You are on page 1of 4

CỐM LÀNG VÒNG (lời thoại)

Lưu ý: 1, Nở nụ cười thật tươi


Minh Dũng: - “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội…”.
Lời bài hát gợi lên trong mỗi chúng ta về hình ảnh thân thương của
đất Thăng Long với 36 phố phường, với sen hồ Tây và xanh ngắt nước
Hồ Gươm, với ngọt ngào hương hoa sữa…
Vũ Hà: - Không chỉ có vậy, Hà Nội còn quyến rũ lòng người bằng nét
văn hóa ẩm thực gần gũi và đặc sắc, trong đó không thể không nói đến
cốm làng Vòng. Người dân cả nước tới Hà Nội đều mong muốn được
thưởng thức hương vị thanh nhã và tinh khiết của cốm làng Vòng và
mua về làm quà biếu tặng. Riêng người Hà Thành coi nó là một cái gì
đó rất quý giá, tự hào, thiêng liêng…
Vũ Hà: Xin chào thầy cô và các bạn. Con tên là Vũ Ngọc Hà của
nhóm 2
Minh Dũng: còn Con tên là Trần Minh Dũng
Vũ Hà: Hôm nay nhóm chúng con sẽ giới thiệu về một làng nghề
truyền thống cực kỳ nổi tiếng ở Hà Nội đó chính là cốm làng vòng.
Minh Dũng: Và sau đây chúng mình sẽ bắt đầu bài thuyết trình nhé.
Vũ Hà: Đầu tiên là các đề mục chính của nhóm chúng mình:
1, Lịch sử làng nghề
giới thiệu cốm làng vòng?
Vũ Hà: 2, Sản phẩm đặc trưng
Sản phẩm đặc trưng của Làng vòng là gì?
Vũ Hà: 3, Quynh trình sản xuất
MD: Các nghệ nhân sản xuất cốm như thế nào?
Vũ Hà: 4, Ứng dụng sản phẩm trong đời sống
MD: Cốm có những ứng dụng gì trong đời sống?
Vũ Hà: Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử làng Vòng nhé=)
Vũ Hà: Vậy thưa bạn MD, bạn hãy cho các bạn và cô biết cốm ra đời
từ khi nào?
MD: Nói tới cốm là nói tới sự thanh tao, lịch sự và trong trẻo của mùa
thu. Nói tới cốm, cũng là nói tới sự sáng tạo của người dân Bắc Bộ.🍂
Theo truyền thuyết, thời vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long,
có một năm trời đất lụt lội làm dân mất mùa. Cánh đồng lúa làng
Vòng đang ngậm hạt cũng chìm trong lũ lụt. Có một chàng trai làng
Vòng xả mình vào dòng nước lũ, đi cắt những ngọn lúa ngậm sữa thoi
thóp kia về suốt ra, rang và giã cho người mẹ già ăn cầm bữa.🎋Hạt
lúa nếp non, được qua tay giã, giần sàng, thành hạt cốm có vị thơm
dẻo bùi đặc biệt. Chàng trai loan truyền cho dân làng cùng làm theo.
Nghề làm cốm ở làng Vòng ra đời trong sự khốn cùng ấy.
Vũ Hà: Ồ, thì ra là như vậy. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần
thứ 2 nhé.
MD: 2. Sản phẩm đặc trưng của Làng Vòng.
Sản phẩm đặc trưng của làng vòng là cốm
● Các món ăn làm từ cốm là:
bánh cốm
● bánh phu thê
● sữa cốm
● chả cốm
● chè cốm
Vũ Hà: => Những cách ăn đó lại mang lại cho cốm những hương vị
đặc biệt khác lạ mà không thể tìm thấy được ở cốm thường. Nó cũng
làm cho những món ăn càng trở nên độc đáo và mới lạ.
Vũ Hà: Bây giờ chúng ta cùng xem video về sự tích cốm làng vòng
nhé.
XEM VIDEO=)
