You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

BÀI THU HOẠCH GIỮA KỲ


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
NHẬN THỨC VỀ NỘI DUNG TRƯNG BÀY CỦA DINH ĐỘC
LẬP LIÊN QUAN ĐẾN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG

Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Mai Hân


MSSV: 2256090039
Lớp: Lớp 05 (sáng thứ 6)
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
I. TỔNG QUAN VỀ DINH ĐỘC LẬP .................................................... 4
1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 4
2. Vị trí địa lý ........................................................................................... 5
3. Dinh Độc Lập hiện tại ......................................................................... 6
II. QUAN ĐIỂM – LIÊN HỆ .................................................................... 13
1. Quan điểm .......................................................................................... 13
2. Liên hệ môn học................................................................................. 13
3. Liên hệ bản thân ................................................................................ 14
III. KẾT LUẬN ........................................................................................ 14
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 14

2
LỜI MỞ ĐẦU
Sài Gòn từ lâu đã là thành phố khiến nhiều người nhớ nhung và không muốn rời
đi. Trong suốt thời kỳ phát triển này, Sài Gòn luôn tiếp thu và chắt lọc những tinh hoa
của phương Tây. Để rồi sau đó, trong sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, sự “hoà nhập
nhưng không hòa tan” giữa phương Đông và phương Tây, sự va chạm của nhiều dòng
văn hóa khác nhau đã tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt của Sài Gòn mà không nơi
đâu có được, khiến bao người, bao thế hệ già trẻ mê say.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển qua các năm tháng của Dinh Độc Lập là một sự
kiện văn hóa, chính trị quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân thời đại mới.
Để ngày hôm nay, người dân khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là giới trẻ thế hệ tương
lai có cơ hội chiêm ngưỡng, tìm hiểu và thưởng thức những kiến thức lịch sử, vẻ đẹp
trong bức tranh truyền thống từ hàng ngàn năm trước. Đồng thời qua đó, mọi người có
thể nhì lại được thời kỳ đấu tranh gian khổ nhưng anh dũng của tổ tiên chúng ta một
thời đã qua.

3
I. TỔNG QUAN VỀ DINH ĐỘC LẬP
1. Quá trình hình thành và phát triển

Hình 1. Dinh Norodom 1873 (Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc Chiến tranh
xâm lược Việt Nam. Sau khi chinh phục lục tỉnh Nam Kỳ vào năm 1867, chính phủ
Pháp bắt đầu cho quy hoạch và xây dựng một dinh thự ở trung tâm thành phố Sài Gòn
vào năm 1868 làm nơi ở của Thống đốc Nam Kỳ, khi hoàn thành được đặt tên là
Norodom. Công trình do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam- La Grandière
khởi công xây dựng vào ngày 23/2/1868 và chính thức hoàn thành vào năm 1871.
Từ năm 1887- 1945, trong thời kỳ Pháp xâm lược Đông Dương, nhiều thế hệ
toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi sinh sống và làm việc.
Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, dinh
Norodom đã trở thành trụ sở của chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam.
Tháng 9/1945, Nhật Bản thất bại trong Thế chiến thứ hai, Pháp quay trở lại chiếm
đóng miền Nam Việt Nam, dinh Norodom trở thành trụ sở của cỗ máy chiến tranh xâm
lược Việt Nam của Pháp.
Ngày 7/5/1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong Chiến dịch Điện Biên Phủ,
chúng buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút quân ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ
đã can thiệp vào và âm mưu thực hiện kế hoạch xâm chiếm miền Nam. Từ đó về sau,
Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc
và Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam.

