You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM


Học phần: Bao bì và Thương hiệu hàng hóa
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Vũ Hùng Phương
Chủ đề
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU RƯỢU CỐM LÀNG VÒNG

Thành viên nhóm 2:

STT Họ và tên MSV


1 Nguyễn Thị Minh Hảo 11205236

2 Nguyễn Thị Cẩm Ly 11202415

3 Nguyễn Thị Minh Phương 11206609

4 Lê Thị Anh Phương 11203168

5 Vũ Trà My 11202652

6 Trần Minh Quân 11203281

7 Nguyễn Ngọc Uyên Phương 11207561

8 Hoàng Thị Khánh Linh 11202132


MỤC LỤC

I. Giới thiệu chung về thương hiệu: “Rượu cốm làng Vòng”.......................................3


1. Lý do chọn thương hiệu:.........................................................................................3
2. Mục tiêu thương hiệu...................................................................................................3
II. Xây dựng thương hiệu rượu cốm...............................................................................4
1. Nghiên cứu môi trường kinh doanh............................................................................4
1.1 Tổng quan về thị trường........................................................................................4
1.2. Phân loại thị trường rượu....................................................................................5
1.3. Dự đoán xu hướng biến động của thị trường......................................................7
2. Tầm nhìn thương hiệu.................................................................................................8
2.1 Giá trị cốt lõi........................................................................................................... 8
2.2 Sứ mệnh..................................................................................................................8
2.3 Tầm nhìn................................................................................................................8
3. Định vị thương hiệu.....................................................................................................8
3.1 Định vị dựa vào chất lượng...................................................................................8
3.2 Định vị dựa vào giá trị...........................................................................................9
3.3 Định vị dựa vào cảm xúc.......................................................................................9
3.4 Chân dung khách hàng mục tiêu:.......................................................................10
4. Hệ thống nhận diện thương hiệu...............................................................................10
4.1. Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes).............................10
4.2. Các lợi ích thương hiệu ( Brand Benefits).........................................................13
4.3. Niềm tin thương hiệu ( Brand Beliefs)...............................................................14
4.4. Tính cách thương hiệu ( Brand Personality).....................................................15
4.5. Bản chất thương hiệu ( Brand Essence)............................................................15
5. Đề xuất chiến lược marketing 4P:.............................................................................16
I. Giới thiệu chung về thương hiệu: “Rượu cốm làng Vòng”

1. Lý do chọn thương hiệu:


Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam nói chung và là đặc
sản nổi tiếng của Hà Nội nói riêng. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng
(hay còn gọi là thôn Hậu) nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm được lưu truyền qua ca dao, tục
ngữ dân gian:
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!''
Hà Nội mùa thu là hình ảnh những gánh cốm nhịp nhàng trên vai các bà, các
mẹ len vào từng ngõ hẻm, là hương vị dân dã như tĩnh lại giữa lòng thành phố
nhộn nhịp. Những hạt cốm xanh mỏng manh nhưng thơm ngọt, lắng đọng những
tinh túy của đất, của trời, của hương nắng và gió, để rồi khiến mỗi thực khách khi
thưởng thức đều thấy quyến luyến nhớ thương. Nói đến cốm, người ta thường nhớ
ngay đến cốm làng Vòng, thứ quà quê giản dị mà lại gắn liền với tuổi thơ và cả khi
trưởng thành của bao lớp người con đất Tràng An.
Cốm làng Vòng được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon, điển hình
như: chả cốm, bánh cốm, cốm tươi, … Tuy nhiên, rượu cốm lại chưa được nhiều
người biết đến. Một vài thương hiệu trên thị trường như rượu cốm Tú Lệ, rượu
cốm Hà Giang… chưa tạo được ấn tượng đối với người tiêu dùng. “Rượu cốm làng
Vòng” của chúng tôi mang trong mình hương vị đặc trưng của cốm, một loại đặc
sản tại làng Vòng, Hà Nội. Với sự chăm sóc tỉ mỉ, các nông dân tại làng Vòng lựa
chọn những hạt cốm non có màu xanh biếc, đồng đều về kích thước,,.sau đó sử
dụng phương pháp truyền thống để lên men và lên men rượu, tạo ra hương vị đặc
trưng và khác biệt so với các loại rượu khác trên thị trường. Sản phẩm của chúng
tôi đã được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và được bảo vệ bởi Nhãn
hiệu độc quyền. Đây chính là thức quà không thể thiếu trong đời sống người dân
Việt.

