You are on page 1of 104

1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
- Kết cấu liên hợp thép bêtông là kết cấu sử dụng thép hình kết hợp với
bêtông để làm kết cấu chịu lực cho công trình;
- Kết cấu liên hợp thép - bêtông có những ưu điểm về mặt chịu lực là:
+ Khả năng chịu lực và độ tin cậy cao: Kết cấu liên hợp thép – bêtông
đã tận dụng được các ưu điểm riêng về đặc trưng cơ lý của cả hai loại vật liệu,
vật liệu thép và vật liệu bêtông.
+ Công năng sử dụng hiệu quả: bản sàn liên hợp có chiều dày mỏng
hơn, dầm liên hợp có thể vượt nhịp lớn hơn, cột liên hợp có tiết diện mảnh
hơn, các kết cấu liên hợp có thể chịu được nhiệt độ cao hơn với thời gian dài
hơn.
+ Hiệu quả kinh tế: So với trường hợp chỉ sử dụng kết cấu thép thuần
túy thì việc sử dụng giải pháp kết cấu liên hợp thép – bêtông sẽ có hiệu quả
kinh tế cao hơn, giảm được trọng lượng thép khoảng 10 - 15%.
- Bên cạnh các ưu điểm đó, kết cấu liên hợp thép bêtông còn có ưu
điểm về khả năng chịu cháy so với kết cấu thép do bêtông còn đóng vai trò
làm lớp vật liệu bảo vệ, làm chậm quá trình tăng và truyền nhiệt trong kết cấu
thép. Với các ưu điểm nêu trên, kết cấu liên hợp thép - bêtông ngày càng được
sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng.
-Việc xác định khả năng chịu lực của kết cấu liên hợp trong điều kiện
cháy là phức tạp do phải kể đến sự biến dạng do nhiệt, sự thay đổi các tính
chất cơ lý của vật liệu khi nhiệt độ tăng cao. Tiêu chuẩn Việt Nam chưa có chỉ
dẫn tính toán, chỉ có tiêu chuẩn nước ngoài có chỉ dẫn như Eurocodes, tiêu
chuẩn Canada, New Ziland… nhưng chỉ tính toán cho các cấu kiện đơn giản
và phải dùng nhiều giả thiết đơn giản hóa thiên về an toàn.
2

- Do kiến thức về kết cấu trong điều kiện cháy còn chưa được công bố
nhiều nhất là tài liệu tiếng Việt, luận văn này trình bày rõ một số phương pháp
tính toán khả năng chịu lực của kết cấu liên hợp thép - bêtông trong điều kiện
cháy, qua ứng dụng tính toán, đưa ra các nhận xét, khuyến nghị.
* Mục đích nghiên cứu:
Nêu rõ một số phương pháp xác định khả năng chịu lực của kết cấu liên
hợp thép – bêtông trong điều kiện cháy, ứng dụng tính toán để có kết quả đưa
ra các nhận xét, khuyến nghị.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là kết cấu liên hợp thép- bêtông trong điều kiện
cháy. Phạm vi nghiên cứu là phương pháp tính toán cho một số cấu kiện cơ
bản và kết cấu khung phẳng.
* Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn dùng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết và
ứng dụng thực hành tính toán, qua đó đưa ra các nhận xét khuyến nghị.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài trình bày những kiến thức mới (chưa công bố nhiều tại Việt
Nam) về kết cấu trong điều kiện cháy. Những kiến thức này là cần thiết cho
các sinh viên, kỹ sư, cán bộ làm về ngành xây dựng.
* Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ứng xử của kết cấu liên hợp thép –
bêtông trong điều kiện cháy
Chương 2: Xác định khả năng chịu lực của kết cấu liên hợp thép
– bêtông trong điều kiện cháy
Chương 3: Ví dụ tính toán
3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ỨNG XỬ CỦA KẾT CẤU LIÊN HỢP
THÉP – BÊTÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN CHÁY
1.1. Giới thiệu về kết cấu liên hợp thép – bêtông
Kết cấu liên hợp thép – bêtông là kết cấu mà thép chịu lực có dạng tấm,
thép hình, thép ống kết hợp với kết cấu bêtông. Nó có thể nằm ngoài bêtông
(gọi là thép nhồi bêtông) hay nằm trong bêtông (gọi là kết cấu thép bọc
bêtông) hoặc là cùng nhau làm việc.
Các giải pháp cấu tạo thường được sử dụng đối với loại cấu kiện kết
cấu cột liên hợp là thép định hình, thép tổ hợp hàn dạng chữ H được bọc
bêtông một phần hoặc toàn bộ, hoặc thép ống được nhồi đầy bêtông hoặc
bêtông cốt thép.

Hình 1.1: Một số kiểu tiết diện cột [9]


Đối với cấu kiện sàn liên hợp thì giải pháp sử dụng thường là bản sàn
bêtông cốt thép được đặt lên trên dầm thép hình chữ I. Ngoài ra các tấm tôn
thép sóng được đặt ở mặt dưới của bản sàn bêtông, nằm giữa bản sàn bêtông
và dầm thép hình để đóng vai trò vừa là cốt thép chịu kéo trong quá trình sử
dụng đồng thời là ván khuôn đỡ bêtông tươi trong quá trình thi công.
4

Bản sàn bêtông

Cốt thép sàn

Dầm thép
Hình 1.2: Kết cấu sàn liên hợp sử dụng tấm tôn sóng [6]
* Ưu điểm của kết cấu liên hợp thép – bêtông
a. Khả năng chịu lực và độ tin cậy cao [6]
Kết cấu liên hợp thép – bêtông đã tận dụng được các ưu điểm riêng về
đặc trưng cơ lý của cả hai loại vật liệu, vật liệu thép và vật liệu bêtông. Vật
liệu thép có cường độ chịu kéo và nén cao, khả năng cho phép biến dạng dẻo
lớn, độ tin cậy, độ an toàn chịu lực cao nhưng khả năng chịu lửa kém và giá
thành lại cao. Trong khi đó vật liệu bêtông mặc dù chỉ có cường độ chịu nén
tương đối nhưng lại có tính chịu lửa tốt, giá thành rẻ và được sử dụng phổ
biến. Như vậy, so với trường hợp chỉ sử dụng kết cấu bêtông cốt thép thuần
túy thì việc sử dụng kết cấu liên hợp thép – bêtông sẽ đảm bảo khả năng chịu
lực và nâng cao độ tin cậy của kết cấu, do bao gồm khả năng chịu lực của cả
hai thành phần kết cấu thép hình và bêtông cốt thép cùng kết hợp tham gia
chịu lực.
b. Công năng sử dụng hiệu quả [6]
Đối với các công trình nhà nhiều tầng, khi chiều cao nhà càng cao và
nhịp khung càng lớn thì nội lực dọc trục trong cột và mômen trong dầm càng
lớn; lực dọc trong cột có thể lên đến 3000T đối với công trình nhà cao hơn 30
tầng. Như vậy, nếu chỉ sử dụng giải pháp kết cấu bêtông cốt thép thông
thường thì kích thước tiết diện yêu cầu của cột là rất lớn, vì thực tế cấp độ
bền của bêtông sử dụng phổ biến cho xây dựng nhà nhiều tầng ở Việt Nam
5

hiện nay vào khoảng B25 đến B40, tương ứng với cường độ chịu nén tính
toán khoảng 155 đến 215 daN/cm2. Chẳng hạn khi sử dụng giải pháp kết cấu
bêtông cốt thép thuần túy thì kích thước tiết diện cột yêu cầu cho nhà cao 40
tầng xây dựng ở Hà Nội là khoảng 1,5m x 1,5m; tuy nhiên kích thước này có
thể giảm xuống còn khoảng 1m x 1m khi sử dụng giải pháp kết cấu liên hợp
thép – bêtông. Như vậy, việc ứng dụng giải pháp kết cấu liên hợp sẽ tạo cho
công trình gọn nhẹ và tăng không gian sử dụng.
c. Hiệu quả kinh tế [6]
So với trường hợp chỉ sử dụng kết cấu thép thuần túy thì việc sử dụng
giải pháp kết cấu liên hợp thép – bêtông sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm
được trọng lượng thép khoảng 10 - 15%. Nếu so sánh với trường hợp chỉ sử
dụng kết cấu bêtông cốt thép thuần túy thì giải pháp kết cấu liên hợp giảm
được trọng lượng của công trình khoảng 10-20%, dẫn đến giảm được kết cấu
móng. Do vậy mặc dù lượng thép dùng trong kết cấu liên hợp là nhiều hơn
một chút nhưng tổng chi phí xây dựng công trình có thể vẫn giảm, đồng thời
tăng nhanh được thời gian thi công để sớm đưa công trình vào sử dụng và
quay vòng vốn.
* Nhược điểm của kết cấu liên hợp thép – bêtông [9]
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì kết cấu liên hợp thép –
bêtông đòi hỏi sự gắn kết giữa hai vật liệu bêtông và cốt thép, chính vì vậy
việc tính toán phức tạp hơn, đòi hỏi thời gian tính toán nhiều hơn, chi phí gia
công và chế tạo các liên kết sẽ tăng.
6

