You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


……….&………..

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYẾN


THAM QUAN BẢO TÀNG NHÂN HỌC

Giảng viên: TS Nguyễn Hữu Mạnh

Lớp học phần: HIS1056 1

Tên sinh viên: Nguyễn Phương Nhung

Mã sinh viên: 23031724

Khoa: K68 Tâm lý học

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC
1. Giới thiệu về bảo tang...........................................................................3
2. Bên trong bảo tàng..................................................................................3
a, Giai đoạn thời kỳ đồ đá....................................................................3
b, Giai đoạn kim khí............................................................................. 4
c, Giai đoạn sơ sử, giai đoạn thế kỉ X đầu Công Nguyên.....................4
d, Triều đại Lý Trần..............................................................................5
e, Thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, XX............................................................5
f, Văn hóa Sa Huỳnh.............................................................................5
g, Khu vực trưng bày về nhân học, dân tộc học...................................6
3, Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng...................................................6
1, Giới thiệu về bảo tàng
- Bảo tàng Nhân học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội là một bảo tàng thuộc trường đại học đầu tiên của khối các trường xã
hội và nhân văn trong cả nước. Bảo tàng Nhân học nằm trong khuôn viên của trường
không chỉ là một nơi lưu trữ, bảo tồn và trưng bày những hiện vật văn hóa, lịch sử, mà
còn là một không gian giáo dục, nghiên cứu đặc biệt quý báu cho cả sinh viên và cán
bộ giảng dạy cũng như cho du khách.
- Bảo tàng Nhân học thực hiện các chức năng chính:

+ Sưu tầm, bảo quản, phục chế, phục dựng các hiện vật, mẫu vật, sưu tập hiện vật
của văn hoá vật thể Việt Nam truyền thống và hiện đại.
+ Sưu tầm và lưu giữ bằng nhiều hình thức khác nhau những di sản, tài sản văn hóa
phi vật thể truyền thống và đương đại phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo.
+Trưng bày các bộ sưu tập hiện vật, mẫu vật bằng nhiều hình thức khác nhau, sử
dụng những phương thức truyền thống và kỹ thuật hiện đại.
+Xã hội hóa, quốc tế hóa hoạt động của bảo tàng, khai thác những sưu tập mẫu vật
trong giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác khoa học.
+ Nghiên cứu các chủ đề liên quan đến các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, bảo tồn, bảo
tàng.
+ Quản lý Phòng Truyền thống cho Bảo tàng Nhân học.

2, Bên trong bảo tàng


a, Giai đoạn thời kỳ đồ đá
- Thời đại đá cũ: Thời đại đá cũ chủ yếu được phân biệt với thời đại đá mới thông qua
kỹ nghệ làm đá. Thời đại đá cũ chủ yếu được rèn 1 mặt. Thời đại này đã tìm thấy các
hóa thạch, xương động vật, xương con người… chủ yếu được tìm thấy từ 300-400
nghìn năm trước ở phía Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ.
- Thời đại đá mới: Kỹ nghệ làm đá của thời đại đá mới được rèn ở hầu hết tất cả các
mặt. Các di tích ở thời đại đá mới thường được tìm thấy ở ven biển, có 1 số thì tìm
được ở Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang. Thời đại đá mới có 1 nền văn hóa vô cùng
nổi tiếng là văn hóa Hòa Bình. Hiện nay người ta đã phát hiện ra hơn 130 di tích thuộc
văn hóa Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình có tên như vậy bởi ngày xưa người Pháp đã tìm
thấy các di tích đầu tiên ở tỉnh Hòa Bình, các công cụ lao động cũng lần đầu xuất hiện
ở Hòa Bình. Trong 1 vài trường hợp văn hóa Hòa Bình còn nổi tiếng hơn văn hóa
Đông Sơn.
+ Bộ sưu tập về xương, các công cụ bằng xương: giai đoạn này người ta đã biết sử
dụng xương làm dụng cụ lao động.
+ Bộ sưu tập xương còn cho ta biết nguồn thức ăn chủ yếu là ốc núi: ốc núi vẫn còn
tồn tại đến ngày nay từ Thanh Hóa cho đến khu vực Tây Bắc. Ốc núi ngày nay trở nên
khan hiếm và đã trở thành 1 loại đặc sản.
+ 1 viên đá cuội ở nền văn hóa Hòa Bình sẽ được rèn ở tất cả các mặt để được sử
dụng, tiếp xúc ở các mặt khác nhau.
+ Văn hóa Hòa Bình là nghi thức tôn giáo, tâm linh đầu tiên của người tiền sử. Đặc
trưng của văn hóa Hòa Bình là công cụ dạng hình đĩa.

