You are on page 1of 7

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM

1. Đặc Trưng , thành tựu văn hóa HÒA BÌNH :

- Nơi cư trú chính của cư dân nền VHHB là các hang động và mái đá, ngoài ra, có một bộ phận rất nhỏ cư trú
ngoài trời và thềm sông, suối. Họ sống theo chế độ mẫu hệ, kinh tế chủ yếu là săn bắt, hái lượm. Vì thế, đặc
trưng nhất của nền VHHB là công cụ làm từ đá cuội, bằng sự kết hợp các thủ pháp chẻ, bổ, đập, bẻ, ghè -
đẽo, mài - cưa, tạo ra những công cụ như: công cụ hình đĩa, 1/4 viên cuội, hình hạnh nhân, nạo lưỡi dài, nạo
lưỡi ngắn, rìu dài, rìu ngắn, bôn, rìu mài lưỡi... Bên cạnh đó, cư dân VHHB đã biết chế tác và sử dụng công cụ
bằng xương, sừng, vỏ trai và làm đồ gốm bằng khuôn đan. Người HB đã biết làm gốm nung ngay trên mặt đất ,
nhưng bấy giờ chỉ làm bằng tay chưa biết đến lò nung. Khi làm gốm ngta sẽ trộn cát để tránh nứt vỡ. Đặc biệt,
họ đã biết làm đẹp, có ý thức về nghệ thuật hội họa và chôn người chết ngay nơi cư trú vì họ sống gắn bò với
nhau , khi có người mất cũng không muốn rời xa điều đó thể hiện tình cộng đồng rất cao. Họ đươc chôn theo
tư thế nằm co bó gối m xung quanh xếp nhiều hòn đá lớn cùng với chiếc rìu đá chôn theo người chết được bôi
thổ hoàng.

- Công cụ gốm sơ khai đã đánh dấu bước tiến dần văn minh của các thị tốc văn hóa HB

- Rìu ngắn là cc đặc trưng của văn hóa HB

2. Đặc trưng , thành tựu văn hóa Đông Sơn :


- Trồng trọt và chăn nuôi phát triển, trong đó sản xuất lúa nước đống vai trò chủ đạo. Ngoài ra còn
chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà... dùng để lấy sức kéo, lấy thịt.
- Nghề nông là trồng lúa nước , canh tác nương rẫy
- Các loại hình công cụ của cư dân Đông Sơn khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt
là lưỡi cày đồng.
- Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu:
+ Nghề luyện kim màu
+ Đồ gốm Đông Sơn
+ Một số nghề thủ công khác
- Nghề thủ công có bước tiến quan trọng từ khi cư dân PN phát minh ra nghề luyện kim , đúc đồng ,
tiến lên nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn.
- Kĩ thuật luyện đồng của người V cổ đạt đến trình độ điêu luyện và đó cũng là 1 bước ngoặt lớn ,
loại trừ hẳn đồ đá.
- Việc nghiên cứu và nấu luyện hợp kim đồng phù hợp với các loại hình công cụ khác nhau là 1
thành tựu lớn của người V cổ.
- Sự phát triển của cc lao động đã tạo nên bước chuyển biến quan trọng xã hội.
- Trống Đồng thuộc loại di vật điển hình nhất của văn hóa Đông Sơn. Bố cục trống rất hài hòa , hoa
văn phong phú , tinh tế , khắc họa được cuộc sống con người. Những hoa văn hình học , hình tia
mặt trời hay hình chim , cá , hươu..
- Về chữ viết: chữ viết Đông Sơn được chạm khắc trên các công cụ, vũ khí đồng thau, các đường nét
còn sơ lược nhưng khúc triết, rõ ràng. Ngoài ra, còn có các dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồ
gốm.
- - Về kỹ thuật quân sự: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng,
phong phú về số lượng. Có thành quách với các bức thành kiên cố với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy
để bảo vệ phòng thủ.
- Thành tựu :
- - Nghệ thuật Đông Sơn cho ta thấy sự cảm nhận tinh tế của các cư dân thời đó qua khả năng chạm
khắc, tạo hình tinh tế và một đời sống ca múa nhạc phong phú. Hình chạm khắc trên trống đồng
Đông Sơn cho ta thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công
(một loài chim đặc sắc phương Nam nhiệt đới), nhà sàn của cư dân vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bộ
sưu tập về các loài chim cổ mà ngày nay nhiều trong các số loài đó đã tuyệt chủng.
- - Đồ dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văn trang trí
phức tạp, những thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu. Qua đó
làm chứng cứ về một xã hội phức tạp trên cơ sở các đại gia đình, các dòng họ trong cộng đồng làng
xã đã định cư ổn định.
- - Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng,
bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An.
- - Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc,
chim, gà, chó, hổ, voi...
- - Nhạc sĩ Đông Sơn đã diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng.
- - Số lượng trống đồng Đông Sơn tìm được cho đến nay trên vùng đất Việt Nam đã khoảng 140,

