You are on page 1of 23

KẾT CẤU GỖ

LỜI MỞ ĐẦU

Kết cấu gỗ là loại kết cấu dùng cho các công trình xây dựng hay bộ phận của công trình chịu tải trọng và làm
bằng vật liệu gỗ hay chủ yếu bằng vật liệu gỗ. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng gỗ vào các công trình kiến
trúc với nhiều giải pháp . Tiếp nối thành tựu đó, con người ngày càng phát triển kết cấu này cho nhiều công trình
có quy mô lớn và cải tiến chúng cho phù hợp với công năng, thẩm mỹ, bền vững, kinh tế...v.v đáp ứng được nhu
cầu sử dụng của con người hiện đại.

Vật liệu gỗ là vật liệu xây dựng tự nhiên phổ biến khắp nơi, nên kết cấu gỗ được sử dụng rất rộng rãi. Để có
thể sử dụng tốt và hợp lý kết cấu gỗ, cần biết ưu khuyết điểm của nó và phạm vi áp dụng thích hợp. Trong bài này
chúng ta sẽ tìm hiểu về phạm vi ứng dụng của kết cấu gỗ trong nhà thi đấu, học hỏi những kĩ thuật sử dụng gỗ của
các nước tiên tiến trên thế giới, từ đó có nhận định chính xác về hả năng ứng dụng của kết cấu gỗ trong thiết kế
nhà thi đấu ở Việt Nam

MỤC TIÊU

Bài viết giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm tính chất của vật liệu gỗ truyền thống và hiện đại cũng
như cách nó được áp dụng vào kiến trúc xây dựng để tạo nên các hệ kết cấu chịu lực vượt nhịp lớn cho loại hình
nhà thi đấu. Từ đó chứng minh khả năng thực tiễn của loại vật liệu này trong kiến trúc hiện đại, vốn đã và đang
được áp dụng ngày càng nhiều trên thế giới đặc biết là ở khu vực Bắc Mĩ và châu Âu.

Bài viết nhằm tạo ra cái nhìn bao quan rõ nét hơn về gỗ và kết cấu gỗ cho người đọc đặc biệt là đối tượng
thiết kế xây dựng để có thể góp phần giúp thay đổi phong cách xây dựng đa phần là bê tông cốt thép hiện nay ở
Việt Nam ; từ đó người thiết kề có thể tạo ra các công trình có sự đa dạng về vật liệu hơn.

1
MỤC LỤC
1 - KẾT CẤU GỖ ........................................................................................................................................ 1
1.1 ĐẶC TÍNH CỦA KẾT CẤU GỖ TRUYỀN THỐNG ........................................................................................ 1
1.1.1 - Ưu điểm: ...................................................................................................................................................... 1
1.1.2 - Nhược điểm: ................................................................................................................................................. 2
1.1.3 - Cách khắc phục: ........................................................................................................................................... 2
1.2 ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU GỖ CÔNG NGHIỆP QUA CHẾ BIẾN .......................................................................................... 3
1.2.1 Gỗ LVL (Laminated Veneer Lumber) .............................................................................................................. 3
1.2.2 Gỗ Glulam (Glue Laminated Beams) .............................................................................................................. 4
1.2.3 Ưu điểm của LVL và Glulam so với vật liệu gỗ thông thường ......................................................................... 4
1.3 P HẠM VI SỬ DỤNG ............................................................................................................................................... 5
1.4 QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU GỖ ......................................................................... 5
1.4.1 Quá trình phát triển của kết cấu gỗ ................................................................................................................ 5
1.4.2 Tình hình sử dụng và phát triển kết cấu gỗ ở Việt Nam ................................................................................... 6
1.5 TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ SỰ LÀM VIỆC CỦA VẬT LIỆU GỖ: ................................................................. 6
1.5.1 Sự làm việc của gỗ chịu kéo, nén, uốn ............................................................................................................ 6
1.5.2 Sự làm việc của gỗ về ép mặt và trượt: ........................................................................................................... 8
2 - CÁC LIÊN KẾT TRONG KẾT CẤU GỖ ........................................................................................... 9
2.1 MỤC ĐÍCH CỦA LIÊN KẾT ............................................................................................................................. 9
2.2 YÊU CẦU ............................................................................................................................................................ 9
2.3 PHÂN LOẠI ........................................................................................................................................................ 9
2.3.1 Liên kết mộng ................................................................................................................................................. 9
2.3.2 Liên kết chốt ................................................................................................................................................... 9
2.3.3 Liên kết chêm ................................................................................................................................................10
2.3.4 Liên kết dán ...................................................................................................................................................10
3 - CÁC DẠNG CẤU TẠO HỆ CHỊU LỰC CỦA KẾT CẤU GỖ ...................................................... 11
4 - ỨNG DỤNG TIÊU BIỂU KẾT CẤU GỖ VÀO THIẾT KẾ NHÀ THI ĐẤU. .............................. 15
4.1 NHÀ THI ĐẤU BẮN CUNG VÀ BOXING .................................................................................................... 15
4.2 NHÀ THI ĐẤU HARMONIE ........................................................................................................................... 15
4.3 NHÀ THI ĐẤU BÓNG RỔ RÉGIS RACINE ................................................................................................. 16
4.4 NHÀ THI ĐẤU SUNNY ................................................................................................................................... 17
4.5 NHA THI DẤU CAU LẠC BỘ OLGATA ....................................................................................................... 18
4.6 NHÀ THI ĐẤU MÁI VÒM TACOMA (TACOMA DOME) .......................................................................... 19
4.7 SÂN VẬN ĐỘNG ALLIANZ RIVIERA .......................................................................................................... 19
5 - KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 20
PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 21
KẾT CẤU GỖ TRONG NHÀ THI ĐẤU

1 - KẾT CẤU GỖ
1.1 ĐẶC TÍNH CỦA KẾT CẤU GỖ TRUYỀN THỐNG

- Kết cấu gỗ là kết cấu của công trình xây dựng hay một bộ phận công trình
làm bằng vật liệu gỗ hay chủ yếu bằng vật liệu gỗ. Cột nhà, kèo nhà, khung gỗ
của nhà, cầu gỗ,v.v.. đều là kết cấu gỗ.

- Vật liệu làm kết cấu gỗ không phải chỉ là toàn gỗ mà có thể có các vật liệu
khác kết hợp như thép, tre, chất dẻo. dàn hỗn hợp thép - gỗ, trong đó đã lợi
dụng tính chất của thép chịu kéo tốt, chịu nén kém, còn gỗ lại chịu kéo kém,
chịu nén tốt, vì thế bố trí các thanh chịu kéo bằng thép, còn các thanh chịu nén
làm bằng gỗ.

- Tất cả các bộ phận , các cấu kiện bằng gỗ này của một công trình phải
được thiết kế, tính toán để đảm bảo các yêu cầu về sử dụng vỡ chịu lực. Kết
Hình 1 - Kết cấu gỗ của nhà ở truyền thống
cấu gỗ phải thích ứng được với các yêu cầu về sử dụng đề ra cho công trình, phương tây (Alaska)
phải có đủ độ bền, độ cứng vỡ tiết kiệm vật liệu. Ngoài ra còn phải xét đến các
yêu cầu khác: tiết kiệm công chế tạo, dễ dựng lắp, dễ sửa chữa, đẹp.

- Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, từ các nước ôn đới đến các nước nhiệt
đới gỗ là vật liệu xây dựng tự nhiên, phổ biến khắp mọi nơi nên kết cấu gỗ là
một loại kết cấu mang tính truyền thống, lịch sử, được dùng rộng rãi, lâu đời.

- Ưu khuyết điểm của kết cấu gỗ nằm trong ưu khuyết điểm của vật liệu gỗ.
Gỗ thiên nhiên dùng làm vật liệu xây dựng có những ưu điểm sau

1.1.1 - ƯU điểm:
Hình 2 - Kết cấu gỗ của nhà ở truyền thống
- Gỗ là vật liệu nhẹ và khoẻ, có tính chất cơ học khá cao so với khối lượng phương Đông (Nhật Bản)
riêng nhỏ của nó. Để so sánh tính chất nhẹ khoẻ người ta dùng hệ số c = g/R
(trọng lượng riêng chia cho cường độ tính toán). Với thép c = 3,7.10-4 (1/m),với
bê tông c = 24.10-4 (1/m), với gỗ xoan c = 4,3.10-4 (1/m) . Ta thấy gỗ khoẻ xấp
xỉ thép và tốt gấp 6 lần bê tông.