4
Hình 2. Dinh Độc Lập lúc đang thi công

Ngày 7/9/1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Chính phủ Pháp-
Đại tướng Paul Ely và đại diện Chính phủ Sài Gòn- Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngô
Đình Diệm quyết định đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập, thành lập Chính
phủ Việt Nam Cộng hòa và trở thành Tổng thống.
Kể từ đó, Dinh Độc Lập là nơi ở của gia đình Ngô Đình Diệm và là nơi chứng
kiến nhiều sự kiện chính trị. Trong thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Phủ
Chủ tịch. Theo phong thủy, cung này nằm ở vị trí đầu rồng nên còn có tên gọi là Phủ
Đầu Rồng.
2. Vị trí địa lý

Hình 4. Dinh Độc Lập góc chính diện Hình 3. Dinh Độc Lập góc 3/4

Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến
Thành, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12 ha. Khu di tích được
bao quanh bởi bốn trục đường chính, đó là: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mặt chính ở
hướng Đông Bắc; đường Huyền Trân Công Chúa, mặt sau ở hướng Tây Nam; đường
Nguyễn Thị Minh Khai, bên trái ở hướng Tây Bắc; đường Nguyễn Du, bên phải ở hướng
Đông Nam.
Công trình này có giá trị đặc biệt không chỉ về vị trí địa lý mà còn về lịch sử
của Dinh Độc Lập, nó được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm

5
1976. Nơi đây được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt
Nam vào năm 2009.
3. Dinh Độc Lập hiện tại
Dinh được chia thành 3 khu riêng biệt bao gồm: khu cố định, khu chuyên đề
và khu bổ sung. Công trình có các phân khu: Khu làm việc của tổng thống và chính
quyền, khu ở của gia đình tổng thống, khu vực phụ trợ (nhà kho, bếp, nhân viên) và hệ
thống hầm trú ẩn cùng các phòng thông tin, tác chiến trong trường hợp xảy ra chiến sự
liên quan trực tiếp tới dinh. Hệ thống hầm này có thể chịu được trọng pháo và bom hạng
nặng. Dinh mới cao 26m, nằm trong khuôn viên 12 ha, có diện tích khoảng 4500m2.
Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình
nên mọi sự sắp đặt từ nội thất bên trong cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng
trưng cho triết lý cổ truyền, nghỉ lễ phương Đông và cá tính của dân tộc, kết hợp hài
hoà với nghệ thuật kiến trúc hiện đại, bao gồm: Tổng thể mặt bằng có dạng chữ “Cát”
(吉), ngụ ý là điều may mắn, tốt lành; ở lầu thứ nhất có dạng bộ “Khẩu” (口), gợi đến
việc đề cao vấn đề giáo dục và sự tự do ngôn luận; cột cờ ngay chính giữa bộ khẩu tạo
thành chữ “Trung” (中), gợi đến sự trung chính như muốn nhắc nhở chúng ta rằng muốn
có dân chủ thì phải trung kiên; mái hiên lầu thứ nhất, mái hiên bao lơn danh dự và mái
hiên tiền sảnh tạo thành ba nét gạch hình chữ “Tam” (三), ý chỉ nếu mong muốn một
đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ ba yếu tố tượng trưng cho sự
nhân ái, văn minh và kiên định; ba nét ngang của chữ tam nối với nhau bởi nét sổ , trên
có kỳ đài tạo thành hình chữ “Chủ” (主), ý nói về quyền lực của nguyên thủ quốc gia;
các đường nét trên mặt tiền tòa nhà tạo thành chữ “Hưng” (興), thể hiện nên khát vọng
hưng thịnh của một quốc gia.

Hình 5. Cấu trúc của Dinh

Cách đây một khoảng thời gian, các hiện vật trong Dinh bị đem đi “thanh lý”,
một số thì bị mất đi và bị di chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc bị gom vào kho
một cách lộn xộn. Phải đến năm 1990, Dinh mới chính thức được phép mở cửa đón
khách tham quan và mọi thứ dần trở lại trạng thái ổn định. Bắt đầu từ năm 2003,

6
người ta đã nỗ lực mua lại nhiều hiện vật bị thanh lý nhầm và công việc sưu tầm đã
“trả về chỗ cũ” 500 món bị thất lạc, nâng tổng số hiện vật được lưu giữ ở trong Dinh
lên con số 5000.
Theo một số cán bộ của Dinh, hiện tại tư liệu về cách bài trí, sắp xếp nội thất,...
của 95 phòng đã bị thất lạc. Những người biết rõ chi tiết nhờ từng sống và làm việc
trong Dinh, phần nhiều đã ra nước ngoài, phần còn lại đã mất, nên công việc phục hồi
lại nội thất rất khó khăn.
Trong khuôn viên Dinh Độc lập, có hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và
390 của quân giải phóng.

