You are on page 1of 17

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Đề tài: TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU BAO BÌ GỖ VÀ ỨNG
DỤNG TRONG SẢN XUẤT NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG
Giảng viên: Huỳnh Nguyễn Đình Thuấn

Lớp: DHTP16A
Danh sách thành viên

1 Bùi Hồng Ngọc 20050801

2 Trịnh Ngọc Nhi 20054801

3 Lê Huỳnh Tươi 21067161

4 Nguyễn Thị Huỳnh Như 20053461

5 Nguyễn Văn Sỹ 20013091

6 Phan Thanh Hiền 20048211

7 Trần Nhựt Hoàng Long 20050411

8 Lê Văn Gia Hưng 20047671

9 Huỳnh Phi Nhung 21076481


Tp. Hồ Chí Minh,
ngày 8 tháng 2 năm 2023

1
MỤC LỤ

C
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
1. Tìm hiểu về vật liệu sử dụng sản xuất bao bì gỗ.........................................................4
1.1 Giới thiệu về vật liệu gỗ...........................................................................................4
1.1.1 Nguồn gốc lịch sử: [1].........................................................................................4
1.1.2 Tính chất: [1]........................................................................................................4
1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm: [2]................................................................................5
1.2 Giới thiệu sơ lược về bao bì gỗ................................................................................5
1.3 Các loại sản phẩm dung bao bì gỗ[4],[5]................................................................8
1.4 Quy trình sản xuất bao bì gỗ.................................................................................11
1.4.1 Quy trình sản xuất...........................................................................................11
1.4.2 Thuyết minh quy trình....................................................................................11
1.5 Tiêu chuẩn của bao bì gỗ.......................................................................................12
2. Ứng dụng bao bì gỗ trong sản xuất nước mắm truyền thống..................................14
2.1 Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống.......................................................14
2.2 Quy trình chiết rót..................................................................................................14
2.3 Ảnh hưởng của bao bì gỗ trong sản xuất nước mắm..........................................16
2.4 Tiêu chuẩn của bao bì gỗ cho sản phẩm nước mắm (nếu có).............................16
3 Kết luận và đề xuất ý kiến............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................18

2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì thực phẩm ngày càng đa dạng,
phong phú, có nhiều loại thực phẩm mới ra đời nhằm phục vụ nhu cầu thị trường trong và
ngoài nước. Và đi kèm theo sự gia tăng số lượng loại thực phẩm mới đó thì càng nhiều
bao bì với nhiều vật liệu mới, nhiều mẫu mã mới với sự tiện lợi và tính thẩm mỹ cao ra
đời để đáp ứng cho việc chứa đựng thực phẩm có những tính chất khác nhau. Trong đó,
sản phẩm nước mắm là sản phẩm thủy phân thịt cá trong muối biển được sản xuất theo
phương pháp lên men tự nhiên do tác dụng của hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với
một loại vi khuẩn kị khí chịu mặn tạo ra. Nước mắm là một loại gia vị và cũng là một loại
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người dân
Việt Nam. Nước mắm đã được phát triển từ lâu đời và mang đậm bản sắc văn hóa truyền
thống Việt Nam. Đối với sản phẩm nước mắm, để chọn bao bì phù hợp là điều hết sức
quan trọng. Bao bì được chọn phải phù hợp với đặc tính của sản phẩm để tránh ảnh
hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm. Đặc biệt trong đó là việc sản xuất các bao
bì gỗ tạo ra các thùng gỗ dùng để ủ nước mắm. Việc ủ mắm trong các thùng gỗ có thể
làm ra những giọt nước mắm truyền thống ngon đậm đà, có màu hổ phách, mùi thơm dịu,
hậu vị thanh, nước mắm giữ được hương vị nguyên bản của nó.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì xin mời thầy và các bạn cùng với nhóm em tìm
hiểu về đề tài “Tìm hiểu về vật liệu bao bì gỗ và ứng dụng trong sản xuất nước mắm
truyền thống”

3
1. Tìm hiểu về vật liệu sử dụng sản xuất bao bì gỗ
1.1 Giới thiệu về vật liệu gỗ

1.1.1 Nguồn gốc lịch sử: [1]

- Từ cổ xưa, người ta đã dùng gỗ làm vật liệu để đóng thùng, nhằm vận chuyển
số lượng hàng hóa lớn.
- 5000 năm trước gỗ, thùng, hộp, thùng hộp gỗ được tìm thấy trong lăng mộ Ai
Cập.
- Trung bình chỉ có 65% thân cây gỗ được tạo thành thùng.