b, Giai đoạn kim khí


- Cách đây 5-6 nghìn năm: gốm phần lớn nhiều tạp chất, bã thực vật và khá thô
- Cách đây 3-4 nghìn năm: gốm giai đoạn này đã đạt được 1 sự đỉnh cao nhất định,
không chỉ đỉnh cao ở mặt ngoại hình mà phần lớn các hoa văn trang trí thuộc dạng hoa
văn hình học đối xứng -> Điều này đã thể hiện tư duy kỹ thuật, tư duy hình học của
người tiền sử
- Nền văn hóa: lưu vực 2 con sông Hồng và sông Mã
+ Lưu vực sông Hồng: có 3 nền văn hóa nổi tiếng, điển hình ở khu vực phía Bắc:
văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun. 3 nền văn hóa này đều
thuộc thời đại đồ đồng (Thời đại kim khí có thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt)
+ Thời đại đồ đồng thời này phần lớn xuất hiện không quá nhiều, các di tích được
tìm thấy đa số là gỉ đồng, các hiện vật bằng đồng nhỏ
+ Giai đoạn đồ sắt (văn hóa Đông Sơn): di vật đồ đồng đã đạt đến đỉnh cao (trống
đồng Đông Sơn, vũ khí, đồ trang sức bằng đồng. Nhưng đồ gốm ở thời kỳ này không
được đẹp như ở thời kỳ đồ đồng. Đồ đá được nâng tầm lên mức độ khác, được thêm 1
vài kĩ nghệ, mới như đục cưa và chuốt bóng. Bộ sưu tập áo giáp: sơ khai nhất, khiên
giáo mác, vũ khí tầm xa tầm gần phòng hộ -> chiến tranh khi có sự xung đột. Thời kỳ
này văn hóa Đông Sơn đã có tộc trưởng, có thể đã sử dụng chiến tranh, và là tiền thân
của Văn Lang Âu Lạc
+ Văn hóa Đồng Nai, Óc Eo: văn hóa Óc Eo là tiền thân của vương quốc Phù Nam.
Sự biến mất của vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ hiện nay vẫn là 1 bí ẩn lớn nhất
trong khảo cổ học Việt Nam. Tại khu vực văn hóa Óc Eo đã tìm thấy rất nhiều vàng
lá, tượng các vị thần thuộc Hindu giáo, các tượng Phật (đặc trưng là có thể là tượng
Phật mới hoặc đã được cải tạo từ Hindu giáo sang Phật giáo). Khu vực Óc Eo Phù
Nam còn tìm thấy các dấu vết của đồng tiền, mặt dây chuyền vàng hoặc thiếc được in
mặt các vị vua La Mã. Thời kì này mặt dây chuyền vàng được in mặt các vị vua được
sử dụng như 1 thứ đồ trang sức, thể hiện cho văn hóa của người La Mã đã được thông
qua giao thương và đến với vương quốc Phù Nam Óc Eo. Óc Eo Phù Nam là 1 trong
những thương cảng lớn nhất, đầu tiên giao thương với người Nam Á, Châu Âu.

