You are on page 1of 13

Bến Cảng Nhà Rồng và Bưu điện thành phố

BẾN CẢNG NHÀ RỒNG


Lời dẫn

Có thể nói rằng Bến Nhà Rồng cũng là biểu tượng của TP.HCM, bất kể ai đến du
lịch thành phố này cũng phải ghé thăm một lần. Nơi đây đã ghi dấu son của thành
phố nói riêng và của lịch sử Việt Nam nói chung, vừa mang giá trị kiến thức lẫn
kiến trúc, vừa là nơi tưởng nhớ, ghi ơn công lao to lớn của Bác Hồ.

1. Giới thiệu về Bến Nhà Rồng

Địa chỉ : số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí
Minh

Bến Nhà Rồng – nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, một
điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Sài Gòn

Kể từ thời khắc lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bến Nhà Rồng ngày 5/6/1911,
trên sông Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Người ra đi tìm đường cứu nước
tính đến nay đã hơn 100 năm. Ngày nay, bến Nhà Rồng đã trở thành nơi mà các
thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòng
yêu nước và tinh thần đấu tranh Cách mạng kiên cường của Chủ tịch Hồ Chí

Minh.
Bến Nhà Rồng về đêm
2. Khái quát về lịch sử Bến Nhà Rồng

Bến nhà Rồng ban đầu là một thương cảng


lớn ở Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1864 trên
sông Sài Gòn. Gọi là Bến Nhà Rồng vì ở đó có
một tòa nhà mang lối kiến trúc phương Tây
nhưng trên đỉnh lại được gắn hai con rồng nên
được người dân gọi là Nhà Rồng. Đây cũng là
công trình đầu tiên do Pháp xây dựng từ sau khi
chiếm được Sài Gòn. Chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa đã cho tu bổ, sửa sang lại mái ngôi
nhà và thay hai con rồng cũ thành mới với tư thế
quay đầu ra sau năm 1955. Từ đó đến nay, kiến
trúc của nơi đây hầu như được giữ nguyên vẹn.

Từ năm 1975 đến nay, trụ sở của thương cảng Nhà Rồng được chính quyền Việt
Nam xây dựng lại trở thành khu lưu niệm Hồ CHí Minh, đến năm 1995, khu di
tích này tiếp tục được tu sửa và đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây chính là
nơi trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “ Tình cảm Chủ
tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với
Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Toàn cảnh Bến Nhà Rồng

3. Lí do chọn Bến Nhà Rồng

- Đây là 1 trong những điểm du lịch ở Sài Gòn mang nhiều ý nghĩa lịch sử to
lớn của dân tộc

Bến Nhà Rồng là điểm du lịch gắn với sự kiện ngày 5/6/1911, ngày có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển
của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của
quá trình đi ra thế giới tìm được con đường cứu nước kéo dài trong 30, cứu
dân, cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là sự kiện mở ra quá trình
Việt Nam từng bước hội nhập vào dòng tiến hóa theo xu thế mới của nhân
loại dưới sự dẫn dắt của Người.

- Bến Nhà Rồng là công trình kiến trúc đầu tiên Pháp xây dựng trên mảnh đất
Sài Gòn mang nhiều giá trị lớn về mặt kiến trúc

Do được xây dựng bởi người Pháp nên Bến Nhà Rồng mang những nét kiến
trúc đặc trưng của Pháp như các cột trụ lớn, rất nhiều cửa sổ trong tòa nhà,
nét bề thế của tòa nhà,... Điểm thú vị là giữa những nét kiến trúc Pháp đó,
Bến Nhà Rồng lại điểm xuyết kiến trúc châu Á một cách khéo léo với hình
ảnh hai con rồng theo thế “lưỡng long chầu nguyệt” trên mái.

- Điểm du lịch chứa nhiều những hiện vật, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sau năm 1975, Bến Nhà Rồng được cải biến trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh
– Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong số nhiều Bảo tàng
lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Việt Nam. Bên trong Bảo tàng ở Bến
Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày, trong đó 6 phòng chứa các hiện vật, tư liệu
về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Du khách có thể tìm hiểu được nhiều sự kiện về
cuộc đời, hành trình cách mạng của bác qua nhiều giai đoạn lịch sử.

- Tận hưởng cảnh quan Bến Nhà Rồng

Bến Nhà Rồng có vị trí đắc địa khi nhìn thẳng ra sông Sài Gòn. Nơi này
mang vẻ đẹp vừa cổ kính lại vừa ngập tràn thiên nhiên. Đứng từ Bến Nhà
Rồng, du khách có thể nhìn thấy một phần sông Sài Gòn nổi tiếng. Bến Nhà
Rồng cũng là nơi ngắm hoàng hôn rất đẹp. Khi đến đây vào những ngày đẹp
trời, khoảng từ 15h – 17h, du khách sẽ được thấy mặt trời dần xuống trên
sông Sài Gòn. Những tia nắng cuối ngày dần tắt làm cho mặt sông sáng lên

những ánh lấp lánh. Khung cảnh sông Sài Gòn trở nên vừa huyền ảo lại vừa
sống động rất đáng nhớ.

