You are on page 1of 14

GỐM HOA NÂU

Bối cảnh lịch sử thời bấy giờ :


• Triều Lý - Trần (1009 - 1400) :
• Triều Lý được bắt đầu từ khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi
tháng 10 âm lịch năm 1009 kết thúc năm 1225, trải
qua 9 đời vua. Sau khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi
cho chồng là Trần Cảnh, triều Trần được lập nên bắt
đầu năm 1225 kéo dài đến năm 1400, trải qua 13
đời vua. Lý-Trần là hai triều đại tồn tại dài nhất
trong lịch sử phong kiến Việt Nam và phát triển
hưng thịnh trên mọi lĩnh vực: quân sự, kinh tế,
văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc…Trong đó, Phật
giáo được coi trọng phát triển cực thịnh trở thành
Quốc giáo đồng thời trở thành đặc trưng văn hóa
thời kỳ này. Đây còn là thời kỳ đặt nền móng cho hệ
thống luật pháp, giáo dục khoa cử hình thành và
phát triển. Công cuộc giữ nước của quân dân Đại
Việt thời Lý-Trần được thể hiện qua chiến công
vang dội của cuộc kháng chiến chống Tống
(1077) và 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông
(1257-1285-1288) khắc sâu trong ký ức nhân dân ta
và trở thành niềm tự hào lớn về truyền thống anh
dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Đặc điểm khái quát của các loại gốm thời này
• Có lịch sử trên dưới vạn năm nhưng
gốm thời kỳ Lý, Trần phát triển
mạnh mẽ nhất và cũng có thể nói
đây là giai đoạn vàng của gốm Việt
Nam. Nghề gốm phát triển rải rác
khắp các tỉnh thành trên cả nước từ
hàng vạn năm trước. Hầu hết vùng
nào cũng có nghề làm gốm đặc biệt
tại các vùng ven sông. Mặc dù vậy
phải đến thời Lý – Trần, tại nước ta
mới thực sự xuất hiện các trung tâm
gốm xứ mà đến nay vẫn còn hưng
thịnh như: Bát Tràng ( Hà Nội); Thổ
Hà, Phù Lãng ( Bắc Ninh); Hương
Canh ( Vĩnh Phúc)….
Hai loại chính là trang trí và đa đụng
• Vương triều Lý (1010-1225), Vương triều
Trần (1225-1400), quốc gia phong kiến Đại
Việt ngày càng hùng mạnh, kinh tế phát
triển. Trong bối cảnh đó, nhà nước phong
kiến đã ban hành nhiều đạo luật tích cực
thúc đẩy các ngành nghề thủ công, cũng
bởi vậy nghề gốm có cơ hội để phát triển
một cách mạnh mẽ nhất.
• Quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm và
kiểu dáng…đều được mở rộng. Thời kỳ
này, nhiều loại men mới cũng được thử
nghiệm và có sự ổn định về công nghệ sản
xuất cũng như phong cách. Thịnh hành hai
loại gốm chính, một là: Gốm trang trí kiến
trúc, thường là đất nung để mộc, hoặc phủ
một lớp men có giá trị độc đáo. Ví dụ như
gạch có in hoa văn để trang trí với nhiều
dáng hình, kích thước khác nhau. Hoặc
ngói bò có gắn đầu phượng, đầu rồng.
Hoặc hình gốm trang trí hình chiếc lá nhọn
đầu để gắn trên nóc hoặc riềm nhà…
• Hai là gốm gia dụng: bát đĩa, ấm, âu, chén,
vại, chum, vò…Đặc biệt men trắng cũng
xuất hiện ở thời kỳ này ngoài men tro và
men đất – những loại thịnh hành từ những
thời kỳ trước đó.
• Ba yếu tố cơ bản tạo nên sự đặt biệt của sản
phẩm gốm thời Lý – Trần là: Hình dáng - Hoa
văn trang trí, màu men và kỹ thuật nung.
• Về hình dáng gốm Lý – Trần ngoài những hình
mẫu trong thiên nhiên như hoa, quả là cách tạo
dáng của những đồ đồng trước đó. Trang trí trên
gốm Lý – Trần, hoa văn hình học chiếm vị trí
phụ. Những hoạ tiết chính ở đây là hoa lá, chim,
thú, người. Hoa văn trang trí với cách miêu tả
giản dị, mộc mạc rất gần gũi với thiên nhiên và
con người Việt Nam.
• Về kỹ thuật, lò nung gốm Lý - Trần có một bước
tiến lớn như việc sử dụng các lò cóc, lò nằm, có
khi cả lò rồng để nâng nhiệt độ nung cho sản
phẩm lên đến 1.200 độ C - 1.300 độ C. Việc sử
dụng bao nung và kỹ thuật nung chồng bằng con
kê (lòng dong) được ứng dụng rộng rãi đối với
nhiều loại sản phẩm đã cho thấy đạt trình độ sản
xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc.
• Còn về nước men, những người thợ thủ công
giai đoạn này đã tìm tòi và thành công trong việc
tạo ra nước men trắng vô cùng đặt biệt.
• Gốm thời Lý – Trần phát triển tới mức không chỉ
được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn được
bạn bè quốc tế đánh giá cao qua việc sản phẩm
gốm thời kỳ này xuất hiện tại rất nhiều các quốc
gia khác trên thế giới.
• Lịch sử từng ghi lại, từ đầu nhà Lý đã có nhiều
nước tới buôn bán, trao đổi hàng hóa với nước
ta như Nam Dương, Xiêm La (Thái Lan)… Tới
thế kỷ XII, các thuyền buồm ngoại quốc cập bến
nước ta càng đông. Năm 1149, Triều Lý cho lập
cảng Vân Đồn, để thuyền bè các nước vào ra
buôn bán. Cho tới nay, dọc hai bên bờ bến
cảng Vân Đồn còn lại nhiều mảnh gốm của
nhiều thời đại ở Việt Nam sản xuất. Trong đó,
đặc biệt có nhiều gốm men ngọc của thời Lý.
• Trải qua hàng nghìn năm tới nay, các sản phẩm
gốm thời Lý – Trần vẫn là những sản phẩm
được các nhà sưu tập quan tâm và lùng mua
với giá cao. Tại các bảo tàng, sản phẩm gốm Lý
– Trần chiếm một vị trí vô cùng quan trọng bởi
chúng là minh chứng về thời kỳ vàng của lịch
sử gốm Việt Nam.
Đặc điểm chung gốm hoa nâu

