You are on page 1of 8

Thủ công nghiệp thời Lý:

Thủ công nghiệp nhà nước


Những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục
vụ hoàng cung. Họ thực hiện việc đúc tiền, chế tạo binh khí, chiến thuyền và các đồ tơ lụa, quần áo
cho vua quan.
Nguồn gốc thợ bách tác chủ yếu từ các tù binh, nhiều nhất là người Chiêm Thành, các tội nhân và
các thợ thủ công được trưng tập về làm cho các quan xưởng [5].

Thủ công nghiệp nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]


Người dân làm đồ thủ công nhằm phục vụ đời sống thường nhật hoặc để bán ở chợ theo nhu cầu
thị trường. Thời Lý đã xuất hiện việc thuê mướn nhân công[5].
Nhìn chung, thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia
đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.

Các ngành nghề[sửa | sửa mã nguồn]


 Dệt: Nghề dệt tơ lụa khá phổ biến trong nhân dân, có nguồn thu khá lớn. Nghi Tàm là một trong
những làng cổ có nghề dệt lụa tơ tằm phát đạt với bà tổ nghề là công chúa Quỳnh Hoa, con vua
Lý Thái Tông.
 Đất nung và gốm sứ: Gạch, ngói được sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho việc xây thành
quách và chùa chiền, bảo tháp. Gạch thời Lý có kích thước lớn, nhiều hình dạng phong phú.
Hoa văn chủ yếu lá rồng, tượng Phật, hoa sen, hoa cúc. Gốm đàn gồm các sản phẩm thạp, thố,
chậu, bát, đĩa,… có xương rắn chắc, lớp men màu xanh mát, trong bóng như thủy tinh, gọi là
gốm men ngọc.
 Khai thác vàng: Hình thức khai thác chủ yếu là đãi vàng lộ thiên [6], nhất là ở vùng biên giới với
Trung Quốc. Tại đây có nhiều người Tống sang làm thuê việc đãi vàng
 Đúc đồng: Đồng được sử dụng khá rộng rãi: đúc tượng, chuông, tiền, vũ khí và làm đồ dùng
sinh hoạt. Theo ghi chép của Việt sử lược, triều đình đã tổ chức việc khai thác mỏ đồng ở Lạng
châu năm 1198.
 Ngành nghề khác: Bao gồm in khắc gỗ, xây dựng, làm bia đá, nghề mộc, làm đồ mỹ nghệ, điêu
khắc.

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]


Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức
vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra.
Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau.
Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung
Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài
Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển [7].
Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải,
gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương
nhân người Tống.
Hoạt động buôn bán trong nước được tạo điều kiện khá thuận lợi. Tuy nhiên, đối với ngoại thương,
để bảo vệ an ninh quốc gia, nhà Lý chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm
nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình – chính sách này tương tự như chính sách của nhà
Tống.

Tiền tệ[sửa | sửa mã nguồn]


Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều trong thời Lý Thái Tổ. Cả
lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền [8].
Tiền do triều đình nhà Lý đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa. Nhiều đồng tiền
nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước[9]. Sách sử Việt Nam không nói rõ
quan hệ giữa các đơn vị tiền vào thời kỳ này và không phản ánh quan hệ giá trị giữa tiền Việt và tiền
Tống lưu hành khi đó.