- Bảng cường độ so sánh gỗ với một số vật liệu khác:①

Nén (kg/cm2) Kéo (kg/cm2)


Thép BCT3 2150 2150
Bê tông (#200) 90 7.5
Gỗ (nhóm IV) 150 115
Gạch ( gạch #75, vữa
13
#50)

- Là vật liệu phổ biến mang tính chất địa phương, gỗ có mặt ở khắp nơi từ
đồng bằng đến miền núi, có thể khai thác tại chỗ, ngay trong các vừờn nhà
(xoan, mít, bạch đàn, xà cừ, phi lao,). Trong khi đó thép cần phải luyện, cán; bê
tông cần phải có cát, đá, sỏi


Tra cứu thêm phần tham khảo trang 24

1
- Gỗ dễ chế tạo: dễ xẻ, cưa, bào, đục, khoan, đóng đinh, đánh bóng bằng
những dụng cụ thủ công đơn giản và cũng thích hợp với gia công cơ giới.
Trong khi đó, với vật liệu thép thừờng phải chế tạo trong nhà máy, sử dụng các
thiết bị chuyên dụng, phức tạp, cồng kềnh. Còn với bê tông cốt thép phải lắp
dựng cốppha, trộn, đổ, đầm,… theo đúng các yêu cầu kĩ thuật chặt chẽ.

- Hình thức đẹp, sang trọng.

1.1.2 - Nhược điểm :

- Nói chung gỗ là vật liệu không bền, dễ bị hư hỏng do mục, mối, mọt. Do
cấu trúc của gỗ gồm các tế bào, các chất prôtêin rất thích hợp cho thức ăn của
vi trùng, mối, mọt. Lỡ loại vật liệu dễ cháy, tuổi thọ không cao.

- Gỗ là vật liệu không đồng nhất, không đẳng hướng do cấu trúc tự nhiên
của tế bào gỗ. Gỗ không phù hợp với các giả thuyết tính toán ( coi vật liệu là
Hình 3 - Kết cấu gỗ bị hư hại do mối mọt
đồng nhất, đẳng hứớng ) do đó để tính toán người ta sử dụng nhiều hệ số an
toàn dẫn đến tính toán không chính xác. Do cấu tạo của gỗ gồm những thớ xếp
theo phương dọc, gồm nhiều thành phần khác nhau từ trong ra ngoài, từ trên
xuống dứới , do đó vật liệu gỗ là rất không đồng nhất và đẳng hướng. Vì vậy,
khi sử dụng các giả thuyết tính toán phải sử dụng các hệ số an toàn cao và phải
lựa chọn gỗ cẩn thận thích hợp với yêu cầu thiết kế.

- Gỗ thừờng có nhiều khuyết tật làm giảm khả năng chịu lực vỡ lỡm cho
việc chế tạo khó khăn: mắt gỗ, khe nứt, thớ vẹo, lỗ mục, thân dẹt, thót ngọn,...
Mà thường yêu cầu tiết diện là đều do vậy muốn sử dụng phải loại bỏ rất nhiều
phần gỗ có khuyết tật dẫn đến lãng phí gỗ.

- Gỗ là loại vật liệu ngậm nứớc; do vậy, khi thời tiết thay đổi dễ bị dãn nở
hay co ngót không đều dẫn đến nứt nẻ, cong vênh, ảnh hưởng đến hình dáng,
bề mặt và độ chặt của liên kết, khi lắp ráp sẽ không khít.
Để đề phòng các khuyết điểm trên, ngừời ta thừờng dùng các biện pháp xử
lý để cho gỗ không bị mục, mọt, không dùng gỗ tươi, gỗ ẩm quá mức độ quy
định, sấy khô gỗ trứớc khi sử dụng. Đồng thời phải tăng mức độ an toàn của
kết cấu bằng cách lựa chọn vật liệu sử dụng đúng chỗ, dùng phương pháp tính Hình 4- Khuyết tật tự nhiên là các mắt gỗ
toán sát với thực tế lỡm việc của kết cấu.

- Tất cả các khuyết điểm trên là của gỗ thiên nhiên chưa qua chế biến.

1.1.3 - Cách khắc phục:

- Để hạn chế nhược điểm của gỗ tự nhiên, khi sử dụng cần xử lý để gỗ


khỏi bị mục. Phải sấy, hong khô gỗ trước khi sử dụng, không dùng gỗ tươi, gỗ
quá độ ẩm qui định; chọn giải pháp sử dụng vật liệu đúng chỗ; tính toán gần
với thực tế làm việc của kết cấu. Hiện nay, các phương pháp chế biến gỗ hiện
đại đã cải thiện tính chất của vật liệu gỗ.Loại gỗ dán gồm nhiều lớp gỗ mỏng②
dán lại với nhau, đã qua xử lý hoá chất là loại vật liệu quý: Nhẹ, khoẻ (chịu lực
tốt) bền, đẹp (không bị mục, mối, mọt, khả năng chịu lửa cao); sản xuất công
Hình 5 - Plywood – là hình thức gỗ đã qua xử lý thông
nghiệp hoá (dễ chế tạo, vận chuyển, thi công). dụng trong xây dựng


Còn có tên gọi là Plywood, Venneer Wood …

2
1.2 ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU GỖ CÔNG NGHIỆP QUA CHẾ BIẾN

LVL (Laminated Veneer Lumber) và Glulam (Glue Laminated Beam). Là


hai loại vật liệu gỗ chế biến phát triển từ plywood, hiện nay Mĩ và châu Âu là
hai điểm sản xuất chính loại vật liệu này. LVL và Glulam khắc phục được các
hạn chế về nhân tố tự nhiên như thớ chéo, mắt gỗ, độ ẩm tự nhiên, độ bền …
của vật liệu gỗ truyền thống đồng thời kế thừa và phát triển ưu điểm từ loại gỗ
ván plywood giúp tạo nên hệ khung kết cấu vững chắc cho không gian nhịp lớn.

1.2.1 Gỗ LVL (Laminated Veneer Lumber) ③

- Giới thiệu: là một loại vật liệu composite công trình có chất lượng cao
Hình 6- Cấu tạo dầm gỗ từ gỗ LVL và Glulam
được tạo thành từ các tấm ván bóc kết dính đồng thời với nhau bằng keo dán.
LVL được sử dụng cho các bộ phận tòa nhà bao gồm : xà, cột và rầm. LVL còn
có thể sử dụng cho gờ nổi trong rầm chữ I cùng với mạng ván gỗ dán. LVL có
thể được cung cấp cho bất kỳ độ dài nào, đặc biệt thích hợp cho các nhịp dài
trước đây thường dùng sắt và bê tông, ở nhiều nước đã tiến hành kiểm tra và
chứng nhận chất lượng cho LVL chẳng hạn Finish Kerto LVL (Phần Lan) đã
được chứng nhận tại một số nước Âu Châu và Bắc Mỹ.LVL là một loại vật liệu
rất bền chắc, LVL đã khắc phục các khuyết tật gỗ tự nhiên do mắt, thớ gỡ…
gây ra và làm giảm ứng lực gỗ, mắt không được loại khỏi LVL nhưng do gỗ đã
được lạng mỏng và trải ra thành nhiều lớp nên ứng lực của LVL không bị suy
giảm.

- Phân loại: Có 3 loại chính : LVL 8, LVL 11, LVL 13 ④


Hình 7 - Dầm gỗ LVL

- Đặc tính chịu lực:

Đặc tính Đơn vị LVL 13 LVL 11 LVL 8


Module đàn hồi GPa 13.2 11 8
Module cắt Mpa 660 550 400
Chịu uốn Mpa 48 38 35

- Chế tạo: LVL được sản xuất bằng cách dán keo các tấm gỗ bóc. LVL có
thể gồm từ 12-16 lớp gỗ bóc. Người ta thường dùng keo PF (Phenole
Formaldehyde) có hoạt tính cao và chống ẩm tốt để sản xuất LVL, nhưng
người ta cũng dùng cả keo MUF (Melamine Urea Formaldehyde). Quá trình
sản xuất LVL tương tự quá trình sản xuất ván gỗ dán, nhưng điều khác biệt
lớn nhất là trong LVL thớ gỗ các tấm ván bóc đều hướng theo chiều dài,
ngược lại trong ván gỗ dán các tấm ván bóc liền kề có thớ vuông góc với nhau.
Ván bóc có chiều dày 2,5-4mm được sấy trước khi tráng keo và được ép sơ bộ
trước khi ép nhiệt. LVL được sản xuất theo khổ rộng tiếp đó được cắt theo Hình 8 - Công trình Metropol Parasol sử
kích thước yêu cầu. Chiều dày phổ biến của LVL là 24, 30, 32, 38, 40 và dụng gỗ LVL làm vật liệu chủ yếu
45mm, đôi khi tới 105 và 150 mm.


tạm dịch là gỗ xẻ được dán nhiều lớp

phân loại dựa trên việc sử dụng các loại ván gỗ có độ dài và dày khác nhau theo tiêu chuẩn Mĩ

3
1.2.2 Gỗ Glulam (Glue Laminated Beams)⑤

- Giới thiệu:Các tấm gỗ đã sấy (ít nhất là ba tấm) được dán mặt với nhau
bằng keo và ép lại thành Glulam dạng thẳng hay cong, để tăng chiều dài của gỗ
có thể tiến hành ghép kiểu nối ngón. Ưu điểm của glulam là có ứng suất chịu
uốn cao hơn 80% so gỗ tự nhiên nên glulam có thể sử dụng để làm cầu.

