You are on page 1of 3

Kinh thành ngàn năm

Trước khi Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn chọn “chỗ tụ hội quan yếu của bốn
phương” làm kinh đô thì nơi đây “muôn vật đã hết sức tươi tốt, phồn
thịnh”. Sau cuộc thiên đô lịch sử vào năm 1010, đến năm 1014 thì nhà
Lý đắp thành ngoài, làm nên hình hài kinh thành Thăng Long.
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế
kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời
Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Hoàng Thành Thăng Long là một công
trình kiến trúc đồ sợ đại diện cho một trong những công trình để bảo vệ
đất nước lớn nhất nước ta. Hoàng Thành được các triều đại xây dựng
qua nhiều giai đoạn mới hoàn thành thành công. Sau này, khi đất nước
đã được thống nhất, Hoàng Thành trở thành một trong những di tích lịch
sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta.
Hoàng Thàng Thăng Long là địa điểm lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của
dân tộc. Bao gồm cả những giá vị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa,... Hằng
năm, nơi đây vẫn được tổ chức nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hoàng
Thành Thăng Long cũng có mở bán vé tham quan cho du khách tới đây
chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của nơi này.
Dấu ấn lịch sử
Quãng đầu thế kỷ XXI, khi những dấu tích về Hoàng thành Thăng Long
phát lộ, giới nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, khảo cổ ngỡ ngàng về một
diện mạo rõ nét của Hoàng thành xưa nằm sâu trong lòng đất. Thời điểm
ấy, bên những hiện vật vừa khai quật được như ngói cong, ngói mũi sen,
phù điêu hình rồng, hình lá đề..., Giáo sư Sử học Phan Huy Lê đã nói:
"Các tầng văn hóa mở ra trước mặt mọi người như một bộ sử bằng di
tích, di vật cụ thể, đa dạng, giàu tính biểu đạt của một vùng trung tâm
Cấm thành Thăng Long".
Như vậy, nói gần nói xa thì cũng đều phải khẳng định rằng Hoàng thành
Thăng Long chính là trái tim của quốc đô, nơi kết tinh những giá trị văn
hóa truyền thống Việt Nam và chứa đựng những yếu tố minh chứng cho
sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của Thăng Long với các nền văn minh
trong khu vực. Cũng bởi những giá trị nổi bật toàn cầu ấy, năm 2010,
Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO ghi
danh Di sản văn hóa thế giới. Điều này khẳng định những giá trị lớn lao
về lịch sử, văn hóa, mang lại cơ hội bảo tồn và phát triển nhưng cũng đặt
ra không ít thách thức cho phần việc này.
Kiến trúc độc đáo
Theo khảo cứu lịch sử, Thăng Long thời Lý được tạo dựng theo cấu trúc
“tam trùng thành quách”. Vòng thành ngoài cùng là Đại La thành (La
thành) đắp bằng đất, lấy sông Nhị (sông Hồng), sông Tô Lịch, sông Kim
Ngưu làm hào lũy bảo vệ. Vòng thành ở giữa (Hoàng thành) được gọi là
Long thành hay Phượng thành, đắp đất, sau xây lại bằng gạch, bao bọc
trung tâm quyền lực của vương triều. Vòng thành trong cùng là Cấm
thành, bao quanh chính điện, nơi có bệ rồng thiên tử và cung điện hoàng
gia.
Hoàng thành Thăng Long xưa được dựng trên thành Đại La. Vào các
thời Lý, Trần, Lê, ở mỗi giai đoạn khác nhau, hệ thống cung điện, đền
đài lộng lẫy, tráng lệ đã được tạo dựng trong một không gian hài hòa.
Kiến trúc cung đình đạt đến trình độ cao, vô cùng đẹp đẽ, tinh tế. Biểu
hiện sinh động là những vật liệu kiến trúc như ngói lá đề trang trí rồng
phượng, tượng tròn tạo tác đầu rồng với họa tiết tinh xảo thời Lý; kỹ
thuật trang trí hoa chanh, các loại ngói mũi sen, phù điêu, tượng tròn với
đường nét khỏe khoắn thời Trần hay sự tinh mỹ của các loại gốm trắng
mỏng, gốm hoa lam, gốm ngói ống hình con rồng thời Lê. Cùng với đó,
sự xuất hiện các vật dụng cung đình của Trung Quốc, Nhật Bản hay các
quốc gia Tây Á đã cho thấy cuộc sống phồn hoa nơi Cấm thành cũng
như mối giao lưu văn hóa của Thăng Long qua dặm dài lịch sử.
Qua thăng trầm lịch sử, qua nắng mưa thời gian, cung điện, đền đài, lầu
son gác tía chỉ còn là trầm tích nhưng Hoàng thành vẫn là trái tim của
kinh thành “bốn phương hội tụ”.

You might also like