1.2. Thiết kế kết cấu liên hợp thép – bêtông trong điều kiện nhiệt độ thường
[6]
Quy trình thiết kế kết cấu liên hợp thép – bêtông nhìn chung cũng
giống như các loại cấu kiện khác, được thực hiện theo các bước chính sau:
- Lựa chọn sơ bộ hình dạng và kích thước của các tiết diện cấu kiện kết
cấu chính (bản sàn, dầm, cột, giằng đứng) và cấu tạo nút khung liên kết
(khớp, nửa cứng, cứng), cấu kiện cột cần đảm bảo không được quá mảnh.
Bước này thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người thiết kế và kết
quả tính toán sơ bộ.
- Tiến hành phân tích hệ kết cấu nhằm xác định nội lực và biến dạng
của các cấu kiện kết cấu dầm, cột, nút khung ứng với từng trường hợp tổ hợp
tải trọng gây nguy hiểm cho kết cấu công trình. Khi phân tích hệ kết cấu thì
bản sàn có thể được tính toán riêng rẽ, nhưng một phần bề rộng của tiết diện
bản sàn cần được kể đến để tham gia làm việc cùng với dầm sàn.
- Xác định khả năng chịu lực của các cấu kiện kết cấu đã chọn và kiểm
tra trạng thái giới hạn về chịu lực và biến dạng.
1.2.1. Sàn liên hợp thép – bêtông
Sàn liên hợp thường gồm các tấm tôn đặt ở mặt dưới, bên trên nó là
lưới cốt thép và bêtông đổ tại chỗ. Tấm tôn được cấu tạo theo nhiều hình
dạng khác nhau có các sườn nổi làm tăng độ cứng uốn và giảm trọng lượng
của bản sàn, tăng khả năng truyền lực giữa bêtông và tấm tôn, ngăn cản
chuyển vị của dầm thép trong quá trình lắp dựng. Các chốt liên kết được hàn
sẵn với tấm tôn để tăng khả năng chịu cắt giữa tấm tôn và bản bêtông. Tổng
chiều dày của bản sàn liên hợp ≥ 80mm có thể đến 180mm, tùy theo yêu cầu
chịu tải trọng và khả năng chịu lửa cho bản sàn. Chiều dày của phần bêtông
nằm trên sóng tôn yêu cầu lớn hơn 40mm để nhằm bảo vệ cốt thép và đảm
7

bảo khả năng chịu lực. Nhịp của bản sàn từ 2,5m đến 4m có thể lên đến 7m
khi sử dụng các cột trụ chống đỡ trong quá trình thi công.
Sàn liên hợp cần được thiết kế đảm bảo đủ khả năng chịu lực trong suốt
giai đoạn thi công và giai đoạn sử dụng khi bêtông đông cứng. Tấm tôn đóng
vai trò là ván khuôn trong quá trình thi công cần được tính toán chịu các loại
tải trọng do trọng lượng bản thân bêtông khi ướt, lưới cốt thép, các thiết bị đổ
bêtông và người thao tác, …Sàn liên hợp cần được kiểm tra tại các vị trí nguy
hiểm có thể xảy ra phá hoại do mômen uốn lớn nhất, do bị trượt dọc và trượt
ngang tại các mặt tiếp xúc giữa tấm tôn và bêtông.
1.2.2. Dầm liên hợp thép – bêtông
a. Giải pháp dầm liên hợp đơn giản và liên tục:
Giải pháp cấu tạo dầm liên hợp đơn giản do chỉ có mômen dương nên
có các ưu điểm sau so với dầm liên hợp liên tục:
- Vùng chịu ứng suất nén dọc trục của bản bụng dầm là rất ít; đồng thời
bản cánh nén được liên kết với bản sàn bêtông cốt thép hoặc bản thép; do vậy
khả năng chịu lực của dầm không phụ thuộc bởi điều kiện mất ổn định của
dầm thép;
- Bản bụng chịu ứng suất nhỏ hơn nên có thể tạo các lỗ ở bản bụng;
- Mômen uốn và lực cắt trong dầm được xác định đơn giản và không
ảnh hưởng do bêtông nứt, từ biến và lão hóa;
- Bản sàn bêtông hầu như không chịu kéo, mômen trong cột nhỏ hơn
nếu có các hệ giằng và vách cứng chịu tải trọng ngang;
- Không có ảnh hưởng giữa các nhịp dầm, phân tích nội lực trong hệ
kết cấu nhanh hơn;
Tuy nhiên, dầm liên hợp đơn giản có các nhược điểm sau: độ võng ở
giữa nhịp dầm và bề rộng khe nứt ở gối lớn; chiều cao tiết diện dầm yêu cầu
lớn hơn.
8

b. Tiết diện tính toán dầm liên hợp


Tiết diện dầm liên hợp có dạng chữ T gồm tiết diện của dầm thép hình
và của bản sàn bêtông cốt thép. Thực tế khi chịu tải trọng, mặt cắt ngang của
dầm liên hợp không còn duy trì được phẳng, vì ứng suất nén do mômen uốn
phân bố không đều theo bề rộng của phần bản sàn bêtông (hình 1.3). Do vậy
bề rộng tính toán của phần bản sàn bêtông, beff có thể được xác định theo giả
thuyết cân bằng, diện tích đa giác ACDEF bằng GHJK và coi như ứng suất
lớn nhất phân bố trên toàn bề rộng tính toán beff. Tỷ số beff / B có giá trị nhỏ
hơn 1, phụ thuộc vào nhịp dầm, điều kiện liên kết ở hai đầu dầm, loại tải
trọng tác dụng,... Bề rộng tính toán, beff ở tiết diện giữa nhịp dầm là lớn hơn
so với ở gần gối dầm. Tuy nhiên, để đơn giản trong phân tích tính toán kết
cấu, bề rộng beff cho toàn bộ tiết diện của dầm được lấy giống nhau theo tiết
diện ở giữa nhịp đối với dầm có các gối tựa ở hai đầu hoặc theo tiết diện gần
gối tựa đối với dầm conxôn.

Hình 1.3: Bề rộng tính toán của dầm liên hợp [6]
Trường hợp có sử dụng tấm tôn sóng định hình (đặt vuông góc với nhịp
dầm) thì chỉ kể đến phần bêtông nằm trên sườn của tấm tôn là chịu lực nén,
bỏ qua tấm tôn định hình và phần bêtông nằm trong sườn.
9

c. Phân loại tiết diện dầm liên hợp


Bản bụng và bản cánh nén của dầm thép có thể bị mất ổn định cục bộ,
phụ thuộc vào độ mảnh của chúng hw /tw và b0f / tf. Trong thực hành thiết kế,
tuỳ theo cấu tạo tiết diện dầm thép (được bọc bêtông một phần, hoàn toàn,
hoặc không bọc bêtông) và tỷ số hw /tw và b0f / tf, tiết diện dầm liên hợp được
phân thành bốn loại; tiết diện loại cao nhất là loại 1 có khả năng chống ổn
định tốt nhất:
- Tiết diện loại 1: cho phép chảy dẻo hoàn toàn và hình thành khớp dẻo
khi tiến hành phân tích dẻo;
- Tiết diện loại 2: cho phép chảy dẻo nhưng với góc xoay chảy dẻo bị
hạn chế do bêtông bị vỡ hoặc bản thép bị mất ổn định;
- Tiết diện loại 3: cho phép xuất hiện ứng suất lớn nhất đạt tới giới hạn
chảy nhưng tiết diện không được phép chảy dẻo;
- Tiết diện loại 4: cho phép hiện tượng mất ổn định cục bộ xảy ra trước
khi ứng suất lớn nhất đạt tới giới hạn chảy.
Ví dụ, khi bản sàn bêtông cốt thép liên kết chắc chắn với bản cánh nén
của dầm thép thì bản cánh nén được coi là loại 1, tuy nhiên, trong quá trình
thi công thì dầm thép được coi thuộc loại thấp hơn. Khi trục trung hoà dẻo
nằm ở bản sàn bêtông hoặc ở bản cánh trên của dầm thép thì bản bụng của
dầm thép được coi là loại 1 hoặc loại 2 tương ứng với liên kết chịu cắt là hoàn
toàn hoặc không hoàn toàn. Loại tiết diện dầm liên hợp được xác định theo
loại thấp hơn của loại bản bụng và bản cánh nén.
d. Phương pháp phân tích xác định nội lực thiết kế
Mômen và lực cắt thiết kế trong dầm liên hợp có thể được xác
định theo một trong hai phương pháp phân tích hệ kết cấu là: phương
pháp phân tích đàn hồi t uyến tính và phương pháp phân tích chảy dẻo.
Phương pháp phân tích đàn hồi tuyến tính được áp dụng cho cả
10

bốn loại tiết diện dầm liên hợp. Trong phương pháp phân tích này yêu
cầu cần xác định độ cứng uốn EI tương đối giữa các phần tử kết cấu.
Các giá trị khác nhau của EI được sử dụng cho từng trường hợp tải trọng
tác dụng, cụ thể:
(a) Trong giai đoạn thi công khi kết cấu chưa liên hợp thì chỉ sử
dụng độ cứ ng EaIa của riêng thép kết cấu;
(b) Trong giai đoạn kết cấu đưa vào sử dụng chịu tải trọng tác
dụng dài hạn thì sử dụng độ cứng quy đổi EaI trong đó mômen quán tính I
được xác định từ tiết diện quy đổi sử dụng hệ số môđun đàn hồi n=Ea /E*c
với E*c là môđun đàn hồi tính toán của bêtông;
(c) Khi kết cấu chịu tải trọng thay đổi thì sử dụng hệ số n0=Ea /Ecm với
Ecm là môđun cát tuyến của bêtông khi chịu tải trọng ngắn hạn;
Các giá trị độ cứng trong trường hợp (b) và (c) thay đổi theo dấu của
mômen uốn.
Thực tế theo chiều dài của dầm, bêtông có thể bị nứt hoặc không
nứt. Thường bêtông ở các tiết diện gần gối tựa dầm nứt nhiều hơn so
với ở các tiết diện giữa dầm. Để đơn giản có thể áp dụng phương pháp
phân tích coi bêtông không nứt cho toàn bộ các tiết diện của dầm, rồi
sau đó sử dụng hệ số giảm mômen ở các tiết diện gần gối dầm và tương
ứng tăng mômen ở tiết diện giữa nhịp dầm để đảm bảo nguyên tắc cân
bằng tĩnh.
Phương pháp phân tích dẻo chỉ áp dụng trong trường hợp dầm liên
hợp có tiết diện loại 1 tại các vị trí hình thành khớp dẻo và loại 1 hoặc
loại 2 ở các tiết diện khác nằm ngoài phạm vi hình thành khớp dẻo.
Khả năng xoay dẻo tại khớp dẻo bị hạn chế do bêtông vỡ hoặc thép
mất ổn định và phụ thuộc vào kích thước tiết diện, hình dạng biểu đồ
quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của vật liệu, cơ chế hình thành
11