1.1.2 Tính chất: [1]

- Tính chắc chắn, có khả năng chống lại tác động của ngoại lực.
- Cấu tạo bên trong gỗ sản sinh nội lực chống lại để giữ nguyên hình dạng và
kích thước.
- Gỗ là vật liệu làm ra các thùng vững chắc bảo đảm cho các bao bì khác không
bị thay đổi hình dạng trong quá trình vận chuyển.

1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm: [2]

1.1.3.1 Ưu điểm:
- Có thể sử dụng lại được.
- Có thể tạo ra nhiều kích cỡ rất lớn khác nhau từ rất nhỏ cho đến lớn.

4
- Có độ nặng vừa phải để đủ để có thể di chuyển được.
- Không tạo ra mùi vị lạ cho thực phẩm trong quá trình bảo quản cũng như
chuyên chở đối với thực phẩm nhạy cảm với các mùi lạ như chè, gia vị ,cà
phê....
- Đủ chắc chắn để không tạo ra nguy hại về mặt vật lý cho thực phẩm cũng như
cho các dạng bao bì khác chứa trong nó.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
1.1.3.2Nhược điểm:
- Không ngăn chặn được ảnh hưởng của không khí và độ ẩm.
- Giá thành cao.
- Bề mặt không láng nên dễ bụi bẩn.
- Quy trình xử lý để tránh vi sinh vật tác động đến có giá thành cao.

1.2 Giới thiệu sơ lược về bao bì gỗ

- Nước mắm được xem là đặc sản của quốc gia Việt Nam; bất kể là món ăn nào, chỉ cần
trên bàn ăn gia đình có chén nước mắm thì bữa ăn đã trở nên ấm cúng và quen thuộc.

- Để có được loại nước mắm thơm ngon thì phải trãi qua một quá trình vô cùng phức tạp
và tỉ mỉ, từ khâu chọn nguyên liệu đến xử lý độ mặn sao cho thành phẩm đến tay người
dùng phải đảm bảo chất lượng. Một trong những công đoạn đòi hỏi sự cẩn thận của người
làm nước mắm đó chính là bước ủ chượp. Và nhất là ở Việt Nam người ta làm nước mắm
truyền thống thì phải ử vào thùng gỗ, và tại sao lại như vậy?. Đó là vì để giữ nhiệt, hạn
chế sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm; hạn chế được sự tiếp xúc giữa nước mắm
với tia cực tím của mặt trời (bởi vì nếu tiếp xúc sẽ diễn ra quá trình oxi hóa, mỡ cá mà
tiếp xúc với tia cực tím sẽ tạo ra mùi khét) và men của gỗ tiếp xúc với nước mắm nên là
nước mắm giữ trong thùng gỗ sẽ đảm bảo các quá trình diễn ra chậm rãi, từ từ mà vẫn giữ
được sự tự nhiên.

- Gỗ dùng để đóng thùng ủ mắm truyền thống phải dùng những loại gỗ tốt như gỗ bời lời,
vền vền, vàng tâm là loại gỗ siêu chịu mặn, không bị ăn mòn hay tiết ra chất có thể ảnh
hưởng đến mùi vị và màu sắc của nước mắm.

- Gỗ đem xẻ thành những tấm dày từ 3-4 cm, rộng từ 10c-20cm, ngâm nước, phơi nắng
từ 2-3 tháng cho hết chất nhựa cây và gỗ khỏi bị cong sau này. Sau khi đã phơi khô, xẻ
rãnh, khép khít chặt vào nhau, ở giữa các thanh gỗ có chèn vỏ cây tram, vỏ cây này khi
gặp nước sẽ nở ra, bịt kín các khe của thùng.

5
Thùng gỗ Bời Lời được những người thợ giỏi ghép thành khuôn

Thùng được niền lại bằng các đai tre, mỗi đai tre được tạo thành từ hàng chục nan tre,
được bó, xoắn và được gài với nhau tạo thành bắp tre to.

