữa các thành
viên ban nội các lại với nhau.
 Màu xanh lá cây: màu chủ đạo của cả căn phòng. Từ màn cửa cho đến thảm lót
nền và da bọc ghế đều màu xanh lá cây tạo không khí thoải mái, giảm đi sự căng
thẳng cho các thành viên ban nội các trong những cuộc họp kéo dài.

Hình 11. Phòng Đại Yến

Đối Diện Phòng Nội Các là Phòng Đại Yến, cũng giống như tên gọi của nó, ở đây
diễn ra những buổi yến tiệc sang trọng để chiêu đãi những vị khách đặc biệt của Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu.
Màu chủ đạo là màu vàng theo quan niệm phương Đông nó có ý nghĩa: màu vàng là
màu của vua chúa, là màu của hoàng gia và nó giúp cho không gian của phòng tiệc sang
trọng hơn. Màu vàng giúp cho thực khách cảm giác ngon miệng hơn.

Hình 12. Phòng làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Góc lịch sử: Ngày 24/3/1975, từ phòng làm việc của mình, Tổng thống Thiệu viết
thư tay cho Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ford yêu cầu Mỹ cho máy bay B52 oanh tạc

9
vào các điểm đóng quân của quân giải phóng và khẩn cấp viện trợ những phương tiện
cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi các cuộc tiến công của quân giải phóng.
Phía sau bàn làm việc trang trí bức tranh sơn dầu do họa sĩ Phạm Cơ vẽ cảnh cầu
Tri Thủy ở vùng biển Ninh Chữ, Phan Rang. Đây là quê hương của ông Thiệu. Góc
phải của phòng có bức tranh thêu tay trên nền nhung đỏ với hình ảnh chim hạc đậu
trên cây tùng biểu ý cho câu chúc thọ. Đó là quà tặng của Đại tướng Mul Hien The
thuộc lục quân Đại Hàn Dân quốc tặng cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa nhưng
cuộc họp cấp cao tham mưu cao năm 1971. Bên trái có một cánh cửa màu nâu, đó là
cầu thang dẫn xuống tầng hầm mỗi khi chiến sự xảy ra.

Hình 13. Phòng tiếp khách của Tổng thống

Phòng tuy không rộng nhưng cách bài trí thể hiện rõ uy quyền của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa. Mọi vật dụng được bài trí với nội thất sang trọng ghi dấu ấn một
thời vàng son của nơi làm việc của Tổng thổng Việt Nam Cộng Hòa. Căn phòng được
trang hoàng bởi nội thất với hai màu chủ đạo là màu đỏ và vàng, khi đến Dinh Độc
Lập du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian sang trọng xa hoa của một thời kỳ
lịch sự của chế độ cũ.

Hình 14. Phòng làm việc của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ

10
Đây là phòng dành cho Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tiếp khách. Nhiệm kỳ
1967-1971 là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Phòng Phó Tổng thống chỉ mới mở cửa
đón khách tròng vòng 7 năm trở lại đây. Nội thất trong phòng hầu như đều nguyên bản.
Trong căn phòng làm việc của ông còn lưu lại bức tranh của vợ là bà Đặng Tuyết Mai, và
nhiều đồ kỷ niệm lúc ông còn tại chức.

Hình 15. Tấm thảm hình rồng

Tấm thảm hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Vòng ngoài thể hiện 4 con rồng
chầu mặt trời. Ở giữa là cặp phượng hoàng và trung tâm thảm có chữ “THỌ” viết
theo kiểu Trung Hoa, biểu tượng cho sự trường tồn. Tấm thảm này được đặt tại đây
trước năm 1975.

Hình 16. Cầu thang trung tâm

Khu vực cầu thang trung tâm: sự kiện ngày 8/4/1975, Trung úy phi công Nguyễn
Thành Trung đã ném bom vào Dinh Độc Lập.

11

Hình 17. Không gian sinh hoạt của gia đình Tổng thống
Phòng được trang trí bắt mắt, có khu vực phòng khách ngay trong phòng sinh
hoạt được ngăn cách bởi những chiếc tủ gỗ khá là hợp lý, có phòng toilet ngay
trong phòng. Khu vực giường ngủ được trang trí như vua và hoàng hậu, nội thất
được bố trí bày xếp cực kỳ tinh tế, nhìn vào phòng tạo cho người xem có cảm giác
rất sang trọng. Trong khu vực này còn có riêng một gian phòng lớn được dùng để
chứa đồ mặc của Tổng thống.