Bài chi tiết:  Thủ công nghiệp Đại Việt thời Trần

Thủ công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Thủ công nghiệp nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]
Nghề gốm
Đây là một bộ phận quan trọng của quan xưởng. Lò gốm quan xưởng chủ
yếu sản xuất đồ dùng thiết yếu như bát, đĩa, chén, đồ thờ cúng hoặc vật liệu
xây dựng như gạch, ngói.
Nghề dệt
Nghề dệt được triều đình chú trọng, đặt ngay trong cung đình. Đồ dệt của
vua chủ yếu là tơ tằm.
Chế tạo vũ khí
Các quan xưởng chế tạo vũ khí phục vụ cho quân đội. Thợ làm việc ở đây
đều có thân phận thấp kém, được gọi chung là quan nô. Họ bị cưỡng bức lao
động và bị lệ thuộc vào triều đình.
Sản phẩm những người thợ này làm ra để phục vụ triều đình chứ
không phải sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra, triều đình còn
trưng dụng những người thợ giỏi để phục vụ cho các công trình lớn.
Thủ công nghiệp nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]
Họ là những hộ sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp mang trao đổi,
buôn bán tại các chợ, phố, lị sở, các chợ phủ lộ và kinh thành Thăng
Long.
Nghề gốm
Sản xuất đồ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nổi tiếng nhất là làng Bát
Tràng[8], Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh).
Nghề rèn sắt
Nhiều làng rèn chuyên nghiệp đã hình thành thời Trần: tại phủ Diễn Châu, Nghệ
An có 2 làng Tùng Lâm và Hoa Chàng. Cuối thế kỷ 14, nghề rèn sắt truyền từ Hoa
Chàng (Hà Tĩnh) ra làng rèn Hoa Chàng mới (Vân Chàng, Nam Định).
Nghề đúc đồng
Trung tâm đúc đồng tại làng Bưởi (tức làng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh). Người
thợ đúc đồng ở đây tạo ra nhiều sản phẩm từ tượng Phật, đồ thờ đến đồ gia dụng
Nghề làm giấy và in
Nhu cầu giao lưu văn hóa thúc đẩy ngành này ngày càng phát triển và mở rộng.
Nghề mộc và xây dựng
Nghề mộc tạo đồ dùng gia đình, đồ thờ cúng và tạo dựng nhà ở, các công trình kiến
trúc ở kinh thành Thăng Long, Tức Mặc, các phủ đệ Vạn Kiếp.
Nghề khai khoáng
Hầu hết các mỏ khai thác ở phía tây và phía bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Quảng Oai, Tuyên Hóa. Các mỏ kim loại khai thác gồm
có vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, diêm tiêu.

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]


Nội thương[sửa | sửa mã nguồn
Chợ là kênh phân phối chủ yếu của mạng lưới thương mại tại đồng bằng sông
Hồng. Trong các làng xóm cũng có chợ, mỗi huyện có vài chợ, chợ này họp
lệch phiên với chợ kia[9].
Hàng hóa còn được phân phối qua các phố. Các trung tâm phủ lỵ bên sông lớn, đầu
mối giao thông thủy bộ đều có phố. Phố Luy Lâu[10] bên bờ sông Dâu là nơi buôn
bán cố định. Bờ sông Nghĩa Trụ[11] còn có phố Lố cũng được hình thành vào thời
Trần[9].
Ngoại thương[sửa | sửa mã nguồn]
Ngoài con đường biên giới trên bộ để thông thương với Trung Quốc, hải cảng là
con đường thông thương chủ yếu với các quốc gia khác. Ngoài cảng Vân Đồn hình
thành từ thời Lý còn có các cảng Hội Thống, Cần Hải[12], Hội Triều[13] thu hút khá
nhiều thương nhân nước ngoài, đồng thời cũng là nơi xuất khẩu hàng hóa của Đại
Việt.
Đối tác tới buôn bán tại các thương cảng là Trung Quốc, Diệp Điều (Java), Thiện
(Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ). Vân Đồn là cảng lớn nhất, nhưng từ sau cuộc
chiến chống Mông-Nguyên, việc buôn bán bị hạn chế. Nhà Trần chuyển nơi đây
thành nơi phòng thủ vì nhu cầu quốc phòng[14].
Đô thị buôn bán lớn nhất là kinh thành Thăng Long, có 2 cửa mở thông ra 2 cảng
sông: Giang Khẩu[15] và Đông Bộ Đầu. Người buôn bán ở kinh thành chủ yếu cũng
là người sản xuất trong các phường. Họ là thợ thủ công kiêm thương nhân, một số
là thương nhân chuyên nghiệp, trong đó có thương nhân nước ngoài - chủ yếu là
người Trung Quốc và một số người Hồi Hột[16].

Tiền tệ[sửa | sửa mã nguồn]


Thời Trần Thái Tông được các nhà nghiên cứu ghi nhận là lần đầu tiên sử sách
phản ánh quan hệ giữa các đơn vị tiền tệ[17]. Năm 1226, triều đình "xuống chiếu
cho dân gian dùng tiền "tỉnh bách" (hay "tỉnh mạch) mỗi tiền là 69 đồng. Tiền nộp
cho nhà nước (tiền "thượng cung") thì mỗi tiễn là 70 đồng" [18].
Mặc dù triều đình ấn định tỷ lệ tiền tệ nhưng trong thực tế không hoàn toàn theo
đúng như vậy. Giá trị đồng tiền và tỷ giá bạc vẫn giảm theo mức cung cầu của hai
kim loại trên thị trường vào một thời điểm hay ở một khu vực[19]. Càng về sau, tỷ lệ
giá trị càng thấp.Cuối thời Trần, ngoại thích Hồ Quý Ly nắm quyền thao túng triều
đình. Ông thực hiện những cải cách đầu tiên về kinh tế. Năm 1396 thời Trần Thuận
Tông, Hồ Quý Ly nhân danh nhà Trần phát hành tiền giấy "Thông bảo hội sao",
đây chính là loại tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam[20].
Khi tiền giấy đã in xong, hạ lệnh cho dân được đem tiền thực đổi lấy tiền giấy: cứ
một quan tiền thực chất đổi lấy tiền giấy một quan hai tiền. Triều đình đặt ra quy
định bắt buộc phải dùng tiền giấy không được dùng tiền đồng[21]. Tiền giấy Đại
Việt không được chuyển đổi ra tiền đồng, khiến người dân không tin tưởng vào
đồng tiền giấy mà họ bị bắt buộc phải sử dụng[20].
Các nhà nghiên cứu tổng kết thời Trần đã phát hành 5 đồng tiền kim loại (mang
5 niên hiệu của các vua) và 1 tiền giấy "Thông bảo hội sao".