- Đặc tính chịu lực:

Giá trị của gỗ


Đặc tính Đơn vị
GL17c
Module đàn hồi GPa 16.7
Module cắt MPa 1110
Hình 9- Dầm gỗ Glulam
Chịu uốn MPa 42

- Chế tạo: Glulam được sản xuất từ gỗ, sấy khô với độ ẩm cân bằng ở mức
xấp xỉ 12%. Đây là loại vật liệu rất phù hợp với các nước ở châu Á vì là sản
phẩm nhẹ, ổn định, không bị ăn mòn và thân thiện với môi trường. Nó đặc
biệt phù hợp với môi trường biển khắc nghiệt ở khu vực này

1.2.3 Ưu điểm của LVL và Glulam so với vật liệu gỗ thông thường:

- Chịu va đập cao: là một loại vật liệu dựa trên gỗ, ván ép có khả năng
thích ứng với tình trạng quá tải ngắn hạn thường xuyên; lên đến hai lần tải
trọng thiết kế. Điều này là hữu ích, nơi hoạt động địa chấn và gió xoáy có thể
xảy ra. Đặc tính này cũng có hiệu quả khi được sử dụng như sàn xây dựng, như
ván khuôn bê tông. Cấu trúc lớp gỗ dán phân phối tải trọng từ tác động trên
một diện tích lớn hơn trên mặt đối diện, mà hiệu quả là làm giảm ứng suất kéo.
- Sức mạnh cao để cân đối trọng lượng: với cường độ cao và độ cứng để
cân đối trọng lượng, ván ép là rất hiệu quả để sử dụng trong các ứng dụng cấu
trúc như ván sàn, tường trợ lực, cốp pha, tấm màng.
- Tấm trợ lực: việc chịu lực là gần gấp đôi so với gỗ vững chắc do cấu
trúc lớp chéo của nó. Điều này làm cho gỗ dán là một loại vật liệu có hiệu quả
cao để sử dụng trong mối nối cho khung cần trục, mạng dầm chế tạo và như Hình 10 - Công trình nhà thi đấu Richmond
tấm giằng. sử dụng hệ kết cấu vòm gỗ Glulam
- Kháng hóa chất: gỗ dán không ăn mòn và có thể được sử dụng trong các
phương trình hóa học và tháp làm mát như là một vật liệu bền chi phí-hiệu quả
khi điều trị bảo quản
- Khẩu độ lớn: Khả năng sản xuất Glulam nhẹ với kích thước dài và lớn
làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng để đáp ứng những cấu trúc đặc biệt mở
rộng. Những nhịp cuốn vòng đã được chứng minh tính kinh tế trong việc áp
dụng vào các công trình như nhà thi đấu thể thao, nhà chứa máy bay, bể bơi..
- Tăng khả năng chịu lực thông qua quá trình ép - gỗ ép có khả năng
chịu lực tốt hơn gỗ xẻ nguyên khối vì nó có ít khuyết tật tự nhiên và phân phối
rộng hơn. Nó cũng tương đương với thép nhưng nhẹ hơn rất nhiều
- Mức độ ổn định cao - gỗ ép được sản xuất từ các thanh gỗ già, vì thế nó
ít bị tác động bởi sự thay đổi về độ ẩm. Tuy nhiên, cần phải được bảo trì khi
chúng được sử dụng trong các công trình có sự thay đổi nhiều về độ ẩm , vd
như bể bơi trong nhà. Sự giãn nở hay co rút có thể phá hủy cấu trúc dằm .


tạm dịch là ván ghép gỗ chịu lực

4
- Độ tin cậy – gỗ dán ép được sản xuất theo yêu cầu chất lượng nghiêm
ngặt từ gỗ cứng-được phân loại theo khả năng kết cấu được biết đến. Có những
chương trình đảm bảo chất lượng gỗ ép hoạt động tại Úc, nhưng không phải tất
cả các nhà sản xuất có thể thuộc về nó
- Chống hóa chất – gỗ ép có thể chịu được hầu hết axit, rỉ sét và các tác
nhân ăn mòn khác. Tiêu biểu sử dụng trong các tình huống ăn mòn ví dụ như
làm chuồng gia súc , chứa phân bón,làm hồ bơi

1.3 PHẠM VI SỬ DỤNG

- Kết cấu gỗ được dùng cho các loại công trình:


+ Các công trình kiến trúc cổ: tạo sự trang nghiêm, trang trọng.
+ Nhà dân dụng: sàn, vì kèo, khung nhà, dầm mái, xà gồ, cầu phông, lito,
cầu thang, kết cấu bao che,..nhà công sở, các loại nhà một tầng, hai tầng, nhà
văn hoá, trụ sở ở nông thôn, thị trấn, thành phố miền rừng núi,.. là rất thích hợp.

+ Nhà sản xuất: nhà sản xuất nông nghiệp và nhà máy: kho thóc gạo,
chuồng trại chăn nuôi, các xưởng chế biến,…
+ Giao thông vận tải: chủ yếu làm cầu trên các đường ôtô, đường sắt. Do
tuổi thọ không cao, nên nó chỉ thích hợp cho các loại cầu nhỏ, hay cầu tạm, cầu
phao,..
+ Thuỷ lợi, cảng: làm cầu tầu, bếncảng, cống nhỏ, đập nhỏ..
+ Dùng trong xây dựng làm dàn giáo, ván khuôn, cầu công tác, tường
chắn,..

1.4 QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU GỖ

1.4.1 Quá trình phát triển của kết cấu gỗ

- Gỗ đã được sử dụng như một vật liệu xây dựng hàng ngàn năm trong
trạng thái tự nhiên của nó. Hôm nay, gỗ thiết kế đang trở nên rất phổ biến ở các
nước công nghiệp.
- Được sử dụng cho mục đích xây dựng khi cắt hoặc ép thành gỗ xẻ và gỗ,
chẳng hạn như bảng, tấm ván và vật liệu tương tự. Nó là một vật liệu xây dựng
thông thường và được sử dụng trong việc xây dựng bất kỳ loại cấu trúc, trong
hầu hết các vùng khí hậu.
- Trong thời hiện đại gỗ mềm được sử dụng như một vật liệu với số lượng
lớn thấp hơn, giá trị thấp, trong khi gỗ cứng thường được sử dụng cho thiết kế
và đồ nội thất.
- Lịch sử, cấu trúc khung gỗ được xây dựng với gỗ sồi ở phía tây châu Âu,
gần đây cây thông đã trở thành gỗ phổ biến nhất cho hầu hết các loại xây dựng
cấu trúc.

5
1.4.2 Tình hình sử dụng và phát triển kết cấu gỗ ở Việt Nam

- Cùng với gạch đá, gỗ là vật liệu xây dựng chủ yếu và lâu đời, đạt được
trình độ cao về nghệ thuật cũng như kỹ thuật ( Một số công trình còn lưu lại
như: Chùa Một Cột (HàNội - 1049) và một số công tình văn hóa dân dụng
khác…
- Kết cấu gỗ truyền thống của ta có các đặc điểm:
+ Hình thức kết cấu chịu lực là khung không gian. Độ cứng dọc nhà lớn,
vật liệu gỗ chỉ chịu nén và uốn, không chịu kéo (thích hợp với tính năng chịu
lực tốt của gỗ).
+ Dùng sức nặng của nhà chịu lực xô ngang (cột chon khôngsâu)
+ Liênkết: Chủ yếu là liên kết mộng, liên kết chốt, chắc chắn, Chùa Một
Cột (Hà Nội - 1049) dễ tháo lắp.
+ Vật liệu gỗ được bảo vệ tốt như sơn son thếp vàng, ngâm nước, ngâm
bùn, mái đua xa cột để hắt nước mưa.
+ Kích thước: Được thống nhấ thoá ở từng địa phương, được ghi trên
các thước tầm (rui mực) của mỗi nhà.
+ Kiến trúc: Chi tiết trang trí kết hợp khéo léo với bộ phận chịu lực tạo
nên hình thức nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng vẫn chắc chắn vững vàng.