c, Giai đoạn sơ sử, giai đoạn thế kỉ X đầu Công Nguyên


- Giai đoạn này được coi là 1 trong những giai đoạn tăm tối nhất lịch sử Việt Nam.
Bởi nước ta bị mất 1000 năm người phương Bắc đô hộ, bị đồng hóa cho nên giai đoạn
này có rất nhiều hiện vật được tìm thấy mang yếu tố Hán. Kết thúc nền văn hóa Đông
Sơn, mở đầu giai đoạn Bắc thuộc, ta phải nhắc đến thành Cổ Loa và huyền tích Mị
Châu Trọng Thủy. Giai đoạn này người khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều mũi tên đồng,
lẫy nỏ
- Di vật mang yếu tố Hán rõ rệt, người Hán khi sang đô hộ nước ta cũng đã mang đến
mộ hầm gạch (mộ phòng)
- Đồ đồng thời Hán luôn có dấu vết bị ảnh hưởng bởi người Đông Sơn
- Phần lớn các di vật được tìm thấy ở các trị sở của người phương Bắc vào giai đoạn
Đại La

d, Triều đại Lý Trần


- Hiện vật chân đèn hoa sen, hoa cúc, con hạc khiến ta liên tưởng tới Phật giáo
- Tư tưởng thể hiện qua di vật hoặc chữ viết. Phật giáo thời đại này rất phát triển, đóng
vai trò là trường học, bệnh xá, thậm chí là địa quân sự. Các địa giáo thì đều nằm trên
đỉnh núi cao nhất, nhìn ra sông phía dưới hoặc biển. Khó có triều đại nào đạt đến đỉnh
cao di vật như triều đại Lý Trần.
- Thời đại này các di vật đều được làm bằng tay, thủ công, tính mỹ thuật đạt đến đỉnh
cao chuẩn mực, thông số gần như giống nhau, sai số tính bằng milimet.

e, Thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, XX


- Trải qua các triều đại Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn
- Thế kỉ XV khi ấy Nho giáo, Đạo giáo đã du nhập vào Việt Nam nhưng Phật Giáo
vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Vậy nên các di vật vẫn mang tính chất Phật
giáo điển hình. Phần lớn các di vật được tìm thấy ở 1 làng gốm ở Hải Dương (làng
gốm Chu Đậu)
- Đồ gốm từ thời Lê Trung Hưng khá thô kệch, không còn được đẹp. Tuy nhiên tinh
hoa mỹ thuật đã được chuyển sang 1 loại hình khác. Giai đoạn Lê Trung Hưng thì các
tinh hoa mỹ thuật đã được thể hiện trên đồ gỗ. Đồ gỗ được khắc họa vô cùng chi tiết
- Vào thế kỉ XVI đã xuất hiện 1 loại hình kiến trúc mang tính tâm linh: đình

f, Văn hóa Sa Huỳnh


- Văn hóa Sa Huỳnh là tiền thân của vương quốc Chăm Pa tồn tại đến thế kỉ XIX, sau
đó mới trở thành dân tộc thiểu số ở Việt Nam
- Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách đây 2000-2500 năm, khi nhắc đến văn hóa Sa
Huỳnh không thể không nhắc đến 1 loại hình: mộ
- Các di vật được tìm thấy phần lớn được làm từ chất liệu đá quý (đá ngọc, đá mã
não), thủy tinh. Có cả các di vật liên quan đến đồ gốm
g, Khu vực trưng bày về nhân học, dân tộc học
- Nho giáo: công cụ học tập của nho sĩ, trường thi hương ở Nam Định, văn miếu có
niên đại từ thời Lý. Thành Thăng Long có trường đại học là hậu duệ chính dòng của
văn miếu: nhân văn.
- Khu vực cồng chiêng: tây nguyên, người mường hòa bình
- Thuốc lá, rượu: giảm đau
- Trang phục dân tộc: lễ cấp sắc của người Dao
- Đàn đá: nổi tiếng ở Khánh Hòa
- Khung cửi
- Dòng tranh dân gian

3, Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng


Chuyến tham quan đã mang lại cho em nhiều cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm quý
báu, khiến em tự hào về một nền văn hóa lâu đời, phong phú và độc đáo của dân tộc
mình.

Kết thúc chuyến tham quan, em mang theo không chỉ kiến thức và hiểu biết sâu sắc
hơn về các dân tộc thiểu số Việt Nam, mà còn có một niềm tự hào và trách nhiệm
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Đây thực sự là một trải nghiệm
đáng nhớ và ý nghĩa.

You might also like