You are on page 1of 24

VẬT LIỆU KHU NHÀ XƯỞNG

A. PHƯƠNG ĐỨNG
1. TƯỜNG
Môi trường bên trong chỉ có thể hoạt động hoàn hảo khi được bảo vệ bởi một lớp vỏ xây dựng hoàn
toàn chặt chẽ. Vỏ và mặt tiền của tòa nhà là những thành phần quan trọng để duy trì nhiệt độ không
khí thích hợp bên trong nhà máy đồng thời bảo vệ các hoạt động và thiết bị bên trong khỏi độ ẩm
hoặc điều kiện thời tiết. Các yêu cầu về hiệu quả năng lượng cho các bức tường bên ngoài ngày càng
trở nên nghiêm ngặt hơn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tiêu chuẩn xây dựng trên toàn thế giới.
 KIM LOẠI (nhôm, thép, đồng,…)
Về ưu điểm: Vật liệu có sức chịu lực tốt, độ bền – dẻo – cứng -,…cao.
Về nhược điểm: dễ bị gỉ, ăn mòn khi tiếp xúc với nước muối hay axit. Nhất là tính chất nhiệt của kim
loại không quá tốt nên khi nhiệt độ cao dễ bị biến dạng.
Thông thường, đối với những quốc gia nằm trong khu vực có độ ẩm cao thì sẽ khiến cho quá trình ăn
mòn kim loại trở nên nhanh chóng hơn.
Sự ăn mòn kim loại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các công trình hoặc thiết bị
máy móc công nghệ nhanh xuống cấp hơn, là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ và khả năng hoạt động
của công trình trong nền công nghiệp xây dựng. Chính vì vậy, người ta đã tìm ra rất nhiều các biện
pháp chống mòn kim loại. Chẳng hạn như dùng hợp kim có khả năng chống rỉ, dùng hợp chất chống
ăn mòn, sử dụng sơn chống mòn.
Vì vậy, người ta thường sử dụng những vật liệu kim loại mạ thiếc, mạ kẽm, phủ sơn, chống gỉ.
 VẬT LIỂU TỔ HỢP
Compsite còn gọi là Vật liệu tổng hợp, Vật liệu compozit,hay composite là vật liệu được tổng hợp từ
hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so
với các vật liệu ban đầu. Vật liệu composite bao gồm vật liệu nền và cốt. Vật liệu nền đảm bảo việc
liên kết các cốt lại với nhau, tạo cho vật liệu gồm nhiều thành phần có tính nguyên khối, liên tục, đảm
bảo cho composite độ bền nhiệt, bền hoá và khả năng chịu đựng khi vật liệu có khuyết tật. Vật liệu
nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc các bon (carbon). Vật liệu cốt
đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học cao. Các cốt của composite có thể là
các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thuỷ tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi các bon
– carbon,…

- Ưu điểm của vật liệu composite:

Khối lượng riêng nhỏ, độ bền cơ học cao, độ cứng vững và uốn kéo tốt.
Khả năng chịu đựng thời tiết, chống lão hóa, chống tia UV cao, cách điện và cách nhiệt tốt.
Khả năng kháng hóa chất và kháng ăn mòn cao, không gây tốn kém trong bảo quản, không cần phải
sơn phủ chống ăn mòn.
Gia công và chế tạo đơn giản, dễ tạo hình, tạo màu, thay đổi và sửa chữa, chi phí đầu tư trang thiết bị
sản xuất và chi phí bảo dưỡng thấp.
Tuổi thọ sử dụng cao (thời gian sử dụng dài hơn kim loại, gỗ khoảng 2-3 lần).
- Nhược điểm của vật liệu composite
Khó tái chế, tái sử dụng khi hư hỏng hoặc là phế phẩm trong quá trình sản xuất.
Giá thành nguyên liệu thô tương đối cao, phương pháp gia công tốn thời gian.
Phức tạp trong phân tích cơ, lý, hóa tính của mẫu vật.
Chất lượng vật liệu bị phụ thuộc nhiều vào trình độ của công nhân
 ĐÁ (granite,…)
Ưu Điểm Của Đá
-Độ bền cao, Chịu được sự va đập mạnh.: Là loại vật liệu đá từ tự nhiên nên có độ bền thách thức với
thời gian, đặc biệt ít bị phai màu.
-Chịu được nhiệt độ cao, cụ thể là đá được khò nhám với nhiệt độ rất cao nhưng không bị nứt bể
-Khả năng chống thấm tốt
- Chống cháy: Đá không có tính bắt lửa, không cháy khi ở nhiệt độ cao.
-Không bị ẩm, mốc: Vì không có tính thấm nước nên đá không bị ẩm mốc.

