You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ


BỘ MÔN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

THẢO LUẬN NHÓM 6

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY

Sinh viên thực hiện:

1. Nguyễn Thị Thu Hằng MSV 221730153 Lớp QTKD 1 K63

2. Nguyễn Thị Lan Anh MSV 221730118 Lớp QTKD 1 K63

3. Đinh Thị Linh MSV 221730168 Lớp QTKD 1 K63

4. Nguyễn Văn Long MSV 221730177 Lớp QTKD 1 K63

5. Đồng Bích Mai MSV 221730185 Lớp QTKD 1 K63

6. Vũ Phương Anh MSV 221730121 Lớp QTKD 1 K63

7. Hoàng Thị Yến Chi MSV 221730128 Lớp QTKD 1 K63

8. Lưu Khánh Linh MSV 221730171 Lớp QTKD 1 K63

9. Vũ Ngọc Lam MSV 221730166 Lớp QTKD 1 K63

10. Khiếu Thị Hương Ly MSV 221730179 Lớp QTKD 1 K63


MỤC LỤC

I. Cơ hội kinh doanh và ý tưởng kinh doanh............................3


1.Cơ hội kinh doanh........................................................3
1.1. Sự hấp dẫn................................................................4
1.2. Thời điểm.................................................................4
1.3. Duy trì sản phẩm......................................................4
1.4. Tính bền vững..........................................................4
2.Ý tưởng kinh doanh.....................................................5
II. Kế hoạch kinh doanh............................................................5
1. Tóm tắt........................................................................5
2. Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh....6
3. Mô tả doanh nghiệp và sản phẩm...............................8
4. Kế hoạch marketing....................................................9
5. Kế hoạch sản xuất.....................................................12
6. Kế hoạch phát triển..................................................13
7. Kế hoạch dự kiến bộ máy quản trị và điều hành......14
8. Kế hoạch dự kiến rủi ro cơ bản và các biện pháp đối
phó.................................................................................15
9. Kế hoạch tài chính...................................................16
10. Tài liệu tham khảo..................................................17
I.Cơ hội kinh doanh và ý tưởng kinh doanh

1.Cơ hội kinh doanh

- 4 yếu tố của cơ hội kinh doanh:

1.1. Sự hấp dẫn

- Nhu cầu cao: Nhu cầu giải khát và bổ sung vitamin trong mùa hè tăng cao, tạo cơ hội
lớn cho kinh doanh nước ép.

- Lợi ích sức khỏe: Nước ép cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ
thể, phù hợp với xu hướng quan tâm sức khỏe.

- Sự đa dạng: Có thể sáng tạo nhiều loại nước ép từ trái cây, rau củ, kết hợp các
nguyên liệu khác nhau để thu hút khách hàng.

- Tính tiện lợi: Nước ép dễ dàng mang theo và sử dụng, phù hợp với lối sống bận rộn.

1.2. Thời điểm

- Mùa hè: Nhu cầu cao nhất trong mùa hè, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh kinh doanh.

- Lễ hội, sự kiện: Nhu cầu tăng cao trong các dịp lễ hội, sự kiện ngoài trời.
- Thời điểm trong ngày: Buổi sáng, trưa và chiều tối là thời điểm thích hợp để bán
nước ép.

1.3. Duy trì sản phẩm

- Chất lượng: Sử dụng nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bảo quản: Giữ lạnh nước ép, sử dụng bao bì phù hợp để đảm bảo chất lượng.

- Đa dạng hóa: Cung cấp nhiều loại nước ép để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng.

- Khuyến mãi: Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách
hàng.

1.4. Tính bền vững

- Nguồn nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu địa phương, theo mùa để giảm chi phí và
đảm bảo tính bền vững.

- Quan hệ đối tác: Hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, có trách nhiệm với
môi trường.

- Tiềm năng lợi nhuận:

 Ngành kinh doanh nước ép có lợi nhuận cao.


 Vốn đầu tư ban đầu tương đối thấp, phù hợp với nhiều đối tượng.
 Dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh.

- Cơ hội:

 Nhu cầu thị trường vẫn đang tăng trưởng.


