You are on page 1of 5

Câu 1.

Chi lưu của dòng sông là


A. lượng nước chảy của sông chính.
B. các con sông đổ nước vào sông chính.
C. các con sông thoát nước cho sông chính.
D. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
Câu 2. Lưu vực của sông là
A. vùng hạ lưu của sông.
B. vùng đất đai bắt nguồn của sông.
C. chiều dài từ đầu nguồn đến cửa sông.
D. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
Câu 3. Nguồn cung cấp nước sông chủ yếu ở vùng ôn đới là
A. nước mưa.
B. băng tuyết tan.
C. nước ngầm.
D. hồ, đầm.
Câu 4. Sông ngòi “nhiều nước quanh năm” là đặc trưng ở vùng có khí hậu
A. cận nhiệt đới gió mùa.
B. xích đạo.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 5. Cửa sông là nơi dòng sông chính
A. bắt nguồn.
B. đổ nước ra biển.
C. tiếp nhận nước từ các phụ lưu.
D. phân nước ra cho các chi lưu.
Câu 6. Lượng nước ngầm trên lục địa có nguồn gốc chủ yếu từ
A. băng tuyết tan.
B. có sẵn trong lòng đất.
C. trên mặt thấm xuống.
D. từ biển, đại dương thấm vào.
Câu 7. Mực nước ngầm không phụ thuộc vào yếu tố
A. dòng biển.
B. lớp phủ thực vật.
C. địa hình, cấu tạo đất đá.
D. lượng mưa và lượng bốc hơi.
Câu 8. Hồ nước mặn thường hình thành ở những nơi nào sau đây?
A. Gần biển do có nước ngầm mặn.
B. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
C. Có khí hậu khô hạn, ít mưa, độ bốc hơi lớn.
D. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, độ bốc hơi lớn.
Câu 9. Hồ Tây ở Hà Nội có nguồn gốc hình thành từ
A. nhân tạo.
B. khúc sông cũ.
C. miệng núi lửa đã tắt.
D. vùng đá vôi bị xâm thực.
Câu 10. Rừng đầu nguồn bị phá hoại, dẫn đến
A. sông sẽ không còn nước.
B. mực nước sông quanh năm cao.
C. tốc độ dòng chảy lớn.
D. mùa lũ nước dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
Câu 11. Mực nước lũ của các sông ở miền Trung nước ta thường lên nhanh là do
A. sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
B. sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
C. sông lớn, lòng sông rộng, có nhiều phụ lưu cung cấp nước.
D. sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
Câu 12. Ở nước ta, chế độ nước của sông ngòi phụ thuộc chủ yếu vào
A. thực vật.
B. hồ, đầm.
C. chế độ mưa.
D. băng tuyết tan.
Câu 13. Vai trò quan trọng nhất của nước ngầm là
A. ngăn chặn tình trạng sụt lún đất.
B. ổn định dòng chảy.
C. phục vụ du lịch nghỉ dưỡng.
D. cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới cho nông nghiệp.
Câu 14. Chế độ nước sông phụ thuộc vào
A. nguồn cung cấp nước.
B. lượng mưa trong năm.
C. địa hình sông chảy qua.
D. nhiệt độ trong các mùa.
Câu 15. Vùng có vĩ độ thấp, nhiệt độ không khí cao quanh năm là do
A. Diện tích lục địa rất lớn.
B. Thời gian Mặt trời chiếu sáng nhiều.
C. Góc chiếu sáng quanh năm lớn.
D. Sự chênh lệch ngày – đêm ít.
Câu 16. Khi đo nhiệt độ không khí, người ta đặt nhiệt kế cách mặt đất
A. 0,5m.
B. 1,5m.
C. 2,5m.
D. 3,5m.
Câu 17. Đâu là cách tính nhiệt độ trung bình ngày?
A. Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày chia cho số lần đo.
B. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.
C. Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng chia cho số ngày.
D. Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng chia cho 12.
Câu 18. Hơi nước trong không khí được cung cấp chủ yếu là từ
A. biển và đại dương.
B. ao hồ, sông ngòi.
C. bề mặt đất.
D. động, thực vật.
Câu 19. Dụng cụ để đo độ ẩm không khí là gì?
A. Nhiệt kế.
B. Ẩm kế.
C. Vũ kế.
D. Khí áp kế.
Câu 20. Dụng cụ để đo lượng mưa là
A. Nhiệt kế.
B. Ẩm kế.
C. Vũ kế.
D. Khí áp kế.
Câu 21. Trên các đỉnh núi thường có lượng mưa ít, vì
