You are on page 1of 8

Lời nói đầu tiên xin được phép kính chào hành khách

ngày hôm nay, tôi là đại diện của chuyến xe mang tên tổ 4
lớp 11A12 và cũng là người đồng hành cùng các bạn
trong suốt chuyến đi này. Có một câu nói nổi tiếng về sài
gòn chắc hẳn ai cũng từng nghe qua :”Sài Gòn, thành phố
không bao giờ ngủ!” Câu nói đó cho chúng ta thấy Tp
hcm là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch, không phải
chỉ vì sài gòn là một thành phố lớn, mà vì tại nơi đây vẫn
còn tồn tại nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn
lịch sử hào hùng của dân tộc. Những công trình kiến trúc
đó được cải tạo và trở thành một trong những điểm thu
hút du khách. Theo chân hành trình của chúng ta ngày
hôm nay, địa điểm đầu tiên chính là Nhà thờ Tân Định,
đây là công trình kiến trúc cổ và được đông đảo du khách
thăm quan khi đặt chân đến tphcm

Lọt top “điểm đến màu hồng đẹp nhất thế giới” được bình
chọn bởi tạp chí du lịch Mỹ CNT (hay còn gọi là Condé
Nast Traveler), nhà thờ có kiến trúc cổ mà người dân
TP.HCM gọi bằng cái tên thân thương "nhà thờ màu
hồng" mỗi dịp Noel lại trang hoàng lộng lẫy, thu hút
nhiều người đến tham quan, đi lễ.
Cùng với nhà thờ Đức Bà, Tân Định là một trong những
nhà thờ cổ nổi tiếng bởi lối kiến trúc theo phong cách La
Mã, Gothic và Phục Hưng. Khởi công vào năm 1870, nhà
thờ khánh thành ngày 16/12/1876 nổi bật trên đường Hai
Bà Trưng sầm uất. Sau đợt tu bổ năm 1957, nhà thờ được
sơn màu hồng kết hợp với những đường nét hoa văn trang
trí màu trắng ở cả bên ngoài và bên trong nên nhà thờ
thường được gọi với cái tên "nhà thờ màu hồng"
Hơn 150 năm sau khi xây dựng, với bao sự đổi thay của
thời cuộc nhưng nhà thờ Tân Định (số 289 đường Hai Bà
Trưng, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM) vẫn là một
nét chấm phá rực rỡ giữa lòng Thành phố. Đó là ngôi
thánh đường mang phong cách kiến trúc Gothic (thường
thấy ở mái chóp nhọn, mái vòm nhọn, cửa sổ lớn nhiều
màu sắc) kết hợp với phong cách Roman (Romanesque -
thường thấy ở mái vòm tròn, cong, cửa sổ nhỏ, đơn giản)
và pha chút Baroque ở những nét trang trí.
Mặt tiền nhà thờ nổi bật bởi ngôi tháp chính ở giữa và các
tháp phụ nằm đối xứng hai bên. Đỉnh tháp chính cao 52,6
mét, trên chóp hình bát giác có cây Thánh giá bằng đồng
cao khoảng 3 mét. Bên trong tháp, có năm quả chuông
tổng trọng lượng lên đến 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những
tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ
vững chãi và tinh tế. Dãy hành lang có mái vòm, lợp ngói
vảy cá, những ô cửa tròn với hoa lá trang trí, tượng thiên
thần rất tinh xảo.
Chính màu sắc đặc biệt của công trình này đã khiến cho
cái tên nhà thờ Tân Định nhanh chóng được chú ý và in
sâu vào tiềm thức của những người dân Sài Gòn thuở bấy
giờ. Dù mang đậm phong cách kiến trúc Gothic nhưng
nhiều chi tiết của nhà thờ vẫn được trang trí theo hướng
Roman và Baroque. Đến nay, Nhà thờ Tân Định đã trở
thành một địa điểm du lịch nức tiếng Sài Thành, quanh
năm đông đúc khách du lịch ghé thăm, nhất là vào các dịp
lễ, Tết, Giáng sinh hay những ngày cuối tuần.
Sau khi đã hiểu rõ về nhà thờ tân định, tiếp nối cuộc hành
trình hôm nay chính là đường sách tphcm hay còn gọi là
đường sách nguyễn văn bình.
Đường sách tọa lạc tại Đường Nguyễn Văn Bình,
phường Bến Nghé, Quận 1 và chạy dài từ đường Hai Bà
Trưng đến nhà thờ Đức Bà trong 100m.
Vì có vị trí ngay trung tâm thành phố, đối diện Dinh Độc
Lập và cách phố Tây Bùi Viện tầm 3km, đường sách là
một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch
và đặc biệt là các bạn trẻ yêu sách.
Được biết đến với tên gọi chính thức là "Đường Sách
Thành Phố Hồ Chí Minh", đường sách Nguyễn Văn Bình
là điểm đến cực kỳ thu hút khách nhờ không gian độc đáo
có 1 không 2 tại Sài Gòn. Với hai bên đường tràn ngập
sách, đây chính là địa điểm dành cho các mọt sách chính
hiệu hoặc những ai yêu thích sưu tầm sách.
Đường sách Nguyễn Văn Bình là một trong những phố
sách lâu đời tại thành phố mang tên Bác. Con đường này
có chiều dài khoảng 144m và được hoàn thành sau 3
tháng xây dựng, chính thức khánh thành vào tháng
1/2016.
Đường sách Nguyễn Văn Bình được phân chia thành
ba khu vực riêng biệt:
- Gian hàng sách: Con đường sách này bao gồm hơn 20
gian hàng từ các nhà xuất bản nổi tiếng như Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Văn hóa - Văn nghệ,
Kim Đồng, Giáo dục,… Đây là nơi cung cấp mọi loại
sách, từ chính trị, xã hội, công nghệ khoa học cho đến văn
hóa, văn học, nghiên cứu, ngoại ngữ... để đáp ứng đa dạng
nhu cầu của độc giả
Khu vực triển lãm: Nơi đây tập trung những cuốn sách
cũ, sách quý hiếm và thường xuyên tổ chức các sự kiện
giao lưu giữa tác giả và độc giả hoặc những sự kiện quan
trọng, tạo nên không khí sôi nổi cho không gian đường
sách.
Cà phê sách: nhiều quán cà phê sách tại khu vực này
cung cấp không gian yên bình thích hợp để bạn vừa nhâm
nhi tách cà phê vừa tán gẫu với người thân, bạn bè hoặc
cũng có thể vừa thưởng thức cà phê và đọc sách để thư
giãn đầu óc.
Không chỉ là một thiên đường sách, đường sách Nguyễn
Văn Bình còn là nơi bạn có thể tận hưởng những phút
giây thư thái, yên bình sau những xô bồ cuộc sống. Sẽ
thật thú vị khi được ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng, nghe
điệu nhạc du dương và “gặm nhấm” một quyển sách hay
ở nơi đây