Nhược Điểm Của Đá


- qua trình gia công sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
-Rất dễ bị ăn mòn bởi các hóa chất tẩy rửa có tính axit
- rất nặng vì vậy nên đối với những hạng mục cần viên đá kích thước lớn ở những nơi cao tầng thì rất
khó vận chuyển.
 GỐM SỨ
Vật liệu gốm xây dựng là loại vật liệu đá nhân tạo nung, được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét,
qua quá trình gia công cơ học, gia công nhiệt làm biến đổi cấu trúc và thành phần khoáng, làm xuất
hiện những đặc tính phù hợp với yêu cầu sử dụng trong xây dựng.
- Ưu điểm: - Có độ bền và tuổi thọ cao. - Từ nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có, rẻ tiền. - Công
nghệ sản xuất đơn giản, dễ thi công,giá thành hạ.
-Nhược điểm: - Giòn, dễ vỡ, tương đối nặng. - Khó cơ giới hoá xây dựng. - Thu hẹp diện tích đất nông
nghiệp, ảnh hưởng ko tốt đến môi trường (khai thác đất, đốt nhiên liệu,...).
• BÊ TÔNG (cốt sợi, siêu nhẹ, hiệu suất cao,…)
-ưu điểm
Tiết kiệm: có khả năng sử dụng các loại vật liệu có sẵn để tạo thành như cát, sỏi, đá, xi măng, phụ gia,
nước và cốt thép,... Đây toàn bộ là các vật liệu không khó tìm và có khả năng tiết kiệm cao.

+ Khả năng chịu lực lớn hơn: so với gạch, đá, gỗ,... thì bê tông có khả năng chịu lực nhiều hơn, nó có
thể chịu đựng được các loại tải trọng rung động, kể cả tải trọng động đất.

+ Độ bền lớn: trong quá trình sử dụng bê tông làm công trình bền lâu hơn, ít phải bảo dưỡng so với
các loại vật liệu khác.
nhược điểm
-

+ Chịu lửa tốt: vì bê tông không dẫn nhiệt và không bén lửa
+ Linh động và dễ đáp ứng các công trình

Nhược điểm
+ Cách âm và cách nhiệt kém

+ Thi công phức tạp, chịu tác động của thời tiết

+ Dễ có khe nứt: nếu bị tác động lực quá lớn thì bê tông đúc sẵn dễ bị nứt hoặc vỡ, ảnh hưởng vô
cùng lớn đến mỹ quan và chất lượng của công trình.
2. CỬA

Cửa lùa
Cửa lùa hay còn gọi là cửatrượt, đây là một trong những loại cửa được sử dụng phổ biến tại
các nhà xưởng, đặc biệt là những cửa lớn cho các loại xe nâng, xe tải cấp và lấy hàng.
Cửa trượt có thể làm bằng tôn, bằng panel hoặc làm bằng của thép chống cháy.
Cửa trượt sẽ giúp việc vận hành được dễ dàng và tiết kiệm không gian so với loại cửa mở cánh.
 Xem thêm: xây dựng nhà xưởng tiền chế
 Xem thêm: Gia công kết cấu thép
Cửa cuốn
Cửa cuốn được sử dụng cho các nhà xưởng có nhiều cửa phục vụ nhu cầu lưu  thông xe cộ lớn
và cần đảm bảo độ an toàn cao. Cửa cuốn có chi phí cao hơn loại cửa trượt nhưng nhược điểm
là cửa cuốn thường có kích thước vừa phải với chiều rộng cửa nhỏ hơn 6m.
Cửa cuốn sử dụng vô cùng đơn giản khi dễ dàng di chuyển lên xuống. Tùy thuộc vào nhu cầu
của mỗi nhà xưởng mà có thể sử dụng cửa tay hoặc cửa motor. Việc lắp đặt vô cùng đơn giản
nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng sửa chữa hoặc thay đổi mà không mất nhiều thời gian, chi
phí.
Cửa cuốn được sử dụng khá phổ biến bởi khả năng bền, đẹp và tiện dụng
Bền - khỏe - giá rẻ chính là lựa chọn khi bạn muốn tìm kiếm cửa nhà xưởng. Cửa cuốn với lớp
sơn tĩnh điện sẽ không bị ảnh hưởng của thời gian hay các tác động mạnh từ bên ngoài, đảm
bảo sự an toàn tốt nhất đối với các loại hàng hóa, thiết bị phía trong.
Cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm là cửa phụ phục vụ cho các nhu cầu đi lại ít, nhưng lại không thể thiếu cho các
nhà xưởng công nghiệp. Cửa thoát hiểm sẽ đảm bảo an toàn của toàn bộ nhân viên nếu
không may xảy ra các tình huống bất ngờ. Tùy thuộc vào quy mô nhà xưởng mà cần cần thiết
kế cửa phù hợp nhất.
Nhà xưởng nào cũng cần phải có một cửa thoát hiểm
Cửa nhà xưởng này thường được nằm trong quy định về công tác phòng cháy chữa cháy. Loại
cửa này thường có thiết kế đặc, kính cường lực để bảo vệ con người, cưỡng chế khói để có thẻ
thoát hiểm một cách nhanh chóng nhất.
Có rất nhiều các loại cửa nhà xưởng khác nhau mà bạn có thể tham khảo. Tùy theo yêu cầu
và mức tài chính là bạn sẽ luôn có được một lựa chọn phù hợp nhất. Nhưng dù thế nào bạn
cũng cần chú ý đến cánh cửa thoát hiểm ngay từ khi làm bản thiết kế.
Cửa sổ kính
Cửa sổ nhôm kính nhà xưởng. Cũng như các ngôi nhà dân dụng, nhà xưởng vẫn cần các cửa
sổ nhằm mục đích lấy sáng và lấy không khí tự nhiên bên ngoài. Có thể sử dụng cửa sổ kính
mở hoặc kính đẩy, kính xoay... tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư.
Cửa chớp
Cửa chớp nhà xưởng thường làm bằng tôn làm nhiệm vụ thông gió cho nhà xưởng thoáng