2. Mục tiêu thương hiệu


 Tạo nên một thương hiệu rượu uy tín và chất lượng
 Giới thiệu và quảng bá thương hiệu đến đông đảo người tiêu dùng → tăng
cường sự nhận biết của thị trường với sản phẩm
II. Xây dựng thương hiệu rượu cốm

1. Nghiên cứu môi trường kinh doanh

1.1 Tổng quan về thị trường


*Thị trường rượu bia Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những thị trường rượu bia tăng trưởng
nhanh nhất thế giới. Báo cáo của hãng Euromonitor International cho thấy, sự phát
triển của tầng lớp trung lưu và giới trẻ đã khiến lượng tiêu thụ rượu bia tại Việt
Nam tăng gần 3 lần trong giai đoạn 2004-2018. Theo Statista, năm 2017, Việt Nam
là nước tiêu thụ rượu bia lớn thứ 3 tại khu vực châu Á xét về sản lượng, dù tổng
dân số chỉ đứng thứ 15 thế giới với 96,2 triệu người. Lượng tiêu thụ rượu bia bình
quân hộ gia đình tại Việt Nam đã tăng tới 30% trong giai đoạn 2013-2018, đạt 43
lít/hộ gia đình.

*Thị trường rượu Việt Nam


Những năm gần đây, rượu dần trở thành thứ đồ uống được ưa chuộng của
nhiều người dân Việt Nam, thị trường này hiện nay có thể nói là đang diễn ra khá
sôi nổi.
Rượu đã phần nào thỏa mãn được các nhu cầu khác nhau của giới tiêu dùng,
từ nhu cầu đơn giản là để kích thích tiêu hóa đến nhu cầu khó tính nhất của những
người rượu là để thưởng thức.
Các mặt hàng rượu trên thị trường ngày nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu
mã và rất khác nhau về cả chất lượng. Tuy nhiên, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của
mỗi vùng khác nhau thì khác nhau thậm chí mỗi cá nhân cũng đều có thói quen
tiêu dùng rượu riêng của mình.
Một số nguồn cung ứng rượu hiện nay:
 Rượu nhân dân tự sản xuất và kinh doanh
 Rượu do các công ty của Nhà nước sản xuất: công ty rượu Đồng Xuân
(Vĩnh Phú), công ty rượu Ong (Thái Bình), công ty rượu Ong Xuân
Thủy (Nam Hà)...
 Rượu do các công ty tư nhân sản xuất: CTy TNHH Cẩm Việt chuyên
sản xuất rượu Cẩm, Công ty TNHH Hoàng Long chuyên sản xuất rượu
vang…
 Rượu nhập khẩu