Hình 18. Phòng giải trí Hình 19. Phòng chiếu phim Hình 20. Các không gian giải trí

12
Lầu 3 này gồm các phòng phục vụ chức năng giải trí có nhiều trò chơi như đánh bài,
mạt chược, bàn bi-a giúp lãnh đạo có thể giải tỏa căng thẳng sau những buổi làm việc.
Ngoài ra còn có phòng ăn thuận tiện để phục vụ mọi người. Đặc biệt trên lầu 3 còn có
phòng chiếu phim cực kỳ xa hoa và hiện đại so với thời trước. Nhìn qua những dàn máy
chiếu cổ ta đã có thể thấy được độ “chịu chi” và “chịu chơi” của một thời vàng son ở chế
độ cũ. Đủ “món” ăn chơi không thiếu thứ gì nhằm phục vụ thú vui hưởng lạc của các vị
lãnh đạo chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Hình 21. Tranh miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh
của họa sĩ Lê Chánh.

Hình 22. Máy bay UH-1 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Trên sân thượng, hiện nay có đặt chiếc trực thăng UH – 1 do hãng Bell (Mỹ) chế
tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962, bên
cạnh là hai khoanh tròn đỏ cùng mảnh bom còn sót lại để ghi nhớ vụ ném bom của
Trung uý Nguyễn Thành Trung vào Dinh Độc Lập, thời điểm nó còn là Dinh Tổng
thống của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

13
Theo lối đi dẫn xuống tầng hầm của dinh thự, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng
không gian làm việc, những thiết bị chuyên dụng dùng để liên lạc được sử dụng trong
các trường hợp cần thiết. Có hệ thống phát thanh dự phòng của chế độ Ngụy quyền
được đặt dưới tầng hầm của dinh thự.
Đây là nơi tổng thống Việt Nam Cộng hòa nghiên cứu tình hình, thảo luận
với các tướng lĩnh về những kế hoạch quân sự của chính quyền Sài Gòn. Xung
quanh phòng bố trí hàng loạt bản đồ để có thể theo dõi mọi kế hoạch của quân tác
chiến từ các vùng chiến thuật. Hệ thống điện thoại trong phòng được nối trực tiếp
đến cấp chỉ huy ở các địa phương, các vùng chiến thuật, đại sứ quán Mỹ tại Sài
Gòn và đảm bảo bí mật tuyệt đối.
Khu vực chuyên đề tại Dinh Độc Lập là một không gian sáng tạo, nơi tổ chức
các cuộc triển lãm đặc biệt nhằm tái hiện những khoảnh khắc lịch sử sống động của
thời kỳ quan trọng. Đây là cơ hội để du khách được chứng kiến và khám phá những sự
kiện lịch sử quan trọng như Chiến dịch Hồ Chí Minh, Hiệp định Paris, và Đường Hồ
Chí Minh.

Hình 25. Khu vực chuyên đề

Khu vực bổ sung tại Dinh Độc Lập là một kho tàng ảnh lịch sử, đưa du khách
trở về quá khứ và khám phá những hình ảnh quý giá do người dân lưu giữ từ những
cuộc kháng chiến hào hùng cho đến thời kỳ đất nước đạt được độc lập. Bộ sưu tập này
đã được bảo quản và gìn giữ cẩn thận để mang đến cho các thế hệ sau một cái nhìn
chân thực về lịch sử dân tộc. Mỗi bức ảnh chứa đựng câu chuyện về tinh thần chiến
đấu kiên cường và bất khuất của cha ông chúng ta. Nhìn vào những hình ảnh ấy, du
khách có thể cảm nhận hết niềm tự hào và lòng biết ơn đối với những người đã hy
sinh xương máu, dành cả cuộc đời để xây dựng cuộc sống hòa bình cho chúng ta ngày
hôm nay.
Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập (1868 - 1966) là một phòng trưng bày
chuyên đề rất thú vị về Sài Gòn xưa được thực hiện trong không gian một ngôi nhà cổ