Tre dùng để làm đai tre bện thùng phải là loại tre bánh tẻ, không có mắt, được chặt vào
mùa tre không rụng lá, đôi khi phải lựa thời tiết để chặt để cho chất lượng tre tốt nhất.
Thông thường một cây tre chỉ lấy được 1 nửa chiều dài và được vót lấy phần cật, sau khi
vót xong, các nan tre được ngâm trong nước mặn để đảm bảo tre không bị mọt.
Vì phải chịu lực nén rất lớn nên mặt đáy của thùng phải được làm từ gỗ chắc chắn và dày
hơn, được ngàm với ván thành bởi cấu tạo ngàm tay đặc biệt. Đinh gỗ dùng để liên kết

6
các thanh gỗ đáy và gỗ đáy với thành cũng phải làm từ loại gỗ đặc biệt (thường là săng
nẻ, lim..)
Công đoạn cuối cùng là công đoạn xảm thùng gỗ – công đoạn rất quan trọng để đảm bảo
cho thùng nước mắm không bị rò rỉ. Bột dùng để bịt các khe hở được tạo thành bằng cách
nấu bột trai (vỏ của con trai, sò nung lên, nghiền ra) và trộn với dầu dáy – loại cây mà
cho ra loại dầu đặc trưng, vừa dẻo quạnh, vừa chắc chắn. Hỗn hợp đó sau khi chít vào các
mạch gỗ, khô rồi, chắc nanh, dùng sức người không thể cạy lên được.
Các khe tiếp nối giữa thành đáy và mặt gỗ còn cho thêm bột phao tre (tức cây tre nghiền
thành vỏ) trộn đều để tăng khả năng trương nở, kết dính. Quá trình đó được người thợ
thao tác tỉ mỉ, cẩn thận.
Sau đó người thợ có thể kiểm tra độ rò rỉ trước khi test nước bằng máy nén khí hoặc bóng
đèn công suất lớn. Lưu ý là thử bằng nước mặn bão hòa vì đôi khi thử nước thì thùng
không rò rỉ nhưng lại bị rò rỉ bởi nước mặn. Vì nước mặn có “sức công phá” vô cùng
mãnh liệt. Công đoạn kiểm tra phải thực đi thực hiện lại, rất tỉ mỉ và cẩn thận vì nếu như
cho cá vào thùng rồi mà thùng bị rò rỉ thì vừa mất tiền vừa không thể khắc phục được từ
bên ngoài.
Chúng ta có thể thấy, tất cả (từ bột, dầu quét và gỗ) đều thực sự là tự nhiên và an toàn,
đều lấy từ thực vật và hoàn toàn không có bóng dáng của bất kỳ sự xâm hại nào. Sau khi
xảm bên trong, bên ngoài được quét bằng dầu dáy để chống mối mọt và được sơn để tạo
độ thẩm mỹ cho thùng. Thùng có tuổi thọ tới một trăm năm nếu dùng thường xuyên.
Do được làm rất tỉ mỉ, công phu và làm từ gỗ đặc chủng nên giá thành mỗi thùng gỗ rất
đắt (đơn vị tính là hàng chục triệu đồng/thùng) nên không phải cơ sở nào cũng đầu tư
được. [3]
1.3 Các loại sản phẩm dùng bao bì gỗ[4],[5]
Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm được sử dụng bao bì bằng gỗ như: rượu
vang,bia, dược liệu, thực phẩm, trang sức…. sử dụng hộp gỗ làm bao bì còn có tác
dụng bảo quản sản phẩm lâu hơn, giữ nguyên vẹn sản phẩm khi vận chuyển và góp
phần làm tăng giá trị sản phẩm.

Chúng tôi đã tìm thấy một số bao bì gỗ độc đáo, giúp mội người có thể hình dung về
loại bao bì này

7
1.3.1. Bao bì được làm bằng gỗ của Vodka

1.3.2. Sản phẩm bia Oak được đựng ở trong chai gỗ ấn tượng.

1.3.3. Bao bì bia được làm từ gỗ, tạo hình thành chân bowling

8
1.3.4. Sản phẩm không sử dụng hoàn toàn nguyên liêu gỗ, nhưng chiếc lọ đựng dầu
Olia khi nó kết hợp thủy tinh ở giữa với phần nắp, đáy bằng gỗ.