- Đặc điểm sử dụng kết cấu gỗ của ta hiện nay:


+ Gỗ dùng quáí trong các công trình lớn.
+ Chưa sáng tạo phát triển những kết cấu mới.

- Nguyên nhân:
+ Gỗ ở nước ta tuy phong phú nhưng phức tạp, chưa được coi
trọng nghiên cứu.
+ Việc bảo quản, khai thác, sử dụng, tái tạo gỗ chưa hợp lý.
Hướng phát triển:
+ Khai thác và sử dụng gỗ hợp lý hơn. Vật liệu chính ở nông thôn và thị
trấn
+ Công nghiệp hoá sản xuất, chế tạo, xử lý kết cấu gỗ thành nhiều dạng:
gỗ dán (fane), ván sàn...

1.5 TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ SỰ LÀM VIỆC CỦA VẬT LIỆU GỖ:

Tính chất cơ học của gỗ bao gồm các chỉ tiêu về độ bền, độ đàn hồi khi chịu
kéo, nén, uốn, ép mặt vỡ trựợt. Để xác định các chỉ tiêu này ngừời ta chế tạo
các mẫu gỗ nhỏ, không có tật bệnh vỡ đem thí nghiệm trên máy với tốc độ gia
tải nhất định. (hình 11)

1.5.1 Sự làm việc của gỗ chịu kéo, nén, uốn

a/ Sự làm việc của gỗ khi chịu kéo:

- Cường độ chịu kéo dọc thớ của gỗ 800 - 1000 kG/cm2, đường biểu diễn
quan hệ ứng suất - biến dạng gần như thẳng, nhất là trong giai đoạn đầu, có thể
coi như ứng suất tỉ lệ với biến dạng. Mẫu gỗ bị phá hoại đột ngột khi bị biến Hình 11 : a- Kéo dọc thớ; b- Uốn; c- Ép dọc
dạng nhỏ ɛ khoảng 0,8%. Như vậy, khi chịu kéo gỗ làm việc như vật liệu giòn. thớ; d- Trượt dọc thớ; e- ép ngang thớ
Tuy cường độ chịu kéo của gỗ khi thí nghiệm khá cao nhưng không sử dụng trị

6
số này vì nó rất tản mạn, không ổn định và có rất nhiều những nhân tố làm
giảm thấp cường độ kéo của gỗ.

- Các bệnh tật như mắt gỗ thớ chéo làm giảm khả năng chịu kéo của gỗ đi
rất nhiều. Cả kích thước thanh gỗ cũng làm ảnh hưởng đến cường độ chịu kéo
của gỗ.

- Do tất cả các ảnh hưởng trên ta thấy gỗ không phải lỡ vật liệu chịu kéo
tốt. Để làm thanh kéo, phải lựa chọn thanh gỗ có phẩm chất tốt, ít bệnh tật.
Cường độ chịu kéo ngang thớ của gỗ rất nhỏ, bằng khoảng 1/15 - 1/20 cường
độ chịu kéo dọc thớ. Do đó, trong kết cấu gỗ không bao giờ cho gỗ chịu kéo
ngang thớ.

b/ Sự làm việc của gỗ khi chịu nén:

- Cường độ chịu nén dọc thớ Rn = 300 ÷ 450 kG/cm2, có thể đạt tới 700
kG/cm2. Biểu đồ nén có dạng đường cong rõ rệt, gỗ bị phá hoại ở biến dạng
e = 0,6 ÷ 0,7%.

- Biểu đồ (hình 12)chứng tỏ khi nén gỗ lỡm việc dẻo. Các yếu tố như bệnh
tật, thớ chéo, giảm yếu tiết diện ít có ảnh hưởng đến Rn. Cường độ chịu nén là
chỉ tiêu ổn định nhất trong các chỉ tiêu cường độ, dùng để đánh giá, phân loại
gỗ.
Hình 12- Biểu đồ thể hiện khả năng chịu nén
- Nén là hình thức chịu lực thích hợp nhất với gỗ. của gỗ

c/ Sự làm việc của gỗ khi chịu uốn:

- Ru = 700 ÷ 900 kg/cm2. ảnh hưởng của mắt gỗ, giảm yếu, thớ chéo, kích
thước ở mức trung gian giữa kéo và nén. Khi mômen uốn nhỏ, ứng suất pháp
phân bố dọc chiều cao tiết diện theo quy luật gần như đường thẳng, trị số ứng
suất thớ biên có thể tính bằng công thức s =W/M.

- Tăng tải trọng lên, ứng suất nén phân bố theo đường cong và tăng chậm,
trong vùng nén xuất hiện biến dạng dẻo. ứng suất kéo vẫn tiếp tục tăng nhanh
theo quy luật gần như đường thẳng, trục trung hòa lui xuống phía dưới. Mẫu
bắt đầu bị phá hoại khi ở vùng nén ứng suất đạt cường độ nén, các thớ nén bị
gãy làm xuất hiện các đường gấp nếp trên mặt gỗ. Mẫu gỗ bị phá hoại hẳn khi
ứng suất các thớ biên dưới đạt cường độ kéo.

- Do sự phân bố như vậy, việc xác định ứng suất thớ biên bằng công thức
sức bền vật liệu như trên không còn đúng nữa với giai đoạn tiếp sau, trị số
s= W/M chỉ là cường độ quy ước.

- Thí nghiệm thấy rằng Ru của gỗ phụ thuộc hình dạng tiết diện, tỉ số các
cạnh của tiết diện thanh gỗ: thanh gỗ tròn có cường độ lớn hơn thanh gỗ hộp có
cùng mômen chống uốn W; thanh gỗ có chiều cao lớn hơn chiều rộng quá
nhiều cường độ cũng giảm. Do vậy, khi chịu uốn phải có hệ số điều chỉnh mu.
- Môđun đàn hồi của gỗ khi kéo, nén và cả uốn xấp xỉ bằng nhau nên ta
dùng chung một giá trị. Môđun đàn hồi của gỗ Việt Nam thay đổi trong phạm
vi rộng, từ 6.104 đến 2.105 kG/cm2, trong tính toán lấy chung Etb= 105 kG/cm2. Hình 13 : Lực cắt tắc động vào gỗ khi chịu uốn

7
1.5.2 Sự làm việc của gỗ về ép mặt và trượt:

a/ Ép mặt:

- Ép mặt là sự truyền lực từ cấu kiện này sang cấu kiện khác qua mặt tiếp
xúc: σem = N/Fem ⑥.Với gỗ, tuỳ theo phương tác dụng của lực đối với thớ gỗ
chia ra làm 3 loại:ép mặt dọc thớ, ngang thớ và xiên thớ.

- Ép mặt dọc thớ:


+ Ép mặt dọc thớ xảy ra khi truyền lực ép lên đầu mút của thanh gỗ. Rem
dọc thớ không khác nhiều Rn dọc thớ, trong tính toán không phân biệt.

- Ép mặt ngang thớ:


+ Gỗ khi bị ép ngang thớ có biến dạng rất lớn do gỗ có cấu trúc dạng sợi.
Biểu đồ ứng suất - biến dạng (hình 15). Ban đầu các thớ gỗ bị ép vào nhau,
biều đồ có dạng hình parabol cong về phía trên. Sau đó, các thành tế bào gỗ bị
ép lại vỡ bị phá hoại, biến dạng tăng rất nhanh, biểu đồ có độ dốc thoải. Cuối
cùng, sau khi các thành tế bào bị phá hoại vỡ ép sát nhau, gỗ lại có thể chịu
được tải trọng (sự cứng lại). Như vậy, sự làm việc ép mặt ngang thớ không phải Hình 14: a- ép mặt dọc thớ; b- ép mặt ngang thớ;
căn cứ vào ứng suất phá hoại mỡ chủ yếu do biến dạng quá lớn không cho c- ép mặt xiên thớ
phép.Người ta thường lấy cường độ giới hạn lỡ ứng suất tỉ lệ σtl ứng với lúc gỗ
bắt đầu bị biến dạng nhiều.