 Có nhiều phân khúc thị trường để khai thác (ví dụ: nước ép trái cây nguyên
chất, nước ép detox, nước ép dành cho trẻ em…).
 Có thể áp dụng nhiều mô hình kinh doanh khác nhau (ví dụ: cửa hàng, xe đẩy,
bán online…).

2.Ý tưởng kinh doanh


- Bán nước ép online:
 Tiếp cận khách hàng tiềm năng rộng lớn thông qua các kênh mạng xã hội,
website, ứng dụng đặt hàng.
 Cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi để đáp ứng nhu cầu tiện lợi của khách
hàng.
 Tăng cường quảng bá online và xây dựng thương hiệu uy tín.

- Bán nước ép theo yêu cầu:

 Cho phép khách hàng tự chọn nguyên liệu để tạo ra ly nước ép theo sở thích cá
nhân.
 Tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng ưa thích sự sáng tạo.
 Cung cấp dịch vụ tư vấn để khách hàng lựa chọn nguyên liệu phù hợp.

II.Kế hoạch kinh doanh

1. Tóm tắt
- tên thương hiệu
- thông điệp
- ngày thực hiện: 1/4/2024
- Sản phẩm kinh doanh: nước giải khát từ trái cây
- Nguồn vốn: từ các cá nhân

- Tầm nhìn và sứ mệnh:

 Nước ép trái cây nguyên chất là thức uống tốt cho sức khỏe, vì vậy nhóm
muốn làm dự án này để đưa đến người dùng những sản phẩm tốt nhất với dịch
vụ và mức giá hợp lí.
 Thức uống phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm trên tiêu chí: “ngon-bổ-
chất lượng”.
 Độc lập trong kinh doanh, tự chủ về tài chính.
 Phục vụ nhu cầu ăn uống của mọi người
 Mục tiêu kinh doanh:
 Sau 1 tháng sẽ hòa vốn và có lời
 Đạt được 40 sản phẩm trên 1 ngày

- Nơi đặt trụ sở: 144 đường Cầu Giấy, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Thị trường hướng tới: Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng ổn định, nhu cầu
về đồ uống không chỉ đơn giản là giải khát nữa mà còn đòi hỏi phải tươi, sạch và đảm
bảo dinh dưỡng. Nhận thấy được điều đó, nhóm em đã hướng tới thị trường đồ uống
với sản phẩm chính là nước ép trái cây.

- Tình trạng doanh nghiệp:

 Được sáng lập bởi 10 thành viên, trong đó leader là Nguyễn Thị Thu Hằng
 Vốn: 5.000.000 đồng
 Doanh thu mong muốn: sau 1 tháng sẽ là 18.000.000 đồng
 Đích đến mà dự án hướng đến:
o Được nhận diện rộng rãi với người dùng
o Mở thêm nhiều chi nhánh trên khắp Hà nội
o Hợp tác với những doanh nghiệp vào các dịp đặc biệt

2. Phân tích ngành, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

2.1. Phân tích ngành

- Thị trường nước giải khát đóng chai ở Việt Nam hiện nay là một thị trường có tiềm
năng rất lớn, đã và đang không ngừng phát triển. Từ năm 2018 liên tục mở rộng quy
mô và tốc độ tăng trưởng bình quân là khoảng 25%, doanh số bán lẻ nước giải khát
năm 2022 đạt khoảng 4,5 nghìn lít, tăng khoảng 5% so với cùng kì 2021.

- Theo Masan, thị trường nước đóng chai ở Việt Nam với quy mô thị trường giá 17.5
nghìn tỷ đồng năm 2021, được dự báo sẽ tăng trưởng hai chữ số trong ngắn và trung
hạn.

- Cùng với 3 nhóm sản phẩm: bia, nước hoa quả, đồ uống có ga thì nhóm sản phẩm
nước ép trái cây chiếm khoảng 22% tổng sản lượng đồ uống đóng chai (2015).