khớp dẻo trong hệ kết cấu là một quá trình liên tục, khi mômen uốn tại
một tiết diện lớn hơn mômen uốn dẻo thì tại đó sẽ hình thành khớp
dẻo. Khớp dẻo đầu tiên xuất hiện phải đảm bảo duy trì đủ khả năng
chịu lực và khả năng biến dạng dẻo cho phép đến khi khớp dẻo cuối
cùng hình thành trong hệ kết cấu khảo sát. Ngoài ra, phương pháp phân
tích dẻo chỉ được áp dụng nếu tại vị trí hình thành khớp dẻo các yêu cầu
sau được đảm bảo: chuyển vị ngang của bản cánh nén trong phạm vi
hình thành khớp dẻo cần được ngăn cản; tiết diện dầm thép cần đảm
bảo tính đối xứng qua mặt phẳng bản bụng dầm; khả năng xoay cho
phép của khớp dẻo cần đảm bảo và hiện tượng mất ổn định tổng thể
của dầm đảm bảo không xảy ra.
e. Xác định khả năng uốn
Đối với tiết diện loại 1 và 2 thì khả năng chịu uốn của dầm liên
hợp được xác định theo phương pháp phân tích dẻo với biểu đồ phân bố
ứng suất trên tiết diện dầm phụ thuộc vào vị trí của trục trung hoà. Trục
trung hoà có thể đi qua bản bụng, bản cánh của dầm thép hoặc đi qua
phần bản sàn bêtông. Trong mọi trường hợp thì toàn bộ tiết diện của
dầm thép đều được coi là chảy dẻo và đạt tới cường độ chịu kéo và nén
của vật liệu thép, kể cả các thớ nằm ngay sát trục trung hoà (hình 1.4).
Ứng suất trong vùng bêtông chịu nén được coi là phân bố đều và đạt đến
cường độ tính toán chịu nén của bêtông. Bỏ qua khả năng tham gia chịu
lực của vùng bêtông chịu kéo và của tấm tôn khi chịu nén. Liên kết
giữa bản sàn và dầm thép được coi là liên kết hoàn toàn, sử dụng giả
thuyết mặt cắt phẳng đối với tiết diện dầm liên hợp. Trong trường hợp
liên kết là không hoàn toàn, có nghĩa là số lượng các chốt liên kết sử
dụng không đủ và bị chảy dẻo dẫn đến có sự trượt tương đối tại mặt
tiếp xúc giữa bản sàn và dầm thép, do vậy cần phải sử dụng thêm các
12

hệ số điều chỉnh để làm giảm khả năng chịu lực của dầm liên hợp. Các
biểu thức xác định khả năng chịu mômen uốn của dầm liên hợp tương
ứng với các vị trí khác nhau của trục trung hoà được xây dựng từ các
điều kiện cân bằng tĩnh cho từng tiết diện.

Hình 1.4: Biểu đồ phân bố ứng suất pháp trên tiết diện dầm liên hợp [6]
Đối với tiết diện loại 3 và loại 4 thì sử dụng phương pháp phân
tích đàn hồi có kể đến ảnh hưởng từ biến của bêtông. Trong thực hành
thiết kế để tận dụng hết khả năng làm việc của vật liệu thép thì tiết diện
dầm liên hợp loại 1 và loại 2 thường hay sử dụng, đặc biệt cho các
vùng của dầm chịu mômen âm và hình thành khớp dẻo.
f. Xác định khả năng chịu cắt
Thực tế bản sàn bêtông của dầm liên hợp có thể chịu một phần lực
cắt. Tuy nhiên rất khó để xác định chính xác phần tham gia chịu lực cắt
của bản sàn bêtông vì phụ thuộc vào mức độ làm việc liên tục qua gối
tựa, mức độ bêtông bị nứt và chi tiết liên kết bản sàn bêtông với dầm
thép. Do vậy để đơn giản coi lực cắt chỉ do dầm thép chịu, bỏ qua tác
dụng liên hợp.
1.2.3. Cột liên hợp thép – bêtông
a. Độ cứng uốn tương đương
13

Độ cứng uốn tương đương của tiết diện cột liên hợp được xác
định từ tổng độ cứng thành phần của thép kết cấu, cốt thép và bêtông
cùng tham gia chịu lực:
(EI)eff = Ea Ia + Es I s + Kc Ec,eff I c

Ec,eff = Ecm /(1 + ϕt NG,Ed / NEd )


Trong đó:
E : là môđun đàn hồi của vật liệu
I : là mômen quán tính của tiết diện thành phần
Ecm : là môđun đàn hồi ngắn hạn trung bình của bêtông
NEd : là lực dọc thiết kế
NG,Ed : là thành phần dài hạn của NEd
KC và ϕt: là các hệ số xét đến từ biến của bêtông
b. Độ mảnh tương đương
Độ mảnh tương đương của cột liên hợp được xác định theo công
thức:

Trong đó:
fy : là cường độ chảy tiêu chuẩn của thép kết cấu
fsk : là cường độ chảy tiêu chuẩn của cốt thép
fck : là cường độ nén tiêu chuẩn ở 28 ngày của bêtông
Ncr : là lực nén đàn hồi tới hạn
L : là chiều dài giữa hai điểm ngăn cản chuyển vị ngang của cột
c. Phương pháp phân tích xác định nội lực thiết kế
Nội lực thiết kế trong cột thường được xác định theo phương
14

pháp phân tích đàn hồi tuyến tính có xét đến các ảnh hưởng tương tác
P-∆ và do sai lệch kích thước hình học (imperfection effect), làm tăng
mômen uốn và biến dạng trong cột. Độ sai lệch kích thước hình học
được biểu diễn bởi độ lệch t âm e0. Tiêu chuẩn Châu Âu có hai phương
pháp thiết kế cho cột liên hợp: phương pháp thiết kế “chính xác” và
phương pháp thiết kế “đơn giản”.
Phương pháp “chính xác” được thực hiện qua việc sử dụng các
chương trình phân tích kết cấu có xét trực tiếp đến các ảnh hưởng nêu
trên. Phương pháp phân tích này cho kết quả tính toán có độ tin cậy khá
cao và được áp dụng tốt cho tất cả các trường hợp cột liên hợp có tiết
diện không đổi hoặc thay đổi và có tiết diện đối xứng hoặc không đối
xứng. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu khối lượng dữ liệu tính toán
lớn và chỉ áp dụng trong các trường hợp rất đặc biệt.
Đối với phương pháp đơn giản thì các ảnh hưởng tương tác P-∆ và
do sai lệch kích thước hình học chỉ được kể đến một cách gián tiếp thông
qua việc sử dụng các hệ số điều chỉnh. Đây là phương pháp hay được sử
dụng trong thực hành thiết kế, mặc dù phạm vi áp dụng của phương
pháp này chỉ hạn chế cho một số trường hợp như khi cột liên hợp có tiết
diện không đổi và đối xứng, tiết diện thép kết cấu định hình hoặc tổ hợp
hàn, cột có độ mảnh không quá lớn (độ mảnh tương đương λ < 2 ) và
không có yêu cầu gì đặc biệt trong thiết kế. Mômen thiết kế của cột liên
hợp trong phương pháp đơn giản được xác định theo công thức sau:

M Ed = k end M 1,Ed + kimp N Ed e0

k end = β end /(1 - N Ed / N cr ,eff )

βend = 0,66 + 0,44(M 2,Ed / M1,Ed ) ≥ 0,44


15

kimp = 1 /(1 - N Ed / N cr ,eff )


Trong đó:
NEd : là lực dọc trục
M1, Ed : là mômen uốn lớn hơn ở hai đầu cột
kend : là hệ số xét đến ảnh hưởng của tương tác P-∆; kend < 1
kimp : là hệ số do sai lệch kích thước hình học; kimp >1

Hình 1.5: Xác định nội lực thiết kế của tiết diện cột liên hợp [6]
a) không kể ảnh hưởng của P-∆ ; b) có kể ảnh hưởng của P-∆
d. Xác định khả năng chịu lực
Khả năng chịu lực của cột liên hợp được xác định dựa trên những
giả thiết sau:
- Tương tác qua lại giữa thép kết cấu và bêtông được coi là hoàn
toàn và chúng cùng làm việc như một hệ thống nhất cho đến khi cột
liên hợp bị phá hoại. Có nghĩa là coi ma sát và các chi tiết chốt neo đặt
tại mặt tiếp xúc giữa thép kết cấu và bêtông đủ để ngăn cản lực trượt
tương đối giữ a chúng;

- Mặt cắt ngang của cột liên hợp khi bị biến dạng được coi là
phẳng; điều này cũng tương tự như tính toán đối với các cấu kiện thép kết
cấu và bêtông cốt thép;
- Các điều kiện về ổn định cục bộ của các bản thép đối với thép
kết cấu được coi là thoả mãn khi tuân thủ các yêu cầu về cấu tạo.
16

Để đơn giản trong thiết kế, khả năng chịu nén uốn một phương của
cột liên hợp được xác định dựa theo đường cong khả năng chịu lực,
được xây dựng trên cơ sở tổng hợp khả năng chịu lực của ba thành
phần liên hợp: thép kết cấu, bêtông và cốt thép. Đối với từng thành
phần và tùy theo từng trường hợp thì hệ số an toàn sử dụng là khác
nhau.
Điểm A và B được xác định tương ứng với hai trường hợp riêng
biệt khi tiết diện cột chỉ chịu lực nén dọc trục hoặc chịu mômen uốn thuần
túy. Điểm A có khả năng chịu lực nén là Npm, Rd và điểm B có khả năng chịu
uốn là Mpm, Rd. Điểm C được xác định có cùng khả năng chịu mômen uốn với
điểm B nhưng có khả năng chịu nén chỉ bằng khả năng chịu nén của riêng
phần bêtông bao bọc là Npm, Rd. Điểm D có khả năng chịu mômen uốn là lớn
nhất được xác định từ tổng hợp của ba thành phần riêng rẽ (thép kết cấu,
bêtông và cốt thép) và khả năng chịu nén bằng 0,5Npm, Rd. Điểm E nằm trung
gian giữa điểm A và điểm C nên có thể coi nằm trên đường thẳng AC trong
trường hợp cột có tiết diện chữ H được bọc bêtông và chịu uốn quanh trục
chính.