1.2. Phân loại thị trường rượu


Phân đoạn thị trường hay phân khúc thị trường là một công đoạn hết sức quan
trọng của bất kì một công ty khi muốn bước chân vào xâm nhập một thị trường
mới hoặc để mở rộng thị trường của mình ra. Với một loại thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt, khốc liệt như thị trường rượu thì phân đoạn thị trường không phải
chỉ đế các công ty phân biệt, phân chia ảnh hưởng của mình mà nó có tính chất
sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty làm giảm tối thiểu
mức độ rủi ro của công ty trước các cơ hội thị trường.
Có rất nhiều tiêu thức để phân đoạn thị trường. Tuy nhiên, đối với thị trường
rượu thì phân đoạn theo tiêu thức thu nhập là thích hợp và sát thực hơn cả bởi nó
mô tả luôn cả mức độ tiêu dùng và khả năng tiêu dùng của từng đoạn trong tập thể
mức độ tiêu dùng của người dân.
Căn cứ vào tình trạng sử dụng rượu bia của người dân Việt Nam theo thu
nhập được khảo sát vào tháng 4/2020, ta có thể phân chia thị trường rượu làm 3
đoạn chính như sau:
 Đoạn thị trường những người có thu nhập cao: Những người ở đoạn thị
trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, là những người thành
đạt trong kinh doanh họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua được những sản phẩm
sang trọng, đắt tiền, chất lượng cao nhằm khẳng định địa vị bản thân và thỏa
mãn nhu cầu của mình.
 Đoạn thị trường người có mức thu nhập trung bình: Là các cán bộ công nhân
viên chức, tri thức .. thu nhập của họ chỉ ở mức đủ dùng cho sinh hoạt và tích
lũy chút ít. Vì vậy hành vi tiêu dùng của họ phần nào bị hạn chế. Tuy nhiên
các sản phẩm mà họ mua cũng phải đạt một vài tiêu chuẩn về chất lượng, giá
cả và yếu tố thẩm mỹ bới lẽ những người thuộc nhóm này cũng bị ảnh hưởng
nhiều bởi yếu tố văn hóa - xã hội và nhân tố cá nhân.
 Đoạn thị trường những người có mức thu nhập thấp: bao gồm nhứng người
lao động chân tay nặng nhọc, những người lao động thủ công... họ tập trung
chủ yếu ở khu vực nông thôn và vùng ven thị. Những người này có thu nhập
rất thấp, không đủ thỏa mãn tất cả các nhu cầu của họ, do đó việc ra quyết
định tiêu dùng của họ là rất khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Yêu cầu về sản phẩm của họ là rất đơn giản, chỉ cần chất lượng khá và giá cả
phù hợp là họ có thể tiêu dùng được.
1.3. Dự đoán xu hướng biến động của thị trường
Mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên
15 tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít
Trong một cuộc điều tra thực hiện năm 2021 tại Việt Nam trong vòng 30
ngày, có tới 64% nam giới và 10% nữ giới có uống rượu bia. Bộ Y tế cho biết rượu
bia là một trong những nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, rượu bia cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30% các vụ gây
rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Sử dụng rượu bia
đã và đang gây nên gánh nặng đối với y tế, kinh tế và gia tăng các vấn đề xã hội.
Hiện nay nhà nước cũng đang đánh thuế cao hơn vào rượu bia có cồn nhằm
hạn chế người dân tiêu thụ.
Theo đánh giá tác động của Đại học Thương mại và HealthBridge, năm 2016
khi tăng thuế, tổng sản lượng tiêu thụ bia vẫn tăng 3,6%, sản lượng tiêu thụ rượu
dưới 20 độ cồn giảm 4%, sản lượng tiêu thụ rượu trên 20 độ tăng 1,1%, tổng cộng
sản lượng tiêu thụ đồ uống có cồn tăng 3,5%. Năm tăng thuế 2018, tổng sản lượng
tiêu thụ bia chỉ giảm nhẹ 0,1%, sản lượng tiêu thụ rượu dưới 20 độ tăng 1,3%, sản
tiêu thụ rượu trên 20 độ tăng 1,5%, tộng cộng sản lượng tiêu thụ đồ uống có cồn
không thay đổi.
Vì vậy, tại hội nghị, nhiều ý kiến từ chuyên gia của WHO, Bộ Y tế và Tổ
chức HealthBridge cho thấy kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy
cần phải tăng thuế để ít nhất giữ cho sức mua không tăng và cần tăng thuế mạnh để
giảm sức mua từ đó giảm thiểu hậu quả đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội.
Từ nguyên nhân trên kết hợp thêm nữa với việc tình hình kinh tế ngày càng
tăng trưởng, mức sống người dân cũng dần được nâng cao, trình độ dân trí ngày
càng được cải thiện thì người dân cũng dần nhận thức được độ độc hại của rượu
bia có nhiều cồn và dần dần loại bỏ chúng.
=> Theo dự đoán thì trong tương lai xu hướng tiêu dùng rượu có cồn sẽ giảm
bớt đi. Xu hướng tiêu dùng sẽ tập trung vào sử dụng những loại thức uống sao cho
vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo sức khỏe và nâng cao giá trị thưởng thức.
→ Chính vì vậy sự phát triển của rượu cốm giúp cho người dân Việt Nam vẫn
được thưởng thức hương vị của rượu và vẫn an toàn cho sức khỏe.
2. Tầm nhìn thương hiệu