- Và ngày nay, cuộc sống con người ngày càng ổn định, họ chú trọng đến vấn đề sức
khỏe hơn, do đó nhu cầu về nước ép cũng ngày càng tăng và tập trung chủ yếu ở các
thành phố đông dân như: Hà Nội, tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng,…

- Như vậy, có thể thấy thị trường đây là 1 thị trường hấp dẫn để phát triển sản xuất sản
phẩm nước ép trái cây.
2.2.Phân tích khách hàng

- Thị trường người tiêu dùng rất phong phú, đa dạng về đối tượng và nhiều tầng lớp
khác nhau ở mọi lứa tuổi.
- Phần lớn khách hàng là những người trẻ tuổi và sinh sống ở đô thị: Việt Nam hiện
đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhóm dân số trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm
62,2% năm 2023. Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di
cư dân số từ khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính các
khu vực thành thị, tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam khoảng 38,1%

- Phần lớn người tiêu dùng có độ hiểu biết về sản phẩm nước ép trái cây không cao, có
nhiều nhầm lẫn. Và điều khác biệt làm cho nước ép trái cây khác hẳn với các loại nước
uồn tinh khiết khác là nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe người dùng.

- Thói quen tiêu dùng của khách hàng sẽ thay đổi theo điều kiện kinh tế, khả năng thu
nhập, thói quen tiếu dùng hiện đại (thực phẩm chế biến sẵn, …),… Cho nên họ yêu
cầu rất khắt khe với những sản phẩm mới có mặt trên thị trường, đặc biệt là những sản
phẩm chưa có tên tuổi, không có nguồn gốc xuất xứ… Điều này đòi hỏi nhóm em phải
chinh phục được khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng, đa dạng, và sạch.

Như vậy, khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới:

 Nam, nữ trong độ tuổi từ 15-40, quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh
 Tệp khách hàng có thói quen mua sắm online, ưa thích sự tiện lợi
 Khách hàng có thói quen chú trọng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước và sau
mua.

2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

- Đối thủ trực tiếp: Thị trường nước ép trái cây có cường độ cạnh tranh rất gay gắt, bởi
vì rất nhiều nhà khởi nghiệp cũng nhận ra thị trường này là 1 miếng mồi béo bở, dẫn
đến nhiều cửa hàng nước ép, hay các xe đẩy nước ép take away xuất hiện rộng rãi trên
đường phố.

- Đối thủ gián tiếp: sản phẩm nước ép còn bị cạnh tranh khốc liệt bởi các sản phẩm thay
thế như đồ uống có gas, nước uống tinh khiết, trà sữa….

3. Mô tả doanh nghiệp và sản phẩm

3.1. Mô tả doanh nghiệp

- Dự án kinh doanh nước ép mùa hè nóng bức đang nổi lên như một cơ hội hấp dẫn, đặc
biệt trong thời đại kinh doanh trực tuyến. Với lợi ích rõ ràng về sức khỏe, việc uống
nước ép không chỉ là một cách để giải quyết nhu cầu uống nước hằng ngày mà còn
mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Doanh nghiệp mới như chúng em nhận thấy tiềm
năng lớn từ thị trường này và quyết định triển khai dự án .

- Dự án tập trung vào việc tận dụng mạng xã hội và hình thức kinh doanh online để tiếp
cận một đối tượng rộng lớn. Nhắm đến hai nhóm chính: học sinh, sinh viên và nhân
viên văn phòng. Đối với những người này, nước ép không chỉ là một cách thức giải
nhiệt mà còn là một lựa chọn lành mạnh để duy trì năng lượng và tăng cường sức
khỏe.

- Chúng em sẽ đẩy mạnh chiến lược quảng cáo và tiếp thị để thu hút khách hàng tiềm
năng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok
sẽ giúp chúng tôi tạo ra sự hiện diện mạnh mẽ và tương tác tích cực với cộng đồng
mạng.

- Điều quan trọng là, chúng em chỉ muốn cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo
nguyên liệu tươi ngon và quy trình sản xuất sạch sẽ. Điều này không chỉ giúp chúng
em xây dựng lòng tin từ phía khách hàng mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền
vững của thương hiệu trong tương lai. Dự án bán nước ép không chỉ là về việc kinh
doanh mà còn là về việc mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua việc thúc đẩy lối
sống lành mạnh và bảo vệ môi trường.