14
- kiến trúc Pháp hai tầng trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập vừa mới mở cửa đón
khách tham quan.
Trưng bày có hàng trăm tài liệu, hình ảnh có giá trị lịch sử quan trọng nhằm làm
sáng tỏ câu chuyện lịch sử về một dinh thự tồn tại gần 100 năm, vốn là biểu tượng của
thực dân Pháp tại Nam Kỳ. Sau đó được đổi tên thành dinh Độc Lập năm 1954, nơi
chứng kiến sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Với nguồn tư liệu phong phú được sưu tầm từ các trung tâm lưu trữ quốc gia
Việt Nam, Mỹ và Pháp. Cùng đó là việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, trưng bày
thực hành cách tiếp cận và diễn giải lịch sử sống động, giúp khách tham quan không
chỉ xem mà còn được nghe và tương tác để khám phá lịch sử. Tại đây còn có những
hình ảnh khắc họa một phần đời sống Sài Gòn thời Pháp thuộc qua 4 chủ đề: Xây
dựng đô thị Sài Gòn thời thuộc địa; lịch sử dinh Norodom; những gương mặt Sài Gòn
và Sài Gòn năng động.

Hình 26. Không gian trưng bày tại khu bổ sung

Ngoài 3 khu nhà được giới thiệu ở trên, bạn


sẽ thấy bên trong
Dinh Độc Lập
có trưng bày
rất nhiều hiện
vật mang ý
nghĩa lịch sử.
Một khoảng thời gian trước, những món hiện vật trong Dinh được đem ra “thanh lý”
và một số thì bị mất đi hoặc bị di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác hoặc bị gom vào
kho để lộn xộn. Mãi đến năm 1990, khi Dinh chính thức được phép mở cửa đón khách
tham quan, mọi thứ mới trở lại tình trạng ổn định. Tính đến năm 2003, một số hiện vật
lỡ thanh lý được tìm cách mua lại và công việc sưu tầm đã “trả về chỗ cũ” 500 món
thất lạc, nâng tổng số hiện vật lưu giữ trong dinh lên hơn 5.000. Theo một số cán bộ
của Dinh, hiện tư liệu về cách bài trí, sắp xếp nội thất,... của 95 phòng đã thất lạc.
Những người biết rõ chi tiết nhờ từng sống và làm việc trong Dinh, phần đã ra nước
ngoài, phần đã mất,... nên công việc phục hồi lại nội thất rất khó khăn. Để xác định
được nguồn gốc hiện vật, Dinh đã từng trưng bày chuyên đề một số hiện vật thuộc
Dinh Độc Lập trước năm 1975 với 48 món.

15
Hình 27. Chiếc xe Mercedes Benz 200 W110 biển
số VN-13-78, là phương tiện di chuyển thường
xuyên của ông Thiệu.

Hình 28. Chiếc Jeep M152A2 từng chở ông Dương


Văn Minh, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng
Hòa, ra đài phát thanh Sài Gòn để đọc tuyên bố đầu
hàng vào ngày giải phóng trưa 30/04/1975.

Hình 29. Xe tăng 390 tiến vào Dinh Độc Lập Hình 30. Máy bay chiến đấu

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập đã trở thành chứng nhân lịch sử tại Sài Gòn, là
địa điểm du lịch mang đầy kỷ niệm về chiến tranh giành độc lập dân tộc Việt Nam.
Dinh Độc Lập là biểu tượng cho sự thống nhất đất nước, sự toàn vẹn lãnh thổ của dân
tộc Việt Nam.
Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 843
húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Trung úy Quân Giải phóng
miền Nam Việt Nam Bùi Quang Thận từ xe 843 nhảy xuống, cầm cờ Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chạy bộ vào. Xe tăng 390 của Vũ Đăng
Toàn húc sập cánh cửa chính của Dinh. Những phút sau đó, tiếp tục có thêm nhiều xe
tăng - xe thiết giáp và bộ đội quân Giải phóng kéo vào trong dinh.
11
giờ
30

16
phút cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc
dinh xuống sau đó kéo lá cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt
lên. Cờ tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của
dân tộc Việt Nam.

