You are on page 1of 5

Thành Cổ Loa xưa được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN là kinh đô của nước Âu Lạc (Việt

Nam)
thời bấy giờ. Địa điểm du lịch Việt Nam này cũng gắn liền với câu chuyện nỏ thần và tình yêu của
Mị Châu – Trọng Thủy. Nơi đây là một trong những di tích lịch sử thể hiện rõ nét sức sáng tạo, kỹ
thuật và sự rực rỡ của nền văn hóa thuở ấy

Di tích cấp quốc gia này nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô
khoảng 24km ~ 45 phút di chuyển. Theo nhiều nghiên cứu lịch sử, thành được xây dựng vào thế
kỷ III TCN dưới thời An Dương Vương trên diện tích 500ha để làm kinh đô của nước Âu Lạc và
tiếp tục được sử dụng làm kinh đô của Việt Nam xưa tới thời vua Ngô Quyền (thế kỷ X). Hiện tại,
nơi đây là di tích mang nhiều ý nghĩa văn hóa và lịch sử, kiến trúc và là địa điểm du lịch được
nhiều du khách yêu thích.
Sau khi phân tích những di tích còn sót lại thì các nhà khoa học cho biết thành được xây dựng theo
lối kiến trúc vòng ốc nên được đặt tên là Loa Thành hay Thành Ốc. Tương truyền rằng trong thành
có 9 vòng thành xoáy trôn ốc nhưng hiện nay khai quật khảo cổ thì mới chỉ phát hiện được 3 vòng,
chia thành ba khu vực chính:
Ngoại thành: Chu vi khoảng 8km được dựng theo phương pháp đào tới đâu khoét hào tới đó, sau
đó đắp thành và xây lũy liền kề. Chiều cao trung bình của thành là 4 – 5m, chỗ cao nhất 8 – 12m,
ước tính tiêu tốn tới 2,3m3 đất.
Trung thành: Chu vi 6,5km được xây dựng theo lối kiến trúc như ngoại thành nhưng diện tích nhỏ
hơn và kiên cố hơn.Nội thành: Tổng diện tích chỉ khoảng 2km2 là nơi ở của vua và một số quan lại
lớn trong triều đình. Khu vực này cũng đã được sử dụng để xây dựng am công chúa Mỵ Châu, đền
thờ An Dương Vương và nhiều công trình lịch sử quan trọng khác.Tới thăm di tích lịch sử ở Hà
Nội này, ngoài việc tham quan kiến trúc thành Cổ Loa thì du khách còn có thể quan sát một số dấu
tích còn sót lại của tòa thành xưa như: Giếng Ngọc nằm trước cửa đền An Dương Vương gắn liền
với câu chuyện tình yêu của Trọng Thủy và Mỵ Châu.
Biểu tượng mắt rồng gồm 2 nước tròn nằm hai bên cửa chính bên ngoài đền thờ. Và nhiều tiêu bản
cổ có niên đại hàng nghìn năm được tìm thấy ở đây như:
- Rìu đá niên đại cách đây 3.000 –
3.500 nam được tìm thấy ở Bãi
Mèn
- Vòng tay bằng đá niên đại thế kỷ
IV TCN tìm thấy ở Cổ Loa
- Trống đồng Cổ Loa có niên đại
khoảng 2.000 năm
- Lưỡi rìu, lưỡi cày, mũi tên bằng
đồng niên đại cách đây khoảng
2.000 – 2.500 năm
- Gạch trang trí chim phụng, đầu
rồng, vò rượu bằng chất liệu đất
nung niên đại thời Lê, thời Trần
khoảng thế kỷ XII – XVIII
Đến thăm Cổ Loa, du khách đừng bỏ lỡ những di tích lịch sử, công trình kiến trúc hấp dẫn sau:
1. Tham quan đền thờ An Dương Vương