Hiện nay, lượng du khách đến tham quan tìm hiểu các tư liệu, hiện vật về Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng càng ngày càng đông hơn. Năm 2012, bến Nhà
Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón 350 nghìn du khách trong nước và quốc tế
và 7 tháng đầu năm nay, lượng khách đến đây là hơn 250 nghìn người.

Với giá trị lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Bến Nhà Rồng và di tích lịch sử Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành
biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh và là niềm tự hào của nhân dân cả nước

BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ


Lời dẫn

Với Sài Gòn dù trong bất cứ thời điểm nào thành phố này vẫn luôn bận rộn, sầm
uất với những hoạt động của mình. Dù bận rộn với nhịp sống là thế nhưng Sài Gòn
vẫn luôn nồng nhiệt đón tiếp rất nhiều du khách đến đây nghỉ dưỡng, tham quan.
Có một địa điểm trong mắt khách du lịch, mỗi lần đến Sài Gòn đều không muốn bỏ
lỡ cơ hội ngắm nhìn, khám phá là Bưu điện Sài Gòn.
1. Giới thiệu về Bưu điện thành phố

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn tọa lạc ở số 2 đường Công xã Paris, có thể nói đây
là vùng đất cao nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Với những thuận lợi về vị trí
của mình lại nằm ngay tuyến đường chính của thành phố vì thế việc đi lại đến đây
rất thuận tiện.

Toàn cảnh bưu điện Sài Gòn

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là một trong


những công trình về kiến trúc Phục hưng ở
Việt Nam đẹp nhất còn sót lại tới tận bây giờ.
Được xây dựng từ năm 1886 đến 1891

Bưu Điện Sài Gòn là một trong những công


trình tiêu biểu của thành phố với vẻ đẹp hoài
cổ cùng với lối kiến trúc độc đáo đã thu hút
đông đảo người dân đến giao dịch thư tín và
khách du lịch đến tham quan, khám phá.

Tượng đài trước bưu điện


2. Khái quát lịch sử Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Sau khi đánh thành Gia Định, chiếm được Sài Gòn, Pháp đã thiết lập hệ thống
thông tin liên lạc. Năm 1860, Pháp cho xây dựng “Sở dây thép Sài Gòn” (tức là
Bưu điện Sài Gòn) ngay vị trí trung tâm thành phố. Người thiết kế công trình này
là Gustave Eiffel, ông là kiến trúc sư danh tiếng người Pháp đã thiết kế Tháp
Eiffel (Paris). Năm 1863, Sở dây thép Sài Gòn được
thành lập.

Năm 1864, những lá thư đầu tiên có dán tem “con cò”
(loại tem xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam) đã được gửi
từ Sài Gòn đi khắp nơi và ra thế giới. Năm 1886, Bưu
điện Sài Gòn được khởi công xây dựng lại theo đồ án
thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá
Foulhoux, do không đủ đáp ứng nhu cầu sử
dụng ngày càng nhiều của người dân. Năm 1891, trụ
sở mới Bưu điện trung tâm Sài Gòn chính thức khánh
thành
3. Nét đẹp trong kiến trúc của Bưu điện thành phố
Xây dựng trong khoảng 1886-1891, bưu điện đã trải qua nhiều lần thay đổi màu
sơn, hiện mang màu vàng nhạt và là điểm tham quan nổi tiếng với du khách nước
ngoài.
Kiến trúc nổi bật của Bưu điện TP HCM là hệ thống vòm cung lớn bên trong tòa
nhà, ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc trong các nhà thờ Tây Âu. Theo đó, phần
trần nhà của tiền sảnh được nâng đỡ bởi 4 cột trụ sắt nằm bốn góc. Mỗi cột chống
đỡ 4 kèo sắt tỏa ra 4 phía.
Riêng vòm cung dài do 2 hàng trụ sắt 2 bên chịu lực.

Các điểm tiếp nối giữa các trụ và kèo sắt thiết kế công phu, chạm khắc thành
những hoa văn tinh xảo. Thiết kế mái vòm độc đáo phối hợp cùng hệ thống lấy
sáng được tính toán tỉ mỉ đã tạo ra không gian rộng rãi, thoáng đãng cho tòa nhà.
Kết cấu vòm cung xuất hiện dày đặc trong các họa tiết, đường chỉ nổi trang trí bên
trong tòa nhà.
2 tấm bản đồ lịch sử "Saigon et ses environs 1892" và "Lignes téléraphiques du
Sud Vietnam et du Cambodge 1936" cũng được thể hiện trên vòm trần hình bán

nguyệt.