• Đặc điểm phong cách gốm hoa


nâu là hình dáng đầy đặn, khỏe
khoắn. Nét khắc trên sản phẩm
chỗ nông chỗ sâu, hoa văn
khoáng đạt được thể hiện theo
tùy hứng dưới bàn tay
của người thợ gốm dân
tộc. Theo các nhà nghiên cứu
trong nước và quốc tế đánh giá
đây thực sự là một nét đặc trưng
tiêu biểu của dòng gốm cổ Việt
Nam riêng biệt không hề trộn lẫn
với bất cứ một dòng gốm nào
trên thế giới.
Các cảm hứng sáng tác trên bình gốm
• Không có một dòng gốm nào lại
thấm đẫm yếu tố Phật giáo như
gốm hoa nâu. Đó là những đề tài
về hoa sen, hoa cúc được thể hiện
một cách tài tình khi thì hiện thực,
khi thì cách điệu thi vị hóa. Gốm
hoa nâu còn phản ánh những thời
khắc lịch sử gần 200 năm chấn
hưng và gìn giữ độc lập của triều
Trần như cảnh các võ sĩ tay cầm
khiên tay cầm giáo đang chiến đấu,
cảnh ra trận với đàn voi lớn, cảnh đi
săn, bắt được tù binh, cảnh đấu
vật.Hay đề tài Vinh quy bái tổ thể
hiện cũng rất sinh động chứng tỏ Hình tượng tráng sĩ
vương triều Trần đề cao việc thi cử,
tuyển chọn nhân tài phục
dựng chấn hưng đất nước.

