You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

BÀI BÁO CÁO


HÓA HỌC GỖ VÀ CELLULOSE

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HÓA HỌC MỘT SỐ LOẠI GỖ
PHỔ BIẾN DÙNG TRONG NỘI THẤT

Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thanh Nhàn

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồ Thúy

MSSV : 22115073

THÁNG 1 NĂM 2024


PHẦN MỞ ĐẦU

Cấu tạo hóa học của gỗ

Thành phần hóa học của gỗ thay đổi từ loài này sang loài, nhưng khoảng 50% carbon,
42% oxy, 6% hydro, 1% nito, và 1% các yếu tố khác ( chủ yếu là canxi, kali, natri,
magie, sắt và mangan) theo trọng lượng. Gỗ cũng có chứa lưu huỳnh, clo, silic, photpho,
và các yếu tố khác với số lượng nhỏ.

1
1. CAO SU
- Tên khoa học: Hevea brasiliensis
- Tên thương mại: Rubberwood
- Bộ (ordo): Malpighiales
- Họ (familia): Euphorbiaceae
- Gỗ cao su thuộc nhóm VII (Việt Nam)
- Đặc điểm của gỗ cao su:
• Màu sắc: gỗ cao su có màu ánh nhạt, màu xám sáng, nâu nhạt.
• Thớ mỏng và trọng lượng riêng của gỗ khá nhẹ.
• Gỗ cao su dẻo dai với tính đàn hồi cao.
• Cấu tạo gỗ đặc biệt rất ít thấm nước.
• Chất liệu gỗ thân thiện với môi trường, ít bắt lửa hơn so với các loại gỗ công
nghiệp khác và đặc biệt là khi cháy không gây ra các mùi- chất thải độc hại.
- Tính chất:
• Khối lượng thể tích của gỗ cao su: 0,55g/cm3 tỉ lệ co rút tiếp tuyến xuyên tâm là:
1,66.
• Gỗ cao su có ứng suất nén dọc: 451kg/cm2
• Ứng suất uốn tĩnh : 751kg/cm2.
• Mật độ: 560-640 (kg/m3 ở 16% MC).
• Tiếp tuyến hệ số co dư: 1.2(%)
• Triệt hệ số có dư: 0.8(%)
• Độ cứng: -4350(N)
• Tĩnh uốn: 66N/mm ở mức 12%MC
• Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)
- Thành phần hóa học :
• Trong gỗ cao su chứa hơn 20% lignin.
• Cao su có thành phần chủ yếu là polyisopren – 1 dạng polyme của isopren.
• Hàm lượng Cellulose là thành phần chủ yếu chiếm 38.2% khối lượng khô
của gỗ cao su.

- Ưu điểm:
• Giá thành rẻ phù hợp với kinh tế nhiều gia đình.
• Có độ bền cao, dẻo dai có thể uốn cong, thẳng mà không bị gãy nứt. Có khả năng
chống mối mọt đã qua xử lý 6 giai đoạn hiện đại.
• Là gỗ trồng tự nhiên, không phá hủy môi trường, là nguồn cung ổn định.

2
• Sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thân thiện với môi trường, có thể chống lại sự ảnh
hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy,…
• Phù hợp làm nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, ốp sàn, tường nhà,…
- Nhược điểm:
• Là dòng gỗ giá rẻ nên không thích hợp sử dụng làm nội thất sang trọng.
• Là nhiều phôi gỗ ghép lại thành ván ghép nên ít đồng bộ về màu sắc tuy nhiên
không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
• Tính chất gỗ nhẹ, không được cứng chắc như những loại gỗ quý hiếm. Vân gỗ sở
hữu màu vàng sáng tự nhiên không phù hợp với thiết kế cổ điển, truyền thống.
- Ứng dụng gỗ cao su trong thực tế:

Gỗ cao su phù hợp với các sản phẩm không yêu cầu độ bền quá cao. Với tuổi thọ trung
bình từ 3-5 năm, gỗ cao su ngày nay đáp ứng được rất niều các yêu cầu cho đồ nội thất
với giá thành rất khá thấp. Do đặc tính ít co dãn gỗ cao su trở thành vật liệu xây dựng
ổn định để sản xuất bàn ghế ăn, kệ gỗ, tủ quần áo, kệ sách, bàn học, bàn ghế cafe trong
nhà, giường ngủ, bàn trang điểm,...