Bên ngoài là khối nhà có bố cục cân đối của các hạng mục công trình mang tính
thẩm mỹ cao cùng những hàng cửa sổ lớn. Trong đó, 2 hàng cửa sổ của khối nhà 2
bên có hình vòm cung hoặc hơi vòm, khiến du khách dễ liên tưởng đến kiến trúc
đấu trường Colosseum - một trong những biểu tượng của thành Rome (Italy).
Riêng tầng cửa sổ thứ 3 tại khối nhà giữa lại mang hình chữ nhật. Những đường
viền, đường chỉ hay hoa văn chạy ngang tạo thành những đường trang trí khỏe
khoắn và đăng đối, gợi nhớ đến những nhà ga xe lửa ở châu Âu.

Cửa chính ra vào tòa nhà theo thiết kế vòm cung đặc trưng, với chiếc đồng hồ lớn
ở giữa. Phía trên có tượng đắp nổi điêu khắc hình người đội vòng nguyệt quế và
hàng chữ "Bưu điện TP HCM", phía dưới đề năm xây dựng và khánh thành bưu
điện "1886-1891".
Hệ thống 20 cột, trụ của phần mặt tiền có kết cấu hình khối vuông vắn. Trên các
đầu cột giữa những nhịp vòm cửa là phù điêu của nhiều vị thần khác trong thần
thoại Hy Lạp như Poseidon (Neptune) thần ngựa và thần biển, Nike là nữ thần
chiến thắng và tốc độ.
Với phần trụ khoảng giữa tầng 2 và tầng trệt của tòa nhà, các mảng phù điêu lại ôm
trọn phiến đá hình chữ nhật. Trên mỗi phiến đá ghi tên một nhà khoa học đã có
những đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại trong lĩnh vực điện và điện tín.
Trong số những tên được khắc trên các ô hình chữ nhật có tổng thống Mỹ
Benjamin Franklin, nhà phát minh người Italy Alesandro Volta, nhà vật lý người
Anh Michael Faraday, nhà toán học người Pháp Galvani và nhiều cái tên nổi tiếng
khác.
Bên cạnh nét văn hóa châu Âu, kiến trúc Bưu điện TP HCM còn có sự pha trộn với
nét Á Đông, thể hiện qua những hoạ tiết trang trí trên nóc mái lấy cảm hứng từ
nghệ thuật đền đài Khmer.

Tồn tại 150 năm, toà nhà Bưu điện TP HCM mang ý nghĩa lớn về mặt kiến trúc -
văn hóa - lịch sử với người dân thành phố. Đây cũng là một trong những điểm
"nhất định phải đến" của du khách khi ghé thăm thành phố lớn phía nam. Người ta
đến đây, một phần để ngắm nét kiến trúc độc đáo của bưu điện này, đắm mình vào
một thế giới của sự cổ xưa, từ chiếc hòm bỏ thư, cho đến các quầy gọi điện thoại.
Du khách cũng có thể nghỉ chân trên những chiếc ghế dài bằng gỗ đánh bóng véc-
ni, tuổi đời lên đến cả trăm năm.

4. Lí do chọn

- Đây là một trong những công trình kiến trúc bậc nhất, tiêu biểu của thành phố
Hồ Chí Minh
Khác với các công trình kiến trúc đậm nét Pháp ở trên, Bưu điện Trung tâm
Sài có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á.
Tòa nhà vừa mang phong cách kiến trúc phương Tây vừa chấm phá vài nét cổ
điển phương Đông càng làm nổi bật lên giá trị vốn có của Bưu điện

Bạn sẽ nghĩ chẳng có gì đặc biệt nhưng sẽ là một ý kiến sai lầm nếu như bạn
không một lần đặt chân vào bên trong toà nhà Bưu Điện, choáng ngợp trước
không gian cũng như kiến trúc độc đáo ở nơi đây. Bước vào bên trong thôi, du
khách như được sống chậm lại, bất kỳ mọi góc nào của Bưu điện hay những
lối kiến trúc cổ điển ở đây như dừng lại để bạn có thể hình dung và cảm nhận
một thoáng Sài Gòn xưa.Đây còn là một điểm check-in tuyệt vời của các bạn
trẻ lưu giữ những bức ảnh đẹp khi ghé đến thăm quan Bưu điện Sài Gòn.

- Địa điểm check in tuyệt vời cho du khách khi đến Sài Gòn
Ngày nay, Bưu điện trung tâm Sài Gòn cùng Chợ Bến Thành, Nhà hát TP. Hồ
Chí Minh, Dinh Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà… làm nên một quần thể di tích
đặc biệt, trở thành những biểu tượng khó có thể thay thế được trong lòng người
Sài Gò

Bưu điện Sài Gòn đã trở thành đứa con tinh thần trong lòng người dân Sài Gòn từ
rất lâu đời. Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo với sự khéo léo, những nét hoa văn tinh tế
của kiến trúc sư người Pháp đã khiến cho bất cứ du khách nào ghé qua đây đều
không muốn về.

You might also like