9
1.3.5 Hộp gỗ đựng bia Tabasco

1.4 Quy trình sản xuất bao bì gỗ

1.4.1 Quy trình sản xuất

10
Nguyên liệu
(gỗ) Ráp gỗ

Chèn vỏ cây chàm


Xẻ gỗ

Thanh gỗ Niềng thùng (đai tre)

Ngâm nước Xảm thùng gỗ

Phơi nắng
Thành phẩm

1.4.2 Thuyết minh quy trình

- Nguyên liệu (gỗ) để đóng thùng ủ mắm phải dùng loại gỗ tốt như gỗ bời lời, vền vền,
vàng tâm,…
- Xẻ gỗ: gỗ được xẻ thành những tấm dày 3-4 cm, rộng từ 10-20cm
- Ngâm nước, phơi nắng:gỗ sau khi xẻ sẽ được đem đi ngâm nước và phơi nắng từ 2-3
tháng cho ra hết nhựa cây và gỗ khỏi bị cong sau này.
- Ráp gỗ: các thanh gỗ được ráp kín, khíp chặt lại với nhau.
+ Phần đáy thùng phải chịu lực lớn nên mặt đáy được làm từ gỗ chắc chắn hơn và dày
hơn, đinh gỗ dùng để liên kết các thanh gỗ đáy với gỗ đáy với thành phải làm từ loại gỗ
đặc biệt ( săng nẻ, lim,..)
+ thùng gỗ được làm theo hình phễu, trên to dưới nhỏ để dồn đai tre tạo nên độ chắc chắn
và bám dính cho các thanh gỗ.
- Chèn vỏ cây chàm: được chèn vào giữa các thanh gỗ, vỏ cây chàm khi gặp nước sẽ nở
ra, bịt kín các khe hở của thùng.

11
- Niềng thùng: thùng được niềng bằng các đai tre.
+ Loại tre dùng phải là loại tre bánh tẻ, không có mắt, được chặt vào mùa không lụng lá.
+ Mỗi cây chỉ lấy phân nữa chiều dài và được vót lấy phần cật, sau khi vót xong nang tre
đuọc ngâm trong nước mặn để đảm bảo tre không bị mọt.
+ Mỗi đai tre được tạo thành từ hàng chục nang tre, được bó, xoắn và được gài với nhau
thành các bắp tre to.
+ Các đai tre được nện ôm chặt các thanh gỗ bằng búa gỗ rất to làm sao khi hoàn thành ta
chỉ thấy các đai tre quấn vòng tròn, liên tục, dều dặn, chắc chắn và không có mối nối
Xảm thùng gỗ: đây là công đoạn rất quan trọng để đảm bảo cho thùng nước mắm không
bị rò rỉ. Bột dùng để bịt các khe hở được tạo thành bằng cách nấu bột trai (vỏ của con trai,
sò nung lên, nghiền ra) và trộn với dầu dáy – loại cây mà cho ra loại dầu đặc trưng, vừa
dẻo quạnh, vừa chắc chắn. Hỗn hợp đó sau khi chít vào các mạch gỗ, khô rồi, chắc nanh,
dùng sức người không thể cạy lên được.
Các khe tiếp nối giữa thành đáy và mặt gỗ còn cho thêm bột phao tre (tức cây tre nghiền
thành vỏ) trộn đều để tăng khả năng trương nở, kết dính. Quá trình đó phải được thao tác
tỉ mỉ, cẩn thận.
1.5 Tiêu chuẩn của bao bì gỗ

Tiêu chuẩn nay liên quan đến chất liệu của bao bì gỗ:

- Những tiêu chuẩn do NIMP15 (Normes Internationales pour les mesures


phytosanitaires) -đặt ra áp dụng đối với bao bì pallet, gỗ chèn, thùng, sọt, khay được sản
xuất toàn bộ hay một phần từ gỗ thông hoặc cây lá to chưa qua chế biến; kể cả những loại
không thuộc đối tượng kiểm tra vệ sinh thực vật.

- Những yêu cầu kỹ thuật mà NIMP 15 đặt ra:

- Gỗ làm bao bì và các chất liệu của bao bì bằng gỗ thông và gỗ lá to phải tuyệt đối không
còn vỏ và đã qua xử lý vệ sinh thực vật.

- Các biện pháp xử lý được chấp nhận là xử lý bằng nhiệt ở nhiệt độ cao (ở nhiệt độ 56
°C trong lòng gỗ với khoảng thời gian tối thiểu là 30 phút); sấy khô (làm khô trong lò kín
để gỗ còn độ ẩm không quá 20%) hoặc hun Bromua Metila.

- Những vật liệu bao bì đã qua các công đoạn xử lý này phải ghi ký hiệu riêng biệt. Việc
tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật này phải chịu sự giám sát và bảo đảm của một cơ quan bảo
vệ thực vật chính thức hoặc một cơ quan kiểm tra do Cục vệ sinh thực vật quốc gia ủy
nhiệm.