A. Độ ẩm không khí giảm.
B. Nhiệt độ thấp nên nước đóng băng
C. Miền có gió mùa thường mưa nhiều.
D. Gió Mậu dịch thường mưa rất nhiều.
Câu 22. Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có lượng mưa lớn, là do
A. gió Mậu dịch mang mưa tới.
B. địa hình cao đón gió gây mưa.
C. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
D. các khối không khí qua biển mang hơi ẩm vào đất liền.
Câu 23. Lượng hơi nước càng nhiều khi nhiệt độ không khí
A. càng giảm.
B. càng tăng.
C. trung bình.
D. bằng 00C.
Câu 24. Việt Nam có khí hậu mang tính chất nhiệt đới, vì
A. giáp biển.
B. thuộc khu vực châu Á.
C. có gió mùa.
D. nằm trong khu vực nội chí tuyến.
Câu 25. Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về nguyên nhân gây biến đổi khí hậu?
A. Sự thay đổi các dòng hải lưu.
B. Đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ.
C. Nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp.
D. Các chất khí trong sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều.
Câu 26. Thủy quyển là lớp nước trên Trái đất, bao gồm
A. nước trên lục địa, nước trong lòng đất.
B. nước trong các biển và đại dương, nước trong long đất.
C. nước trong các biển và đại dương, hơi nước trong khí quyển.
D. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.
Câu 27. Nước ngọt trên Trái đất chủ yếu dưới dạng
A. băng.
B. nước mặt.
C. nước mưa.
D. nước ngầm.
Câu 28. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất là
A. năng lượng gió.
B. năng lượng Mặt trời.
C. năng lượng thủy triều.
D. năng lượng địa nhiệt.
Câu 29. Biến đổi khí hậu không có biểu hiện nào sau đây?
A. Sự nóng lên toàn cầu.
B. Băng tan ở hai cực.
C. Thiên tai ngày càng nhiều.
D. Thời tiết luôn thay đổi.
Câu 30. Giải pháp quan trọng nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu không phải là
A. tiết kiệm điện.
B. giảm thiểu chất thải.
C. trồng rừng.
D. tăng cường du lịch.
Câu 31. Đới khí hậu ôn hòa nằm trong khoảng vĩ độ
A. từ hai chí tuyến đến vòng cực.
B. giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
C. từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc.
D. từ Xích đạo đến chí tuyến Nam.
Câu 32. Đơn vị đo lượng mưa là
A. ml.
B. mm.
C. cm.
D. 0C.
Câu 33. Đơn vị đo nhiệt độ là
A. ml.
B. mm.
C. cm.
D. 0C.
Câu 34. Vai trò của băng hà không phải là
A. góp phần điều hòa nhiệt độ không khí.
B. cung cấp nước cho các dòng sông.
C. nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên lục địa.
D. cung cấp nguồn thủy sản quan trọng.
Câu 35. Hệ thống sông gồm những bộ phận nào?
A. Phụ lưu và dòng chính.
B. Phụ lưu và chi lưu.
C. Phụ lưu, dòng chính và chi lưu.
D. Phụ lưu, dòng chính và lưu vực sông.
Câu 36. Ứng phó với biến đổi khí hậu nghĩa là
A. chung sống thích nghi.
B. tìm ra các cách loại bỏ.
C. giảm ngành trồng trọt.
D. tăng cường công nghiệp.
Câu 37. Loại gió thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh là
A.  gió Đông cực.
B.  gió Mậu dịch
C.  gió Tây ôn đới.
D.  gió mùa.
Câu 38. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
A. Có gió Mậu dịch thổi thường xuyên.
B. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
C. Có góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
D. Quanh năm nóng.
Câu 39. Đặc điểm nào sau đây không phải là của thời tiết?
A. Có tính quy luật.
B. Xảy ra ở phạm vi hẹp.
C. Luôn thay đổi.
D. Xảy ra trong thời gian ngắn.
Câu 40. Sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một nơi, trong một thời gian dài, từ năm này
qua năm khác và trở thành quy luật gọi là gì?
A. Khí hậu.
B. Khí quyển.
C. Thời tiết.
D. Khí tượng.

You might also like