+ Ép mặt ngang thớ còn phân biệt ép mặt toàn bộ, ép mặt cục bộ (trên
một phần chiều dài hoặc trên một phần diện tích). Ép mặt toàn bộ có Rem nhỏ
nhất, thực chất đó chỉ là nén ngang thớ. ép mặt cục bộ có diện tích càng nhỏ thì
cường độ càng cao.

- Ép mặt xiên thớ:


+ Rem phụ thuộc vào góc α giữa phương của lực và thớ gỗ, α càng nhỏ
thì R càng lớn.

b/ Trượt:

- Tuỳ theo vị trí của lực tác dụng mà chia ra làm các loại: cắt đứt thớ, trượt
dọc thớ, trượt ngang thớ và trượt xiên thớ.

- Khả năng cắt đứt thớ rất ít xảy ra vì cường độ lớn, gỗ sẽ bị phá hoại trước
về ép mặt hay uốn. Trong tính toán kết cấu gỗ không gặp trường hợp này.

- Hay gặp nhất lỡ trượt dọc thớ và trượt ngang thớ. Cường độ trượt dọc thớ Hình 15 - Biểu đồ ứng suất - biến dạng của ép mặt
vào khoảng 70 ÷ 100 Kg/cm2, trượt ngang thớ thì khoảng một nửa giá trị đó. ngang thớ gỗ
Cường độ trượt ở đây là cường độ trượt trung bình: ttb = T/Ftrượt. Ứng suất trượt
thực ra phân bố không đều trên mặt trượt, ứng suất trượt cực đại thực tế lớn
hơn nhiều so với ứng suất trung bình.

- Tuỳ theo vị trí của ngoại lực đối với mặt trượt còn phân ra trượt một phía
nếu lực T đặt ở một đầu, trượt trung gian hay trượt kẹp nếu lực T đặt ở hai đầu
của mặt trượt.


Fem : lực ép mặt

8
2 - CÁC LIÊN KẾT TRONG KẾT CẤU GỖ

2.1 MỤC ĐÍCH CỦA LIÊN KẾT

- Do điều kiện thiên nhiên và cưa xẻ mà vật liệu gỗ có kích thước hạn chế
về chiều dài, tiết diện phải sử dụng liên kết để:
+ Tăng chiều dài cấu kiện
+ Mở rộng tiết diện cấu kiện
+ Ghép nối các cấu kiện trở thành 1 kết cấu chịu lực hoàn chỉnh.

2.2 YÊU CẦU

- Đảm bảo khả năng chịu lực


- Yêu cầu thẩm mỹ.

2.3 PHÂN LOẠI


2.3.1 Liên kết mộng

-Truyền lực nén trực tiếp từ thanh này sang thanh khác mà không qua vật
trung gian như tấm đệm , chêm, chốt …Liên kết mộng làm việc chịu ép mặt và
chịu trượt, thường dùng trong mối nối chịu nén

-Bố trí các liên kết hỗ trợ :bulông , vòng đai, đinh đĩa …đặt theo cấu tạo.

-Ưu điểm :
+Liên kết lâu đời nhất, có nhiều loại ,nhiều kiểu
+Không dùng kim loại
+Liên kết lộ rõ, dễ kiểm tra, dễ sửa chữa
+Chế tạo không cần máy móc, phù hợp hiện trường

-Nhược điểm:
+Tiết diện bị giảm yếu nhiều,dễ phá hoại dòn khi trượt
+Thủ công, đòi hỏi thợ khéo tay, chính xác , khó áp dụng cơ giới hóa .

2.3.2 Liên kết chốt

- Chốt là những loại thanh tròn hoặc tấm nhỏ dùng để nối dài các thanh gỗ
hoặc làm tăng tiết diện của các thanh được ghép. Chốt có tác dụng chống lại sự
trượt xảy ra giữa các phân tố.

- Chốt thường có hai loại:


+ Chốt trụ: làm bằng thép tròn hoặc bằng gỗ, tre, chất dẻo (bulông, đinh
vít,…). Chốt trụ có đường kính lớn hơn 12mm. Đinh cũng là một loại chốt trụ.

9
Nếu đường kính lớn hơn 6mm, phải khoan vào gỗ trước khi đóng. Tránh điều
đó, dùng đinh bé hơn 6mm.

+ Chốt bản: làm bằng gỗ

- Ưu điểm:
+ Khả năng chịụ lực của liên kêt tốt vì dai, dẻo, phân tán.
+Chế tạo đơn giản; Bố trí chốt trụ theo kiểu ô vuông, bàn cờ, xiên hàng
dễ kiêm tra.

- Nhược điểm:
Chịụ chân đông kem ( cân phai có bụlông xen ke ).
Dê có biên dang ban đâụ lớn do chê tao không chính xac.

2.3.3 Liên kết chêm

- Chêm là miếng đệm nhỏ đặt vào khe giữa các thanh gỗ để không cho
chúng trượt tương đối với nhau. Liên kết chêm nhằm tăng tiết diện cấu kiện.

- Phân loại chêm: có nhiều kiểu chêm khác nhau nhưng ta chỉ có điều kiện
áp dụng chêm gỗ chữ nhật. Có 4 hình thức chêm gỗ chữ nhật như sau:

+ Chêm dọc: thớ chêm nằm dọc theo thanh gỗ. Chêm dọc chịu lực khoẻ
do trượt dọc thớ nhưng khó đảm bảo tì sát vào cả 2 thanh nên dễ bị phá hoại do
ứng suất cục bộ.

+ Chêm ngang: thớ chêm vuông góc với trục thanh gỗ. Chêm được cấu
tạo từ 2 miếng có cạnh vát chéo từ 2 phía nên có thể ép chặt vào gỗ. Đầu chêm
thò ra ngoài 2 3 cm để sau này đóng chặt thêm. Khả năng chịu lực của chêm
ngang giảm đi nhiều so với chêm dọc có cùng kích thước.

+ Chêm nghiêng: khi thớ chêm tạo với thớ cấu kiện một góc nhỏ nào đó.
Chêm có khả năng chống trượt tốt hơn và làm việc theo 1 phương do chỉ có 1
đầu ép vào thanh gỗ.

+ Chêm cách: là chêm dọc, chêm nghiêng nhưng khi đặt vào rãnh tạo ra
cho 2 cấu kiện liên kết có khe hở. Chêm cách làm tăng độ cứng cho cấu kiện do
diện tích tiết diện được bố trí xa trục trung hoà nhưng lại tốn bulông để chống
xoay.

2.3.4 Liên kết dán

- Liên kết dán là loại liên kết tiên tiến, phù hợp tính chất công nghiệp hóa
xây dựng.

- Liên kết dán được dùng rộng rãi để tạo thành gỗ dán như gỗ dán mỏng
Fane mỗi lớp dày 1mm, foox dán cỡ dày từ 3 – 4 cm. hình thức tiết diện dùng
liên kết dán khá phong phú: chữ I, chữ nhật, hình hộp,…

- Khi chế biến gỗ, ta loại trừ các khuyết điểm, ngâm tẩm gỗ và sắp xếp hợp
lý các lớp ván theo chất lượng tương ứng với yêu cầu chịu lực nên nâng cao
được tính chất, cường độ của gỗ cũng như của cấu iện liên kết dán

10
- Đặc điểm:
+ dạng kết cấu và hình thức tiết diện lớn, phong phú
+ tiết diện không bị giảm yếu, phẳng đẹp
+ tận dụng được gỗ xấu, ngắn
+ công xưởng hóa cao
+ phụ thuộc keo dán, chế tạo phức tạp, giá thành cao

3 - CÁC DẠNG CẤU TẠO HỆ CHỊU LỰC CỦA KẾT CẤU GỖ

Dựa vào đặc tính cơ học chịu nén tốt và kết hợp với các cách liên kết gỗ, kết cấu gỗ được hình thành đa dạng từ
hệ khung phẳng, hệ tổ hợp tam giác, vòm, ...mỗi loại có ưu nhược điểm riêng đáp ứng nhu cầu tạo hình của
từng thể loại kiến trúc nhịp lớn riêng. Sau đây là bảng thống kê các hình thức kết cấu gỗ thường được sử dụng
trên thế giới hiện nay:

Hệ chịu lực Đặc điểm Ưu điểm Nhược


điểm
Khung phẳng - Dầm, sàn, cột - Đơn giản - Khoảng
và tường chịu lực nên không vượt nhịp
kết hợp với nhau đòi hỏi thấp
hình thành các trình độ thi - Hình
khung phẳng trực công cao. thức công
giao . Trong một - Phù hợp trình đơn
khung, tải trọng với các giản
được phân bố công trình
theo phương vừa và nhỏ
ngang ( thông cũng như
qua dầm ) đết cột trình độ
theo phương xây dựng ở
đứng Việt Nam