MD: Đây là một số câu ca dao về Cốm Làng Vòng
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn.
Gắng công kén được cốm vòng,
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng em vui
Vũ Hà: (đọc số 2)
Vũ Hà: Và sau đây chúng ta cùng tham gia một hoạt động đặc biệt của
nhóm 2. ( NNH đi ra từ trg góc với đĩa xôi và đưa cho VNH) và đây
chính là xôi cốm của nhóm 2. Con mời cô thưởng thức món xôi cốm
của nhóm con
( cô ăn xong)
MD: Tiếp theo chúng ta sẽ đến quy trình sản xuất cốm
Bước 1 - Đãi thóc: Lúa nếp non được thu mua từ những cánh đồng
ven ngoại thành Hà Nội được tuốt hạt sạch sẽ và cho vào thùng nước
để đãi. Các hạt thóc lép nổi lên sẽ được loại bỏ. Bước này, vừa có tác
dụng làm sạch hạt thóc khỏi đất, cát bụi bẩn, vừa đảm đảm chất lượng
của từng hạt thóc.
Bước 2 – Rang Cốm: Những hạt thóc chắc được đãi sạch sẽ được cho
vào chảo rang Cốm. Chảo rang cốm, nhất thiết phải là chảo gang đúc,
xung quanh được đắp bằng xỉ than và phải đun bằng củi. Đây là bước
quan trọng nhất trong quy trình sản xuất Cốm. Trong quá trình rang
hạt Cốm phải được đảo liên tục để đảm bảo độ chín đều. Thông
thường một mẻ cốm rang thủ công mất khoảng 1.5 giờ. Người rang
phải luôn chú ý, không được cho to hoặc nhỏ lửa, tránh làm cốm chín
ép.Tùy theo độ non của Cốm và độ lớn của lửa người làm Cốm quyết
định thời điểm có thể xúc Cốm ra ngoài.
Bước 3 - Giã Cốm: Trước kia, khi chưa có các phương tiện máy móc,
người Mễ Trì phải giã Cốm hoàn toàn thủ công, có 2-3 người đứng giã
bằng chân và 1 người ngồi sơ, sảy Cốm bằng tay. Mỗi mẻ Cốm sẽ
phải trải qua từ 3 – 5 lượt giã như vậy mới sạch hoàn toàn. Ngày này,
hầu hết các cơ sở Cốm gia truyền đều có máy say, nên việc làm Cốm
của bà con cũng bớt vất vả hơn.
Cốm sau khi được rang chín, để nguội sẽ cho vào máy say để loại bỏ
phần vỏ trấu bên ngoài. Sau đó, cho vào giã từ 2 – 3 lần nữa cho hạt
Cốm sạch và bong. Mỗi mẻ thóc rang thường cho ra thành phẩm từ 10
– 15kg Cốm Tươi.
Vũ Hà Bước 4 - Đóng gói: Khi giã xong, cốm sẽ được gói trong hai
lớp lá. Lớp bên trong là lá ráy hoặc lá sen giữ cốm không bị khô và
không phai nhạt màu xanh ngọc. Lớp ngoài là lá sen có hương thơm
thoang thoảng. Cốm tươi gói lá Sen như một sự kết hợp hoàn hỏa tạo
nên món quà tinh hoa của trời đất.

Vũ hà: cuối cùng chúng ta 4. ỨNG DỤNG SẢN PHẨM TRONG


ĐỜI SỐNG
Những ứng dụng của cốm trong đời sống
Cốm làng Vòng nhẹ nhàng góp mặt vào văn hóa ẩm thực Hà Nội, làm
nên nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Cốm du lịch khắp
đất nước, thậm chí vượt biên giới ra các nước khác trên thế giới và gợi
nhớ cho mỗi người xa quê về một Hà Nội rất đỗi bình dị và thân
thương.
Bài thuyết trình của chúng con đến đây là hết
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 2

You might also like