Và chúng ta sẽ đến với địa điểm cuối cùng, được biết đến
là một nơi đậm chất nghệ thuật, Bảo tàng tphcm:
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một bảo tàng ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, lạc tại số 65 Lý Tự
Trọng, thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, trên một
khu đất rộng gần 2 ha, giới hạn bởi các con đường Lý Tự
Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Lịch sử hình thành
1. Thời Pháp thuộc:
• Tòa nhà ban đầu được xây dựng vào năm 1885 và
hoàn thành vào năm 1890.
• Ban đầu được dùng làm Bảo tàng Thương mại để
trưng bày sản phẩm Nam Kỳ.
• Sau đó được sử dụng làm tư dinh cho các Phó Toàn
quyền Đông Dương và sau này làm Dinh Phó Thống đốc
Nam Kỳ.
• Trong Thế chiến thứ hai, được sử dụng làm dinh
cho các quan chức Nhật Bản. 2. Sau Thế chiến thứ
hai:
• Ngày 14 tháng 8, người Nhật giao lại dinh thự
cho chính quyền Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam
để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ Nguyễn Văn
Sâm.
• Từ năm 1912, dinh được đổi tên thành Dinh Phó
Thống đốc Nam Kỳ, sau đó chuyển thành Dinh Khâm sai
Nam Kỳ.
3. Dinh Gia Long thời Việt Nam Cộng hòa:
• Sau Hiệp định Genève, dinh được sử dụng làm
Dinh Thủ tướng tạm thời, sau đó là Dinh Gia Long.
• Được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như
Dinh Quốc khách và Dinh Quốc phó trong thời kỳ khác.
4. Sau năm 1975:
• Sau năm 1975, tòa nhà được sử dụng làm Bảo
tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1978.

Tại sao bảo tàng tphcm lại thu hút khách du lịch?
1. **Di sản lịch sử và văn hóa:** Bảo tàng TPHCM giữ
một phần quan trọng của di sản lịch sử và văn hóa của
thành phố. Nó trưng bày các hiện vật, tư liệu về lịch sử,
văn hóa, và phong cách sống của người dân thành phố qua
các thời kỳ khác nhau, từ thời Pháp thuộc đến hiện đại.

2. **Kiến trúc lịch sử:** Tòa nhà Bảo tàng Thành phố Hồ
Chí Minh chính là một phần của di sản kiến trúc lịch sử
của thành phố. Kiến trúc phản ánh sự pha trộn giữa nền
văn hóa Pháp và Việt Nam trong quá khứ.

3. **Giáo dục và nghiên cứu:** Bảo tàng cung cấp cơ hội


cho du khách và cả người dân địa phương hiểu rõ hơn về
lịch sử và văn hóa của thành phố, cũng như cả nước Việt
Nam. Nó cũng là một nguồn thông tin quý báu cho các
nhà nghiên cứu và học sinh.

4. **Trải nghiệm du lịch:** Bảo tàng thường cung cấp


các chương trình giáo dục, hướng dẫn tham quan, và triển
lãm tạm thời, tạo ra những trải nghiệm thú vị cho du
khách. Các triển lãm thường được thiết kế để làm cho
việc học hỏi về lịch sử và văn hóa trở nên thú vị và hấp
dẫn.

Những yếu tố này kết hợp với vai trò quan trọng của bảo
tàng trong việc bảo tồn và truyền bá di sản lịch sử và văn
hóa đã giúp Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành
một điểm đến đáng chú ý đối với khách du lịch.

Và đó cũng là nơi để chúng ta kết thúc cuộc hành trình


ngày hôm nay, nhằm hiểu rõ hơn về những di tích lịch sử,
những công trình kiến trúc, biết thêm những địa điểm du
lịch. Mỗi điểm đến đều có những điều đặc sắc riêng làm
nổi bật chính nó. Cảm ơn các bạn vì đã lựa chọn đồng
hành cùng tôi trong chuyến đi ngày hôm nay, chúc mọi
người thiệt nhiều sức khoẻ và hẹn gặp lại.

You might also like