• Dưới đây là một số hình ảnh ứng dụng của gỗ cao su trong đời sống:

Bộ bàn ghế ăn gỗ cao su hiện đại với màu vàng tươi sáng.

3
Bàn làm việc gỗ cao su cũng được nhiều gia đình sử dụng ở nhà.

4
Bàn học gỗ cao su chất lượng với giá thành phải chăng.

5
Giường ngủ gỗ cao su thân thiện với môi trường an toàn cho sức khỏe người
dùng.

6
Sàn gỗ cao su ghép thanh phủ bóng.

Tủ quần áo gỗ cao su có độ bền cao, có khả nănng chống mối mọt.

2. THÔNG TRẮNG LÁ KIM


7
- Tên khoa học: Pinus sylvestris
- Tên thương mại: Pine
- Họ: Thông – Pinaceae
- Gỗ thông thuộc nhóm IV
- Đặc điểm:
• Màu sắc: Tâm gỗ có màu nâu đỏ nhạt, dát gỗ có màu vàng nhẹ tới trắng.
• Mặt cắt ngang (Endgrain): Nhiều rãnh nhựa trung bình và được phân bổ đều.
Vân gỗ cũ và mới khác biệt rõ rệt, độ tương phản màu sắc vừa phải.
• Kháng sâu: Độ kháng sâu trung bình.
• Đặc tính: Gỗ thông trắng (white pine) là loại gỗ khá dễ chế biến, có thể dùng
dụng cụ tay và máy để xử lý gỗ.
• Mùi: Mùi nhựa cây nhẹ trong khi chế biến.
• Gỗ thông có tâm gỗ màu nâu đỏ nhạt, dát gỗ màu trắng hơi ngả vàng được ứng
dụng rất nhiều lĩnh vực.
• Gỗ có trọng lượng nhẹ và ít bị mối mọt. Khi còn là gỗ nguyên liệu thì gỗ này
rất mềm và có nhựa thông. Gỗ ít bị mối mọt, bởi loại gỗ này có nhựa đây được
xem như một chất bảo quản tự nhiên của cây gỗ này.Đây là một loại nguyên
liệu có khả năng chịu máy tốt, khi sản xuất thì có độ bám ốc, bám đinh và
bám keo rất tốt. Loại gỗ này có thể dễ dàng nhuộm màu và đánh bóng, cũng
rất dễ được làm khô. Loại gỗ này rất ít bị biến dạng khi sấy, đặc biệt vân gỗ
thông trở nên rất bóng và đẹp khi phủ vecni.
- Tính chất:
• Khối lượng trung bình: 550 kg/1m3.
• Trọng lượng riêng: (Độ ẩm 12%): Từ 0,39 – 0,55
• Độ cứng: 2,420 N
• Độ giòn: 83,3 MPa
• Suất đàn hồi: 10,08 GPa
• Sức chịu nén: 41,5 MPa
• Độ co rút (Shrinkage): Độ co rút xuyên tâm (Radial) là 5,2%, độ co rút tiếp
tuyến (Tangential) là 8,3%, độ co rút thể tích
• (Volumetric) là 13,6%. Tỉ lệ T/R là 1,6
- Thành phần hóa học :
• Trong gỗ thông trăng lá kim thành phần hemicellulose chiếm khoảng 15-
20%.
• Thành phần lignin chiếm khoảng 23-34%.
• Thành phần cellulose chiếm 43-52%.
- Ứng dụng:
• Được đánh giá cao hơn và phổ biến hơn khi làm đồ nội thất. Gỗ thông trắng
có nhiều mắt, mỗi mắt tạo nên một vẻ đẹp riêng. Bên cạnh đó, vân gỗ thông
trắng rất đẹp và mềm mại nên được dùng nhiều để làm bàn ăn gỗ thông, cánh
tủ, hoặc cửa gỗ (những nơi có thể phô diễn được hệ vân phong phú của gỗ
thông trắng). Do có nhiều ưu điểm về chất lượng và giá gỗ thông không quá
8
cao. Bên cạnh đó loại gỗ này có các mắt thông và hệ vân đặc trưng. Vì thế
được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:
• Gỗ thông nhập khẩu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến khi thiết kế chung
cư, biệt thự, villa, nhà phố, trung tâm mua sắm, phòng trưng bày nghệ thuật,
các hạng mục thi công showroom, cửa hàng thời trang, giày dép, tủ kệ bán
hàng, quán ăn, quán cafe, trà sữa, nhà hàng, khách sạn...
• Ngoài ra gỗ thông còn được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất spa, văn
phòng...
• Gỗ thông còn được dùng để đóng bàn ghế, tủ, giường, sàn gỗ phòng khách,
phòng bếp, trang trí ốp tường, làm hệ thống trần gỗ thông tự nhiên sang trọng,
làm vách ngăn phòng, tủ rượu rất đẹp. Và loại gỗ này cũng được ứng dụng
cho các hạng mục ngoài trời và làm bảng hiệu quảng cáo cho tính chịu nước
khá cao.