chiếm già nửa số lượng trống loại này hiện đã biết ở Đông Nam Á

3.Tình hình kinh tế - xã hội của Văn Lang – Âu Lạc


- Quốc gia Văn Lang – AL tồn tại trên dưới 500 TCN
a. Về KT
- Thóc gạo là lương thực chủ yếu của cư dân VL – ÂL , chủ yếu là nếp. Bấy giờ người ta còn dùng
dạo để thổi cơm , làm bánh chưng , bánh giầy , ..
- Rất nhiều đồ gồm dùng để thổi xôi đã tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn.
- Nghề dệt phát triển mạnh , người Việt cổ sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay gai , tơ
tằm , bông , từ đó đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
- Vào những ngày lễ hội , trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn có mũ long trùm đầu , mang nhiều trang
sức , vòng tay
- Sự phát triển kinh tế nhất là sự phát triển mạnh mẽ của nghề thủ công và kĩ thuật luyện kim đã tạo
điều kiện làm phong phú đa dạng đồ trang sức. => chứng tỏ đời sống cư dân VL – AL được nâng cao
rõ rệt.

b. XÃ HỘI :
- Trang phục của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã phản ánh trình độ phát triển , đầu óc thẩm mĩ và bản
sắc văn hóa của người Việt cổ.
- Nam thường đóng khố , nữ mặc váy.
- Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè trên các con sông rạch.
- Người thời HV họ chỉ sống trong mái đá hoặc trên những vùng cao , sau đó vì những đòi hỏi của sự
phát triển sx họ đã di dời xuống vùng đồng bằng mà sinh sống.

c. VĂN HÓA :
- Thờ cúng tổ tiên , sung bái các anh hùng , các thủ lĩnh. Cư dân VL – AL đều có ý nghĩa cùng chung
một cội nguồn , một tổ tiên , một tập quán chung là nhuộm rang , ăn trầu. Ngoài ra , cư dân còn bảo
lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thủy : tín ngưỡng vật tổ , ma thuật , phồn thực
với những nghi lễ cầu mong được mùa.
- Tục cưới xin , ăn hỏi , ma chay , chôn cất người chết , chôn theo đồ tùy tang bằng hiện vật.
- Lễ hội bấy giờ rất phổ biến và thịnh hành , rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người VL –
AL
- Bên cạnh đó , có những hội thi tài , thi sức khỏe , hội cầu nước , hội mừng năm mới
- Nghệ thuật ĐS là đỉnh cao của nghệ thuật thời HV.Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường
nhật của cư dân Việt cổ vừa thể hiện mối qhe giữa người với tgioi chung quanh.
- Nghệ thuật âm nhạc rất phát triển. Trong các âm nhạc tiêu biểu là trống đồng. Trên trống đồng có
hình ảnh người nhảy múa hóa trang và múa vũ trang.. Mặt trống tròn , giữa ngôi sao có nhiều cánh ,
có âm thanh vang xa và sức ảnh hưởng.
- Cùng với trống đồng , công trình Cổ Loa cũng là 1 biểu hiện trình độ phát triển cao của cư dân thời
VL - AL

4. Văn minh sông Hồng


a. quá trình hình thành
- quá trình hình thành nước Văn Lang ra đời của một nền kinh tế thống trị xã hội phát triển một nền
văn hóa khá cao , đó là nền văn minh sông Hồng hay còn gọi là văn minh Việt cổ , văn minh
đông Sơn)

- Nền giống bên sông Hồng đc chuẩn bị từ những nền văn hóa tiền sử xa xôi và được trực tiếp tạo
thành một quá trình văn hóa liên tục từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ đô đại đồ sắt.