12
Những yêu cầu hành chính phải tôn trọng nhằm tuân thủ NIMP 15

− Những người sản xuất hay cung cấp bao bì cũng như các công ty xử lý gỗ phải được
phép của Cục vệ sinh thực vật quốc gia nếu như họ muốn sản xuất bao bì hoặc cung cấp
gỗ làm bao bì phù hợp với NIMP15; mỗi nơi sản xuất phải được phép.

2. Ứng dụng bao bì gỗ trong sản xuất nước mắm truyền thống
2.1 Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống

2.2 Quy trình chiết rót

Quy trình :Chai được đưa vào qua băng chuyền đưa vào buồng máy được tiệt
trùng. Đầu tiên chai đi qua hệ thống rửa bằng cách sục nước tinh khiết rồi tiếp đến
13
phần chiết rót. Sau khi tiết máy sẽ đưa chai đến hệ thống siết nắp (nắp được máy
thổi nắp đưa lên) và sẽ được đưa ra ngoài theo băng chuyền sản xuất sản phẩm
cuối.

Gồm các công đoạn:

1 . Máy rửa chai


- Nhãn hiệu: ZCP 12
- Công suất: 2000 chai/h
- Nguồn điện: 0.75 Kw
- Kích thước chai: 1100 x 960 x 1800
- Đường kính: 50 - 100 mm
- Chiều cao: 150 - 350 mm
- Sản xuất: Công Nghệ Việt Trung

2. Máy chiết chai


- Nhãn hiệu: CG 12
- Công suất; 2000 chai/h ( đối với chai 500ml )
+ Tối thiểu 1000 chai/h
+ Tối đa: 200 chai/h
- Đường kính chai: 50 - 90 mm
- Chiều cao của chai: 150 - 300 mm
- Nguồn điện: 0.75 Kw
- Trọng lượng; 800 Kg
- Kích thước máy: 1200 x 1000 x 2000 mm
- Sản xuất : Công Nghệ Việt Trung

3. Máy đóng nắp chai


- Nhãn hiệu: FXZ 1
- Khả năng sản xuất: 2000 chai/h
- Chiều cao của chai: 160 mm
- Nguồn điện: 0.73 Kw
- Kích thước máy: 900 x 700 x 1.850 mm
- Trọng lượng: 350 Kg
- Sản xuất: Trung Quốc

4. Máy co màng FK 2
- Kí hiệu: FK2

14
- Công suất: 2000 màng/h
- Nguồn điện vào: 8.0 Kw
- Kích thước ngoài: 1060 x 400 x 1320 mm

2.3 Ảnh hưởng của bao bì gỗ trong sản xuất nước mắm
Có độ bền tương đối cao, có khả năng thu hồi tái sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác.
Nhưng loại bao bì này có trọng lượng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ
cháy, dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột…). Bao bì gỗ thường ở dạng
hòm, thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định.
Ủ mắm trong thùng gỗ giúp cho nhiệt độ luôn ổn định. Làm cho quá trình lên men được
diễn ra từ từ, theo từng bước và giữ cho giá trị cảm quan tốt nhất. Khiến cho mắm giữ
được hương vị nguyên bản.

2.4 Tiêu chuẩn của bao bì gỗ cho sản phẩm nước mắm (nếu có)
 Chất gỗ Bời Lời
- Gỗ dùng để đóng thùng phải dùng những loại gỗ tốt như gỗ Bời Lời, vền vền, bằng
lăng, vàng tâm là loại gỗ chịu mặn, không bị ăn mòn hay tiết ra chất có thể ảnh hưởng
đến mùi vị và màu sắc của nước mắm.
- Cá được ướp trong những thùng gỗ lớn, tròn, cao từ 0.8-2m; đường kính đáy thùng từ
1-3 m, đường kính miệng thùng 1.8 – 3.5m, có thể chứa tới 13 tấn cá. Ở chỗ giáp đáy
thùng với thành thùng người ta đắp lù.
Thùng gỗ Bời Lời được những người thợ giỏi ghép thành khuôn
 Đại tre niền thùng
- Thùng được niền lại bằng các đại tre, mỗi đại tre được tạo thành từ hàng chục nan tre,
được bó, xoắn và được gài với nhau tạo thành bắp tre to.
 Đáy thùng gỗ dày
- Vì phải chịu lực nén rất lớn nên mặt đáy của thùng phải được làm từ gỗ chắc chắn và
dày hơn, được ngàm với ván thành bởi cấu tạo ngàm tay đặc biệt. Đinh gỗ dùng để liên
kết các thanh gỗ đáy và gỗ đáy với thành cũng phải làm từ loại gỗ đặc biệt (thường là
săng nẻ, lim..).
 Xảm thùng gỗ
- Công đoạn cuối cùng là công đoạn xảm thùng gỗ – công đoạn rất quan trọng để đảm
bảo cho thùng nước mắm không bị rò rỉ. Bột dùng để bịt các khe hở được tạo thành bằng
cách nấu bột trai (vỏ của con trai, sò nung lên, nghiền ra) và trộn với dầu dái – loại cây