2.1 Giá trị cốt lõi


 An toàn cho người tiêu dùng
 Gìn giữ truyền thống văn hóa của người Việt
 Kỉ luật trong công thức pha chế
 Chất lượng tới từng ngụm

2.2 Sứ mệnh
 “Rượu cốm làng Vòng- Thức quà của lúa non”
 Nâng cao tinh thần về truyền thống của người dân Việt Nam
 Thông qua rượu cốm như một lời nhắc nhở về cội nguồn của dân tộc,
tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt
 Mang đến cho người dân một thức quà của lúa non vừa có vị thơm
thơm của cốm làng Vòng vừa có một chút cay cay nồng của rượu

2.3 Tầm nhìn


Rượu cốm làng Vòng định hướng phát triển trở thành một thức quà ngon hàng
đầu khu vực và không thể thiếu trong văn hoá biếu tặng mỗi khi tới Việt Nam.
Rượu cốm làng Vòng không ngừng đổi mới, sáng tạo để góp phần phong phú
hóa truyền thống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên
trường quốc tế.

3. Định vị thương hiệu

3.1 Định vị dựa vào chất lượng


Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố cơ bản nhận được sự ưu ái của khách
hàng. Để làm nên một bình rượu cốm có chất lượng tốt nhất, phải đặt ra yêu cầu
cao đối với nguyên liệu đầu vào bao gồm: cốm non Làng Vòng, rượu thóc (hoặc
rượu nếp ngon) và men rượu.
Trong đó, cốm Làng Vòng là một trong những loại cốm nổi tiếng bên cạnh
cốm Bắc Hà, cốm Tú Lệ, cốm Hoàng Su Phì. Cốm làng Vòng Hà Nội nổi tiếng
khắp 4 phương bởi được làm từ loại lúa nếp hoa vàng chỉ trồng loại nếp hoa vàng
trên diện rộng để không bị lai tạp với các loại nếp khác và là loại lúa non, nhưng
không non quá, cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon. Màu cốm
xanh mát như màu xanh của ngọc, thơm mùi sữa của lúa nếp non.
Do đó, khi đem đi ngâm rượu, thành phẩm rượu sẽ có độ ngọt, uống êm và
mùi thơm của nếp non rõ rệt. Tuy nhiên, sau khi ngâm rượu, màu xanh của rượu
không phải là màu xanh lá rõ nét, mà chỉ là màu xanh nhạt.
=> Với nguồn nguyên liệu là loại Cốm ngon nổi tiếng, sản xuất tại chính Làng
Vòng (Hà Nội) đây chính là điều mà Rượu cốm Làng Vòng tạo được sự khác biệt
khi trên thị trường vẫn còn nhiều loại rượu cốm giả, màu sắc xanh bắt mắt nhưng
lại làm từ màu thực phẩm và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguy cơ gây hại
cho sức khỏe người tiêu dùng.

3.2 Định vị dựa vào giá trị


Giá trị luôn là thứ mà mỗi khách hàng luôn tìm kiếm khi lựa chọn một thương
hiệu. Ở đây định vị dựa vào giá trị tức là đem lại nhiều lợi ích hơn so với số tiền
khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thưởng rượu, thương hiệu Rượu cốm Làng Vòng
cũng chú trọng vào khâu đóng gói và bao bì đáp ứng nhu cầu mua làm quà biếu
tặng của khách hàng, có thể là những du khách khi đến với Làng Vòng hay Thủ đô
Hà Nội mua để đem đi phương xa.