- Đó là sự liên kết các bộ lạc và liên minh bộ lạc thành cộng đồng quốc gia có cơ cấu nhà nước sơ
khai đó cũng là quá trình tác động và dung họp nhiều nên văn hóa từ những thành phần cư dân
khác nhau .
- Theo tiến trình phát triển văn hóa Phùng Nguyên chính là cội nguồn của nền văn minh sông Hồng
các giai đoạn văn hóa tiếp theo là văn hóa đồng đậu văn hóa gò mun là quá trình chuẩn bị trực
tiếp cho sự ra đời của văn minh sông Hồng và vào giai đoạn văn hóa Đông Sơn.

b. nét đặc trưng đặc điểm


-về mặt kĩ thuật : nền văn minh sông Hồng hình thành và phát triển trên cơ sở cuộc cách mạng luyện
kim với nghề đúc đồng nhân dân đạt đến mức hoàn thiện và trên cơ sở đỉnh cao của nghệ thuật đúc
đồng chủ nhân nền văn hóa đã bước vào sơ kỳ thời đại đồ sắt.

- về mặt kinh tế : nền văn minh sông Hồng thực chất là 1 nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
của người việt cổ sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

- Về mặt xã hội : nền văn minh sông hồng là 1 nền văn minh xóm làng dựa trên cơ cấu nông thôn
kiểu á châu của 1 xã hội phân hóa chưa gay gắt và nhà nước mới hình thành.

- Di vật vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn văn minh sông Hồng là trống đồng

- Văn minh sông Hồng với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn là sản phẩm lao động sáng tạo của
nhân dân ta từ buổi bình minh của lịch sử.
-Di vật vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn văn minh sông Hồng là trống đồng.

- lễ hội nhất là hỏi mua là đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cộng đồng có nhiều đồ trang sức công cụ
vũ khí tất cả đều là những tác phẩm nghệ thuật.

5. Chính sách cai trị và những chuyển biến xh kt vh


1.Những chuyển biến của nước ta thời Bắc thuộc ( cai trị trong giấy ghi bài đã phô )

1. KT
a. nông nghiệp: năng suất của nghề nông trồng lúa nước ngày 1 càng cao => kte chủ đạo
Công cụ bằng sắt ngày càng trở nên phổ biến thay cho cc bằng đồng. Thời kì này có thêm nhiều đồ
sắt từ TQ du nhập vào nước ta , tạo điều kiện thuận lợi cho nền KT nn phát triển
-sd sức kéo của trâu bò , diện tích trônhf trọt được mở rộng các ctrinh thủy lợi có điều kiện phát triển
năng suất lao động tăng

- biện pháp dùng phân bón ruộng được sd

-Nn phát triển theo hướng thâm canh. Ở Giao Chỉ đã trồng được 2 vụ lúa chiêm và lúa mùa trong 1
năm

- Ngoài lúa , nhân dân ta còn trồng thêm các loại hoa màu và các loại cây cỏ củ khác phục vụ cho
csong như khoai , sắn , ngô , đậu

- Cây công nghệ: bông , mía , dâu. Việc trồng dâu nuôi tằm gắn liền với nghề nông và nghề ươm tơ
dệt lụa.