“ Vinh quy bái tổ “


Nhận xét chung của bản thân :
• Dòng gốm này như đại diện cho tất cả các ý niệm
của ta về Việt Nam, là những buổi trưa hè đầy
nắng, là mùi thơm đặc trưng của bông lúa ngoài
đồng, là sự thảnh thơi của chú trâu vào mỗi sớm
mai, nhiều khi lại đến từ giọt mồ hôi của bác
nông dân đang cặm cụi khi mùa gặt đến,…
những chi tiết tưởng như bình dị này, đều được
bàn tay khéo léo, cẩn thận “ gói ghém” thành
những chi tiết, hoa văn trọng những thức gốm
này, nó không hề bóng bẩy hay xa lạ như các
dòng gốm khác trên thế giới. Đối với những
người con đi xa , ở nơi ấy bỗng thấy được sản
phẩm của đất nước mình, trong lòng không kiềm
được mà dâng nỗi nghẹn ngào thổn thức cùng
niềm tự hào khôn nguôi, bất giác nhớ về một nơi
đẹp, bình dị, thân thuộc đến thế !
• Gốm hoa nâu chính vì vậy mà cộp mác Việt Nam,
trở thành những món đồ quý giá cho đến tận
ngày nay !
So sánh giữa gốm của hai thời Lý –Trần
• Thời Lí
• Khi nhà Lý giành được độc lập, đất nước phồn
vinh, đời sống ổn định, Phật giáo phát triển, sự
kiện Trần Nhân Tông nhường ngôi đi tu (1299)
là sự nở hoa kết trái của Thiền tông Việt. Nền
gốm hoa nâu thời Lý thường mang chi tiết trang
trí đậm dấu ấn tín ngưỡng, lối trang trí cánh
sen đơn, sen kép phổ biến trên nhiều hiện vật
là một ví dụ. Quan sát kỹ trên gốm hoa nâu thời
Lý, dễ thấy ở đó sự tinh tế, tỉ mỉ, cầu kỳ, nhiều
chi tiết trên cùng một hiện vật được chế tác
phần nhiều nhỏ gọn, như ấm trà, kỷ phấn, bát,
đĩa, tô, chén uống trà, chân đế, đài sen, liễn…
thể hiện cảm thụ mỹ thuật cao, biết thưởng
thức cái đẹp về chi tiết của người đương thời.
Thạp gốm trên đài sen
• Thời Trần : Qua thời Trần, với gốc tích
vương triều có xuất xứ gần biển (Thiên
Trường, Nam Định), cộng với niềm tự hào
chiến thắng 3 lần chống ngoại xâm, đã
hình thành lối biểu đạt phóng khoáng, kiêu
hùng qua hoa văn trên cốt gốm. Gốm giai
đoạn này trở thành biểu vật để nghệ sĩ chế
tác thể hiện tinh thần dân tộc. Tạo dáng
gốm hoa nâu lúc này lớn hơn về kích cỡ,
hoa văn khoáng đạt, thể hiện các đề tài
sóng nước, hoa sen, đấu sĩ luyện võ, cưỡi
voi xung trận, hoặc cảnh thái bình với hình
tượng chim chóc nhảy múa. Tất cả như Hoa lá , muông thú trong
gửi gắm thông điệp yêu nước, lạc quan, tự nhiên
chiến đấu, tinh thần quật cường chống
giặc ngoại xâm.
• 1. Xương gốm
Xương gốm thời Lý thường trắng và mịn. Còn
xương gốm thời Trần có màu đặc trưng là màu
khoai sọ.
Nguyên nhân của sự khác biệt này đó là do xương
gốm thời Lý được ủ lâu hơn, hàm lượng ô xít sắt ít.
Thời Lý là thời kỳ đầu đất nước độc lập tự chủ, dân
số ít, chính vì vậy các sản phẩm đồ gia dụng được
sản xuất ra với số lượng vừa phải và được chau
chuốt, tỷ mỷ trong khâu sản xuất cả trong việc ủ
đất và trang trí hoa văn.

• Sang thời Trần, dân số tăng nhanh, nhu cầu sử


dụng đồ dùng cũng theo đó mà tăng lên. Và một
điều hiển nhiên là khi sản xuất với số lượng nhiều
thì thời gian ủ xương gốm sẽ được rút ngắn, các
sản phẩm sẽ không được tạo hình và trang trí tỉ mỉ
như trước nữa. Do thời gian ủ xương gốm bị rút
ngắn dẫn đến các ô xít sắt trong xương gốm còn
nhiều, khi nung ở nhiệt độ cao, các phản ứng hóa
học xảy ra ở bên trong lớp men dẫn đến hiện
tượng phồng rộp ở nhiều sản phẩm thời kỳ này.

Gốm thời Lí
• 2. Đáy
Khi quan sát đáy của hai sản phẩm
gốm thời kỳ này ta thấy có sự khác biệt
rõ ràng. Đáy của gốm thời Lý thường
có màu trắng sáng giống như xương
gốm và được cắt vét rất tỉ mỉ.
• Còn thời Trần do sản xuất với số lượng
nhiều nên đáy các hiện vật thường
không được chau chuốt,tỉ mỉ như thời
Lý.

Gốm thời Trần


So sánh giữa gốm thời Lí Trần với thời Lê
• Thời Lí – Trần mặc dù có các điểm khác
nhau, nhưng thời Trần (sau thời Lí) cũng
khó mà không chịu các ảnh hưởng mạnh
mẽ của văn hóa, cách trang trí của gốm
thời Lí => nhìn chung hai thời kì này chất
lượng gốm vẫn cực tuyệt hảo, xứng đang
là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt
Nam xưa .
• Riêng về thời Lê dù chất lượng vẫn chưa
nhỉnh hơn hai thời đại trước là bao. Điểm
tốt là thời này có bùng nổ về các lò sản
xuất => tăng về số lượng sản xuất, đem
các sản phẩm gốm đến gần hơn với bạn bè
thế giới ( nhưng chủ yếu hoa văn theo lối
dân gian)

You might also like