Bài chi tiết:  Thủ công nghiệp Đại Việt thời Lê


Thủ công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Thủ công nghiệp nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]
Khi nông nhàn, người nông dân thường làm những công việc dệt vải, làm nón, đan lát... Sản
xuất sản phẩm chủ yếu để giải quyết nhu cầu gia đình, một số khác phục vụ thị trường địa
phương[7].
Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

 Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai
mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa
 Sơn Nam: huyện Thanh Oai dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; xã Hoàng Mai huyện Thanh
Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu
nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón
bốn mùa.
 Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi
 Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng
 Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa
màu huyền
 Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến
cống.
Cục Bách công[sửa | sửa mã nguồn]
Cục Bách công là hình thức tổ chức sản xuất thủ công nghiệp của triều đình. Đây là nơi chuyên
sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cung vua như tiền, vũ khí, các đồ nghi trượng, đồ dùng
vua quan, đồ trang sức... Hàng năm, triều đình cử người về các địa phương cùng các quan phủ,
huyện có nhiệm vụ đề cử những thợ lành nghề lên Cục Bách công.
Công tượng là chế độ lao động cưỡng bức, tổ chức thành đội ngũ như quân lính. Do chế độ
công tượng có tính trói buộc người thợ thủ công nên họ không hứng thú với công việc trưng tập
của triều đình. Do đó nhiều người đã phản ứng, Luật Hồng Đức đã có những điều khoản trị tội
họ[8].

Các nghề thủ công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


 Nghề gốm: điển hình ở Chu Đậu huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương và làng
Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)
 Nghề dệt: Nổi tiếng tại kinh thành Thăng Long có các phường dệt nổi tiếng như Thụy
Chương, Nghi Tàm. Tại Hải Dương có 3 ấp nổi tiếng là Mao Điền (huyện Cẩm Giàng), Hộ
Am và ấp Bất Bế (huyện Đồng Lai, nay là huyện Vĩnh Lại).
 Nghề sơn: dùng trang trí ở hầu hết các đền thờ dinh thự ở đồng bằng Bắc Bộ. Sản phẩm nối
tiếng xuất phát từ làng Bình Vọng, huyện Thường Tín (Hà Nội) với ông tổ là Trần Lư.
 Nghề chạm khắc đá: Nổi tiếng nhất là làng Kính Chủ thuộc phủ Kinh Môn (Hải Dương). Hầu
hết đàn ông tại làng Kính Chủ đều biết nghề chạm đá [9].
 Nghề in mộc bản: Nổi tiếng nhất là 2 làng Hồng Lục và Liễu Tràng (phủ Hạ Hồng, Hải
Dương). Sự thăng tiến về trình độ của nghề này có ghi nhận sự du nhập kỹ thuật của Trung
Quốc[9].

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]


Bài chi tiết: Thương mại Đại Việt thời Lê sơ
Nội thương[sửa | sửa mã nguồn]
Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Do có ưu thế về vị trí,
những người buôn bán muốn đến Thăng Long bằng đường bộ hay đường sông đều thuận
tiện.
Trục giao thông chính trong nước là sông Nhĩ Hà (sông Hồng), đoạn chảy qua nội thị dài
gần 5 km[10]. Hệ thống sông Tô Lịch – Kim Ngưu, trong nhiều thế kỷ vẫn ăn thông với sông
Nhĩ Hà và Hồ Tây, có tác dụng là hệ thống giao thông nội thị hiệu quả cho nội thương.
Ở các địa phương, mỗi xã có một chợ hoặc một vài xã lân cận có một chợ chung. Chợ họp
hàng ngày hoặc theo những ngày nhất định trong tháng gọi là ngày phiên chợ. Thời Lê
Thánh Tông ra quy định các làng mở chợ sau phải định ra phiên sau ngày phiên chợ của
các làng xung quanh để tránh việc tranh chấp ăn chặn mối hàng của các lái buôn. Ngoài
ra, Luật Hồng Đức có quy định cấm những hành động sách nhiễu và thu thuế quá cao đối
với các chợ[11].