- cây để làm thuốc chữa bệnh ý dĩ , quế , gừng

- Nghề làm vườn rất phổ biến trong nhân dân , kĩ thuật dĩ trùng diệt trùng - dùng con côn trùng này
để diệt con côn trùng khác

- Chăn nuôi nhỏ trong từng gđinh được chú trọng các vật nuôi chủ yếu là gà lợn chó vịt
=> nhìn chung thời kì nảy là 1 nền nn tâm canh có ruộng luá , vườn cây , có cánh đồng trồng
lúa , bãi trồng dâu , ao hồ thử cá , thả sau , có chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm
Một nền nn đang trên đà phát triển bất chấp chính sách vơ vét bóc lột và cấm đoán của chính
q đô hộ

b. Thủ công nghiệp

- tiếp tục duy trì và phát triển một số nghề truyền thống

- rèn sắt , đúc đồng , làm gốm phát triển mạnh. Dệt vải là nghề thủ công phổ biến trong câc gia đình
ở nhiều địa phương. Các nghề mộc , đan lát , xây dựng có đkien phát triển

- xuất hiện một số nghề thủ công mới trong quá trình giao lưu văn hóa , kte với nước ngoài
+ nghề làm giấy đặc biệt là giấy trầm hương

+ nghề sx thủy tinh , sơn then , thuộc da

- Tuy nhiên , TCN địa phương vẫn k tách rời khỏi NN , các mặt hàng làm ra chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu của tt dp
c. Thương nghiệp
- NT " Hệ thống chợ làng , liên làng , liên vùng được hình thành. Chợ buôn bán chủ yếu là hàng
nông phẩm. Dân hình thành các tt buôn bán để thỏa mãn nhu cầu của cng.

- Ngoại Thương : Sự pp về tài nguyên , hương liệu , sản xuất của vùng nhiệt tình cũng như một số
sản phẩm thủ công đã thu hút nhiều lái buôn nước ngoài đến nước ta thời kì này.

=> Mé sông là nơi các trung tâm buôn bán giao thương , nơi lĩnh sở của chính quyền đô hộ
- Tiền tệ của TQ theo đó du nhập vào nước ta

- Tuy nhiên , hình thức chủ yếu vẫn là hàng đổi hang

- ở trung tâm chính trị , phía ngoài thành trì đã có chợ. Người ta quen ghép chữ thành với chữ thị để
gọi chung là thành thị

d. Giao thông vận tải:


- nhu cầu của việc vận chuyển cống vật , thuế khóa vơ vét được ở nước ta đã thúc đẩy chính quyền
đô hộ chăm lo đến viề sửa chữa đường sá thông thương giữa các quận huyện và giữa nước ta với
TQ

-Cuối TK I , cduong dọc sông Thương ( Lạng Sơn - Bắc Giang) sang TQ được xây đắp. Từ trung
tâm Long Biên , Luy Lâu có đường thủy ngược xuôi các ngả nối liền với đồng bằng châu thổ sông
Hồ

nhiều cduong bộ liên vùng nối với đầu mối ở Luy Lâu.
- Long Biên - TP Bắc Ninh
- Luy Lâu - Huyện Thuận Thành , tỉnh Bắc Ninh
- Vào thời đường , giao thông vận tải phát triển
- Những tuyến đường giao thông lớn đã được thiết lập hìn thành 1 mạng lưới giqo thông thủy bộ nối
liền miền trung tâm đất nước với các châu trị , huyện trị , giữa miền xuôi và miền núi , giữa nước ta
và các nước láng giềng
- Nhìn chung về KT VN dưới thời Bắc thuộc có sự chuyển biến nhưng chậm chạp , đó là do chính
sách đô hộ , chính sâch bốc lột , vơ vét tàn bạo của PK phương Bắc là trở lực lớn , làm cho kinh tế
Âu Lạc không có sự phát triển mạnh mẽ

- Có những chuyển biến do có sự vận động tự nhiên của nền KT Giao Châu theo quy luật phát triển
nội tại kết hợp với những tác động từ phía phong kiến Trung Hoa thông qua bộ máy ctri

- tuy nhiên sự giao lưu kt Việt - Trung thơgi kì này không phải là không có tác dụng đáng kể
nào.Những tác động đó hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của bọn đô hộ phương Bắc.