3.2. Mô tả sản phẩm

- Trả lời cho câu hỏi : tại sao khách hàng lại lựa chọn 1 doanh nghiệp mới để mua hàng
mà không phải các doanh nghiệp hiện có:
 Thứ 1 :doanh nghiệp mới thường mang lại các ý tưởng mới, sản phẩm mới và
cách tiếp cận thị trường mới mẻ, giúp nổi bật trong một thị trường đầy cạnh
tranh.
 Thứ 2 : Khách hàng đề cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm mà họ tiêu
dùng, và doanh nghiệp mới tụi em tận dụng điều này để xây dựng một danh
tiếng
 Thứ 3 : khi tìm hiểu về những hạn chế đang có về thị trường nước ép , thì
doanh nghiệp mới sẽ có các ý tưởng khắc phục. Một vài hạn chế như

- Sản phẩm chính là nước ép từ trái cây

- Hình thức đóng gói: nước ép sẽ được để trong cốc với dung tích 300ml (đã gồm đá),
kèm theo ống hút và túi đựng
- Hướng dẫn sử dụng: khách hàng nên sử dụng sản phẩm trong 1 tiếng sau khi nhận sản
phẩm, tránh ảnh hưởng đến chất lượng.

4. Kế hoạch marketing

4.1. Đánh giá thị trường

- Theo nghiên cứu của Euromonitor, cơ cấu thị trường nước giải khát Việt Nam có sự
thay đổi. Trong đó, thị phần của trà và nước ép hoa quả tăng dần qua các năm. Năm
2019, thị phần của trà và nước ép hoa quả chiếm gần 1 nửa cơ cấu tiêu thụ ngành nước
giải khát. Đây là minh chứng rõ rệt cho sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Ngày
càng có nhiều người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm ít đường, tốt cho
sức khỏe.

4.2. Kế hoạch xúc tiến hỗn hợp

4.2.1. Quảng cáo

- Mục tiêu quảng cáo : đưa sản phẩm tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng nhất có
thể.

- Nội dung truyền đạt : nhóm em mong muốn mang đến cho khách hàng của mình
những sản phẩm từ hoa quả được nhập tươi mỗi ngày, không chất bảo quản, không
hương liệu, và nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, nhóm em hướng tới việc chăm sóc khách
hàng bằng những chính sách hỗ trợ đổi trả tốt nhất.
- Phương tiện truyền đạt: truyền miệng, các kênh mạng xã hội, facebook, instagram,
tiktok,…

- Trong 2 tuần đầu mở bán, đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bằng cách đăng những
bài đăng, video với tần suất cao trên các nền tảng xã hội, chạy quảng cáo hoặc thuê
KOL,…

4.2.2. Khuyến mại xúc tiến

- Giảm giá hàng ngày: đồng giá 19k trong 2 tuần đầu mở bán, chính scahs khuyến mại
mua 3 tặng 1 vào mỗi thứ 4 hàng tuần.

- Gói combo đặc biệt: tạo ra các gói combo với nước ép kèm theo 1 số quà tặng như hoa
quả tươi, hay voucher giảm giá cho lần mua tiếp theo.

- Giảm giá cho nhóm :cung cấp giảm giá cho các nhóm đặt hang lớn , như các tổ chức
sự kiện,hay nhóm bạn bè

- Những chính sách đặc biệt cho ngày lễ: 8/3, 20/10, 20/11,….
4.3. Kế hoạch giá cả

- Dựa theo chi phí sản phẩm và lợi nhuận, có thể định giá theo công thức sau:
Pdk = Zsp * tπ

trong đó:

o Pdk là giá bán hàng hoá


o Zsp là giá thành đơn vị sản phẩm
o tπ là tỷ lệ lợi nhuận mà người bán cho là hợp lý

VD: 1 cốc nước ép bưởi có giá vốn là 10000 đ cho 350ml, tỷ lệ lợi nhuận mà doanh
nghiệp cho là hợp lý là 150% (đã bao gồm các chi phí cố định, nhân công, dịch vụ,
biến phí, ... và phần lợi nhuận mong muốn) thì:

Pdk = 10000 + 10000*150% = 25000 đ/cốc

- Dựa theo giá thị trường: Trên các sàn thương mại điện tử như Shopee và Grapfood thì
một cốc nước ép bưởi 350ml có giá từ 30000-35000 đ (giá đã bao gồm chiết khấu với
các sàn trên từ 25%-30% tuỳ từng ứng dụng)

4.4. Kế hoạch phân phối

- Ngắn hạn: Doanh nghiệp sẽ kinh doanh sản phẩm của mình qua hình thức online, tức
là doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm của mình qua mạng xã hội như facebook,
website,..