mất và lấy ánh sáng.


Nếu nhà xưởng của bạn có yêu cầu cao về sự thông thoáng thì cửa chớp chính là một trong
những lựa chọn không thể bỏ qua. Với thiết kế cố định, loại cửa nhà xưởng này sẽ đáp ứng
được mọi yêu cầu như chống hắt nước, thoáng mát, an toàn.
Cửa chớp trên thị trường hiện tại có 2 loại phổ biến là cửa chớp tôn và cửa chớp nhôm. Điều
lưu ý khi sử dụng cửa chớp là tính đến hướng gió để tránh trường hợp mưa lớn hắt vào cửa
chớp gây thấm dột từ vị trí cửa chớp này.
B. MỘT SỐ VẬT LIỆU BỀN VỨNG
Màu Elval arypon®

Một lớp phủ bảo vệ ngăn bụi và các hạt ô nhiễm bám trên bề mặt. Bề mặt ưa nước giúp loại
bỏ các hạt bụi bẩn một cách tự nhiên bằng nước mưa hoặc khăn lau mềm. Một tòa nhà
được phủ arypon® thực tế có thể “tự làm sạch” để giảm thiểu nhu cầu dọn dẹp chuyên
nghiệp cũng như sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, bằng cách bảo vệ môi trường và giảm thiểu
các yêu cầu bảo trì. Ngoài ra, là lớp thứ ba, arypon® có thể tăng độ bền của lớp phủ và kéo
dài vòng đời của sản phẩm.

Màu Elval agraphon®

Lớp phủ chống vẽ bậy trong suốt sử dụng công nghệ nano để ngăn sơn dính vào bề mặt của
tòa nhà, do đó có thể dễ dàng loại bỏ sơn. Với agraphon®, người ta có thể tránh các giải
pháp tiêu tốn tài nguyên như phun tia nước, hoặc phải thay thế bề mặt ban đầu và các vấn
đề như bóng mờ và bóng mờ. Các bề mặt được phủ agraphon® không cần sử dụng chất tẩy
độc hại, có khả năng chống chịu thời tiết tốt và dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng, mang đến
một giải pháp thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí. Điều này giảm thiểu sự mài
mòn của lớp phủ và cải thiện vòng đời của sản phẩm.
Lớp phủ phản xạ cao

Một lớp phủ đặc biệt phản xạ tới 84% bức xạ mặt trời từ bề mặt được sử dụng trong các ứng
dụng lợp mái và mặt dựng. Khi nhiệt được phản xạ ra khỏi các tòa nhà, những đóng góp tích
cực cho môi trường, người thuê và tòa nhà sẽ đạt được. Điều kiện môi trường bên trong tốt
hơn, tiêu thụ năng lượng thấp hơn để sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí, cộng với
việc giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Cuối cùng, tuổi thọ của chính mái nhà tăng lên do ít giãn
nở và co lại.

You might also like