15
mà cho ra loại dầu đặc trưng, vừa dẻo quạnh, vừa chắc chắn. Hỗn hợp đó sau khi chít vào
các mạch gỗ, khô rồi, chắc nanh, dùng sức người không thể cạy lên được.

3 Kết luận và đề xuất ý kiến


Gỗ là vật liệu bao bì an toàn, tuy nhiên sự kết hợp của nhiều loại gỗ tạo ra bao bì, cùng
với thời tiết, độ ẩm mỗi địa phương khác nhau dễ tạo nấm mốc, lây nhiễm côn trùng… Vì
vậy, theo Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC), quy chế của vật liệu đóng gói
bằng gỗ trong thương mại quốc tế (tiêu chuẩn ISPM 15) quy định bao bì vật liệu gỗ phải
được xử lý trước khi xuất khẩu và có tem kiểm định an toàn. Các biện pháp xử lý được
chỉ định là khử trùng xông hơi bằng Methyl bromide hoặc sấy ở nhiệt độ cao và tem kiểm
định an toàn được đóng dấu bằng nhãn hiệu quốc tế (ISPM 15) của cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất khẩu. Cũng theo IPPC, các mặt hàng nhập khẩu sẽ bị từ chối tiếp
nhận nếu bao bì vật liệu gỗ của bên xuất không tuân thủ theo những tài liệu hướng dẫn và
yêu cầu đóng dấu ISPM 15 của Công ước.
Việc sử dụng bao bì gỗ cho nước mắm truyền thống là một bước ngoặt lớn nâng tầm giá
trị cho các cơ sở sản xuất nước mắm của Việt Nam. Mặc khác tạo ra giá trị thương phẩm
cao cho nước mắm truyền thống giúp hội nhập vào nhiều thị trường trên thế giới và góp
phần bảo vệ môi trường sống xung quanh.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Đức Thiện Funiture, “Đức Thiện Funiture,” Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Tư
Vấn Nội Thất Đức Thiện, [Trực tuyến]. Available: http://noithatducthien.com.vn/tin-
tuc/dinh-nghia-ve-go-lich-su-hinh-thanh-va-cong-dung.html.
[2] Bài giảng môn học "Bao gói thực phẩm", 2022.
[3]https://nuocmamlegia.com/thung-go-u-mam-truyen-thong-co-the-ban-chua-biet.html
[4]https://mynghehanoi.com/dat-hop-go-theo-yeu-cau-o-dau-uy-tin-gia-re.html
[5]https://bqlattp.bacninh.gov.vn/news?
p_p_id=newsdetail_WAR_bacninhportlet&p_p_lifecycle=0&p_p_state=pop_up&p_p_m
ode=view&_newsdetail_WAR_bacninhportlet_urlTitle=bao-goi-thuc-pham-than-thien-
voi-moi-
truong&_newsdetail_WAR_bacninhportlet_languageId=vi_VN&_newsdetail_WAR_bac
ninhportlet_viewMode=print&_newsdetail_WAR_bacninhportlet_print=true
[6] ThS. Phan Thị Thanh Quế, “Công nghệ chế biến nước mắm,” 2009.
[7] Lê Gia, "THÙNG GỖ Ủ MẮM TRUYỀN THỐNG CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?,"
[Online]. Available: https://nuocmamlegia.com/thung-go-u-mam-truyen-thong-co-the-
ban-chua-biet.html.
[8] https://nuocmamlegia.com/thung-go-bao-vat-gia-truyen-cua-nguoi-lam-mam-le-
gia.html.

17

You might also like