Hệ tổ Dàn - Gồm một tổ -Có - Không


hợp tam hợp tam giác khoảng phù hợp
giác phân bố tải trọng vượt nhịp với các
đến gối tựa tương đối công trình
thông qua cách lớn có hình
thành phần kết -Tạo được dáng phức
hợp với nhau các hình tạp
bằng liên kết dáng khác

11
khớp theo những nhau của
hình tam giác hệ mái
- Hình tam giác công trình
là đơn vị hình
học căn bản của
giàn
Khung - Là một hệ tổ -Khả năng - Phù hợp
không hợp đơn vị tam chịu lực và với vật
gian giác ba chiều, vượt nhịp liệu thép
vượt hai phương, lớn hơn
có các thành -Có khả
phần chỉ chịu năng tạo ra
kéo hoặc nén. nhiều hình
dạng bao
- Hình thức hình che cho
học của các công trình
khung không
gian rất đa dạng
Tensegrity - Là cấu trúc -Hình dạng - Khó thi
không gian ba thú vị công
chiều được hình
thành từ các dây
cáp và thanh
chống

Vòm trắc - Là một khung -Phù hợp -Khó thi


địa không gian cong với các công
hình cầu phân bố công trình - Chỉ phù
lực đến các gối hình cầu, hợp với
tựa thông qua hệ bán cầu hình cầu
các thanh thẳng - Chịu lực và bán
làm việc trong tốt cầu
trạng thái kéo
nén hoặc kéo
liên kết với nhau
dạng vòm cầu.

Hệ cong Vòm cung - Có hình dạng -Khả năng - Có lực


dạng lật ngược của vượt nhịp đạp ngang
dây cáp một dây cáp treo cao lớn đối
và làm việc chỉ -Tạo được với các
với lực nén dọc đường vòm vượt
trục. cong cho nhịp lớn
công trình nên cần
- Nếu tải trọng - Dễ thi có các

12
phân bố đều theo công khối đỡ
phương khoảng lớn ở
vượt nằm ngang phần
thì hình dạng móng
chịu lực tối ưu là
parabola, nếu tải
trọng phân bố
đều dọc theo
chiều dài cung
của vòm cung thì
hình dạng chịu
lực tối ưu là
catenary
Vỏ Hệ vỏ - Có bề mặt cong - Tạo được -Khó thi
mỏng mỏng và chiều cao tiêt khoảng công đòi
diện rất nhỏ. vượt nhịp hỏi trình
Truyền tải trọng lớn và hình độ cao
đến gối tựa chỉ dáng công - Khó sửa
dưới trạng thái trình đa chữa
kéo, nén và cắt dạng, giữ
( trượt ) được bề
mặt cong
- Phân biệt với
cấu trúc vòm
mái nhờ khả
năng chống lại
lực kéo.

- Do vậy hình
dáng cong của
cấu trúc này có
thể giống vòm
mái nhưng cách
thức làm việc và
đường truyền tải
trọng lại rất khác
biệt
Hệ vỏ lưới - Được khởi - Thể hiện - Thi công
xướng bởi kiến được nhiều phức tạp
trúc sư Vladimir hình dạng
Shukov⑦ khác nhau -Đòi hỏi
hơn là cấu chi tiết
- Là hệ cấu trúc trúc vỏ cấu kiện


Kiến trúc sư người Nga sinh năm 1853, là người đi đầu trong hệ kết cấu vỏ lưới TK XIX

13
sử dụng cấu trúc mỏng chính xác
lưới đan vào thông và kị thuật
nhau phát triển thường cao
từ hệ vỏ mỏng - Kết hợp
với lớp vỏ
- Đa dạng về mỏng tạo
hình thức lưới thành vỏ
cũng như hình bao che
dạng hình học hoàn thiện
cho công
trình
Hệ gấp - Là cấu trúc bề -Mới lạ về -Khó thi
nếp mặt phẳng bị gấp hình khối công
nếp, truyền tải -Mang
trọng đến gối tựa tính lý
chủ yếu dưới thuyết cao
ứng suất kéo,
nén và cắt. Bởi
vì khoảng cách
giữa những nếp
gấp rất nhỏ so
với khoảng vượt,
các lực uốn
trong bản cũng
nhỏ so với lực
kéo và nén.
Hệ hỗn hợp - Kết hợp cấu - lợi dụng - Đòi hỏi
kiện gỗ với các tối đa được trình độ
cấu kiện bằng tính chất thi công
vật liệu khác để của từng và công
tạo ra các hệ kết vật liệu nghệ chế
cấu hỗn hợp như -Khoảng tạo các
kim loại - gỗ, gỗ vượt nhịp cấu kiện
- dây cáp… lớn
- Tạo được
nhiều hình
dạng hình
học cho
công trình

14
4 - ỨNG DỤNG TIÊU BIỂU KẾT CẤU GỖ VÀO
THIẾT KẾ NHÀ THI ĐẤU.

4.1 NHÀ THI ĐẤU BẮN CUNG VÀ BOXING


Địa điểm: Tokyo, Nhật Bản
Kiến trúc sư: Kengo Kuma (FT Architects)
Năm hoàn thành: 2013
Kết cấu gỗ: Dầm chìa (khối boxing), Dàn (khối bắn cung)
Vượt nhịp: 7.2m – 10.8m

- 2 Khu nhà được thiết kế bằng kết cấu gỗ dành cho việc thi đấu bộ môn
bắn cung và boxing ở đại học Tokyo bởi FT Architects Studio.
Hình 7 - Kết cấu gỗ ở khu thi đấu bắn cung
- Dự án bao gồm hai khối nhà, một sảnh bắn cung(hình 16) và một nhà thi
đấu boxing (hình 18), bố trí khoảng vài trăm mét về phía đông của khuôn viên
trường đại học Kogakuin tây Tokyo.

- Mục tiêu của nhóm thiết kế nhằm hướng tới kết cấu từ vật liệu rẻ lầy từ
tài nguyên gỗ ở địa phương để tạo ra một không gian dễ tiếp cận và gợi cảm
hứng thể thao cho các sinh viên. Cả hai cơ sở này đều mang tính chất giải
phóng không gian và kích thước là 7.2m x 10.8m gần tương đương với kích
thước của sảnh thờ của đền thờ truyền thống Nhật Bản. Để đạt được độ vượt
nhịp này mà không cần các hàng cột , chỉ sử dụng kết cấu gỗ, điều này đòi hỏi
ý tưởng thiết kế sáng tạo về giải pháp kết cấu.
Hình 87 - Chi tiết liên kết gỗ của kết cấu nhà thi
- Các kiến trúc sư đi đến ý tưởng về thực hiện hệ kết cấu chịu lực dầm chìa đấu bắn cung(trái) và boxing (phải)
đối với khu nhà của câu lạc bộ boxing và hệ kết cấu dàn đối với khu nhà thi
đấu bắn cung.Liên kết buloong và đai ốc đơn giản (hình 17) được sử dụng cho
cả hai hệ kết cấu nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ để chắc chắn mỗi mắt lưới tạo nên bởi
hệ vuông góc.

- Nhà thiết kế đã bắt đầu dự án với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về các hình
dáng kết cấu sao cho phù hợp với từng loại hình thể thao. Họ gìn giữ giá trị
thuần khiết của kết cấu gỗ truyền thống, sự đơn giản từ phương ngang và dọc,
thứ mà bị xem thường kể từ khi chủ nghĩa kiến trúc hiện đại xuất hiện ở Nhật
Bản. Hệ khung không gian tinh vi bao gồm các thang ngang và các trụ dọc
mảnh cho khu thi đấu bắn cung và một hệ các khung dày, xếp bậc được dành
cho khu thi đấu boxing. Ở đây, gỗ, một vật liệu lâu đời, được phân tích và biến
đổi cho phù hợp với kiến trúc đương đại. Hình 9 - Kết cấu gỗ nhà thi đấu boxing

4.2 NHÀ THI ĐẤU HARMONIE (hình 19)


Địa điểm : Kobe, Nhật Bản
Kiến trúc sư: Takenaka Architects
Diện tích: 800 m2
Năm hoàn thành : 2013
Hệ kết cấu gỗ: Khung phẳng
Vượt nhịp: 20m
- Nhà thi đấu Harmonie của trường trung học phổ thông quốc tế Kobe
được xây dựng dựa trên ý tưởng về một không gian mở sử dụng bê tông và gỗ
Hình 19 - Mặt đứng công trình

15
nhằm phù hợp với lịch sử của khuôn viên trường đồng thời tạo ra mối quan hệ
mới với địa hình tự nhiên. Nhà thi đấu Harmonie là một khối công trình phụ trợ
bao gồm một phòng giáo viên, kho, khu vệ sinh và một phòng thể dục mà có
thể vừa sử dụng làm sân bóng rổ vừa làm khán phòng.