Hình 7. Xe tăng 843 Hình 6. Xe tăng 390

Đây chính là minh chứng lịch sử hùng hồn cho đại thắng của dân tộc ta được
trưng bày như nhắc nhở mỗi người dân khi bước vào đây đều phải ghi nhớ công lao của
những người anh hùng đã hy sinh thầm lặng để đất nước được độc lập, yên bình. Nhìn
hai chiếc xe này, ta như cảm nhận được những khó khăn vất vả và niềm vui sướng vỡ
òa của nhân dân khi đồng chí Bùi Quang Thận - người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng
trên nóc Dinh Độc Lập.
Đi vào bên trong Dinh, tất cả các đường nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ
thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Hơn 100 căn phòng ở Dinh Độc Lập được trang trí theo những phong cách khác nhau
tùy vào mục đích sử dụng.
Ngay khi bước vào sảnh, ta có thể dễ dàng nhìn thấy được phòng “Phòng Đại
Yến” – là nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi với sức chứa hơn 100 vị khách. “Vào ngày
31/10/1967, nơi đây diễn ra bữa tiệc nhân lễ nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu và Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Tối ngày 1/3/1975, đây cũng là nơi diễn ra
bữa tiệc cuối cùng chiêu đãi phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ tới Sài Gòn xem xét tình hình
trước khi quyết định có cấp thêm viện trợ cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nữa hay
không. Màu chủ đạo của căn phòng là màu vàng tạo cảm giác đầm ấm cho các buổi tiệc.
Bức tranh sơn dầu gồm 7 tấm do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh
thành Dinh. Ý nghĩa của bức tranh thể hiện qua hai câu thơ chữ Hán “Cẩm tú sơn hà,

7
thái bình thảo mộc” (Non sông gấm vóc, cây cỏ thái bình), gợi nên hình ảnh một nước
Việt Nam thống nhất.” (Theo Dinh Độc Lập)

Hình 8. Phòng Đại Yến hiện tại

Tiếp đó, ta đi đến “Phòng Khánh Tiết”. Phòng có sức chứa đến 500 người, là nơi
tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, lễ ra mắt nội các. “19 giờ 30 ngày 21/4/1975, Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức trong hơn hai giờ phân tích nhiều về
tình hình và những khó khăn của chính quyền Sài Gòn trước việc Hoa Kỳ từ chối cấp
bổ sung viện trợ quân sự. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay đã hứa “sẽ chiến
đấu đến hơi thở cuối cùng” nhưng chỉ được một tuần cũng phải từ nhiệm vào tối
28/4/1975, Đại tướng về hưu Dương Văn Minh lên thay. Trưa ngày 30/4/1975, Tổng
thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền Cách mạng. Tháng
11/1975, tại đây diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất hai
miền Nam Bắc. Hiện nay, phòng vẫn được sử dụng cho các cuộc họp quan trọng của
Nhà nước Việt Nam.” (Theo Dinh Độc Lập). Qua những thông tin trên, có thể nói
“Phòng Khánh Tiết” là nhân chứng của lịch sử Việt Nam. Nó đã chứng kiến nhiều sự
kiện vô cùng trọng đại đối với lịch sử đấu tranh của nước Việt Nam.