Hình 1.6: Đường cong xác định khả năng chịu lực của cột liên hợp chịu nén
uốn một phương [6]
17

1.3. Kết cấu liên hợp thép – bêtông trong điều kiện cháy
1.3.1. Các đặc tính của vật liệu thép, vật liệu bêtông dưới tác động của nhiệt
độ cao [13]
a. Đặc tính của vật liệu thép dưới tác động của nhiệt độ cao
* Mối quan hệ ứng suất – biến dạng của vật liệu thép ở nhiệt độ cao:
Các loại vật liệu xây dựng đều giảm cường độ và độ cứng khi chúng
chịu nhiệt độ cao của đám cháy. Đối với thép, cường độ bắt đầu giảm ở nhiệt
độ trên 3000C và giảm theo một tốc độ ổn định đến khoảng 8000C. Thực tế
thép chỉ còn khoảng 23% cường độ ban đầu ở 7000C, 11% cường độ ban đầu
ở 8000C, 6% cường độ ban đầu ở 9000C, phần cường độ còn lại sẽ tiếp tục
giảm dần đến khi xuất hiện hiện tượng chảy lỏng ở 15000C, toàn bộ quá trình
này được thể hiện ở đường cong ứng suất – biến dạng. Để xây dựng các
đường cong thể hiện mối quan hệ của ứng suất – biến dạng của thép ở một
nhiệt độ nhất định, người ta xuất phát từ phương trình thể hiện trạng thái làm
việc đàn hồi tuyến tính của thép, từ đó dựa trên một loạt các thí nghiệm điều
chỉnh ở dạng tiếp tuyến với phần ellipse mà tại đó hệ số góc của nó bằng 0.
Dạng đường cong và các thông số điển hình đặc trưng cho trạng thái làm việc
của vật liệu thép ở một nhiệt độ cao θ cho trước thể hiện trên hình 1.7.
Trong đó:
fy,θ : giới hạn chảy hiệu quả
fp,θ : giới hạn tỷ lệ
Ea,θ : độ dốc của đồ thị trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính
εp,θ : biến dạng ứng với giai đoạn tỷ lệ
εy,θ : biến dạng chảy
εt,θ : biến dạng giới hạn trong giai đoạn chảy
εu,θ : biến dạng cực hạn trong vật liệu
18

f y,θ

f p,θ

Ea,θ = tanα
α

ε p,θ ε y,θ ε t,θ ε u,θ ε

Hình 1.7: Các thông số đặc trưng cho trạng thái làm việc của vật liệu thép ở
một nhiệt độ θ cho trước [13]
øng suÊt (N/mm2)
300
200 C
0
200 C
250 0
300 C
0
0
400 C 500 C
200

150
0
600 C
100
0
700 C
50
0
800 C

0 0,5 1,0 1,5 2,0


BiÕn d¹ng (%)

Hình 1.8: Biểu đồ quan hệ ứng suất – biến dạng của vật liệu thép trong điều
kiện chịu nhiệt độ cao theo EC [13]
Mục đích của việc nghiên cứu sự làm việc của kết cấu thép khi chịu tác
động của cháy là xác định cường độ thiết kế cho vật liệu hay xác định độ
giảm cường độ so với cường độ của vật liệu làm việc trong điều kiện bình
19

thường. Dựa vào các kết quả nghiên cứu thu được, EC đã đưa ra giá trị các hệ
số suy giảm môđun đàn hồi kE,θ, giới hạn chảy ky,θ và giới hạn tỷ lệ kp,θ của
vật liệu thép ở một nhiệt độ θ nhất định, theo bảng và hình sau:
Bảng 1.1: Giá trị các hệ số suy giảm môđun đàn hồi, giới hạn chảy và giới
hạn tỷ lệ của vật liệu thép ở nhiệt độ θ [13]
Nhiệt độ θ (0C) kE,θ= Ea,θ/Ea ky,θ= fay,θ/fay kp,θ= fap,θ/fap
20 1,0000 1,00 1,0000
100 1,0000 1,00 1,0000
200 0,9000 1,00 0,8070
300 0,8000 1,00 0,6130
400 0,7000 1,00 0,4200
500 0,6000 0,78 0,3600
600 0,3100 0,47 0,1800
700 0,1300 0,23 0,0750
800 0,0900 0,11 0,0500
900 0,0675 0,06 0,0375
1000 0,0450 0,04 0,0250
1100 0,0225 0,02 0,0125
1200 0,0000 0,00 0,0000

* Hệ số giãn nở vì nhiệt của vật liệu thép


EC xem độ giãn dài tương đối ∆l/l của kết cấu ở một nhiệt độ nhất định
từ 200C đến nhiệt độ dưới ngưỡng của sự đổi pha của thép là một hàm nhiệt
độ: ∆l/l = 1,2.10-5θa + 0,4.10-8θa2 – 2,416.10-4
Trong đó:
l : là chiều dài ban đầu ở nhiệt độ 200C của cấu kiện khảo sát
θa : là nhiệt độ của thép tại thời điểm khảo sát (0C)
20

Khi 7500C ≤ θa ≤ 8600C thì ∆l/l = 1,1.10-2


Khi 8600C ≤ θa ≤ 12000C thì ∆l/l = 2.10-5θa – 6,2.10-3
Trong hầu hết các phương pháp tính toán độ bền chịu lửa đơn giản, sự
giãn nở vì nhiệt thường được bỏ qua. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp,
ví dụ như kết cấu dầm thép liên kết để đỡ bản sàn bêtông ở cánh trên, sự
chênh lệch giãn nở vì nhiệt giữa cánh trên và cánh dưới dầm (do cánh trên có
sự bảo vệ của sàn bêtông, có tác dụng ngăn cản sự biến dạng và làm tiêu tan
nhiệt) sẽ gây nên một biến dạng nhiệt đáng kể cho tiết diện.
Vì vậy, khi áp dụng một loại kết cấu mới mới, rất cần nghiên cứu đến
sự giảm bớt quá trình giãn nở vì nhiệt của kết cấu thép trong điều kiện chịu
nhiệt độ cao khi có sử dụng các hình thức cách nhiệt, nó sẽ dẫn đến một sự
ứng xử nhiệt hoàn toàn khác so với sự làm việc của cấu kiện thép không được
bảo vệ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các kết cấu liên hợp thép –
bêtông.
(∆l / l).10 3

16

12

0
θa( C)
0 20 200 400 600 800 1000 1200

Hình 1.9: Sự biến thiên độ giãn dài vì nhiệt của thép theo nhiệt độ [13]
21

* Nhiệt dung riêng của vật liệu thép:


Nhiệt dung riêng của thép là nhiệt lượng lưu giữ trong một đơn vị khối
lượng của thép để tăng 10C hay 1K. Vật liệu có nhiệt dung riêng càng lớn thì
sự thay đổi nhiệt độ (tăng lên để vật liệu hấp thụ một năng lượng nhiệt cho
trước hoặc giảm đi để tỏa ra một lượng nhiệt cho trước) càng nhỏ. EC đã đưa
ra biểu đồ mô tả mối quan hệ giữa nhiệt dung riêng và nhiệt độ như sau:
λa(W/mK)
60

40

0
θa( C)
20
0 20 200 400 600 800 1000 1200

Hình 1.10: Sự biến thiên dẫn nhiệt của thép theo nhiệt độ (theo EC) [13]
Khi 200C ≤ θa ≤ 6000C thì:
Ca = 425 + 7,73.10-1θa - 1,6.10-3θa2 + 2,2.10-6θa3 (J/kgK)
Khi 6000C ≤ θa ≤ 7350C thì: Ca = 666 + 13002/(1-θa) (J/kgK)
Khi 7350C ≤ θa ≤ 9000C thì: Ca = 545 + 17820/(θa - 731) (J/kgK)
Khi 9000C ≤ θa ≤ 12000C thì: Ca = 650 (J/kgK)
Để đơn giản, một trị số trung bình bằng 600J/kgK được lấy là giá trị đặc
trưng trong các công thức tính toán đối với vật liệu thép.
* Tính dẫn nhiệt của vật liệu thép:
Tính dẫn nhiệt (λa) được định nghĩa là lượng nhiệt truyền qua một đơn
vị diện tích tiết diện ngang của vật liệu trong một đơn vị thời gian tương ứng
với một đơn vị nhiệt (tức là 10C hoặc 1K thay đổi trên một đơn vị chiều dài).
Thông số này ít quan trọng hơn đối với thép so với các vật liệu bảo vệ bởi
tính dẫn nhiệt của thép rất lớn, lớn hơn 50 lần so với bêtông và 500 lần so với
22

xi măng khoáng (một loại vật liệu bảo vệ điển hình). Mặc dù tính dẫn nhiệt
cũng biến thiên theo nhiệt độ:
Khi 200C ≤ θa ≤ 8000C thì: λa = 54 – 3,33 10-2θa (W/mK)
Khi 8000C ≤ θa ≤ 12000C thì: λa = 27,3 (W/mK)
Nhưng EC sử dụng một giá trị không đổi là 45 W/mK cho các tính toán đơn
giản.
b. Đặc tính của vật liệu bêtông dưới tác dụng của nhiệt độ cao
* Cường độ của bêtông:
σc (t)
øng suÊt t−¬ng ®èi
fc (200 C)
1,0 200 C
0,9 0
200 C
0,8
0,7