2.Chuyển biến về xh ctri

- dưới thời bắc thuộc đất nước ta bị biến thành quận , huyện của phong kiến TQ , nhà nước Việt cổ
với thiết chế xh là chế độ Lạc tướng dần bị bãi bỏ
- Nhâb dân từ địa vị làm chủ đn của mình đã trở thành nô lệ của kẻ ngoại bang
- Xuất hiện tầng lớp thống trị ngoại bang , bao gồm quan lại , binh lính từ cấp quận đến cấp huyện
- Bọn tt ngoại tộc trở thành kẻ thù chung của các tầng lớp trong cộng đồng qgia dân tộc việt
- người nông dân công xã trước đây trở thành lệ thuộc vào chính qnđoo hộ , phải lao động , nộp
thuế cho chính q ngoại bàn
- nhân dâ nhiều nơi , trước sự bóc lột tàn bạo của chính q độ hộ đã bị phá sản , trở thành dân lưu
tán , hoặc phải bán mình , bán đợ vợ con làm nô tì ngày 1 đông
- đồn điêgn biến nguoi dân cày cấy trực tiếp thành nhân phận nông nộ.Tầng lớp nông nô nô tì trong
xh ngày 1 trở nên đông đảo
- 1 thực trạng xh dưới Bắc thuộc rất đáng lưu ý , đó là sự di dân từ phương Bắc vào nước ta.
- Sự gia nhập của người Hoa vào cộng đồng dân cư Việt không chỉ làm tăng thêm dân số mà còn
đưa thêm văn hóa Hán vào xh Việt
- Do sinh sống lâu đời giữa 1 cdong dân cư có sức sinh tồn mạnh mẽ mà nhiều ng Hán di cư sang
VN đã bị việt hóa , hòa nhập vào cdong cư dân Việt một số trở thành tầng lớp trên của XH

- Tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt ngày càng mở rộng thế lực KT , tiếp tục bốc lột nông
dân dựa trên cơ sở ruộng đất công hữu của các vùng
- Đây cũng là tầng lớp có tinh thần dân tộc , có mâu thuẫn sâu sắc với chính q đô hộ và sau này đảm
nhận sưa mệnh lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong các thế kỉ I - VI

- Trong thời Bắc thuộc , nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh
+ phản đối cs cai trị
+ buộc chính q trung ương tq phải thay đổi cs cai trị
+ khi có đkien thuận lợi tiến hành đấu tranh giành lại độc lập
* Tóm lại , trong thời Bắc thuộc , xh nước ta có những chuyển biến qtrong
- Bước đầu hình thành tầng lớp quý tộc quan lại có thể lực thuộc nhiều nguồn gốc và xu hướng
chính trị khác nhau cùng tồn tại trong đất nước ta
- Đại bộ phận trong xh là nông dân công xã , sống trong các làng xã cổ truyền mang đậm tính tự trị
- Một bộ phận khác rơi xuống địa vị lệ thuộc , cày ruộng nộp tô thuế cho quan lại , hào trưởng có địa
vị thấp kém trong xã hội.

3. Những chuyển biến về văn hóa , tư tưởng


- Trước khi rơi vào ách đô hộ của phương Bắc , trên địa bàn của Âu Lạc đã xuất hiện một nền văn
minh rực rỡ - vm Đông Sơn , xác lập lối sống Việt và truyền thống Việt
- Lối sống qata , truyền thuyết ấy là vốn liếng là phương diện ưu thế căn bản của người Việt trong
cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc , chống đồng hóa

Kể từ đầu công nguyên , các triều đình phong kiến TQ từ Đông Hán đều ráo riết tăng cường chính
sách nô dịch và đồng hóa , nhằm biến nước ta thành quận huyện của chúng
Không chỉ vì nhà nước , thiết chế xã hội cổ truyền của người Việt bị xóa bỏ , mà đến cả tập tục gđ
cũng phải cải theo lối sống Phương Bắc