Biển số xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập lần lượt là 843 và 390. Hiện tại xe tăng
đang được trưng bày ngay tại Dinh để du khách có thể tới tham quan. Tuy nhiên riêng
chiếc 843 đang để ở bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.
Và ngày nay ngày 30/4 được chọn làm ngày lễ kỉ niệm và được Chính phủ Việt
Nam chính thức gọi đây là “Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Đây là
dịp lễ lớn ở Việt Nam, hàng năm đến này toàn dân được nghỉ làm để ăn mừng ngày
đất nước thống nhất Bắc Nam sum họp một nhà. Trên mọi nẻo đường ở Việt Nam rực
đỏ bởi những lá cờ đỏ
sao Hình 31. Khoảnh khắc kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ vàng. Dinh Độc
Lập vào dịp lễ cũng đón lượng khách rất đông từ thập phương ghé đến để ăn mừng
chiến thắng, đặc biệt là những vị cựu chiến binh đến đây thăm lại chiến trường xưa và
cũng những người đồng đội hàn thuyên kỉ niệm cũ và chỉ có họ mới là những người
thấm đẫm được giá trị của sự hoà bình vì họ biết cái giá để đánh đổi cho độc lập tự do
là không gì có thể kể được. Mỗi năm đến thời gian 30 tháng 4, cả đất nước đều tự hào
về ý chí quật cường của dân tộc, chiến sĩ.

Hình 32. Hình ảnh cựu chiến binh đến Dinh vào ngày 30/4

Về giá trị tinh thần, Dinh Độc Lập là nơi đánh dấu thời khắc hòa bình của
dân tộc và chính là nhân chứng của lịch sử thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ của nhân
dân. Dinh được coi như cội nguồn của thành phố Hồ Chí Minh với những bước
thăng trầm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tại đây có rất nhiều hiện vật quý
hiếm có tuổi đời lên tới cả trăm năm, chúng đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự
kiện lịch sử huy hoàng.

17
Bên cạnh đó Dinh Độc Lập còn mang giá trị về mặt du lịch cũng như quảng bá
văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh. Dinh Độc Lập từ khi mở cửa đón tiếp khách
tham quan thì đã có hơn vài triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước đến đây
để tham quan và du lịch. Điều đó đã tạo nên nguồn thu lớn cho nền du lịch thành phố,
địa danh Dinh Độc Lập đã trở thành một địa điểm du lịch tiềm năng, thu hút không thể
bỏ qua khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Dinh Độc Lập với vẻ đẹp về kiến trúc cũng như màu xanh của thiên nhiên cây
cối giữa lòng thành phố đã trở thành một địa điểm chụp ảnh lý tưởng của nhiều người.
Hôm em đến Dinh cũng nhìn thấy hai cặp đôi đang chụp ảnh cưới cho ngày trọng đại
của mình tại hai địa điểm là công viên trước dinh với các cây cổ thụ rợp bóng và đài
phun nước có thảm cỏ xanh mướt. Em cũng nhìn thấy rất nhiều các cô các mẹ các bạn
nữ mang trên mình những bộ áo dài truyền thống sặc sỡ đủ màu, thướt tha duyên dáng
đi trong khuôn viên Dinh để chụp ảnh kỉ niệm, hình ảnh đó đã làm em và rất nhiều
người xao xuyến.
Dinh Độc Lập còn được khai thác làm một trong các điểm dừng chân của tuyến
xe buýt hai tầng khám phá các địa điểm nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh. Những
chiếc xe buýt sơn đỏ rực và dán hình trống đồng chim hạt Việt Nam đã làm em có ấn
tượng mạnh về một thành phố hiện đại và năng động. Trên xe chở các du khách nước
ngoài, họ đội nón lá của Việt Nam và cười nói vui vẻ làm cho em cảm giác được rằng
văn hoá và con người Việt Nam đã làm cho du khách thập phương yêu mến rất nhiều.
Nó như một nét riêng độc đáo mà chỉ thấy được ở Việt Nam.

Hình 33. Xe bus hai tầng

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm văn hiến với bao thời kỳ vẻ
vang. Cho đến nay, tất cả chỉ còn là trang sử truyền thống của dân tộc nhưng vẫn còn
đâu đây một dư tàn của những cuộc kháng chiến năm xưa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của
Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam
nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí
tự tôn, tự hào dân tộc.