Ngoại thương[sửa | sửa mã nguồn]


Nhà Hậu Lê cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông khác có chính sách "trọng
nông ức thương", một phần lý do xuất phát từ nhu cầu tự vệ để ngăn ngừa do thám của
nước ngoài để bảo vệ lãnh thổ.[12]
Trên cửa ải dọc biên giới miền duyên hải, triều đình lập cơ quan kiểm soát ngoại thương rất
khắt khe. Những nhà buôn ngoại quốc đến Đại Việt buôn bán phải vào những nơi quy định
như Vân Đồn, Càn Hải, Hội Thống, Hội Triều, Thông Lãnh, Phú Lương, Tam Kỳ, Trúc Hoa,
không được tự ý vào các trấn. Nhân dân và quan lại vùng duyên hải tự ý mua hàng hoá của
người nước ngoài hoặc đón tiếp các thuyền buôn thì sẽ bị nghiêm trị, phạt tiền rất nặng, từ
50 quan đến 200 quan.[13]
Nhiều quan lại nhà Lê đã tận dụng cơ hội đi sứ để mua hàng hoá về bán trong nước kiếm
lời[14]. Để hạn chế việc quan lại mua bán hàng hoá với Trung Quốc, nhà Lê ra quy định: sứ
thần nào mau hàng về sẽ bị khám xét, tịch thu và trưng bày trong triều để bêu rồi mới cho
mang về. Việc khám xét dù thành thường lệ nhưng việc mua bán của các quan vẫn phổ
biến.[15]
Nhiều người Hoa vẫn lén lút qua lại biên giới buôn bán với người dân Việt. Sự ngăn cấm
ngặt nghèo của nhà Minh sau đó khiến một bộ phận người Hoa vượt biên giới sang rồi
không dám trở về, ở lại sinh sống tại Đại Việt. Do đó sau nhiều năm, hình thành một tầng
lớp người Hoa chuyên kinh doanh buôn bán ngày càng đông. [15]
Sự ngăn cấm khắt khe của triều đình khiến ngoại thương phát triển rất kém. Chính sách
nghiêm ngặt đó là trở lực kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hoá, làm cho quá trình tách rời
thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và quá trình phát triển của các đô thị rất khó khăn. [15]

Tiền tệ[sửa | sửa mã nguồn]


Bài chi tiết: Tiền tệ Đại Việt thời Lê sơ
Tiền đầu thời Lê sơ chỉ có mức quan hệ giữa các đơn vị là 50 đồng = 1 mạch (tiền),
thấp hơn so với thời Trần (69-70 đồng = 1 tiền)[1][16] (thời Lý trước đó chưa được sử sách
đề cập về hệ thống đơn vị tiền tệ[17]).
Thời Lê Thái Tông, năm 1439 vua ra quy định 1 quan = 10 tiền (mạch) = 600 đồng, tức
là 1 tiền (mạch) = 60 đồng.[18] Hệ thống đơn vị này từ đó được dùng ổn định trong các
đời vua sau, qua nhà Mạc, thời Lê trung hưng tới khi nhà Nguyễn chấm dứt, nghĩa là
trong hơn 500 năm, đến lúc chế độ phong kiến Việt Nam kết thúc[1].
Các vua nhà Lê sơ đã cho đúc tất cả 14 đồng tiền. Trừ Lê Bảng và Lê Do, tất cả các vị
vua còn lại, kể cả Lê Nghi Dân, đã ban hành tiền mang niên hiệu của mình.
Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Thương mại Đại Việt thời Tây Sơn
Nhà Tây Sơn có chủ trương thông thương, mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài từ khá
sớm. Năm 1777, khi chính quyền Tây Sơn làm chủ hầu hết khu vực Đàng Trong, Nguyễn
Nhạc đã tạo điều kiện cho các thương gia người Anh buôn bán trong vùng đất mà ông quản lý.
Thể theo nguyện vọng của thương nhân Anh, Nguyễn Nhạc cho họ buôn bán cả vụ, chỉ cần trả
một khoản thuế nhất định[1].
Ngoài Bắc, trung tâm buôn bán là Thăng Long, phía nam là kinh đô Phú Xuân. Phú Xuân trở
thành nơi nhiều người dân đến tụ họp buôn bán, sầm uất hơn những nơi khác trong nước. Do
chính sách cởi mở của Nguyễn Nhạc, nền kinh tế hàng hóa được kích thích phát triển, thương
nhân các nước đến kinh doanh dễ dàng[1].
Sau ngày lên ngôi hoàng đế và quản lý cả khu vực Bắc Bộ, Quang Trung cũng bãi bỏ chính
sách ức thương mà chính quyền Lê-Trịnh trước đây áp dụng để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu
thông, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đối tác lớn nhất khi đó vẫn như truyến thống là Trung
Quốc[2].
Cuối năm 1789, Quang Trung đã viết thư sang đề nghị Càn Long cho mở cửa ải giữa Việt
Nam và Trung Quốc để tiện cho việc đi lại buôn bán giữa nhân dân hai bên, cụ thể là mở chợ
Bình Thủy ở trấn Cao Bằng, cửa ải Du Thôn ở Lạng Sơn. Ngoài ra, Quang Trung còn đề nghị
rút miễn thuế buôn và lập nha hàng ở phủ Nam Ninh (Quảng Tây). Những đề nghị của Quang
Trung được Càn Long chấp thuận[3]. Do đó, quan hệ giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam
được khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