3.3 Định vị dựa vào cảm xúc


Một trong những chiến lược định vị hiệu quả và dễ thành công nhất. Lý do
bởi cảm xúc là thứ kích hoạt trái tim và từ từ xâm nhập vào tâm trí. Cảm xúc xuất
phát từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm và hơn hết nó đánh trúng sở thích, mối quan
tâm, sự thân thuộc của khách hàng.
Mùa thu lắng đọng trong hương cốm
Cốm và mùa thu Hà Nội giống như đôi bạn tri âm. Khi tiết trời Thủ đô rộ
nắng vàng, là cốm cười xanh tươi trên phố. Hạt cốm tươi, sáng, mỏng, có mùi
thơm thoang thoảng, ngọt bùi của lúa non mới rất hấp dẫn thực khách. Cốm được
gói trong lá sen, hương sen dìu dịu, man mác đem đến cho người thưởng thức cảm
giác nhẹ nhõm, bình yên. Do vậy, khi ta thưởng thức rượu cốm, mùi thơm của cốm
tỏa ra thi thưởng rượu cũng đem lại cảm giác hệt như vậy, tạo ra những thức quà từ
cốm “gợi nhớ, gợi thương” của một mùa thu Hà Nội.
Ngoài ra, sự bắt mắt về màu sắc bao bì cũng là một trong những điểm thu hút
ánh nhìn của khách hàng ngay lập tức. Màu xanh lá cây hay màu xanh lục đến từ
màu của cốm, thường đại diện cho sự sống, sinh sôi nảy nở, sự tươi mát, năng
lượng sống tự nhiên và tích cực.

3.4 Chân dung khách hàng mục tiêu:


 Tuổi: từ 22t trở lên
 Thu nhập: từ khá trở lên
 Sống ở Hà Nội hay những người quê ở Hà Nội nhưng lại sinh sống ở vùng
khác
 Khách du lịch trong nước và ngoài nước và có nhu cầu mua đặc sản của từng
vùng miền.
 Thích rượu, cốm và mùi hương của cốm. Thích những thứ mới mẻ.

4. Hệ thống nhận diện thương hiệu

4.1. Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes)
Tên thương hiệu phản ánh chính xác sản phẩm rượu của thương hiệu. “ Rượu
cốm làng Vòng” là loại rượu được làm ra từ cốm non, của làng Vòng, Hà Nội.
Cốm làng Vòng được làm từ loại lúa nếp hoa vàng và là loại lúa non, là một nét ẩm
thực truyền thống của Hà Nội.
Slogan:
“Rượu cốm làng vòng
Thức quà của lúa non”
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam nói chung và là đặc
sản nổi tiếng của Hà Nội nói riêng. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng,
Hà Nội. Cốm làng Vòng Hà Nội nổi tiếng khắp 4 phương bởi màu cốm xanh mát
như màu xanh của ngọc, hạt cốm dẻo, cho vào miệng ăn có vị ngọt, thơm mùi sữa
của lúa nếp non. Nay, những hạt cốm đấy được nấu chín, lên men, tạo thành rượu
cốm sữa màu xanh ngọc, vừa có vị cay nồng của rượu, vừa mang hương thơm ngọt
của nếp non. “ Rượu cốm Làng Vòng” là thức quà truyền thống độc đáo từ lúa non,
mang đậm màu sắc ẩm thực truyền thống Hà Nội mà mỗi người ghé qua mảnh đất
thủ đô có thể mua về làm quà tặng.
Màu sắc: xanh, vàng, nâu
 Xanh là màu xanh của cốm non, của rượu sữa, màu xanh ấy được giữ
từ khi cốm vẫn đang ở trên cành cho đến lúc đã ra thành phẩm cuối
cùng là những giọt rượu thơm nồng.
 Vàng là màu sắc đặc trưng của bông lúa, của chiếc nón lá Việt Nam,
với mong muốn thể hiện được sự vất vả, cực nhọc của người nông dân
làng Vòng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để tạo ra được thức cốm
thơm ngát.
 Nâu là màu của đất đai màu mỡ, cung cấp chất dinh dưỡng cho lúa non
đất Việt, là màu của bầu rượu, chén rượu xưa, mang cảm giác truyền
thống, hoài cổ.
Ba màu; xanh, vàng, nâu kết hợp mang lại cảm giác gần gũi ấm áp, bình dị
đúng chất Việt Nam, từng màu sắc riêng lẻ lại mang những ý nghĩa khác nhau, tụ
chung lại có cả: thiên thời- địa lợi- nhân hòa, để tạo nên được loại rượu cốm sữa
đặc biệt chỉ Việt Nam mới có được.
Logo:

Logo của " Rượu cốm Làng vòng" dạng vòng tròn, biểu tượng của khí, của
mặt trời, của sự tràn đầy.
Hình ảnh chủ đạo của logo bao gồm: bông cốm, bầu rượu và tên thương hiệu"
Làng Vòng".
Hình ảnh bông cốm màu xanh uốn lượn, nặng trĩu với những hạt cốm căng
đầy, là tinh túy của đất trời, từ bông cốm đấy cho ra những giọt rượu thơm ngon
chảy vào bầu rượu, được cách điệu bên dưới. Bầu rượu thay vì có dạng chum tròn
truyền thống, nó có dạng hồ lô hiện đại hơn, phù hợp hơn với màu xanh ngọc của
rượu cốm sữa. Ngoài ra, hồ lô còn là vật phẩm mang ý nghĩa may mắn, phúc lộc
tràn đầy, kết hợp hài hòa về hình ảnh với tổng thể logo hình tròn. Miệng hồ lô bé,
như chắt chiu từng giọt rượu sữa tinh túy nhất.
Cuối cùng, khép lại vòng tròn là thương hiệu Làng vòng được viết bằng chữ
vàng mềm mại, cách điệu, vừa có nét truyền thống có phần giống chữ thư pháp,
vừa có sự thanh mảnh, bay bổng hiện đại.
Tổng thể logo mang lại ý nghĩa may mắn, có đầy đủ hình ảnh tượng trưng cho
đúng cái tên "Rượu cốm Làng Vòng".
Bao bì:
- Bao bì cấp 1:
Bao bì dạng vò rượu xưa nhưng
được cách điệu theo dáng thuôn dài,
mềm mại và hiện đại hơn, phù hợp với
màu xanh sữa tươi sáng, ấm áp của cốm
non. Bao bì được làm từ thủy trong suốt,
có thể nhìn thấy sản phẩm rượu sữa bên
trong, với mong muốn thể hiện được
màu xanh ngọc của rượu cốm sữa, một
màu sắc đặc trưng không thể lẫn với bất
cứ loại rượu nào. Đây cũng chính là đặc
điểm nhận dạng độc đáo mà chỉ " Rượu
cốm Làng Vòng" có.
Phần bầu của chai rượu được
dán logo thương hiệu “ rượu cốm
làng Vòng” và các thông tin cơ
bản của sản phẩm.
- Bao bì cấp 2: Bao bì cấp 2 là dạng hộp giấy, có chứa thông tin sản phẩm
Hộp giấy có màu sắc chủ đạo là màu trắng hiện đại, mang lại cảm giác sạch
sẽ, an toàn với môi trường, vừa có thể làm nổi bật logo của thương hiệu. Ngoài ra,
hoa văn trên hộp là hoa văn vảy rồng, mang đậm màu sắc truyền thống Việt Nam.
Mặt trước có in logo và slogan của thương hiệu và có cửa sổ bóng kính để có
thể nhìn thấy sản phẩm bên trong. Qua cửa sổ bóng kính, khách hàng có thể nhìn
thấy chai rượu thủy tinh và màu rượu cốm xanh ngọc, vừa tinh tế, sang trọng, vừa
tránh nhầm lẫn với các sản phẩm khác bởi màu sắc đặc trưng của rượu cốm sữa.
4.2. Các lợi ích thương hiệu ( Brand Benefits)
Rượu cốm Làng Vòng sẽ đảm bảo với khách hàng 3 tiêu chí:
CHẤT LƯỢNG - SỨC KHỎE - CẢM XÚC
*Chất lượng:
Rượu được lên men từ cốm tươi và men rượu. Rượu có màu xanh cốm, có vị
ngọt và hương thơm đặc trưng của cốm. Cốm sau khi nấu chín và lên men sẽ tạo ra
một hỗn hợp gọi là rượu cốm sữa. Rượu cốm Làng Vòng sử dụng cốm non làm từ
loại lúa nếp hoa vàng, rượu thóc và men rượu được những người nông dân trồng, ủ
và chăm sóc thủ công. Tất cả để cho ra sản phẩm cuối cùng chất lượng nhất – thức
rượu thơm, ngọt sắc rõ rệt của lúa nếp non, thanh nhẹ nhưng cay nồng vị rượu.
Sự độc nhất trong chất lượng của Rượu cốm Làng Vòng nằm ở chất liệu cốm.
Nguyên liệu được dùng làm cốm là lúa nếp non, là lúa chỉ mới qua thì ngậm sữa.
Ngay khi bông lúa bắt đầu uốn câu (tức không quá non hoặc không quá già), người
dân làng Vòng sẽ thu hoạch để làm cốm.
Men ngâm rượu được làm từ thảo dược như men thuốc bắc để đảm bảo an
toàn và rượu chuẩn vị nhất. Lấy men theo tỷ lệ khoảng 4/3 quả men cho 4kg cốm.
Rượu nền ngâm cốm là rượu rượu thóc có nồng độ từ 38–40 độ. Khi ngâm một
thời gian, độ rượu sẽ giảm dần và uống rất ngon.
*Sức khỏe:
Rượu cốm được làm bằng phương pháp chưng cất hoặc ngâm ủ từ cốm. Ngày
nay, người tiêu dùng rất yêu thích các loại rượu ngâm vì nồng độ cồn không quá
cao, thanh nhẹ, uống không đau đầu và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nó phù
hợp với rất nhiều đối tượng, từ đàn ông đến phụ nữ, người già đến người trẻ.
Rượu cốm sữa có những lợi ích đối với cơ thể chúng ta như:
Lượng acid béo không bão hòa trong cốm được ngâm là thành phần chính của
ceramide, giúp ngừa mụn nhọt và giúp da chắc khỏe
Trong rượu cốm chứa nhiều vi chất như canxi giúp răng và xương chắc khỏe
Rượu ngâm từ cốm có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các
bệnh về tim mạch
*Cảm xúc:
Đã từ lâu, hình ảnh những gánh cốm nhịp nhàng len lỏi trong từng con hẻm
mỗi chớm thu đã gắn liền với thành phố Hà Nội nhộn nhịp. Thưởng thức rượu cốm
cho thực khách cảm giác giản dị mà gần gũi, gợi nhớ một cho những người sống ở
phương xa một Hà Nội thân thương. Chính vì thế, Rượu cốm Làng Vòng cũng trở
thành món quà lưu niệm đầy ý nghĩa và cảm xúc, với cả những du khách khi mới
đến Thủ đô hay những người sống xa quê hương, mang tới mang tới kỷ niệm, sự
thân quen và niềm vui cho mọi người.