0,6 0
400 C
0,5
0,4
0
600 C
0,3

0,2 0
800 C
0,1 0
1000 C BiÕn d¹ng (%)
0 1 2 3 4

Hình 1.11: Biểu đồ quan hệ ứng suất – biến dạng của vật liệu bêtông trong
điều kiện chịu nhiệt độ cao [13]
Bêtông cũng giảm cường độ khi nhiệt độ tăng. Tuy nhiên, dạng của
đường cong thể hiện mối quan hệ ứng suất – biến dạng của bêtông ở những
nhiệt độ khác nhau (hình 1.11) thì có sự khác biệt đáng kể so với biến dạng
của biểu đồ vật liệu thép. Tất cả các đường cong này đều đạt cường độ chịu
23

nén cao hơn giới hạn đàn hồi hiệu quả, sau đó giảm dần theo một nhánh đi
xuống. Trong trường hợp này, khả năng chịu kéo của bêtông cũng xem như
bằng 0.
Đối với bêtông thường, bêtông nặng giá trị cường độ đạt được ở mức
thấp hơn, nhất là đối với bêtông dùng cốt liệu silicat. Tuy nhiên để thiên về an
toàn, người ta cũng áp dụng luôn kết quả này cho bêtông dùng cốt liệu đá vôi.
Còn đối với EC, tương tự như đối với vật liệu thép, giá trị các hệ số suy giảm
khả năng chịu nén kc,θ và biến dạng cực hạn εcu,θ tương ứng với ứng suất fc,θ
của vật liệu bêtông ở một nhiệt độ θ nhất định cũng được thể hiện theo bảng:
Bảng 1.2: Hệ số suy giảm khả năng chịu nén và biến dạng cực hạn của
bêtông ở nhiệt độ θ [13]
kc,θ= fc,θ/fc εcu,θ
Nhiệt độ θ (0C)
Bêtông thường Bêtông nhẹ (Bêtông thường)
20 1,000 1,000 0,0025
100 1,000 1,000 0,0040
200 0,950 1,000 0,0055
300 0,850 1,000 0,0070
400 0,750 0,880 0,0100
500 0,600 0,760 0,0150
600 0,450 0,640 0,0250
700 0,300 0,052 0,0250
800 0,150 0,040 0,0250
900 0,008 0,028 0,0250
1000 0,004 0,016 0,0250
1100 0,001 0,004 0,0250
1200 0,000 0,000 0,0000
24

Một điều kiện khá quan trọng khi nghiên cứu sự làm việc của bêtông sau khi
giảm nhiệt độ về nhiệt độ thường thì bêtông không đạt được cường độ chịu
nén như ban đầu. Mức độ của quá trình giảm cường độ này sẽ phụ thuộc vào
nhiệt độ lớn nhất mà bêtông phải chịu trong giai đoạn trước đó. Thông
thường, giá trị cường độ tại một nhiệt độ θc nào đó (200C< θc < θc max) sẽ được
xác định bằng phép nội suy tuyến tính giữa cường độ tại θc max và cường độ tại
nhiệt độ phòng 200C.
C−êng ®é chÞu nÐn (MPA)

25

20 θmax = 700 0C
(1)

15
(3)

10

(2) (4)
5

BiÕn d¹ng (%)


0 0,005 0,010 0,015 0,020 0,025 0,030 0,035

(1): Biểu đồ σ - ε ở nhiệt độ thường 200C


(2): Biểu đồ σ - ε ở 200C khi hạ nhiệt độ từ 7000C
(3): Biểu đồ σ - ε khi đốt nóng đến 4000C
(4): Biểu đồ σ - ε ở 4000C khi hạ nhiệt độ từ 7000C
Hình 1.12: Độ giảm cường độ chịu nén của vật liệu bêtông khi hạ nhiệt độ về
nhiệt độ thường [13]
Như vậy, bêtông giảm cường độ ở nhiệt độ cao chậm hơn so với thép
nên tạo ra sự cách nhiệt tương đối tốt cho cốt thép hoặc các phần kết cấu thép
mà nó bao bọc. Tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất của bêtông là khi chịu lửa sẽ
25

xuất hiện hiện tượng nứt, vỡ lớp bêtông bảo vệ, nhất là khi lửa cháy có kèm
theo nổ thì sự phá vỡ dần dần của bêtông sẽ làm lộ rõ cốt thép hoặc kết cấu
thép trực tiếp tiếp xúc với ngọn lửa, rất bất lợi cho kết cấu. Vì vậy, mức độ
tăng nhiệt và giảm cường độ của cốt thép và kết cấu thép sẽ xác định khả
năng chịu lửa của bêtông. Điều đó có nghĩa là độ dày của lớp bêtông bảo vệ
theo lý thuyết phải được xác định theo từng giai đoạn chịu nhiệt.
* Các đặc tính khác của bêtông:
Sự giãn nở vì nhiệt của bêtông tăng theo nhiệt độ. Quá trình chuyển pha
của bêtông xảy ra ở nhiệt độ 7000C, khi đó sự giãn nở vì nhiệt trong bêtông
ngưng hoàn toàn, đường cong thể hiện mối quan hệ giữa hệ số giãn nở vì
nhiệt và nhiệt độ trong bêtông được thể hiện ở hình 1.13
HÖ sè gi·n në v× nhiÖt /0 C (x10-5)
4,5

4,0

3,5

3,0

2,5

2,0

1,5

1,0

0,5
NhiÖt ®é ( 0C)
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Hình 1.13: Sự biến thiên khả năng giãn nở vì nhiệt của vật liệu bêtông theo
nhiệt độ [13]
Khả năng truyền nhiệt của bêtông phụ thuộc vào khả năng truyền nhiệt
của các thành phần bao gồm hàm lượng nước, dạng cốt liệu, tỷ lệ trộn và loại
26

xi măng. Trong đó, dạng cốt liệu có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng truyền
nhiệt của bêtông khô.
Bên cạnh đó, hàm lượng nước trong bêtông cũng làm tăng khả năng truyền
nhiệt. Trong thực tế, khả năng truyền nhiệt của bêtông là một hàm của nhiệt
độ (đối với cả bêtông thường và bêtông nhẹ). Để đơn giản cho tính toán, EC
cho phép sử dụng một giá trị không đổi cho thông số này kc=1,6W/mK.
TÝnh dÉn nhiÖt (W/m0 C)
3

2
Gi¸ trÞ kh«ng ®æi 1,6(W/m0 C)
NC
1
LC

0 200 400 600 800 1000 1200


NhiÖt ®é ( 0C)

Hình 1.14: Sự biến thiên tính dẫn nhiệt của vật liệu bêtông theo nhiệt độ [13]
NhiÖt dung riªng (J/kg 0 C)
1600

1400
NC
1200
Gi¸ trÞ kh«ng ®æi 1000 (J/kg 0 C)
1000
LC
800

600

400
0 200 400 600 800 1000 1200
NhiÖt ®é ( 0C)

Hình 1.15: Sự biến nhiệt dung riêng của vật liệu bêtông theo nhiệt độ [13]
27

Nhiệt dung riêng của bêtông cũng phụ thuộc vào thành phần cốt liệu, tỷ
lệ trộn và hàm lượng nước. Thành phần cốt liệu có ảnh hưởng lớn nhất, đặc
biệt là trong trường hợp bêtông cốt liệu đá vôi, nhiệt dung riêng tăng đột ngột
do có sự thay đổi về mặt hóa học của đá vôi ở nhiệt độ khoảng 8000C. Hàm
lượng nước cũng đóng vai trò quan trọng, ở những trạng thái nhiệt độ lớn hơn
2000C nhiệt dung riêng của bêtông ướt lớn gấp 2 lần so với bêtông khô. EC
cũng sử dụng một giá trị không đổi đối với nhiệt độ cho bêtông thường Cc =
1000 J/kgK.
1.3.2. Ứng xử của kết cấu dưới tác động của nhiệt độ cao [8]
Khi kết cấu chịu cháy, ngoài nội lực do tải trọng gây ra trong kết cấu,
sự giãn nở do nhiệt độ cao còn gây ra sự phân phối nội lực rất lớn. Với cấu
kiện đơn lẻ, ảnh hưởng của sự giãn dài do nhiệt độ cao có thể xác định rõ
ràng. Song với kết cấu gồm nhiều cấu kiện, sự tác động do biến dạng nhiệt
này có khi không xác định được nếu không có phần mềm phân tích chuyên
sâu. Sự làm việc của kết cấu khi ở nhiệt độ cao có thể khác hẳn với trạng thái
làm việc của kết cấu khi ở nhiệt độ thường. Do vậy, việc phân tích có kể đến
biến dạng do nhiệt rất cần được chú trọng.
Kết cấu bêtông cốt thép được xếp vào loại chịu lửa tốt. Song thống kê
cho thấy rất nhiều công trình bằng bêtông cốt thép cũng sụp đổ do cháy. Đó
chính là do tính giòn của vật liệu bêtông. Kết cấu bêtông cốt thép thường mất
khả năng chịu lực do lớp bêtông bên ngoài bị nứt vỡ bong ra làm tiết diện cấu
kiện bị nhỏ đi và lớp cốt thép bên trong không được bảo vệ. Sự giãn nhiệt của
sàn bêtông cốt thép không những ảnh hưởng đến kết cấu sàn mà còn ảnh
hưởng đến cột liên kết với sàn. Sự chuyển dịch của kết cấu sàn - cột làm cho
cột chịu ứng suất cắt rất lớn và cột có thể bị phá hoại do cắt (khác hẳn với cơ
chế phá hoại của cột ở nhiệt độ thường). Tùy theo sự phân bố của tải trọng và
độ cứng của các cấu kiện, khung bêtông cốt thép có thể bị phá hoại do cắt
28

hoặc do mất ổn định của dầm khi độ võng của sàn lớn, có thể bị phá hoại do
cắt hoặc do mất ổn định của cột, thậm chí có thể bị phá hoại liên kết do lực
cắt. Cả ba cách thức phá hoại khung bêtông cốt thép (dầm trước, cột trước
hay liên kết trước) đều liên quan đến lực cắt phát sinh do chuyển dịch ngang
bởi giãn nở nhiệt của bản sàn.
Kết cấu thép thường mảnh hơn kết cấu bêtông và độ dẫn nhiệt của thép
lớn hơn rất nhiều so với bêtông. Dạng phá hoại của khung thép khi chịu cháy
thường là do bị ép, mất ổn định tổng thể, uốn hay mất ổn định xoắn với cột,
mất ổn định cục bộ hoặc do uốn đối với dầm, do cắt hoặc mất ổn định cục bộ
đối với liên kết. Sự giãn nở theo phương ngang của kết cấu thép nhỏ hơn so
với bêtông vì vật liệu thép có tính đàn dẻo, dầm và bản sàn bị võng nhiều hơn
và chuyển dịch ngang của liên kết ít hơn. Do vậy cách thức phá hoại của
khung thép trái hẳn với cách thức phá hoại của khung bêtông cốt thép: dầm,
sàn bị phá hoại trước cột.
Kết cấu liên hợp thép - bêtông, bêtông còn đóng vai trò làm lớp vật liệu
bảo vệ, làm chậm quá trình tăng và lan truyền nhiệt trong kết cấu thép, làm
cho kết cấu có khả năng chịu lực lớn hơn. Chính sự kết hợp này đã làm nổi
bật rõ những ưu điểm vượt trội, hạn chế tối đa các nhược điểm của hai loại
vật liệu trên trong quá trình sử dụng
1.3.3. Các phương pháp thí nghiệm xác định khả năng chịu cháy của cấu
kiện kết cấu công trình
Các cấu kiện được thí nghiệm trong lò đốt tiêu chuẩn, có lò ngang để
thí nghiệm dầm, sàn và lò đứng để thí nghiệm cột, tường. Cấu kiện kết cấu
thường được thí nghiệm trong điều kiện chịu tải. Tải trọng tác dụng lên kết
cấu khi xảy ra cháy luôn luôn nhỏ hơn tải trọng ở nhiệt độ thường do hệ số
vượt tải nhỏ hơn.
29

Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ tại một số điểm trên cấu kiện được đo
dẫn đến các máy tính nhờ các thermocouples đặt sẵn trong cấu kiện trong quá
trình chế tạo. Nhiệt độ xung quanh cấu kiện (trong buồng đốt) được đo bằng
các thermoplates.

Hình 1.16: Lò đốt tiêu chuẩn [8]


1.3.4. Các phương pháp tính toán khả năng chịu lực của kết cấu liên hợp thép
– bêtông trong điều kiện cháy: [13]
Theo Eurocode 4 thì để đánh giá sự làm việc việc của kết cấu liên hợp
trong quá trình chịu cháy thì có thể dùng một trong ba phương pháp như sau:
- Phương pháp tra bảng: Dựa vào kết quả thiết kế theo bảng cho sẵn
cho từng loại cấu kiện kết cấu dầm, sàn, cột.
- Phương pháp tính toán theo mô hình đơn giản: tính toán cho từng loại
cấu kiện (Trình bày trong chương II)
- Phương pháp tính toán theo mô hình tiên tiến: có thể tính toán tổng
thể cho toàn bộ kết cấu, cho từng phần của kết cấu hoặc cho từng loại cấu
kiện. Phương pháp này thường phụ thuộc vào khả năng của phần mềm phân
tích kết cấu có hay không kể đến: biến dạng nhiệt, ứng suất dư, tính phi tuyến
vật liệu, phi tuyến hình học... Luận văn này trình bày phương pháp tính toán
theo mô hình tiên tiến sử dụng phần mềm phân tích phi tuyến kết cấu SAFIR.
30

CHƯƠNG II:
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP
– BÊTÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN CHÁY
2.1. Xác định khả năng chịu lực của các cấu kiện liên hợp thép – bêtông trong
điều kiện cháy theo phương pháp tính đơn giản hóa của tiêu chuẩn Eurocodes
(EN 1994 -1-2) [13]
2.1.1. Tải trọng tác dụng
Thực tế đã chứng minh rằng xác suất để đám cháy lớn sinh ra, tồn tại
đồng thời với mật độ tải trọng lớn tác dụng lên kết cấu là nhỏ. Eurocode 4
phần 1.2 đã giới thiệu nguyên tắc xác định tải trọng tính toán trong trường
hợp kết cấu làm việc chịu lửa. Tải trọng tác dụng lên kết cấu trong điều kiện
chịu lửa được chia làm 3 loại chính:
- Tải trọng thường xuyên (Gk): khi tính toán chịu lửa, Gk vẫn được xét đến
một cách nguyên vẹn, không điều chỉnh.
- Hoạt tải (Qk): vì lửa được xét là một tác động có tính tai nạn đối với kết cấu
xây dựng nên giá trị hoạt tải được giảm đi bằng cách nhân Qk với một hệ số tổ
hợp ψ1 có trị số biến thiên từ 0,5 đến 0,9, phụ thuộc vào chức năng sử dụng
của công trình.
- Các tác động gián tiếp do lửa gây ra (Ad)
Để xét đến ảnh hưởng tác động của các dạng tải trọng tác dụng lên kết cấu
trong điều kiện chịu lửa, người ta sử dụng hệ số giảm tải ηfi, được định nghĩa:
ηfi = Efi,d / Ed
Ed : là giá trị nội lực tồn tại trong kết cấu trong điều kiện chịu lực
bình thường
Efi,d : là giá trị nội lực khi tính toán kết cấu trong điều kiện chịu lửa
Trong nhiều trường hợp, khi xét ở một thời điểm cụ thể ηfi được ký
hiệu là ηfi,t được xác định như sau:
31

ηfi,t = Efi,d,t / Rd
Rd : là cường độ tính toán của vật liệu tại điều kiện nhiệt độ bình
thường
Efi,d, t : là giá trị nội lực khi tính toán kết cấu ở thời điểm t trong điều
kiện chịu lửa
Thông thường, giá trị này khi biểu thị theo các thành phần tải trọng, được xác
định theo công thức sau:
γ GA .Gk + ψ 1,1Qk ,1
η fi =
γ G .Gk + γ Q ,1Qk ,1
Trong đó:
Gk : là giá trị đặc trưng của tải trọng thường xuyên
Qk,1 : là giá trị hoạt tải chính
γGA : là hệ số vượt tải của tải trọng thường xuyên trong điều kiện chịu
lửa, γGA = 1
γG : là hệ số vượt tải của tải trọng thường xuyên trong điều kiện
thường, γG = 1,35
γQ,1 : là hệ số vượt tải của hoạt tải chính trong điều kiện chịu thường,
γQ,1 = 1,5
ψ1,1 : là hệ số tổ hợp khi xét đến xác xuất tồn tại của hoạt tải chính
cùng với tải trọng thường xuyên trong điều kiện chịu lửa, ψ1,1= 0,5 – 0,9
Trong điều kiện chịu lửa, gió chỉ đóng vai trò là tác nhân ảnh hưởng
trực tiếp đến tốc độ cháy của ngọn lửa chứ không được xét đến như một dạng
tải trọng tải tác dụng lên kết cấu.
2.1.2. Các nguyên tắc tính toán cơ bản
Các cấu kiện khi được tính toán theo yêu cầu chống cháy đều phải thỏa
mãn ba tiêu chuẩn sau:
32

* Tiêu chuẩn về tính kín (E): các vết nứt, các lỗ hổng không được phép
xuất hiện trong kết cấu vì chúng có thể cho nguồn lửa hay khí nóng truyền
qua.
* Tiêu chuẩn về cách nhiệt (I): nhiệt độ trên bề mặt của các cấu kiện
riêng biệt không lộ trong lửa không được vượt quá nhiệt độ bốc cháy.
* Tiêu chuẩn về khả năng chịu lực (R): các cấu kiện phải đảm bảo khả
năng chịu lực trong suốt thời gian chịu lửa yêu cầu.
Về nguyên tắc tính toán, khi kể đến cả ba tiêu chuẩn này, người ta có
thể xử lý thông tin theo ba cách sau:
* Thời gian chịu lửa thiết kế kết cấu phải lớn hơn thời gian chịu lửa mà
thực tế yêu cầu tfi,d ≥ tfi
* Tại một thời điểm t cho trước trong điều kiện chịu lửa, khả năng chịu
lực của kết cấu phải lớn hơn tải trọng thực tế tác dụng lên nó Rfi,d,t ≥ Efi,d,t
* Nhiệt độ tới hạn của kết cấu theo thiết kế phải lớn hơn nhiệt độ mà
kết cấu đạt tới trong điều kiện chịu lửa thực tế θcr,d ≥ θ
Về công cụ thực hiện, tùy thuộc vào trạng thái làm việc của cấu kiện và
công năng sử dụng của công trình mà có thể sử dụng một trong ba phương
pháp sau:
* Phương pháp tính toán đơn giản, dùng cho các cấu kiện điển hình.
* Thiết lập phương trình tính, kết quả được thể hiện thông qua các bảng
dữ liệu, dùng cho các cấu kiện điển hình.
* Phương pháp tính toán tiên tiến: kể tới các yếu tố biến dạng nhiệt,
ứng suất dư, tính phi tuyến vật liệu, phi tuyến hình học ...để phân tích sự làm
việc thực tế của một kết cấu tổng thể
Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến Tiêu chuẩn về khả năng chịu
lực (R):
33

2.1.3. Bản sàn liên hợp thép – bêtông không được bảo vệ
Bản sàn liên hợp thép – bêtông đang sử dụng khá rộng rãi. Khi thi
công, bêtông được đổ trực tiếp lên tấm tôn vừa đóng vai trò chịu lực vừa là
ván khuôn. Ưu điểm cơ bản của dạng kết cấu này là thuận lợi và tiết kiệm
thời gian thi công. Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà tấm sàn có thể
cấu tạo có gối tựa đơn giản hay liên tục.
Khi nghiên cứu trạng thái làm việc chịu lửa, người ta giả thiết rằng tấm
tôn không được cách nhiệt, bị nung nóng dưới tác trực tiếp của ngọn lửa và
cũng không có sự cách nhiệt giữa bản sàn bêtông và lớp bêtông láng bề mặt.
Chính vì vậy, nhiệt độ trong tấm tôn sẽ tăng rất nhanh, tự động biến dạng và
được xem là làm việc độc lập với phần bêtông. Trong các quan điểm tính toán
truyền thống, người ta bỏ qua sự tham gia chịu lực của tấm tôn trong điều
kiện chịu lửa.