- Đây là 1 thử thách hiểm nghèo của LS mà thành công hay thất bại phụ thuộc vào Đây là 1 thử
thách hiểm nghèo của LS mà thành công hay thất bại phụ thuộc vào sức sống ẩn tàng của nền văn
hóa dân gian
- Tiếng Hán và chữ Hán được du nhập vào nước ta , nhưng trước đó ta đã có tiếng việt - tiếng mẹ
đẻ , tiếng nói của dân tộc
- Trải qua quá trình ptrien và chịu ảnh hưởng của tiếng Hán , tiếng Việt , được bổ sung và hiệu chỉnh
thậm chí khác nhiều so với trạng thái ban đầu nhưng nó vẫn là tiếng nói của tổ tiên tiếng nói biểu
hiện cuộc sống và tâm hồn Việt
- Tích Quang và Nhâm Diên hay cả viên quan TQ đều tích cực

- Nho giáo là 1 hệ thống tư tưởng luận lí triết lia đạo đức thể chế cai trị xuất hiện ở TQ từ đời nhà
Chu đến cuối thời Xuân Thu ( V-VI TCN) được Khổng Tử
và các môn đệ hệ thống lại và truyền bá.
Sau này , được tập hợp trong 2 tác phẩm kinh điển của Nho giáo là Ngũ Kinh ( thi , thư , dịch lễ ,
xuân thu ) và Tứ Thư ( luận ngữ , đại học , trung dung , mạnh Tử)
Nho giáo được du nhập vào VN từ thời Tây Hán với 2 mục đích: Sử dụng như công cụ tư tưởng để
nô dịch và đồng hóa , gắn với sự phát triển của giáo dục Nho học
[ ] Dưới thời thái thú Sĩ Nhiêps , Nho giáo có điều kiện phát triển mạnh hơn ( 187 - 226). Sĩ Nhiếp
được tôn vinh là Nam giáo học tổ ông tổ Nho học của nước Nam
Phật giáo : được hình thành ở miền Bắc Ấn Dộ vào thế kỉ VI - V TCN trong cđ xh mà sự phân chia
đẳng cấp tồn tại hết sức nặng nề
Phật giáo được truyền bá tt vaod khu nước ta và TQ rồi sau đó lại dc truyền dội từ TQ sang nc ta
vào những TK đầu CN
- Tín ngưỡng dân gian của người Việt có nhiều nét tương đồng gần gũi với học thuyết của đạo phật
như kêu gọi mng làm điều thiện , có lòng nhân ái vị tha , thuyết nhân quả nghiệp báo nên được đông
đảo nhân dân hướng ứng
Vào cuối thế kỉ II , Luy Lâu đã có 1 trung tâm Phật giáo nổi tiếng và phồn thịnh
Bên cạnh đó còn có nhiều chùa tháp thờ Phật , nhiều đền thờ của tín ngưỡng dân gian

Đạo giáo từ TQ ( Chủ yếu là đạo giáo dân gian - đạo phù thủy ) cũng được truyền sang GC từ
khoảng cuối thế kỉ II
Đạo Phù Thủy biểu hiện ở những hình thức mê tín dị đoan như bói toán , xem sao , xem số phù
phép bùa chú ,.. Đạo thần tiên ra đời vào đời Tần , chủ yếu phổ biển ở tầng lớp trên. Nội dung thoát
li thực tế , tu duõng nội tâm để kéo dài tuổi thọ , kết hợp luyện thuốc tiên
Đạo tin vào búa chú phù phép , rất thịnh vào đời Đường
Nho giáo , Phật giáo hay đạo giáo được truyền vào VN có khung hướng thích nghi và hòa nhập với
tín ngưỡng dân gian cổ truyền của người Việt
Khung hướng xâm nhập lẫn nhau , hòa quyện vào nhau giữa các tôn giáo tín ngưỡng
Các phong tục tập quán của người Việt vẫn được bảo lưu , điều đó chứng tỏ trong suốt nghìn năm
Bắc thuộc , nhân dân ta luôn có ý thức.

You might also like