You are on page 1of 7

BÀI THU HOẠCH

Tên thành viên

1.Mai Linh

2.Minh Hạnh

3.Kiên Trí

4.Cẩm Tú

5.Văn Hưng
Gốm, một trong những vật dụng đi vào trong cuộc sống của chúng ta từ xa xưa và cho đến
hiện nay nó vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng của mình trong mỗi gia đình Việt. Nghề gốm,
một trong những nghề truyền thống lâu đời ở nước ta
Trải dọc chiều dài đất nước, từ cổ kim vùng miền nào cũng có nghề gốm, lò gốm. Từ những
dòng gốm kinh kỳ phục vụ hoàng triều như Thiên Trường (Nam Định), Thăng Long (Hà Nội),
cho đến các làng nghề gốm Bát Tràng, Phù Lãng, Hương Canh, Chu Đậu, Thổ Hà… đến miền
Trung có Phước Tích (Huế), Châu Ổ (Quảng Ngãi), Quảng Đức (Phú Yên), Bàu Trúc (Ninh
Thuận)… mỗi địa danh về gốm là một nét tiêu biểu về tạo hình, men thuốc trên cốt gốm, định
hình sự đa dạng, phong phú trên bản đồ phát triển gốm Việt. Nhưng qua ngàn năm, gốm Việt
từng nhiều thời rực rỡ, giờ lại đang loay hoay trong ao làng.

Phù Lãng
Phước Tích ( Huế )
Quy trình làm gốm
1. Chọn đất làm gốm. Điều quan trọng nhất chính là chọn đất sét.
2. Xử lý, pha chế đất làm gốm.
3. Tạo dáng cho sản phẩm gốm sứ
4. Phơi sấy và sửa hàng mộc.
5. Trang trí hoa văn
6. Chế tạo men
7. Tráng men sản phẩm gốm sứ
8. Nung sản phẩm gốm sứ

Tuy nhiên với gốm sứ Bát Tràng thì nguyên liệu được sử dụng chính là đất sét Trúc Thôn.
Đây là loại đất có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, đất có màu trắng xám, độ chịu
lửa ở khoảng 1650°C. Tuy nhiên đất sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm
lượng ôxít sắt khá cao, đất có độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân loại đất này không
được trắng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh

Người làm gốm phải có độ tinh xảo rất cao . Những sản phẩm của làng bây giờ đa phần được làm theo
phương pháp đổ khuôn , làm theo cách này thì thời gian chi phí cho một sản phẩm ngắn hơn, tuy vậy nhưng
giá trị thẩm mĩ của sản phẩm không giảm đi . Có khoảng 1000 lò nung trong đó có khoảng 200 lò gas . Tuy
nhiên dùng lò nung bằng gas có rất nhiều ưu điểm . Sử dụng lò ga để nung sản phẩm sẽ hạn chế được lượng
khí thải ô nhiễm môi trường . Ngoài ra sử dụng lò nung bằng gas còn đem lại vẻ đẹp rất riêng cho gốm sứ
Bát Tràng . Màu men của sản phảm đều , bóng , sản phẩm chịu lực tốt hơn

Hiện nay nỗ lực tập trung phát triển kinh tế làng nghề là ưu tiên số 1 của nhân dân và chính quyền Bát
Tràng . Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo
kiểu cộng tác, liên kết thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, chia sẻ bí quyết.
Liên kết các nhà sản xuất gốm sứ hieenjn là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ có thể mở rộng sản xuất
trong điều kiện không cần vốn mà vẫn có thể đáp ứng các đơn hàng lớn.

5
Vai trò
-Ngoài chức năng là vật liệu xây dựng, gốm sứ còn có chức năng trang trí các công
trình kiến ​trúc. Điều này cho thấy gốm đã trở nên không thể thiếu trong nhu cầu xây
dựng và ổn định xã hội.
-Nghề gốm là một trong những đặc điểm nhận diện văn hóa, phản ánh sự đa dạng
văn hóa của cộng đồng cư dân thực hành nghề gốm tại làng Bát Tràng.
-Cùng trong một làng nhưng sản phẩm của mỗi một nghệ nhân có hồn riêng, góp
phần lưu truyền, lưu giữ và phổ biến các biểu tượng văn hóa, nước men truyền thống,
là động lực để phát triển, phát huy giá trị di sản của các thế hệ trước.
-Nghề gốm làng Bát Tràng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng giá trị sản phẩm của
địa phương, thu ngân sách cho nhà nước, tạo công ăn việc làm và góp phần nâng cao
thu nhập và mức sống cho người dân trong làng và vùng lân cận, cải thiện các chỉ số
về an sinh xã hội, tạo nên sự gắn kết, tương hỗ lẫn nhau.
Gốm sứ Bát Tràng là tinh hoa của văn hóa Việt Nam.

6
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần trình
bày của nhóm em.

You might also like