4.3. Niềm tin thương hiệu ( Brand Beliefs)


Lấy Tagline của thương hiệu làm phương chỉ nam
“Rượu cốm Làng Vòng
Thức quà của lúa non”
Rượu cốm Làng Vòng tập trung xây dựng trong tâm trí khách hàng một loại
rượu nổi bật, khác biệt dựa vào hai yếu tố: Chất liệu tự nhiên và mang hình thức
của một món quà truyền thống nhưng không kém phần thanh lịch và sang trọng.

4.4. Tính cách thương hiệu ( Brand Personality)


Không như các thương hiệu khác khi phải cạnh tranh quá gắt gao về giá cả và
hệ thống phân phối để tồn tại trên thị trường, Rượu cốm Làng Vòng có cho mình
tệp khách hàng riêng với tính cách độc đáo của mình.
Là một thương hiệu truyền thống, quan tâm tới những đặc trưng địa phương
và giá trị gia đình. Rượu cốm Làng Vòng tập trung hướng tới sự chân thành và chu
đáo, làm sao để tạo ra những sản phẩm rượu chỉn chu, chất lượng nhất về cả hương
vị và mẫu mã, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng vẫn thể hiện được sự hiện đại, mới
mẻ thú vị, mang tới nguồn năng lượng tươi mát và bổ dưỡng.
Qua nỗ lực để đáp ứng nhu cầu phục vụ những khách hàng của mình, các sản
phẩm của Rượu cốm Làng Vòng thu hút và mang lại uy tín cao với khách hàng
mục tiêu của mình qua cảm giác gần gũi và tính kết nối mạnh mẽ giữa các mối
quan hệ người với người, đặc biệt thể hiện giá trị kết nối khi được sử dụng trong
những bữa cơm gia đình hàng ngày đến những bữa tiệc sum vầy của anh em, họ
hàng và bạn bè.

