You are on page 1of 3

CỐM LÀNG VÒNG, LÀNG VÀNG MÃ,

LÀNG DỆT LĨNH BƯỞI, LÀNG KẸO MẠCH NHA


1 CỐM LÀNG VÒNG
Theo truyền thuyết, thời vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng
Long, có một năm trời đất lụt lội lớn làm dân mất mùa, đói kém. Cánh đồng
lúa làng Vòng đang ngậm hạt cũng chìm trong lũ lụt. Có một chàng trai làng
Vòng xả mình vào dòng nước lũ, đi cắt những ngọn lúa ngậm sữa thoi thóp
kia về suốt ra, rang và giã cho người mẹ già ăn cầm bữa. Hạt lúa nếp non,
được rang qua lửa và qua tay giã, giần sàng, thành hạt cốm có vị thơm dẻo bùi
đặc biệt. Chàng trai loan truyền cho dân làng cùng làm theo. Nghề làm cốm ở
làng Vòng ra đời trong sự khốn cùng ấy. Với trí thông minh, sáng tạo và bàn
tay cần cù của người làng Vòng, nghề làm cốm ở Làng Vòng đã lan truyền tới
kinh thành. Nhà vua mời người thợ làng Vòng vào Kinh đô làm thử. Mẻ cốm
đầu mùa thu được dâng lên nhà vua với lòng thành kính, nhà vua ban phong
sắc cho dân làng. Người dân làng Vòng không giấu nghề, còn truyền nghề
quý cho dân làng lân cận như Lủ, Triều Khúc cùng làm. Nghề làm cốm đã
phát triển ở nhiều địa phương khác. Ấy vậy nhưng nghề làm cốm ở làng Vòng
vẫn nổi tiếng hơn cả. Câu chuyện truyền thuyết về sự tích nghề cốm làng
Vòng đúng sai ra sao chưa rõ. Chỉ biết nghề làm cốm có ở địa phương đã mấy
trăm năm qua.
  Để có mẻ cốm xanh rờn, mềm và thơm bùi, người thợ làm cốm phải chịu
bao vất vả. Nguyên liệu làm cốm là lúa nếp. Lúa nếp cái hoa vàng, lúa nếp dụt
vừa đông sữa, hạt lúa mẩy vừa độ, đem gặt về, suốt thóc làm cốm là ngon
nhất. Cái tài của người làng cốm là nhìn lúa chín, cắt lúa đúng độ là tạo ra mẻ
cốm ngon. Thường thường, lúa nếp gặt về làm cốm, không cho vào cối đập
lúa, mà dùng đũa cả bằng tre cật để suốt lúa. Hạt thóc nếp được tuốt ra, cho
vào rang đến độ chín vừa. Trước kia, người làng Vòng thường dùng nồi đất
Hương Canh để rang thóc làm cốm. Ngày nay, đại đa số dùng chảo gang để
rang thóc, tuy có nhanh đấy, nhưng hạt cốm lại kém màu xanh. Rang thóc nếp
tới độ chín vừa, cho vào cối giã. Cối giã cốm nom giống cối giã gạo, tuy vậy,
chày giã cốm nhẹ hơn. Thường thường, một cối giã cốm cần hai người. Một
người đứng giận cối, một người ngồi mõm cối dùng đầu đũa cả đại đảo cốm.
Người giã, người đảo phối hợp nhịp nhàng để hạt cốm chín đều. Mẻ cốm
thường phải giã qua 7 kỳ. Mỗi kỳ giã xong, bỏ ra sàng xảy lại đem vào giã
tiếp. Ngày trước, người ta dùng cối nhỏ, mỗi mẻ chỉ được chừng 2 cân cốm.
Để được dăm ba yến cốm kịp chợ sớm mai, người thợ cốm thường thức quá
nửa đêm. Cốm giã xong để vào thúng sạch, tưới chút nước gọi là hồ cốm,
treo quang  thúng chờ sáng lên đường vào phố.
2 LÀNG VÀNG MÃ
Ngày xưa Làng Cót có tên là Hạ Yên Quyết hoặc Bạch Liên Hoa, thuộc phía
tây thủ đô Hà Nội. Ngôi làng này nổi tiếng với nghề sản xuất hàng mã, nên gắn
với biệt danh truyền miệng lâu đời là “làng ngân hàng địa phủ”. Bên cạnh đó,
Làng Cót cũng được biết đến với tên gọi “làng khoa bảng”, bởi truyền thống
hiếu học đáng tự hào từ xưa. Theo thống kê, Làng Cót được xếp trong “tứ danh
hương” (Mỗ, La, Canh, Cót) của huyện Từ Liêm xưa với 10 tiến sĩ và gần 30
hương cống thời Hậu Lê, cùng 9 cử nhân thời Nguyễn, chỉ đứng sau làng Vẽ
(Đông Ngạc).