Hình 9. Hội nghị Hiệp Thuơng năm 1975 diễn ra tại


"Phòng Khánh Tiết"

8
Hình 10. Phòng Khánh Tiết hiện tại
Tiếp đó chính là “Phòng Nội Các” – là nơi diễn ra cuộc họp của Hội đồng Tổng
trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hòa. “Theo sắc lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu ban hành tháng 11/1967, Nội các Việt Nam Cộng hòa gồm Thủ tướng, 19 tổng
trưởng và bộ trưởng, 7 thứ trưởng. Từ 1967 – 1975, có 5 lần thay đổi nội các. Người
giữ chức vụ Thủ tướng lâu nhất là Đại tướng Trần Thiện Khiêm (6 năm). Nội các cuối
cùng do ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng thành lập ngày 29/4/1975, dự định sẽ trình
diện Tổng thống lúc 10 giờ sáng 30/4/1975 nhưng cùng thời gian đó, Đài phát thanh Sài
Gòn phát đi lời của Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn chờ bàn giao chính
quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. (Theo Dinh
Độc Lập)

Hình 12. Phòng Nội Các hiện tại Hình 11. Phòng Nội Các quá khứ

9
Hình 14. Phòng tiếp khách của Tổng thống hiện tại Hình 13. Phòng tiếp khách của Tổng thống quá khứ

Tiếp đó, ta sẽ đi đến “Phòng khách của Tổng thống”. Đây là nơi tiếp khách của
Tổng thống gồm hai phòng thông nhau. “Trong phòng đầu tiên, ghế của Tổng thống
được đặt cao hơn các ghế khác. Phía sau là tấm gỗ lớn tượng trưng cho quốc kỳ Việt
Nam Cộng hòa. Đối diện ghế Tổng thống là ghế của thượng khách. Cả hai ghế này
đều được chạm rỗng. Những ghế còn lại chạm đầu phụng hoặc chữ “Thọ” dành cho
thư ký và phụ tá. Phòng bên cạnh bài trí đơn giản hơn, các ghế đặt ngang bằng nhau.
Hai tủ sơn mài “Mai Lan, Cúc Trúc” do trang trí gia Nguyễn Văn Triêm thực hiện
năm 1966. Từ 19 đến 23/10/1972, tại đây Henry Kissinger – Cố vấn an ninh Quốc gia
Hoa Kỳ đã có 6 cuộc họp với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm thuyết phục chính
quyền Sài Gòn ký vào hiệp định chấm dứt chiến tranh nhưng không đem lại kết quả.
Hiệp định được ký vào tháng 1/1973 tại Paris.
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn tạo nên vẻ đẹp trang nhã, duyên dáng cho Dinh
Độc Lập thông qua những tấm rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc dọc hành
lang tầng hai. Những tấm rèm này còn có tác dụng chống nắng từ hướng Tây, đón nắng
nắng từ hướng Bắc. Ngoài ra, tất cả các đường nét kiến trúc bên trong Dinh đều ngay
thẳng, bằng phẳng, để gợi nhắc về sự “quang minh chính đại”.

Hình 15. Hành lang tầng 2

10
Khi đặt chân lên tầng hai của Dinh, ngay lập tức ta sẽ bị thu hút bởi “Phòng Trình
Quốc Thư” được xây tại vị trí trung tâm của tầng. Tại phòng này, toàn bộ nội thất từ
bàn ghế đến các vật dụng trang trí đều được làm bằng chất liệu tranh sơn mài truyền
thống. Ngay cả những chi tiết nhỏ như tay năm con triện trên các ghế ngồi đều được
làm hết sức tỉ mỉ, công phu, mang đậm nét văn hóa của Việt Nam. Đặc biệt, trên tường
treo bức tranh “Bình Ngô Đại Cáo” được tạo thành từ 40 miếng nhỏ ghép lại với nhau
miêu tả nên cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam ở thế kỷ XV có giá trị vô
cùng to lớn. Sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và nét truyền thống đem lại cho du
khách tham quan cảm giác vừa dễ chịu, uyển chuyển nhưng cũng rất nghiêm nghị.