Hình 2.1: Hình ảnh tấm tôn sàn [9]


Tuy nhiên trong thực tế, tấm tôn đóng một vai trò khá quan trọng, nó
vừa giống như một tấm cứng ngăn không cho lửa, khói truyền qua, giảm tốc
độ truyền nhiệt trong bêtông và có tác dụng hạn chế hiện tượng nứt, vỡ
bêtông. Vì vậy mà tiêu chuẩn E về tính kín luôn thỏa mãn đối với dạng kết
cấu này.
34

Do không kể đến ảnh hưởng của tấm tôn nên cốt thép đóng vai trò chịu
lực chính, bản sàn được tính toán như bản bêtông cốt thép thường nhưng chịu
tải trọng nhiệt. Bản sàn sẽ bị phá hoại khi ứng suất trong cốt thép đạt đến giới
hạn chảy. Bêtông có nhiệm vụ cách nhiệt cho cốt thép và kiểm soát quá trình
lan truyền nhiệt qua bản sàn. Việc sử dụng bêtông cốt liệu nhẹ để thực hiện
hai vai trò trên có nhiều ưu điểm hơn so với bêtông thường, ngoài ra tốc độ
giảm cường độ của bêtông nhẹ cũng chậm hơn. Như vậy, tấm tôn, cốt thép và
bêtông đều có những chức năng riêng, người ta đã nghiên cứu sự làm việc
tổng thể của kết cấu theo hai tiêu chuẩn I và R. Luận văn chỉ trình bày tiêu
chuẩn R
* Tiêu chuẩn R:
Dưới tác động của nhiệt độ cao, các đặc tính cơ học của vật liệu đều
giảm xuống, làm cho cả cường độ và độ cứng chống uốn của tấm sàn cũng
giảm theo. Trong thực tế, do khả năng chịu nhiệt cao của bêtông và do sự
thoát hơi nước trên bề mặt bêtông mà nhiệt độ của tấm tôn luôn nhỏ hơn nhiệt
độ của đám cháy. Vì vậy trong nhiều trường hợp người ta không xét đến ảnh
hưởng của tấm tôn khi tính toán độ bền chịu lửa. Trong nhiều trường hợp khi
tấm tôn được cố định tại gối (thông qua các chốt liên kết với dầm) hoặc khi
tấm tôn được bố trí tại phần bản sàn có nhiệt độ thấp hơn (khi bản sàn có kích
thước lớn, nhiệt độ phân bố trong sàn không đều), biến dạng dọc trục của tấm
tôn bị hạn chế, làm cho bản sàn cũng bị ngăn cản trong mặt phẳng của nó.
Kết quả là ứng lực màng trong sàn tăng lên và làm tăng khả năng chịu lửa của
tấm sàn.
Theo phương pháp tính toán đơn giản, khi chịu lực trong điều kiện chịu
lửa, trục trung hòa của bản sàn được xác định từ phương trình cân bằng ứng
suất:
35

 f ay ,i   f 
∑ Ai k y ,θ ,i   + 0,85∑ A j kc ,θ , j  c , j 
 γ 
 γ M , fi ,a   M , fi ,c 
Trong đó:
f ay ,i / γ M , fi ,a : là cường độ tính toán của phần diện tích thép Ai ở điều kiện

nhiệt độ thường, lấy giá trị dương với phần chịu nén và lấy giá trị âm với
phần chịu kéo của tiết diện bản sàn.
f c , j / γ M , fi ,c : là cường độ tính toán của phần diện tích bêtông Aj ở điều

kiện nhiệt độ thường, chỉ lấy giá trị dương (vì bỏ qua sự làm việc của bêtông
chịu kéo).
k y ,θ ,i và kc ,θ , j là hệ số suy giảm cường độ của vật liệu thép và bêtông

khi làm việc trong điều kiện chịu lửa.


Khi đó khả năng chịu mômen của bản sàn có giá trị:
 f   f 
M = ∑ Ai k y ,θ ,i  ay ,i  + 0,85∑ Aj kc ,θ , j  c , j 
γ  γ 
 M , fi ,a   M , fi ,c 
Trong đó zi và zj lần lượt là khoảng cách từ trục trung hòa đến trọng
tâm của phần diện tích Ai và Aj
Để kết cấu thỏa mãn điều kiện bền thì giá trị tính toán theo tải trong lửa
phải nhỏ hơn khả năng chịu mômen này, tức là M fi ,Sd ≤ M fi ,Rd . Vấn đề đặt ra

là ta phải phân tích nhiệt, xác định sự phân bố nhiệt độ trong từng phần của
tiết diện bản sàn ứng với các trường hợp chịu lực cụ thể:
- Khi tính toán khả năng chịu mômen dương của bản sàn, không chỉ
tấm tôn mà cả phần bêtông chịu kéo cũng được bỏ qua. Nếu các yêu cầu cấu
tạo về cách nhiệt được thỏa mãn thì nhiệt độ của phần cấu kiện không lộ trực
tiếp trong lửa thấp, vì vậy phần bêtông chịu nén được coi như là không giảm
cường độ. Hàm lượng cốt thép chịu kéo và nhiệt độ của cốt thép sẽ quyết định
khả năng chịu mômen dương của bản sàn. Nhiệt độ này phụ thuộc vào
36

khoảng cách từ các bề mặt bị đốt nóng đến cốt thép, được biểu diễn theo một
hàm vị trí “z”:
1 1 1 1
= + +
z u1 u2 u3

Với ui là các khoảng cách vuông góc từ cốt thép đến các cạnh của tấm tôn (về
cấu tạo, u1 và u2 ≥ 50mm; u3 ≥ 35mm)
c1u3 cA c
θ s = c0 + + c2 z + 3 + c4α + 5 (0C)
h2 Hp l3

Trong đó α là góc nghiêng của bản bụng tấm tôn so với phương nằm ngang.

Cèt thÐp
u1 u2
u2 u1
u3 u3
α

Hình 2.2: Các khoảng cách ui để xác định hàm vị trí z [13]
Các hệ số ci được tra bảng sau, phụ thuộc vào thành phần cốt liệu của bêtông
và cấp bền chịu lửa yêu cầu:
Bảng 2.1: Giá trị ci tương ứng với bêtông thường và bêtông nhẹ [13]
C ấp b ền c0 c1 c2 c3 c4 c5
Bêtông
chịu lửa (0C) (0C) (0C.mm1/2) (0C.mm) (0C/0) (0C.mm)
R60 1191 -250 -240 -5,01 1,04 -925
Bêtông
R90 1342 -256 -235 -5,30 1,39 -1267
thường
R120 1387 -238 -227 -4,79 1,68 -1326
R60 1336 -242 -292 -6,11 1,63 -900
Bêtông
R90 1381 -240 -269 -5,46 2,24 -918
nhẹ
R120 1397 -230 -253 -4,44 2,47 -906

Khi tính toán khả năng chịu mômen âm, ta vẫn bỏ qua sự làm việc của
tấm tôn và phần bêtông chịu kéo. Do phần bêtông chịu nén lộ trực tiếp trong
37

lửa nên phải xét đến sự giảm tiết diện tính toán. Trong trường hợp này, ta tính
giá trị nhiệt độ giới hạn θlim:
θlim = d0 + d1Ns + d3Φ + d2A/Hp + d4/l3 (0C)
Trong đó:
Ns = As . fay là lực kéo của phần cốt thép chịu kéo
Với hệ số di phụ thuộc vào thành phần cốt liệu của bêtông và cấp bền
chịu lửa theo yêu cầu
Bảng 2.2: Giá trị di tương ứng với bêtông thường và bêtông nhẹ [13]
C ấp b ền d0 d1.10-4 d2 d3 d4
Bêtông
chịu lửa (0C) (0C.N) (0C.mm) (0C.mm) (0C.mm)
R60 867 -1,9 -8,75 -123 -1378
Bêtông
R90 1055 -2,2 -9,91 -154 -1990
thường
R120 1144 -2,2 -9,71 -166 -2155
R60 1030 -2,6 -10,95 -181 -1834
Bêtông
R90 1159 -2,5 -10,88 -208 -2233
nhẹ
R120 1213 -2,5 -10,09 -214 -2320

Từ trạng thái phân bố nhiệt trên tiết diện tấm sàn, ta vẽ đường đẳng
nhiệt, nối tất cả các điểm có nhiệt độ giới hạn θlim (tức là phần nằm trên
đường đẳng nhiệt này). Đường đẳng nhiệt được xác định thông qua 4 tiết diện
Y
PhÇn bª t«ng tÝnh to¸n Cèt thÐp chÞu kÐo

h1 (4)
(3)
h2 (1) (2) §−êng ®¼ng nhiÖt θ lim

l2 X
l 3 /2 l1 l 3 /2

Hình 2.3: Xác định đường đẳng nhiệt θ = θlim [13]


38

+ Điểm 1: điểm nằm giữa sóng tôn, cách bản cánh dưới của tấm tôn một
khoảng được xác định theo 2 giá trị tọa độ X1 và Y1
1
X1 = 0; Y1 = 2
trong đó z được tính từ phương trình xác
1 
 − 4 
z l1 + l3 
 
định nhiệt độ của cốt thép θs khi thừa nhận u3/h2 = 0,75 và θs = θlim
+ Điểm 4: điểm nằm giữa hai sóng tôn, cách bản cánh trên của tấm tôn một
khoảng được xác định theo 2 giá trị tọa độ X4 và Y4

1 1 1  a 2 − 4a + c 
X 4 = l1 + l3 ; Y4 = h2 + b trong đó b = l1 sin α 1 −
2 2 2  a 
 
2
 2h  1 1 
Với α = arctan 2  ; a =  −  l1 sin α
l − l
 1 2  z h2 

( ) (
c = −8 1 + 1 + a khi a ≥ 8 và c = 8 1 + 1 + a khi a < 8 )
+ Điểm 2: nằm trên đường thẳng ngang, có cùng cao độ với điểm 1, cách bản
bụng của tấm tôn một khoảng bằng khoảng cách từ nó đến bản cánh dưới
1 Y
X 2 = l2 + 1 (cos α − 1) ; Y2 = Y1
2 sin α
+ Điểm 3: nằm trên đường thẳng ngang, có cùng cao độ với bản cánh trên của
tấm tôn, cách bản bụng một khoảng bằng khoảng cách từ điểm (4) đến bản
1 b
cánh trên: X 3 = l1 + ; Y3 = h2
2 sin α
Trong trường hợp này, phần bêtông trên cùng có hàm lượng cốt thép
chịu kéo và nhiệt độ của cốt thép sẽ quyết định khả năng chịu mômen âm của
bản sàn. Nhiệt độ của cốt thép chịu kéo có thể lấy bằng nhiệt độ của bêtông
tại vị trí đặt cốt thép.
39