- Về chức năng, khu thể dục thể thao thường có xu hướng trở thành một
không gian kín tách biệt khỏi môi trường xung quanh nó, nhưng trong trường
hợp này, bằng cách sử dụng kết cấu khung gỗ, nhằm làm công trình hòa vào
môi trường tự nhiên sinh động xung quanh càng nhiều càng tốt. (hình 20)

- Phần phía nam hướng về khối công trình cũ có hệ kết cấu khung phẳng
bằng gỗ nhịp dài 20m được hỗ trợ bởi một bức tường bê tông cao 6m và dài Hình 20 - 10 Kết cấu đỡ mái của nhà thi đấu
46m. Bằng việc kết hợp chịu lực xô ngang trên cả hệ kết cấu gỗ và các tường
bê tông ở 3 mặt về công trình, phần phía bắc công trình đặc biệt có hệ mái
được thiết kế truyền lực nén xuống các cột gỗ trên mặt đứng.Vì vậy mà không
cần tường hỗ trợ để đỡ lực ngang của công trình và có điều kiện để tạo ra
không gian mở. (hình 21)

- Phía bắc công trình hướng về sườn núi có hệ sinh thái tự nhiên và tươi tốt.
Vì vậy mà mặt đứng phía bắc công trình được thiết kế mở nhằm tạo ra sự tương
tác với môi trường tự nhiên bên ngoài. Ngay từ ban đầu, thiết kế của kiến trúc
sư đã nổi bật với sự hướng đến môi trường tự nhiên thông qua cấu trúc gỗ cùng
với hệ thống cửa trượt nằm ngang mở ra tầm nhìn về phía ngọn núi sau trường.
Hình 21 - Mặt cắt ngang nhà thi đấu Harmonie

4.3 NHÀ THI ĐẤU BÓNG RỔ RÉGIS RACINE


Địa điểm : Rancy, Pháp
Kiến trúc sư : Atelier d’Architecture Alexandre Dreyssé
Trợ lý thiết kế: Sébastien Muller
Kĩ sư: Betom Ingénierie
Kĩ sư kết cấu gỗ: Tec Bois
Diện tích: 1,581 m2
Năm hoàn thành: 2011
Hệ kết cấu gỗ : Khung phẳng
Vượt nhịp : 22m
Hình 22 - Mặt đứng công trình

- Nhà thi đấu Regis Racine nằm ở quận Drancy đông bắc Paris. Công trình
bao gồm: một sân thể thao trong nhà rộng 22m và dài 44m, một sàn nhảy, một
không gian cho hoạt động sinh hoạt cộng đồng và phòng thay đồ cho các đội
bóng và trọng tài. Khu nhà được thiết kế dành cho học sinh, sinh viên của các
trường học và cao đẳng trong quận Drancy. Sân thể thao được sử dụng cho giải
bóng rổ khu vực.

- Công trình có tổng chiều dài 90m và được chia làm hai bộ phận chính:
Một gian giữa có kết cấu gỗ (sân thể thao), với khung mái hơi cong nhằm giới
hạn lại chiều cao của mặt đứng cho phù hợp với bối cảnh xung quanh công
trình; khu vực này được chiếu sáng bởi một hệ thống kính polycarbonate trên
mái. Một khối nhà hai tầng bên cạnh bao gồm: phòng thay đồ, khu dịch vụ và
sàn nhảy. Hình 113 - Kết cấu sân thi đấu

16
- Gỗ, vật liệu chính, được sử dụng theo ba cách khác nhau nhằm tạo ra một
môi trường đặc biệt cho mỗi không gian:
+ Hệ kết cấu của sân thể thao: được thiết kế theo hệ khung phẳng bằng
gỗ công nghiệp giao nhau theo lưới hình.(hình 23)
+ Hệ kết cấu của sảnh chính: bao gồm các vòm gỗ và các thanh gỗ đóng
trần, lực truyền từ các vòm gỗ xuống thanh đà ngang (hình 25)
+ Hệ kết cấu của sàn nhảy là những tấm bảng gỗ ghép với nhau thành
những hộp chữ nhật. (hình 24)

Hình 134- Kết cấu gỗ Hình 125 - Kết cấu gỗ


ở sàn nhảy ở sảnh chính

4.4 NHÀ THI ĐẤU SUNNY


Địa điểm: Lyon, Pháp
Kiến trúc sư: Tekhne Architects
Kĩ sư kết cấu gỗ: Arborescence
Diện tích: 1747 m2
Năm hoàn thành: 2012
Kết cấu gỗ: Dàn
Vượt nhịp: 25m

- Với yêu cầu thiết kế một nhà thi đấu thể thao dành cho học sinh sinh viên ở
Lyon. Các kiến trúc sư đã đưa ra đề xuất về một công trình hình hộp dài 45m
rộng 25m và cao 10m, với một sân thể thao có kích thước 44m x 22m. Điều Hình 146 - Mặt đứng chính nhà thi đấu Sunny
này dẫn đến một vấn đề về sự nổi bật quá mức của khối công trình so với các
ngôi nhà xung quanh. Vì vậy nhằm để cho nhà thi đấu hòa hợp với địa hình
xung quanh, thay vì làm mái ngói dốc như kiến trúc bản địa, kiến trúc sư đã
thiết kế nhà thi đấu có mái ngói bằng điều này dẫn đến yêu cầu về hệ kết cấu
phù hợp với điều này.

- Thiết kế bên trong tạo cảm giác dễ chịu trong trẻo, ngập ánh sáng tự nhiên
nhờ vào hệ thống các cửa lấy sáng xung quanh khối nhà. Không gian sân thể
thao tạo được ấn tượng mạnh bởi hệ kết cấu gỗ đáng kinh ngạc, được hình
thành bởi các dàn gỗ cánh⑧. Đồng thời các dàn này được gắn thêm các thanh
gỗ trợ lực ha bên nhằm tạo hiệu ứng thẩm mỹ đặc trưng cho hệ kết cấu này.
Phương án này tạo ra thêm các hình thức kiến trúc cho không gian vốn đơn
giản của sân thể thao.

- Mục tiêu đầu tiên khi thiết kế là nhằm tìm cách làm cho công trình ở quy mô
này hòa hợp với bối cảnh xung quanh là các ngôi nhà thấp tầng. Bên cạnh đó Hình 157 - Chi tiết dàn đỡ của nhà thi đấu
đảm bảo chiều cao của công trình là 7m. Hai điều trên được đáp ứng nhờ vào
phương án kết cấu của các kĩ sư nhằm tạo ra một khối công trình không quá
cao nhưng vẫn đảm bảo không gian thông thủy và hoạt động thể thao của công
trình.(hình 28)

17
Hình 168 - Mặt cắt ngang nhà thi đấu Sunny Hình 179 - Bên trong khu vực thi đấu Sunny

4.5 NHA THI DẤU CAU LẠC BỘ OLGATA

Địa điểm: Via Conti, Rome, Ý


Kiến trúc sư: LAD Architects (Francesco Napolitano)
Kĩ sư kết cấu gỗ: Holzbau
Diện tích: 1600m2
Năm hoàn thành: 2010
Kết cấu: vòm cung Hình 30 - Nhà thi đấu câu lạc bộ Olgata
Vượt Nhịp: 32m

- Câu lạc bộ thể thao Olgiata là một khối công trình nằm trong một khu rừng
của một thành phố vườn ở ngoại ô Rome, Ý.Khu vực này bao gồm khối nhà
rộng 7500 m2 và 80000m2 diện tích khuôn viên xung quanh.

- Công trình bao gồm 3 khối nhà có chức năng riêng liên kết với nhau.
Khối ở giữa là trung tâm quản lý và lối vào, nơi mà cầu thang chính được bố trí
và các hành lang hướng về. Qua nó mà mọi người có thể tiếp cận phòng thay
đồ ở tầng dưới và đi đến 2 khu vực thể thao còn lại. Hình 31 - Kết cấu gỗ dạng vòm của nhà thi đấu

- Khu phía nam bao gồm phòng tập thể hình, còn khu phía bắc chưa hồ bơi.
Con đường nối tới hai khu vực này hoàn toàn tách biệt.

