You are on page 1of 4

TRỐNG ĐỒNG ĐỒNG SƠN – TINH HOA VĂN HÓA VIỆT NAM

" Kim qua ảnh lý đan tâm khổ; Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh"

( Sợ run khi thấy gươm lòa sáng; Tóc bạc vì nghe tiếng trống đồng)

Trống đồng Đông Sơn là loại trống tiêu biểu cho văn hóa giống với cái tên
của nó ( từ trước TK VII TCN đến TK I-II SCN ) và nền văn minh sông Hồng
của người Việt cổ thời kì Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Và vì ra đời từ
Việt Nam nên trống đồng trở thành biểu tượng thiêng liêng bao đời nay.

Trải qua thời gian nhưng ẩn sau vẻ đẹp truyền thống của trống đồng là cả
một quá trình đầy khắc nghiệt của tổ tiên chúng ta. Đặc biệt là khắc nghiệt về
thiên nhiên. Bằng tất cả những gì họ có, họ đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng
thau bậc nhất ở châu Á.
*Một số hoa văn phổ biến văn hóa Đông Sơn
Các sử liệu và các bằng chứng hiện vật đã cho thấy trống đồng được kế thừa và sử
dụng liên tục trong các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thời nhà Lý tới thời nhà
Nguyễn.

Để củng cố thêm các nghiên cứu chứng minh về nguồn gốc của trống đồng và văn
hóa Đông Sơn, cần phải xem xét thêm về sự kế thừa trống đồng trong thời kỳ trung
đại. Thực tế, tất cả các triều đại thời kỳ phong kiến, từ Lý-Trần-Lê-Nguyễn đều
đúc và sử dụng trống đồng.

Đến nay ta vẫn có thể tìm những thông tin về trống đồng qua các thời đại dưới nhà
ngự trị khác nhau được thể hiện bằng hình thức ghi chép.
Theo sự phân loại của người khảo cổ thời Đức thì trống đồng được phân thành
nhiều loại:
 Trống Heger I
 Trống Heger II
 Trống Heger III
 Trống Heger IV
 Trống Ngọc Lũ
 Trống Hoàng Hạ, Cổ Loa, Quảng Xương,…
Một vài nét và ý nghĩa của hoa văn trên trống đồng:
o Thể hiện tiết khí ở trong năm
o Hình ảnh ngôi sao ở trung tâm đại diện cho hình ảnh tối cao trong thiên
nhiên đó là mặt trời
o Những hình ảnh chim Lạc, chim Hồng- được coi là vật tổ của người Lạc
Việt được cách điệu cao và phân bố dày đặc trên mặt trống với nhiều tư thế
và hình dáng khác nhau
o loại hình kiến trúc nhà mái cong và nhà sàn mái tròn thể hiện nét truyền
thống thời kì dựng nước sơ khai
o Những họa tiết trang trí trống đồng mô tả cuộc sống sinh hoạt thường ngày
của con người như đánh trống nhảy múa, giã gạo, chèo thuyền,… là những
họa tiết trống đồng đơn giản nhưng mang tính biểu tượng cao, đã khắc họa
rõ nét cuộc sống bình yên, hạnh phúc và hưng thịnh trong thời kỳ sơ khai
của đất nước.

Trống đồng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người dân thời bấy giờ, tạo cơ
sở khoa học nghiên cứu lịch sử. Bên cạnh đó còn là di sản đánh dấu những thành
tựu đầu tiên về kinh tế, văn hóa, xã hội dưới thời kì nhà nước Hùng Vương. Không
chỉ có tính nhạc khí mà còn là biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo,…

Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội và trong chiến đấu
chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ
về để cùng chiến đấu.Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng
của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp.
Trống đồng cũng được coi là một tài sản quý, và được làm đồ tuỳ táng khi người
chủ qua đời.
Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển, là
một hiện vật vô cùng quý báu, một trong những niềm tự hào lớn của văn hóa Việt
Nam. Bên cạnh việc tìm hiểu chúng ta cần bảo tồn di sản văn hóa vật thể này cũng
như giúp giá trị di sản vương xa khỏi Việt Nam vươn tầm quốc tế. Trong tương lai,
di sản cần được bảo tồn một cách trọn vẹn bởi người dân Việt Nam cũng như du
khách tham quan.

You might also like