Không biết chính xác từ khi nào chỉ biết rằng đã từ khá lâu rồi. Ngôi làng được
dân gian gọi với cái tên trìu mến “ngân hàng địa phủ” hay “làng in tiền âm
phủ”. Bởi vào những ngày lễ tết, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy… là ngày
“vào cầu” của những người kinh doanh các mặt hàng tiền âm phủ, vàng mã ở
đây.

Các cụ trong làng kể lại, công nghệ in vàng mã ngày xưa đơn giản lắm. Các
gia đình ra phố hàng Quạt, đặt các khuôn in bằng gỗ mít, gỗ vàng tâm, mài
mực ta (mực đen) hoặc mài viên đá non màu gụ, màu hồng mài ra để in tiền
giấy. Giấy in tiền âm phủ được mua ở Bưởi - Thụy Khê, Hà Nội. Giấy tốt, in
tiền đẹp bán cho vua, quan, các gia đình nhà giàu. Sản phẩm giấy thường, chất
lượng thấp hơn bán cho đối tượng bình dân. Những năm 1945 về trước, hầu
như cả làng đều sản xuất tiền âm phủ và vàng mã.

Công nghệ in thủ công khá vất vả, tốn nhiều nhân công với các công
đoạn: in, đóng gói, xén giấy... phải tiếp xúc với bụi giấy hóa chất mực in thì ít
nhiều cũng bị ảnh hưởng độc hại và mắc bệnh nghề nghiệp. Ngày mưa phùn,
giấy ẩm, muốn giấy mau khô, phải đốt lửa để sấy, sơ ý một chút là “bà hỏa” nổi
dậy “mất cả chì lẫn chài”. Đến nay, có nhiều gia đình đã bỏ nghề, họ chia sẻ:
“Nghề này vất vả mà thu nhập chẳng đáng bao nhiêu, không cẩn thận là ướt
hàng hoặc bị cháy hàng là trắng tay”. Vì chưa được công nhận là làng nghề
truyền thống nên làng Cót chẳng có nghệ nhân.

3: LÀNG DỆT LĨNH BƯỞI


Lĩnh Bưởi là một mặt hàng dệt độc đáo ở kinh thành Thăng Long
xưa với tuổi đời trải dài khoảng 10 thế kỷ. Suốt chiều dài lịch sử hơn
một ngàn năm lịch sử của mình, Hà Nội không chỉ là mảnh đất văn
hiến, hội tụ những tinh hoa văn hóa mà còn là vùng đất của nhiều làng
nghề thủ công độc đáo. Bởi vậy, Thăng Long - Hà Nội còn nổi tiếng là:
“Khéo tay hay nghề - đất lề Kẻ Chợ”.
Nhiều ngôi làng cổ nằm bên hồ Tây không chỉ là nơi lưu giữ
nhiều di tích có giá trị của đất Thăng Long mà còn nổi tiếng với nghề
dệt lĩnh có lịch sử ngàn năm tuổi. Lĩnh hoa nổi tiếng khắp nơi, không
chỉ phục vụ người dân Kinh thành Thăng Long mà còn xuất đi nhiều
nước trên thế giới và đi vào câu ca dao quen thuộc:
4: LÀNG KẸO MẠCH NHA
Theo truyền thuyết An Phú vốn là một vùng đất phía Tây Thăng
Long. Thời Lê Trung Hưng, sau khi vua Lê Thế Tông và chúa Trịnh
Tùng giành lại Thăng Long, đã lấy ngày 16 tháng 4 năm Quý Tỵ (1593)
làm ngày “Vua ngự ra chính điện ở Kinh Thành, ban bố chính lệnh đại xá
thiên hạ và phong thưởng các tướng sĩ, thăng chức tước mọi người theo
thứ bậc khác nhau”. (Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) tập IV trang 200
- NXB Khoa học xã hội  - 1972). Ông Trần Phúc Diên vốn là người
Thanh Hóa có công tôn phù, lĩnh hàm Tổng tri Thuần lục hầu, được vua
ban miền đất ấy làm lộc điền, bèn đưa gia đình và họ hàng về đấy lập trại
sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều người về theo, lập thành làng, lấy tên là
An Phú.

You might also like