- Cả hai khu nhà thể thao đều được xây dựng với kết cấu chịu lực là kết
cấu khung phẳng tạo khoảng vượt nhịp lên đến 32m đối với khu hồ bơi và
gyms (hình 31). Những khung vòm gỗ hình boomerang được làm từ gluglam
(Glued laminated timber - một loại gỗ công nghiệp) được thiết kế và sản xuất
bởi tập đoàn Holzbau của Italy⑨.

Hình 32 - Gối đỡ của hệ kết cấu vòm


Holzbau là 1 trong những tập đoàn xây dựng lớn nhất châu Âu chuyên về sản xuất gỗ xây dựng

18
4.6 NHÀ THI ĐẤU MÁI VÒM TACOMA (TACOMA DOME)
Địa điểm: Thành phố Tacoma, Mĩ
Kiến trúc sư: McGranahan và nhóm Messenger
Sức chứa: 23000
Diện tích: 23 800 m2
Năm hoàn thành: 1983
Kết cấu gỗ: Vòm kết cấu vỏ mỏng
Vượt nhịp: 160m
Hình 33- Phối cảnh của mái vòm Tacoma

- Sau khi thắng giải thưởng thiết kế quốc tế, kiến trúc sư McGranahan và
nhóm Messenger hoàn thành Tacoma Dome vào năm 1983 với chi phí 44
triệu đô la mỹ, được mở của vào ngày 21 tháng 4; khu vực khán giả chứa
được 17100 ghế cho giải bóng rổ NBA, kết cấu hình vòm có đường kính
160m và đỉnh vòm cao 46m, và có thể chứa được tối đa 23000 ghế ngồi, đây
là vòm kết cấu gỗ lớn nhất thế giới.⑩

- Các kiến trúc sư thiết kế Tacoma Dome đã đưa ra đề xuất về một kết
cấu vòm gỗ và thắng được giải thưởng vượt qua hai đối thủ: một nhóm đề
xuất một kết cấu màng khi nén và nhóm còn lại đề xuất một mái vòm bằng bê
tông được trợ lực bằng hệ thống cáp. Giá thành của hệ kết cấu gỗ là 30,2 triệu
đô la, màng khí nén là 35,3 triệu đô la và vòm bê tông là 35,3 triệu. Hình 184 - Bên trong nhà thi đấu

- Kết cấu gỗ là kết cấu vòm vỏ mỏng bao gồm hệ khung sườn tổ hợp tam
giác bằng các thanh gỗ và bên trên nó là một vòm vỏ mỏng.

- Lợi thế của việc sử dụng vật liệu gỗ trong công trình này một điều hiển
nhiên. Gỗ là vật liệu xây dựng lâu đời nhất và là nguồn vật liệu tái tạo tự
nhiên. Giá thành cũng là một lợi thế như đã đề xuất ở trên. Âm thanh trong
Tacoma Dome đạt chuẩn của phòng hòa nhạc và giá trị cách nhiệt đạt tới R-
30. Và cuối cùng là gỗ mang giá trị thẩm mỹ cao hơn đối với người dân địa
phương.

Hình 195 - Hình ảnh công trình được xây dựng


năm 1982

4.7 SÂN VẬN ĐỘNG ALLIANZ RIVIERA


Địa điểm: Thành phố Nice, Pháp
Kiến trúc sư: Wilmotte & Associés
Kĩ sư kết cấu : Vinci
Sức chứa: 35 624 chỗ
Diện tích: 29000 m2
Năm hoàn thành: 2013
Giá thành : 245 triệu Euro
Kết cấu: Dàn không gian hỗn hợp

Hình 206 - Phối cảnh toàn công trình


Về đường kính Tacoma dome nhỏ hơn Superior Dome ở Marquette nhưng cao hơn.

19
- Sân vận động mới của thành phố Nice có sức chứa khoảng 35000 chỗ cho các
trận bóng đà và có sức chứa tối đa lên tới 45 500 chỗ cho mục đích tổ chức các
buổi biểu diễn âm nhạc với việc sử dụng cả diện tích sân thi đấu.

- Trở thành một thắng cảnh mới và tinh tế của thành phố, kết cấu kiến trúc của
sân vận động nổi bật từ cái nhìn đầu tiên bởi thiết kế về lớp vỏ bao che công
trình liền mạch phủ từ dưới chân đến tận đỉnh mái và có một lỗ hỗng ở khu
trung tâm ngay phía trên sân thi đấu. Hình dáng được thiết kế theo hình chuyển
động sóng hài hòa bắt chước theo nhịp quỹ đạo của loài chim mòng biển, lớp Hình 217 - Chi tiết kết hợp vật liệu gỗ và thép
vỏ của sân vận động bao gồm một lớp kết cấu mà ngoài cùng là lớp màng trong dàn không gian
ETFE (Ethylene tetrafluoroethylene) trong suốt cho phép 90% lượng ánh sáng
xuyên qua và nó được đỡ bởi kết cấu kim loại và gỗ bên dưới bao quanh các
móng bê tông.

- Kết cấu khác lạ và hiệu quả từ việc kết hợp kim loại và gỗ trong hệ kết cấu
với lớp màng trong suốt bên ngoài tạo ra mối liên hệ giữa không gian trong và
ngoài nhà, vượt ra khỏi quan niệm thiết kế thông thường về một không gian sân
vận động đóng kín dạng thành lũy thông thường. Hình dạng hình học của lớp
màng trong suốt cùng với hệ kết cấu giàn không gian hỗn hợp gỗ và kim loại
gợi cho chúng ta về hình ảnh của đôi cánh con ve sầu – là biểu tượng của đội
tuyển địa phương. Với diện tích tổng bề mặt khoảng 49 500 m2 , lớp vỏ bao che
của sân vận động và hệ kết cấu hỗn hợp của nó đạt được kỉ lục về kết cấu hỗn
hợp kim loại và gỗ lớn nhất trên thế giới từng được xây dựng. Đồng thời hệ kết
cấu này cũng dễ dàng chuyễn động trong trường hợp có hoạt động địa chấn hay
xảy ra tại khu vực này.

Hình 38 - Mặt cắt qua khán đài của sân vận động

5 - KẾT LUẬN
Kết cấu gỗ trong ngành xây dựng hiện đại đã chứng tỏ được khả năng sử dụng trong công trình nhịp
lớn. với ưu điểm thân thiện môi trường ,có khả năng tạo khoảng vượt nhịp lớn đáp ứng được yêu cầu
thiết kế các công trình thể thao.

“gỗ trong tương lai sẽ là vật liệu được yêu chuộng nhất bởi các tính năng tuyệt vời của nó, đặc biệt nó
là vật liệu thân thiện vói môi trường khi cuộc sống hiện đại ngày nay đang quay trở về với tự nhiên, giải
quyết tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và quan trọng nhất”- Alex de Rijke.

20
PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ PHỤ LỤC

Bảng 1 – Phân nhóm gỗ theo tính chất vật lý

Ứng suất , 105N/m2 (1N/m2 = 10-5 kg/cm2)


Nhóm
Nén dọc Uốn tĩnh Kéo dọc Cắt dọc
I ≥ 630 ≥ 1300 ≥ 1395 ≥ 125
II 525 - 629 1080 – 1299 1165 – 1394 105 – 124
III 440 – 524 900 – 1079 970 – 1164 85 – 104
IV 365 – 439 750 – 899 810 – 969 70 – 84
V 305 – 364 625 – 749 675 – 809 60 - 69
VI ≤ 304 ≤ 624 ≤ 674 ≤ 59

- Tiêu chuẩn này áp dụng để phân loại các loại gỗ dùng để chịu lực, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và
giao thông vận tải

- Đối với loại gỗ chưa có số liệu về ứng suất thì tạm thời dựa trên thể tích để chia nhóm sau đó tính ra trị số
an toàn và áp dụng bảng ứng suất .

2/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Giáo trình kết cấu Thép -Gỗ, Phạm Bá Lộc, NXB Xây dựng (2003)
2- LumberworX Product Cataloge, 2013
3- TCVN 8574:2010 – ISO 8375:2009 : Về kết cấu gỗ
4- Wikipedia.org
5- www.archdaily.com/286338/sunny-gymnasium-tekhne-architectes/Architizer.com
6- www.westernwoodstructures.blogspot.com/2012/08/the-tacoma-dome
7- www.internimagazine.com/interiors-architecture/eco-statium
8- www.dezeen.com/2013/09/26/archery-hall-and-boxing-club-by-ft-architects/
9- www.architizer.com/projects/olgiata-sporting-club/

21

You might also like