4.5. Bản chất thương hiệu ( Brand Essence)


Rượu cốm Làng Vòng được định nghĩa bởi nhiều thứ hơn là chỉ một thứ rượu
được làm từ cốm. Bất cứ mọi chi tiết đều mang trong mình chất lượng và ý nghĩa,
khiến cho trải nghiệm là lúc khách hàng có mong muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm.
Bản chất thương hiệu của Rượu cốm Làng Vòng là giá trị truyền thống - thứ
gợi nhớ những cảm giác xưa cũ. Cảm giác hoài niệm về tuổi thơ, về những đồng
lúa vàng óng bát ngát của quê nhà, dõi theo hình ảnh những người nông dân tất bật
thu hoạch lúa non, đãi thóc, rang thóc rồi giã cốm và đóng gói, rồi thưởng thức
thức quà ấy cùng gia đình. Đó là bản chất thương hiệu của Rượu cốm Làng Vòng.
Rượu cốm Làng Vòng đưa ra tất cả các quyết định về sản phẩm và chiến lược
bằng cách đặt câu hỏi: “Điều này có làm cho trải nghiệm trở thành niềm vui, cảm
giác hạnh phúc cho khách hàng khi sử dụng không?” Khi các thương hiệu rượu
ngoại trở nên quá lát át, Rượu cốm Làng Vòng đặc biệt tập trung vào việc làm cho
trải nghiệm của khách hàng trở nên thực sự ý nghĩa. Thương hiệu cũng tập trung
vào trải nghiệm này trong cả bao bì sản phẩm và khâu bán hàng của mình.
Bản chất thương hiệu Rượu cốm Làng Vòng được thể hiện trong tagline:
“Rượu cốm Làng Vòng - Thức quà của lúa non”

5. Đề xuất chiến lược marketing 4P:


*Products
Về tên gọi: Tập trung vào 1 dòng sản phẩm chủ đạo, cái tên Rượu cốm Làng
Vòng sẽ giúp sản phẩm dễ ghi nhớ đối với khách hàng, đồng thời mang một nét
độc đáo riêng, thể hiện đặc tính của sản phẩm
Về chất lượng: sản phẩm được làm từ cốm non Làng Vòng, mang đến hương
vị êm, ngọt, mang mùi thơm đặc trưng của nếp non
Về bao bì: khác với rượu cốm thông thường - mẫu mã còn sơ sài, kém hấp
dẫn, Rượu cốm Làng Vòng được đầu tư kĩ càng về bao bì để đáp ứng nhu cầu biếu
tặng làm quà kỉ niệm.
*Price
Hướng tới phân khúc khách hàng là những người có thu nhập khá trở lên, sản
phẩm Rượu cốm Làng Vòng có mức giá 250k/500ml. Mặc dù so với thị trường
hiện nay thì mức giá này có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, với đặc điểm là thiết kế
bao bì chỉn chu, sang trọng để làm quà tặng thì đây là một mức giá mà nhiều người
có thể chi trả.
*Place
Bên cạnh việc bày bán rộng rãi tại các siêu thị, Rượu cốm Làng Vòng cũng sẽ
được phân phối tại các điểm thu hút khách du lịch như sân bay, các khu tham quan
triển lãm di tích. Đồng thời, để bắt kịp xu hướng hiện nay thì Rượu cốm Làng
Vòng cũng sẽ được bán trên các sàn thương mại điện tử và có trang web riêng để
thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng
*Promotion
Để tăng mức độ tiếp cận đối với khách hàng, Rượu cốm Làng Vòng sẽ xây
dựng những TVC ngắn, các banner trình chiếu ở những điểm thu hút khách du lịch,
cùng với đó là các hoạt động quan hệ công chúng như tổ chức các buổi hội thảo, sự
kiện, tham gia tài trợ cho các chương trình,.... Đồng thời cũng sẽ có những chương
trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

You might also like