18
Hoạt động tổ chức tham quan tại các di tích có khả năng tối ưu trong việc
truyền lại cho các sinh viên đến tham quan những giá trị thực, trực tiếp qua các di tích:
địa bàn lịch sử của di tích, những điều kiện mà di tích hình thành, sự tồn tại và chuyển
biến, nội dung lịch sử, giá trị văn hoá, mỹ thuật ở di tích, mối quan hệ giữa di tích với
các vấn đề chính trị - xã hội ở thời kỳ đó. Trên cơ sở đó di tích có đủ điều kiện để thực
hiện vai trò xã hội của mình trong việc trao truyền tri thức, truyền bá tư tưởng, những
giá trị cao đẹp đến với các sinh viên tham quan. Chính điều đó đã làm cho các di tích
trở thành một tài sản chung của dân tộc, đem đến cho mọi người nhiều điều bổ ích,
quý giá tạo nên niềm hứng thú cho các sinh viên cũng như du khách khi đến tham
quan di tích.
Dinh Độc Lập là một trong những nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của Sài Gòn.
Chuyến đi không không chỉ giúp chúng em tham quan kiến trúc đặc sắc của Dinh, mà
còn được tận mắt ngắm nhìn những hình ảnh và những hiện vật lịch sử quý giá.
Chuyến đi khơi gợi lòng biết ơn của thế hệ con cháu đời sau đối với cha ông ta, một
niềm tự hào vô cùng lớn về sự kiên cường và bất khuất. Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ,
Trung ủy Quân Giải phóng của ta đã hạ lá cờ ngoại lai xuống và kéo lá cờ Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Khoảnh khắc này đánh dấu thời điểm
kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ, sự anh dũng hy sinh của đồng bào ta. Những
năm tháng kháng chiến anh dũng của dân tộc ta đã lui về quá khứ, máu xương của
đồng bào ta đã đổi lấy được tự do cũng đã mờ. Thế nhưng dấu vết lịch sử vẫn luôn
còn mãi với Dinh Độc Lập. Nơi đây không chỉ đơn giản là một di tích mang tính chất
lịch sử cho du khách tham quan mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
Chuyến đi làm chúng em như sống lại thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.
Một bằng chứng sống cho sự kháng chiến trường kì và thắng lợi của người dân Việt
Nam. Hãy dành một cơ hội để có thể đến đây tham quan, cảm nhận hơi thở lịch sử
hùng vĩ của nhân dân ta tại Dinh Độc Lập, một biểu tượng chiến thắng của dân tộc
Việt Nam.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những môn học lý luận chính trị
có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, hình
thành ở họ nhận thức và hành động cách mạng, đáp ứng mục tiêu xây dựng đội ngũ
cán bộ vừa hồng vừa chuyên, phục vụ cho yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.
Lý luận gắn liền với thực tiễn là một trong những nguyên tắc trong nghiên cứu, học
tập và giảng dạy các môn lý luận nói chung chứ không riêng gì đối với môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Lý luận không gắn
với thực tiễn là lý luận suông”.
Quả thực, chuyến tham quan Dinh Độc Lập là một hoạt động vô cùng cần thiết
giúp sinh viên gắn liền kiến thức và lý luận. Chuyến đi không chỉ giúp sinh viên thấy
được những những hiện vật lịch sử quý giá mà còn đọng lại trong lòng em muôn vàn
cảm xúc đong đầy. Các hiện vật, tranh ảnh, không gian được giữ nguyên và bảo tồn
nguyên vẹn, đem lại một ấn tượng choáng ngợp bởi sự sang trọng và hào nhoáng,

19
đồng thời giúp sinh viên gợi nhớ và hiểu được sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài học ở
trường.
Em như sống lại lần nữa trong khung cảnh lịch sử hào hùng, như thấy được
cảnh quân và dân ta phá tung cánh cửa Dinh Độc Lập, cắm chiếc cờ đỏ sao vàng lên
đỉnh Dinh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cũng từ đó, lòng tự hào, yêu
thương đất nước, cảm ơn sâu sắc những người anh hùng lịch sử đã bảo vệ đất nước.
Cũng từ đây, chúng em nhận thức đầy đủ, sâu sắc mối quan hệ trên là cơ sở để khẳng
định tính đúng đắn, cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị truyền
thống dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu, vận dụng, phát triển
sáng tạo, bảo vệ có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị truyền thống dân tộc
Việt Nam trong tình hình mới.

20

You might also like