- Dài hạn: đăng ký bán hàng trên các ứng dụng Shopee và Grabfood

- Hình thức kinh doanh online trên sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được phần nào
chi phí.

4.5. Kế hoạch ngân sách Marketing

- Phương pháp cân bằng cạnh tranh: doanh nghiệp quyết định ngân sách Marketing theo
mức ngân sách của đối thủ cạnh tranh. Nhưng vì mỗi doanh nghiệp có một mục tiêu
riêng của mình nên mức chi tiêu khó có thể giống nhau được.
- Phương pháp dựa vào mục tiêu kinh doanh và tình trạng thị trường: xác định các hoạt
động Marketing cần thiết, như là chi trả phí chạy quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ
ăn, ...

- Phương pháp theo khả năng: khả năng doanh nghiệp tới đâu thì sẽ quyết định ngân
sách Marketing tới đó. Tỷ lệ ngân sách Marketing hợp lý rơi vào khoảng từ 6%-12%
là hợp lý.

- Đối với quán, ước tính vốn bỏ ra là 2 000 000 đ thì sẽ chi trả ngân sách Marketing vào
khoảng 120 000 - 240 000 đ.

4.6. Dự tính doanh thu

TR = ∑▒(PDKi * Qi)

trong đó

o TR là doanh thu bán hàng của doanh nghiệp


o PDKi là giá bán dự kiến của sản phẩm i
o Qi là số lượng sản phẩm i có thể bán được trong một thời kỳ

5. Kế hoạch sản xuất

5.1.Đầu vào
5.1.1.Nguyên vật liệu

- Nguyên liệu chính là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đồ uống và kết quả
kinh doanh.Nguồn hoa quả được đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được nhóm
em nhập trong ngày tại chợ Long Biên. Dự kiến giai đoạn đầu sản phẩm sẽ được sản
xuất với 5 loại hoa quả phổ biến, hợp với nhu cầu của thị trường là: cam, dứa, dưa
hấu, ổi, táo.

- Nước sử dụng trong sản xuất được xử lý qua hệ thống nước sạch, đảm bảo.

- Cốc đựng sản phẩm và ống hút, túi đựng: chỉ sử dụng cho một lần/ một sản phẩm.

- Máy ép, lọc trái cây uy tín.


5.1.2. Lao động

- Với việc tận dụng nguồn nhân lực sẵn có của nhóm nên sẽ không mất thêm chi phí.
5.2. Menu

- Trên cơ sở tham khảo sản phẩm cùng loại trên thị trường và thực tế từ nhóm, tụi em
dự kiến ra mắt những loại nước như sau:

BẢNG SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Tên sản phẩm Giá thành Giá bán


Nước ép dưa hấu 10000 20000
Nước ép dứa 12000 20000
Nước ép cam 13000 25000
Nước ép táo 15000 25000
Nước ép ổi 12000 20000
Mix từ 2 loại quả Sản phẩm sẽ + 5000

5.3.Thử nghiệm sản phẩm:


5.3.1. Phát triển mẫu sản phẩm

- Tạo ra các mẫu sản phẩm nước ép trái cây với các tỷ lệ và phối hợp trái cây khác nhau
để đảm bảo sự đa dạng và lựa chọn cho khách hàng.

- Sử dụng các công thức cơ bản và thêm chỉnh sửa dựa trên phản hồi từ thử nghiệm.

5.3.2. Thử nghiệm nội bộ

- Tiến hành thử nghiệm nội bộ trong nhóm để đánh giá về hương vị, màu sắc, độ đặc và
chất lượng tổng thể của nước ép.

- Thu thập phản hồi và ghi nhận các điểm cần cải thiện.

5.3.3. Thử nghiệm sản phẩm với người tiêu dùng

- Phân phát các mẫu nước ép cho một nhóm người tiêu dùng mẫu đại diện.

- Thu thập phản hồi về trải nghiệm của họ, sở thích và ý kiến về sản phẩm.