Còn có tên gọi khác là đền
Thượng nằm ở vị trí trung tâm
của khu di tích, trước đây là nơi
ở của vua Thục Phán. Công trình
được xây dựng năm 1687 và tu
sửa lần đầu năm 1893. Ngôi đền
được dựng trên một gò đất lớn
có hình đầu rồng mang tới dáng
vẻ linh thiêng, nhuốm màu thời
gian với rêu phong phủ đầy, hai
bên được bao bọc bởi cánh rừng
nhỏ mang tới không gian mát
mẻ. Phía trước cổng chính vào
đền An Dương Vương thành Cổ
Loa có hai con rồng đá chầu hai
bên, toàn bộ chi tiết đều mang
đậm phong cách kiến trúc thời
Lê. Chính điện thờ vua An
Dương Vương, hai bên tả hữu thờ Hoàng Hậu và Thánh Mẫu. Nơi đây trưng bày nhiều di vật lịch
sử như: tượng đồng An Dương Vương đúc năm 1879, ngựa hồng – ngựa bạch năm 1716 và nhiều
di vật khác,…
2. Ghé thăm Ngự triều Di Quy
Còn có tên gọi khác là Ngự
Đình hay đình Cổ Loa vốn là
ngôi đình cổ được chuyển từ
nơi khác về từ khoảng cuối
thế kỷ XVIII. Đình được dựng
ngay trên khu đất nơi vua
Thục Phán thiết triều nên
được đặt tên Ngự Triều Di
Quy.
Bên trong ngôi đình gần thành
Cổ Loa này có nhiều bức
hoành phi, bức trướng chạm
khắc tỉ mỉ và tinh tế theo
phong cách “sơn son thếp
vàng” đặc trưng, mang tới
cảm giác hoài cổ và sang
trọng. Cổng đình, mái đình,
cổng vào,… đều mang đậm nét kiến trúc Việt thời Lê. Cột đình có khắc câu đối do người lãnh đạo
Cần Vương, tướng Tôn Thất Thuyết để lại khi có dịp ghé thăm nơi đây.
3. Thăm Am công chúa Mỵ Châu
Am nằm phía bên trái đình Cổ
Loa là nơi thờ công chúa Mỵ
Châu. Trong sân có cây đa nghìn
tuổi gốc to xù xì, tán cây quanh
năm xum xuê xanh tươi nhưng lại
mang dáng vẻ u tịch, bi thương
như câu chuyện tình yêu của Mỵ
Châu và Trọng Thủy.
Trong am thờ có tượng công chúa
Mỵ Châu là hòn đá tự nhiên có
hình dáng như người cụt đầu
được dân làng đưa về từ bãi
đường Cấm phía đông thành Cổ
Loa. Trong am còn có bức hoành
khắc bài thơ của Chu Mạnh Trinh
để lại bằng chữ Hán.
4. Ghé vào đền thờ Cao Lỗ
Cao Lỗ là một trong những vị
tướng tài dưới thời vua An Dương
Vương – ông cũng là người đã
phát minh ra nỏ Kim Quy hay nỏ
Liên Châu (có thể bắn nhiều mũi
tên cùng một lúc). Cao Lỗ còn là
người góp công lớn chỉ huy trong
suốt quá trình xây dựng thành Cổ
Loa. Trước đền có hồ nước nhỏ,
tượng Cao Lỗ bằng đá được đặt
giữa hồ, tay cầm nỏ Liên Châu,
dáng đứng hiên ngang, tà áo bay
phấp phới như khắc họa sống
động lại chân dung một vị tướng
tài thiên cổ của dân tộc.

5. Tham gia lễ hội thành Cổ Loa


Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng
năm từ 6 – 18/01 âm lịch, mỗi dịp
lễ cách nhau khoảng 3 – 5 năm.
Đặc biệt, nếu là năm “Phong đăng
hòa cốc” thì Đông Anh mở hội rất
to. Phần chính lễ hội Cổ Loa sẽ
diễn ra vào ngày 06 tháng giêng
âm lịch

You might also like