You are on page 1of 2

Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử hình thành chiếu cói

Ngày xưa cói là loại cỏ mọc dại và rất dễ dàng tìm thấy ở các tỉnh Thái Bình,
Ninh Bình, Thánh Hóa,…Sau khi người nông dân Việt Nam chúng ta phát
hiện được công dụng cực kỳ hữu ích từ loài cói này làm chiếu. Đầu tiên đã
tiến hành cho bứng gốc cói từ ven bờ biển, kênh rạch về trồng. Dần dần về
sau, diện tích cây cói được nhân rộng ra có nơi lên đến 25ha. Từ đó hình
thành các làng nghề làm chiếu cổ truyền lâu đời.

Chiếu cói ban đầu chỉ cần đem tách ra phơi khô, chọn cọng cói nào có chất
lượng. Độ bền tốt, sử dụng dây đay liên kết từng cọng cói lại với nhau. Hay
gọi chung là dệt chiếu. tất cả mọi công đoạn đều thực hiện thủ công, vậy nên
mất khá lâu để làm xong. Tiếp đến, người ta nhuộm màu để tạo tính thẩm mỹ,
tinh tế hơn họ vẽ những họa tiết hoa văn lên tấm chiếu để hoàn thiện sản
phẩm. Chưa dừng ở việc làm chiếu, ông cha chúng ta còn tận dụng làm đồ
thủ công. Đồ lưu niệm từ cói, như túi, ví, làn, dép, thảm,….vô số mặt hàng
bằng cói cũng được ra đời theo cách đó. (học thuộc r tự thuyết trình)

Hiện nay các làng chiếu Việt Nam vẫn tồn tại, lưu giữ nét đẹp văn hóa và
truyền thống lâu năm. Có giá trị tinh thần rất lớn đối với thế hệ sau này. Nhắc
đến làng chiếu Phú Tân ai ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Vì chất lượng của
từng tấm chiếu. Không phải chỉ nhờ vào chất liệu tốt mà còn vì được làm từ
công sức và tâm huyết nơi người làm chiếu. Hay làng chiếu cói An Xá – Lệ
Thủy nổi tiếng sản xuất sản phẩm truyền thống. hHoặc làng nghề chiếu cói
Nga Sơn – 1 trong những nơi phát triển nghề làm chiếu cói đầu tiên tại Việt
Nam chúng ta,…. (? Làng chiếu ở bình định chứ nhỉ)

You might also like