- Đánh giá kết quả thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm nếu cần thiết dựa trên phản
hồi của người tiêu dùng.
6. Kế hoạch phát triển

Phương thức sản phẩm Phương thức dịch vụ


Tuần 1-4 - Lập kế hoạch và thực hiện - Bán hàng online trên các
các thử nghiệm mẫu sản nền tảng mxh, chủ yếu là
phẩm để đảm bảo chất lượng facebook.
và hương vị.
- Tiến hành biện pháp cải
thiện để đảm bảo chất lượng
sản phẩm.
Quý 1 - Tiến hành nghiên cứu và - Thay đổi bao bì sản phẩm
phát triển công thức mới: - Bắt đầu xây dựng cửa hàng
‘nước dừa matcha’ trực tuyến trên sàn thương
- Triển khai biện pháp nâng mại điện tử như shopee,
cao chất lượng sản phẩm, grab
bao gồm cải thiện quy trình
sản xuất và kiểm soát chất
lượng nguyên liệu.
Quý 2 - Hoàn thiện và chính thức - Hoàn thiện cửa hàng trực
ra mắt sản phẩm mới "Nước tuyến và chính thức ra mắt.
dừa matcha".
- Bắt đầu quảng cáo và tiếp
thị sản phẩm mới trên các
kênh truyền thông và mạng
xã hội.
7. Kế hoạch dự kiến bộ máy quản trị và điều hành

nhó m
trưở ng

quả n lý tà i
nhâ n viê n
chính

quả n lý quả n lý
kế toá n
marketing sả n xuấ t

- Nhóm trưởng (1 người ): điều hành và chịu trách nhiệm chung của toàn bộ dự án

- Quản lý tài chính (1 người): làm kế toán quản lý và chịu trách nhiệm tính toán các
chi phí của dự án

- Nhân viên (8 người)

 Quản lý marketing: lập và quản lý các page như là facebook, instagram,


tiktok,... chịu trách nhiệm nghiên cứu về thị trường, quảng cáo các sản
phẩm cho dự án đến gần hơn với khách hàng, tư vấn bán hàng cho
khách, tiếp nhận những phản hồi từ khách để ngày càng hoàn thiện sản
phẩm cũng như mọi mặt của dự án
 Quản lý sản xuất: bao gồm các công việc như là quản lý, bảo quản và
theo dõi về số lượng nhập, xuất hay chất lượng của hoa quả, chuẩn bị
nước ép theo các đơn đặt hàng, đóng gói và vận chuyển đến với khách
hàng

8. Kế hoạch dự kiến rủi ro cơ bản và các biện pháp đối phó

8.1. Kế hoạch dự kiến rủi ro cơ bản và các biện pháp đối phó

8.1.1.Rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ

- Sản phẩm có thể bị hỏng trong quá trình lưu trữ


- Sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

8.1.2. Rủi ro về vận hành quản lý

- Thiếu lao động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung ứng

- Khó khăn trong quản lý tài chính có thể dẫn đến cạn kiệt vốn hoặc lãng phí tài
nguyên

8.1.3. Rủi ro liên quan đến thị trường và khách hàng

- Thị trường có thể thay đổi nhanh chóng, làm giảm nhu cầu của sản phẩm nước ép

- khách hàng có thể chuyển sang các đối thủ cạnh tranh hoặc không hài lòng với
sản phẩm và dịch vụ của chúng ta

8.1.4. Rủi ro pháp lý và tuân thủ

- Vi phạm các quy định về vệ sinh thực phẩm hoặc quy định kinh doanh khác có thể
dẫn đến trách nhiệm pháp lý và phạt tiền

8.1.5 Rủi ro về thương hiệu và uy tín

- Một sự cố về sản phẩm hoặc dịch vụ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh
thương hiệu và uy tín của công ty

8.2. Biện pháp đối phó

8.2.1. Biện pháp đối phó liên quan đến sản phẩm dịch vụ

- Đảm bảo quy trình sản xuất và lưu trữ được kiểm soát chặt chẽ để tránh ô nhiễm
hoặc hỏng hóc
- Thực hiện các khảo sát để tham khảo ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm
và dịch vụ khách hàng