Thủ công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Bài chi tiết: Thủ công nghiệp Đại Việt thời Tây Sơn
Sử sách ghi lại không nhiều về thành tựu thủ công nghiệp thời Tây Sơn. Sau ngày đánh bại
quân Thanh, Quang Trung chú trọng mở các xưởng đúc tiền, đúc vũ khí, đóng thuyền chiến,
sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhà nước. Những xưởng đóng thuyền
chiến phục vụ chiến tranh thời Quang Trung đã đóng được thuyền lớn có thể chở được voi[8].
Sản xuất thủ công nghiệp trong nhân dân được hồi phục khá nhanh, làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Làng gốm Bát Tràng tiếp tục là trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng gốm sứ, trở lại với nhịp độ
tấp nập như trước. Nhiều làng thủ công như nghề nuôi tằm, dệt vải, nung vôi, dệt gấm,
làm giấy... cũng trở lại không khí sản xuất sau thời kỳ hoang tàn cuối thời Lê-Trịnh.

Tiền tệ[sửa | sửa mã nguồn]


Bài chi tiết: Tiền tệ Đại Việt thời Tây Sơn
Các vua nhà Tây Sơn chủ yếu đúc tiền bằng đồng. Tiền kẽm chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là
tiền của vua Thái Đức trong thời gian đầu, khi Tây Sơn chưa kiểm soát được miền Bắc vì
vùng Thuận Hóa – Quảng Nam không có mỏ đồng. Nhà Tây Sơn phải thu các đồng tiền
bằng đồng của nhà Hậu Lê làm nguyên liệu đúc ra tiền mới, mỏng nhẹ dễ lưu thông, với số
lượng lớn[9].
Vua Cảnh Thịnh có đúc những đồng tiền cỡ lớn như tiền Cảnh Hưng nhà Hậu Lê, nhưng
ngày nay không có sử liệu nào ghi chép tỷ giá giữa tiền nhỏ và tiền lớn ra sao [10].
Ở ngay những miền biên viễn như Móng Cái (Quảng Ninh) hay ở hải đảo xa như Vân Hải,
tiền Quang Trung và Cảnh Thịnh cũng được phân bố nhiều và là hiện vật khảo cổ phong
phú nhất, dễ kiếm nhất. Các sử gia cho rằng điều đó phản ánh chính sách kinh tế của nhà
Tây Sơn, luôn đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế độc lập và giàu mạnh [11].
Ngoài những đồng tiền thông thường như các triều đại khác có mặt trước đề niên hiệu vua
(kèm theo chữ thông bảo/đại bảo), mặt sau để trống, như Thái Đức thông bảo, Quang
Trung thông bảo, Quang Trung đại bảo, Cảnh Thịnh thông bảo, Cảnh Thịnh đại bảo và Bảo
Hưng thông bảo, nhà Tây Sơn còn có một số đồng tiền khác lạ được giới khảo cổ ghi nhận:

1. Quang Trung thông bảo 2 mặt giống nhau[12].


2. Mặt trước Quang Trung thông bảo, mặt kia là Quang Trung đại bảo[12].
3. Cảnh Thịnh thông bảo 2 mặt giống nhau[12].
4. Một mặt Cảnh Thịnh thông bảo mặt kia Quang Trung thông bảo[12].
5. Tiền Quang Trung thông bảo – mặt lưng có hai chữ An Nam. Đây là loại tiền dùng
trong ngoại giao của nhà Tây Sơn. Vua Quang Trung dùng tiền này đưa kèm sang
cùng đồ triều cống cho Càn Long trong lần sai sứ sang cầu phong [13].

You might also like