You are on page 1of 6

LÀNG NGHỀ BẠC ĐỊNH CÔNG

1. Lịch sử làng nghề


1.1. Vùng làng nghề, địa danh và địa chí làng nghề.
Nằm bên bờ sông Tô Lịch, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
1.2. Nguồn gốc hình thành
Theo sách sử, nghề đậu bạc làng Định Công đã có khoảng 1500 năm nay. Sản
phẩm đậu bạc của Định Công nức danh khắp đất Kinh kỳ xưa và nhiều nghệ nhân
được vào Kinh thành làm đồ trang sức cho Triều đình.
2. Tổ nghề bạc Định Công
Theo truyền thuyết, vào thời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI) ở làng Định Công có ba
anh em họ Trần: Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền. Nhờ có bàn tay khéo léo, lại
thêm đức tính cần cù, chịu khó, nên họ đã học được nghề làm vàng bạc và mở cửa
hàng lấy tên là “kim hoàn” (tức là: vòng vàng).
3. Làng nghề trong tiến trình lịch sử chung
Theo truyền thuyết xa xưa kể lại, vào thời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), ở làng
Định Công có ba anh em ruột họ Trần nhờ có bàn tay khéo léo, lại thêm đức tính cần
cù, chịu khó đã học được nghề làm vàng bạc và mở cửa hàng lấy tên là “kim hoàn”
(vòng vàng). Những đồ vàng bạc do anh em làm ra rất tinh xảo, tiếng đồn khắp trong
nước. Ba người dạy cho dân làng cùng làm nghề và từ đó làng Định Công có nghề làm
vàng bạc, truyền từ đời này qua đời khác, được khắp nơi biết đến. Từ thế kỉ thứ
XVIII-XIX, khi nền kinh tế Thăng Long – Hà Nội ngày một phát triển cao, những
nghệ nhân Định Công mới đi dần lên Thăng Long hành nghề bằng chuyên môn của
mình là các đồ nữ trang như hoa tai, xuyến, vòng,… ở phố Hàng Bạc.
4. Các tác phẩm nổi tiếng (nếu có)
Yêu cầu hình ảnh + nghệ nhân sản xuất ra sản phẩm
Tại Triển lãm mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2004, nghệ nhân Quách Văn Hiểu
đoạt Huy chương vàng với tác phẩm “Hộp tú cầu đậu bạc”.

Năm 2008, tác phẩm “Hộp quạt Xuân Hương” của ông là một trong sáu tác
phẩm đoạt giải thưởng cho tác phẩm xuất sắc về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ các
nước trong khối ASEAN và là tác phẩm duy nhất của Việt Nam đoạt giải. Đây cũng là
tác phẩm đoạt giải tại Triển lãm ứng dụng kỹ thuật toàn quốc lần thứ 2 năm 2009.
Tháng 8/2020, nghệ nhân Quách Văn Hiểu cùng con trai cả là anh Quách Tuấn
Tú, thế hệ thứ 5 trong gia đình họ Quách ở làng Định Công, đã hoàn thành bức tranh
đậu bạc chào mừng Đại hội Đảng bộ quận Hoàng Mai, có kích thước “khủng” 4,5m x
2,5m. - CHƯA CÓ HÌNH ẢNH.

Anh Tuấn Tú chia sẻ: “Đây là tác phẩm để đời của cả hai bố con tôi, mất hơn
một tháng rưỡi để hoàn thành. Vì kích thước quá lớn nên kỹ thuật đậu bạc khó hơn rất
nhiều so với bình thường. Để mang tới một sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với quận
Hoàng Mai, từng sợi chỉ nhỏ nhất đến những vảy hàn đều được chau chuốt cẩn thận”.

5. Sản phẩm
5.1. Các dòng sản phẩm
- Các dòng đậu bạc phổ biến đã tồn tại từ xa xưa: Nhẫn, dây chuyền, hoa tai,
vòng, trâm cài áo, trâm cài tóc…
- Dòng sản phẩm lưu niệm: tranh Đậu bạc - tranh trang trí, đưa một số biểu
tượng văn hóa Hà Nội vào sản phẩm, được phát triển bởi nghệ nhân Tuấn Anh.
- Sản phẩm làm theo mẫu thiết kế của nghệ nhân và theo yêu cầu cá nhân của
khách hàng
5.2. Công cụ sản xuất
Chủ yếu là những công cụ thủ công như kéo, kìm, búa, kẹp,
5.3. Kỹ thuật
3 kỹ thuật cơ bản trong nghề bạc:
- Trơn: làm những đồ vàng bạc không cần chạm trổ mà chỉ cườm cho nhẵn,
bóng, kết hợp gò sao cho hình khối đúng tiêu chuẩn.
- Chạm: khắc hình vẽ, hoa văn, hoạ tiết lên đồ trang sức.
- Đậu: kéo bạc đã nung chảy thành sợi chỉ, sau đó se thành sợi mảnh, tạo những
họa tiết hoa văn, chim muông, hoa lá... gắn vào đồ trang sức.