Hình 17. Phòng Trình Quốc Thư Hình 16. Bức tranh "Bình Ngô Đại Cáo"

Hình 18. Tấm thảm đỏ

Ngoài ra tầng 2 còn có tấm thảm đỏ được làm từ HongKong đặt ngay chính giữa căn
phòng càng thể hiện sự xa hoa và uy quyền của tổng thống lúc bấy giờ. Trên tấm thảm
có in hình 4 con rồng đối xứng cùng hoa văn đặc trưng của Việt Nam gây ấn tượng
mạnh với du khách đến tham quan.

11
Hình 19. Phòng đọc sách

Khi bước vào tầng ba, ta sẽ choáng ngợp bởi cảm giác rộng mở, thoáng đãng mà
không gian nơi đây đem lại. Thư viện có cửa sổ lớn đón ánh nắng chiều và bàn đọc sách
ở trung tâm. Những quyển sách này chính là nhân chứng của lịch sử, lưu giữ kiến thức
và thời gian.
Ngoài ra còn có khu vui chơi giải trí trên tầng 3 này, bao gồm rạp chiếu phim và
phòng giải trí. Lúc đó, em không hề biết có thiết bị tiên tiến như vậy thời bấy giờ nên
rất bất ngờ.
Tầng hầm gồm 4 khu vực ghép lại với nhau bao gồm: phòng tham mưu tác
chiến, phòng tham mưu liên lạc, phòng ngủ Tổng thống, phòng trực chiến của Tổng
thống. Em đã ngạc nhiên trước cách bài trí cũng như ngỡ ngàng với sự xa hoa đối
với phòng ngủ của Tổng thống. Phòng thay đồ với sức chứa rất lớn gồm nhiều tủ
quần áo được đặt liền kề nhau. Phòng tắm với lối kiến trúc xa hoa, ngập tràn ánh
nắng và vô cùng rộng rãi.

Hình 21. Phòng thay đồ của Tổng thống Hình 20. Phòng ngủ của Tổng thống

12
Tham quan Dinh Độc Lập, ta vẫn có thể phần nào thấy được sự tàn khốc củachiến
tranh qua những hiện vật lịch sử còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Trên nóc của Dinh
Độc Lập có trưng bày chiếc trực thăng UH-1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bên
cạnh là vị trí hai quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung ném phát nổ.

Hình 23. Trực thăng UH-1 và 2 vị trí nổ bom Hình 22. Cận cảnh trực thăng UH-1

II. QUAN ĐIỂM – LIÊN HỆ


1. Quan điểm
Những di tích, cảnh quan quý giá được lưu giữ trong Dinh Độc Lập không chỉ
đẹp để chiêm ngưỡng mà còn mang lại cảm giác về lịch sử của thời đại mà chúng được
thiết kế, đồng thời thể hiện lên tư tưởng của những dân tộc mà chúng từng thuộc về.
Dinh Độc Lập thể hiện tinh thần cách mạng của Tổng thống Diệm, nó mang phong cách
hiện đại, phóng khoáng, mang yếu tố phương Tây nhưng cũng tích hợp truyền thống và
đậm đà bản sắc dân tộc của thập niên 70.
2. Liên hệ môn học
Câu chuyện quá khứ về di tích Hội trường Thống Nhất cho ta thấy được sự tiếp
thu tri thức từ Triết học Mác – Lênin, sự vận dụng đường lối cách mạng đúng đắn của
Đảng và dân tộc ta đã giữ gìn được nhiều giá trị như giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc –
thẩm mỹ ,... Công trình Dinh Độc Lập tồn tại hơn 50 năm vẫn luôn là nguồn tư liệu lịch
sử không chỉ chính xác mà còn rất khách quan về cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam
cũng như những khía cạnh, quan điểm về chính trị, tôn giáo, quan hệ kinh tế xã hội của
giai đoạn đó.
Mặt khác, Dinh được thiết kế bởi chính bàn tay tài hoa của kiến trúc sư Ngô Viết
Thụ - một công trình có kiến trúc lớn, mang lại phong cách rất Việt Nam, kết hợp vô
cùng hài hòa, nhuần nhuyễn giữa sự truyền thống và nét hiện đại. Đồng thời, công trình
còn có giá trị thẩm mỹ khi chứa đựng nhiều hiện vật cổ quý giá, có giá trị và thấm nhuần
nghệ thuật của thế kỷ trước. Mọi thứ về Dinh Độc Lập như những tấm thảm với nhiều
màu sắc, hoa văn trang trí khác nhau; các loại tượng, lư hương; các loại bàn, ghế, đèn,
rèm cửa;... cùng nhiều tác phẩm khác, đặc biệt là hội họa, đều dùng để định hướng cho