8.2.2. Biện pháp đối phó về vận hành quản lý


- Duy trì một hệ thống nguồn lực hiệu quả để đảm bảo sự ổn định trong lao động và
sản xuất
- Thực hiện dự báo tài chính chính xác và quản lý tài chính cẩn thận để tránh rủi ro
về cạn kiệt vốn hoặc lãng phí tài nguyên

8.2.3. Biện pháp đối phó liên quan đến thị trường và khách hàng
- Theo dõi và phân tích xu hướng thị trường để điều chỉnh sản phẩm và chiến lược
kinh doanh
- Tăng cường sự tương tác khách hàng và cải thiện dịch vụ để tạo sự trung thành và
tăng cường quan hệ khách hàng

8.2.4. Biện pháp đối phó về pháp lý và tuân thủ

- Đảm bảo tuân thủ mọi quy định và quy định pháp lý liên quan đến vệ sinh thực
phẩm và kinh doanh
- Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo tuân thủ và đào tạo nhân viên về các quy
định này

8.2.5. Biện pháp đối phó về thương hiệu và uy tín

- Xây dựng một hệ thống phản hồi và xử lý sự cố hiệu quả để giảm thiểu tác động
tiêu cực
- Tăng cường quảng cáo tích cực và tương tác với cộng đồng để xây dựng và duy trì
uy tín thương hiệu

9. Kế hoạch tài chính

9.1. Nguồn vốn

- Tổng nguồn vốn: 5.000.000 đồng

- Các nguồn vốn từ mỗi thành viên là 500.000 đồng/người

9.2. Dự tính chi phí sản xuất và hoạt động

- Các loại vốn cố định:

Sản phẩm Số lượng Giá (đồng)

Máy ép hoa quả 1 575.000

Ống hút 100 15.000

Cốc nhựa (360ml) 50 40.000

Túi đựng 500g 35.000

Chi phí quảng cáo /ngày 7 30.000


In ấn 50 2.000

Tổng 975.000

- Vốn lưu động:


Các chi phí Giá (đồng)
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất 2.000.000
Chi phí phát sinh thêm 1.000.000

 Các chi phí phát sinh thêm như là chi phí vận chuyển, chi phí marketing quảng
cáo sản phẩm, các chương trình khuyến mãi như đã đề cập ở trên, thuế phát
sinh thêm (nếu có), trong quá trình bảo quản sản phẩm có thể bị hỏng,.....

9.3. Dự báo doanh thu

- Với công suất bán tối đa 50 sản phẩm/ngày, trung bình mỗi khách hàng sẽ chi trả
khoảng 25.000 đồng để mua sản phẩm

- Dự báo công suất phục vụ đạt được là 40%, như vậy mỗi ngày sẽ bán được 20 sản
phẩm, ước tính số ngày hoạt động 30 ngày đầu tiên, tháng thứ hai tỷ lệ tiêu thụ so
với công suất thực tế sẽ tăng lên 50%

Dựa vào các số liệu trên ta có bảng dự báo doanh thu:

STT Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2

1 Tỷ lệ tiêu thụ so với công suất thực tế (%) 40 50

2 Số lượng khách/ngày 20 25

3 Giá trung bình/khách (đồng) 25.000 25.000

4 Doanh thu/ngày (đồng) 500.000 625.000

5 Doanh thu/tháng (đồng) 15.000.000 18.750.000

9.4. Phân tích hòa vốn

Công thức tính sản lượng hòa vốn

SLGHV = chi phí cố định/ (giá bán – chi phí biến đổi)
Dự tính số sản phẩm bán ra để có lãi – mốc hòa vốn là 97,5 sản phẩm nước ép táo (với giá
bán 25.000 đồng đã bao gồm chi phí biến đổi)

10. Tài liệu tham khảo


- KẾ HOẠCH MARKETING HIỆU QUẢ CÓ THỂ GIÚP ÉP NƯỚC TRÁI CÂY RA
TIỀN
https://pokamedia.com/ke-hoach-marketing-hieu-qua-co-the-giup-ep-nuoc-trai-cay-ra-tien/?
fbclid=IwAR1LzJsbVNw890hDNUyao1wWcwLs6DBQKsoHxIbujKRCZyhjxfEyNvDezSk

- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY


https://dayphache.edu.vn/kinh-doanh-nuoc-ep-trai-cay

You might also like