Người thợ kim hoàn làm nghề phải giỏi cả ba kỹ thuật chuyên môn trơn, chạm,
đậu và biết thủ thuật luyện kim cổ truyền. Theo kinh nghiệm, muốn có vàng tốt tức là
vàng 10, người ta tiến hành theo kỹ xảo cổ truyền gọi là "chở vàng".
4.4. Quy trình tạo nên sản phẩm
Sản phẩm đậu bạc đạt yêu cầu phải đậu đều tay, hàn luột, không đọng vảy và các
chi tiết hài hòa, cân xứng. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật khắt khe về
kỹ thuật nhưng lại tinh tuý ở giá trị thẩm mỹ và sử dụng. Bạc được dùng phải là loại
999 (trước gọi là bạc 10) thì mới có thể kéo thành các sợi chỉ nhiều kích cỡ khác nhau.
4.5. Hành trình phát triển của sản phẩm
Thời gian đầu, sản phẩm của nghề đậu bạc Định Công chủ yếu tập trung vào sản
xuất đồ thờ cúng, đồ trang sức, đồ trang trí.
Hiện tại trước tác động của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm đậu bạc đa dạng
hơn, phong phú hơn.
Nghệ nhân cũng chủ động tìm hiểu, phát triển thêm nhiều mẫu mã mới phù hợp
với thị hiếu khách hàng. Chính vì thế, các sản phẩm đậu bạc không bị “lỗi mốt”.
Để thuận tiện cho công việc kinh doanh và quảng bá sản phẩm, các cơ sở sản
xuất còn mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm của gia đình mình, trong khu làng nghề của
Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn và cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở phố Hàng Bạc.
Ngoài ra, trang web vietsilver.com.vn được lập đã góp phần quảng bá sản phẩm đến
khách hàng.
https://www.facebook.com/bacdaudinhcong
6. Tương lai - Hướng đi cho làng nghề
Năm 2005, UBND quận Hoàng Mai phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 30 học viên trong vòng 3 tháng, hoạt động
này nhằm thể hiện sự quan tâm và mong muốn duy trì nghề đậu bạc ở Định Công. Tuy
nhiên, bài toán vẫn chưa được giải quyết triệt để bởi theo như anh Tuấn Anh thì mỗi
năm chỉ có 1 lớp, nếu học viên muốn theo đuổi nghề phải tự bỏ tiền túi ra học tiếp.
Với nghề đậu bạc, muốn thành nghề phải mất ít nhất vài năm chứ đừng nói đến 3
tháng. Bản thân anh trong quá trình nối nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, nhiều lần
chán nản muốn bỏ cuộc, may mà nhận được sự động viên truyền động lực của gia
đình. Riêng nghệ nhân Quách Văn Hiểu cho hay, gia đình vẫn luôn mở rộng cửa đón
những học viên về học nghề miễn phí nhưng kết quả rất ít người kiên trì.
Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làng nghề đậu bạc Định Công
đã bị mai một đi nhiều. Ở Định Công chỉ còn 2 gia đình duy nhất quyết tâm giữ nghề
cổ truyền của cha ông để lại là gia đình ông Quách Văn Trường và gia đình ông
Quách Văn Hiểu. Hiện nay, với sự vào cuộc của UBND Quận Hoàng Mai và Hội
nghề kim hoàn phường Định Công, không chỉ có thế hệ nghệ nhân đi trước mà lớp
nghệ nhân trẻ cũng rất tâm huyết với nghề và đang cố gắng duy trì nối tiếp nghề của
cha ông.
Mỗi sản phẩm tại Làng Bạc Định Công đều ánh lên sự tinh xảo, độc đáo và
phong cách của sản phẩm đậu bạc truyền thống. Tâm huyết của những nghệ nhân đậu
bạc làng Định Công là có thể truyền lửa nghề, lan tỏa nét đẹp văn hóa của quê hương
đất nước Việt Nam vào từng sản phẩm đậu bạc.
7. Tính Nguyên mẫu và biểu tượng của làng nghề
8. Nguồn báo:
01.
https://dep.com.vn/chiem-nguong-ky-nghe-che-tac-cung-dinh-vang-danh-dat-kinh-ky/
02.
https://www.facebook.com/bacdaudinhcong/?
paipv=0&eav=AfZloAfVY6kkUL7EQ_JCvUeY8AJQC5r8iegARZJQTIaG4Q6Ph4bn
Yh4ikqqvmieZSTI&_rdr
https://danviet.vn/quach-phan-tuan-anh-nguoi-giu-lua-nghe-dau-bac-lang-dinh-cong-
7777968033.htm
03.
https://vovworld.vn/vi-VN/media/huong-di-moi-cho-nghe-dau-bac-1192396.vov
04.
http://hanoi.citynet.vn/39915p1c32/nghe-thuat-dau-bac-dinh-cong.htm
05.
https://danviet.vn/quach-phan-tuan-anh-nguoi-giu-lua-nghe-dau-bac-lang-dinh-cong-
7777968033.htm
06.
https://langngheviet.com.vn/

9. Nguồn ảnh:
Hình ảnh tại: https://drive.google.com/drive/folders/1hmyDW16NsAuX-
Dedbq7fowet61D6EqcK

You might also like