13
người dân Việt Nam cũng như là du khách nước ngoài có thể chiêm nghiệm lịch sử và
cảm thụ di tích kiến trúc khi họ đến với nơi đây.
Dù trải qua bao thăng trầm, Dinh Độc Lập vẫn tồn tại như một chứng nhân lịch
sử, kiến trúc và là hình ảnh in sâu trong tâm thức của mỗi người dân tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Liên hệ bản thân
Dinh Độc Lập là nơi chứa đựng nhiều ký ức lịch sử về dân tộc Việt Nam nói
chung, nhân dân miền Nam nói riêng về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của
nước ta. Vừa là sinh viên, và cũng vừa là công dân của Việt Nam, mỗi chúng ta hãy
coi Dinh Độc Lập là nơi ghi nhớ những hy sinh, chiến đấu anh dũng của tổ tiên để
đổi lấy một Việt Nam hòa bình hôm nay. Đồng thời, theo lời Bác dạy “dân ta phải
biết sử ta”, mỗi công dân nước ta nên nắm vững kiến thức về những tàn tích hay di
tích gắn liền với một phần của lịch sử và có giá trị cao về văn hóa và du lịch. Chúng
ta cần phải gìn giữ nơi này như một nơi lưu trữ những giá trị giáo dục để truyền lại
cho các thế hệ sau.
III. KẾT LUẬN
Dinh Độc Lập tồn tại ở đất Sài Gòn từ trước đến nay đã trở thành một địa
điểm quen thuộc trong lòng người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nó gắn liền với các
sự kiện hào hùng của dân tộc ta, vì thế Dinh Độc Lập mang trong mình những giá trị
không những có ý nghĩa mà còn vô cùng to lớn. Cho đến ngày nay, Dinh Độc Lập
vẫn tiếp tục phát triển không ngừng và khẳng định vị trí của mình với những thành
tựu đáng nể trong việc sưu tầm, bảo tồn các hiện vật quý giá còn sót lại bên trong.
Song song với đó, nó phát huy giá trị lịch sử của Nam Bộ nói chung và của Sài Gòn
nói riêng. Tuy nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ lúc chiến tranh nhưng di tích này vẫn
luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ Việt Nam.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Việt Âu. Dinh Độc Lập - Nơi Lưu Giữ Dấu Ấn Lịch Sử, Tin Tức Thông Tấn Xã
ViệtNam, 28.4.2013, https://baotintuc.vn/du-lich/dinh-doc-lap-noi-luu-giu-dau-
an-lich-su-20130428082258578.htm.
2. Quốc Định, and Kim Ngân. Chuyện Chưa Kể Về Những Di Vật Trong Dinh
Thống Nhất, Giađình.net.vn, 30.4.2014,
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chuyen-chua-ke-ve-nhung-di-vat-trong-
dinh-thong-nhat-172140430065315435.htm.
3. Hoàng Phương. Tấm Bản Đồ Quyết Tâm Thống Nhất Đất Nước, 21.04.2015
https://vnexpress.net/tam-ban-do-quyet-tam-thong-nhat-dat-nuoc-3203698.html.

14

You might also like