Nội thất phòng ngủ làm từ gỗ thông.

9
Nội thất phòng ăn làm từ gỗ thông.

10
Ván ốp tường ngoài trời làm từ gỗ thông.

3. KEO LÁ TRÀM
- Tên khoa học: Acacia auriculiformis.
- Họ (familia): Fabaceae.
- Bộ (ordo): Fabales.
- Gỗ keo lá tràm thuộc nhóm VI (Việt Nam).
- Đặc điểm của gỗ keo lá tràm:
• Màu sắc: Màu trầm, màu nâu, màu socola.
• Vân gỗ thẳng, đơn, trải dọc.
• Chất gỗ nhẹ, độ ổn định cao, có độ dẻo và bền cơ học tốt.
• Dễ uốn cong, dễ chế biến.
• Khả năng kháng mối mọt, sâu bọ kém, cần xử lý kỹ lưỡng.
• Là thực vật quen sống ở nơi có khí hậu nóng, với khả năng chịu hạn tốt tuy nhiên
chịu rét lại kém.
• Là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30m2. Loài cây này phân cành thấp,
tán rộng.
- Tính chất:
• Khối lượng thể tích: ở độ ẩm 12%: (597 kg/m3).
• Hệ số co rút thể tích trung bình: (0,41)
• Giới hạn bền khi uốn tĩnh yếu: (1009 kg/cm2).
• Sức chống tách trung bình: (11 kg/cm).
• Giới hạn bền khi nén dọc thớ ở mức trung bình: (462 kg/cm2 ).
• Hệ số uốn va đập cao: (1.2).
• Độ dày cơ bản là: 15mm và 18 mm.
- Phân loại:
Gỗ keo lá tràm được chia thành 2 loại:
• Keo tai tượng (Acacia mangium)
• Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
- Thành phần hóa học
• Thành phần chính của lá tràm là tinh dầu khoảng 2,25 – 2,5%.
• Hàm lượng cellulose 44,84- 48,56%, trung bình 47,156%.
• ligin chiếm chiếm khoảng 50-65%
• Keo lá tràm có thể chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với thời tiết khô hạn.

11
• Đây là vật liệu rất được ưa chuộng nhờ giá thành phải chăng. Bạn có thể bắt gặp
nó được sử dụng trong hầu hết các công trình.
• Bề mặt được xử lý nên có độ bền màu tốt.

• Mẫu mã đa dạng phong phú.


• Có khả năng chịu va đập và chống xước,…
• Độ bền cao, có khả năng chịu được các tác động bên ngoài, với nhiệt độ, môi
trường ở Việt Nam.
• Gỗ của Keo lá tràm ngoài là nguyên liệu giấy ra thì cũng rất được ưu chuộng
trong công nghiệp sản xuất đồ nội thất.
12
• Độ dẻo dai, cứng cáp phù hợp làm nội thất.
• Giá thành rẻ, phù hợp với phần đông thị hiếu.
- Nhược điểm:
• Gỗ tràm trong tự nhiên dễ bị mối mọt xâm hại;
• Màu sắc cũng như vân gỗ không nổi bật.
• Chịu lực kém hơn so với các loại gỗ khác.
- Ứng dụng:

• Nhờ vào sự phát triển của xã hội, nhu cầu về gỗ tự nhiên tăng cao. Gần đây, có
rất nhiều hộ gia đình đã cải thiện được đời sống kinh tế nhờ vào việc trồng cây
keo lá tràm này. Gỗ từ cây keo lá tràm cũng dần trở thành nguồn cung cấp gỗ
quan trọng cho các nhà máy chế biến gỗ.
• Không chỉ dùng để chế biến đồ nội thất sang trọng như: bàn ghế, tủ quần áo, tủ
bếp… Keo lá tràm còn được chế biến thành các sản phẩm đơn giản như các đồ
dùng trong nhà hàng, khách sạn. Khi sử dụng gỗ trong sinh hoạt hàng ngày đều
mang lại cảm giác giản dị nhưng cũng sang trọng.
• Ngoài ra, việc sử dụng gỗ tràm trong nội thất giúp mang lại sự đa dạng hóa cho
ngành nội thất.
• Loại keo này được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa do nó có mùi
thơm rất mạnh.
• Cây keo ngày càng được trồng với quy mô lớn, nhằm nhanh chóng phủ xanh đồi
núi trọc keo được trồng thành rừng, hai bên đường quốc lộ, được trồng trong các
công viên, để ngăn bụi cho các ngôi nhà, keo được trồng để tạo bóng mát trong
các sân trường, để lấy gỗ, để chống sói mòn,….

13
Sàn gỗ Tràm sau khi hoàn thiện thì cũng rất sang và đẹp.

4. Gỗ bạch đàn trắng.

- Tên khoa học: Eucalyptus Camaldulensis.


- Họ : Sim
- Gỗ bạch đàn trắng thuộc nhóm VI.
- Phân bố:

• Cây bạch đàn trắng phân bố rộng rãi ở Úc nhưng chỉ xuất hiện ở vùng
đồng bằng sông cửu long nước ta.

- Đặc điểm:

• Là cây lá rộng có khả năng sinh trưởng nhanh .Cây thường xanh, thân
thẳng, có thể cao khoảng 20 – 30 mét.
• Thân gỗ thẳng, vỏ có màu xám nâu, bong tróc từng mảng
• Vỏ thân cây màu xám nâu, có thể bong thành từng mảnh không đều nhau.
Lá cây mọc so le, hình mác, thuôn, có dáng cong hình lưỡi liềm, đầu lá hơi
nhọn,chiều dài khoảng 20 cm.
• Mặt trên lá màu sẫm bóng, mặt dưới nhẵn màu nhạt, mép lá nguyên.
• Hoa mọc thành cụm ở các kẽ lá, chiều hoa khoảng 1.5 cm, có màu trắng,
nhiều nhị.

- Thành phần hóa học :

• Hàm lượng tro trong gỗ bạch đàn trắng chiếm khoảng 0,26%, hàm lượng
các chất chiếc suất trong dung môi hữu cơ khá cao, cụ thể cồn khoảng
10,07%- trong ete 16,05%.
• Hàm lượng chất chiếc suất trong nước nóng và lạnh dao động trong
khoảng 5-8%.
• Đặc biệt là hàm lượng chất tan trong dung dịch NaOH 1%(17,14%).
• Thành phần chính là xenluloza( 41,02%).
• Lignin là 21,16%

- Ưu điểm:

• Trọng lượng nhẹ và chắc chắn.


• Có vân gỗ hình xoắn ốc rất đẹp.
• Rất dễ sinh trưởng nên thân cây phát triển khá nhanh, và có thân gỗ lớn.
• Rễ cây có sức sống mảnh liệt, giúp cây có khả năng chống lại điều kiện
thời tiết khắc nghiệt.
• Đem lại lợi ích kinh tế rất cao nhờ hàm lượng cineo có trong lá, thân cây
gỗ bạch đàn trắng to hơn.

14
- Nhược điểm:

• Khác với các loại gỗ thông thường, khả năng chịu lực của gỗ bạch
đàn khá kém.
• khi bị tác động bởi ngoại lực sẽ gây ra hiện tượng cong vênh thậm chí
là biến dạng.
• Ngoài ra chúng cũng rất dễ bị mối mọt tấn công và không thể gia công
bằng phương pháp hơi nước.

- Công dụng:

• Thân gỗ: Gỗ bạch đàn thường được sử dụng làm các đồ nội thất gia đình
và đồ mỹ nghệ do phần dát gỗ lớn và có sắc rất đặc biệt.
• Lá: Trong các bài thuốc nam thường sử dụng lá của cây để làm ra các loại
thuốc trị ho.
• Bạch đàn trắng là dược liệu được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý
về da, hỗ trợ làm săn chắc niêm mạc họng, điều trị viêm họng và hỗ trợ
cải thiện hệ thống tiêu hóa.

15
Bài thuố c sử
dụng Bạch đàn trắng

• Bộ
bàn ghế gỗ bạch đàn

16
Nhà gỗ bạch đàn

17

You might also like