2.1.4. Dầm liên hợp thép – bêtông


Dầm liên hợp không bọc bêtông:
Trong điều kiện chịu lửa, do tiết diện dầm thép không được bảo vệ nên
có một sự khác biệt đáng kể giữa nhiệt độ của bản cánh trên (phần liên kết
với bản sàn bêtông) và bản cánh dưới (phần lộ trực tiếp trong lửa). Điều này
có ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu uốn của tiết diện liên hợp.
a. Trường hợp chịu mômen dương:
- Khi bản sàn bêtông có chiều dày lớn hơn 120mm, dầm thép có chiều
cao tiết diện nhỏ hơn hoặc bằng 500mm, ta giả thiết rằng nhiệt độ phân bố
đều trên tiết diện dầm thép và sử dụng phương pháp nhiệt độ tới hạn. Kết cấu
thỏa mãn yêu cầu chịu lực trong điều kiện chịu lửa khi θfi,t ≤ θcri,t
Khi đó, ηfi,t là hệ số giảm tải khi xét đến ảnh hưởng của các dạng tải trọng tác
dụng lên kết cấu trong điều kiện chịu lửa được xác định:
E fi ,d ,t
η fi ,t =
Rd
Trong đó:
Efi,d,t : là kết quả tính toán các tác động tại thời điểm t trong điều kiện
chịu lửa.
Rd: là cường độ tính toán của vật liệu thép tại điều kiện nhiệt độ
thường.
Ở trạng thái tới hạn, khi nhiệt độ trong kết cấu đạt θcrit thì Efi,d,t = Rfi,d,t
với Rfi,d,t là cường độ tính toán của vật liệu thép tại thời điểm t trong điều kiện
chịu lửa.
E fi ,d ,t R fi ,d ,t f a max,θcr / γ M , fi ,a
η fi ,t = = =
Rd Rd f ay , 200 C / γ M ,a
40

f ay , 200 C / γ M ,a : là cường độ tính toán của thép trong điều kiện nhiệt độ

thường ở 200C
f a max,θcr / γ M , fi ,a : là cường độ tính toán của thép trong điều kiện chịu lửa

Điều này đã chứng minh rằng trạng thái làm việc chịu nén của bêtông
không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu uốn của dầm liên hợp trong điều
kiện chịu lửa. Do bản cánh dưới và bản bụng lộ trực tiếp trong lửa làm cường
độ bị giảm nhanh nên khả năng chịu kéo của dầm thép là khá nhỏ. Vì vậy vị
trí trục trung hòa của tiết diện dầm liên hợp nằm trong phần bản sàn bêtông
và chỉ một phần nhỏ bêtông sàn chịu nén. Như vậy, khả năng chịu mômen
dương của tiết diện được quy định bởi trạng thái làm việc của tiết diện dầm
thép. Trong thực tế, γM,fi,a=1; γM,a=1,1.
R fi ,d ,t f a max,θcr f
η fi ,t = = hay 0,9η fi ,t = a max,θcr
Rd 0,9 f ay , 200 C f ay , 200 C

- Khi dầm thép cao hơn 500mm, bản sàn nhỏ hơn 120mm, ta sử dụng
phương pháp mômen, tính toán theo trạng thái làm việc dẻo của vật liệu. Sự
phân bố nhiệt độ trong tiết diện được thể hiện trên hình 2.8: bao gồm nhiệt độ
của bản cánh trên θ2, nhiệt độ của bản bụng θw và nhiệt độ của bản cánh dưới
θ1. Trong khoảng thời gian chịu lửa cho phép, vị trí trục trung hòa được xác
định từ sự cân bằng các lực kéo T ở phần dưới và các lực nén F ở phần trên
của tiết diện.
Bề rộng tính toán của bản sàn được xác định giống như trong trường
hợp dầm liên hợp chịu lực ở điều kiện thường. Giả thiết rằng trục trung hòa
nằm ở trong phần bản bêtông, cách mép trên của bản một khoảng hu, lực nén
của bêtông được tính toán theo công thức:
f ay , 20 C (hu bef )
0
F=
γ M , fi ,c
41

Bỏ qua khả năng chịu kéo của bêtông, lực kéo của tiết diện dầm thép được
f a ,max,θ (b1e1 ) + f a ,max,θw (hwew ) + f a ,max,θ (b2 e2 )
xác định: T = 1 2

γ M , fi ,a
beff
f c / γM,fi,c
hu F

hc θc -
f amax,θ / γM,fi,a
2
e2 θ2
b2

+ T
θw famax,θ / γM,fi,a yF
hw
h ew w

yT

θ1
e1
f amax,θ / γM,fi,a
b1 1

Hình 2.4: Sự phân bố nhiệt độ và ứng suất trong tiết diện dầm liên hợp không
bọc bêtông, áp dụng tính khả năng chịu mômen dương. [13]
T
Vì F = T → chiều cao vùng bêtông chịu nén hu =
beff f c , 20 C / γ M , fi ,c
0

Gọi yT, yF lần lượt là khoảng cách từ mép dưới của dầm đến trọng tâm của
vùng kéo và trọng tâm của vùng nén:
f a ,max,θ1 (0,5b1e12 ) + f a ,max,θw (hw ew )(e1 + 0,5hw ) + f a ,max,θ2 (b2 e2 )(h − 0,5e2 )
yT =
Tγ M , fi ,a
y F ≅ h + hc − 0,5hu

→ Khả năng chịu mômen dương của toàn tiết diện M +fi ,Sd = T ( y F − yT )

Để kết cấu thỏa mãn điều kiện bền thì giá trị tính toán theo tải trọng lửa
phải nhỏ hơn giá trị mômen này, tức là : M +fi ,Sd ≤ M +fi ,Rd

Trong trường hợp bản sàn có tấm tôn dập nguội bên dưới, ta cũng có
cách tính tương tự, chỉ riêng chiều cao bản sàn được tính bởi chiều cao hiệu
quả heff.
42

b. Trường hợp chịu mômen âm:


Bề rộng tính toán của bản sàn beff được xác định theo điều kiện trục
trung hòa của tiết diện không nằm trong sàn bêtông, xem như bỏ qua toàn bộ
khả năng chịu lực của bêtông. Bề rộng này cũng không được lớn hơn bề rộng
áp dụng để tính toán trong điều kiện nhiệt độ thường. Sự phân bố nhiệt độ
trong tiết diện được thể hiện trên hình sau, bao gồm nhiệt độ cốt thép θs, nhiệt
độ của bản cánh trên θ2, nhiệt độ của bản bụng θw và nhiệt độ của bản cánh
dưới θ1
beff
Ar
f r / γM,fi,r
T

hc θc +
f amax,θ / γM,fi,a
2
e2 θ2
b2

θw - F
hw yT
h ew famax,θ / γM,fi,a
w

yF

θ1
e1
b1 f amax,θ / γM,fi,a
1

Hình 2.5: Sự phân bố nhiệt độ và ứng suất trong tiết diện dầm liên hợp không
bọc bêtông, áp dụng tính khả năng chịu mômen âm [13]
Khi trục trung hòa nằm tại vị trí tiếp xúc giữa bản sàn bêtông và tiết
diện dầm thép, khả năng chịu mômen âm của tiết diện liên hợp được xác định
theo công thức: M −fi ,Sd = T − ( y F− − yT− )

Trong đó T- là tổng hợp lực kéo của cốt thép nằm tròn bề rộng tính toán

beff− của bản sản được lấy bằng lực F- của tiết diện dầm thép:
f r , 200 C Ar f a ,max,θ1 (b1e1 ) + f a ,max,θw (hw ew ) + f a ,max,θ2 (b2 e2 )
T− = = F− =
γ M , fi ,s γ M , fi ,a
43

Để kết cấu thỏa mãn điều kiện bền thì giá trị tính toán theo tải trọng lửa
phân bố nhỏ hơn giá trị mômen này tức là: M −fi ,Sd ≤ M −fi ,Rd

Khi trục trung hòa nằm trong tiết diện dầm thép, ta cũng áp dụng
phương pháp tính toán tương tự sau khi phân phối lại phần chịu nén và phần
chịu kéo của tiết diện dầm.
c. Đối với điều kiện bền chịu cắt:
Đối với điều kiện bền chịu cắt, các chốt liên kết phải được kiểm tra để
đảm bảo bêtông và tiết diện dầm thép cùng làm việc như một cấu kiện duy
nhất. Trong điều kiện chịu lửa, lực cắt xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc giữa
thép và bêtông tăng do có sự giãn dài khác nhau giữa thép và bêtông. Các
chốt liên kết phải có đủ độ bền và độ cứng để chống lại lực cắt đó. Cường độ
chịu lực cắt được tính toán theo EC và là giá trị nhỏ nhất trong hai giá trị sau:
πd 2
0,8 fu
Pfi ,Rd = PRd k max,θ = k max,θ 4
γ M , fi ,v

0,29αd 2
Pfi ,Rd = PRd kc ,θ = kc ,θ f ck Ecm
γ M , fi ,v
Trong đó
θ : là nhiệt độ của chốt liên kết. Nhiệt độ này có thể lấy bằng 80% nhiệt
độ bản cánh của dầm thép.
fck: là cường độ cắt của bêtông khi được thí nghiệm trên mẫu hình trụ
Ecm: là môđun cắt của bêtông khi được thí nghiệm trên mẫu hình trụ
fu: là cường độ chịu kéo cực hạn của vật liệu chốt, ≥ 500N/mm2
kmax; kc : là hệ số suy giảm cường độ của chốt và bêtông
Những công thức này chỉ đúng với các chốt có kích thước nhỏ hơn
25mm. Nếu chốt có đường kính lớn hơn thì sự làm việc của chúng phải được
xác định thông qua thí nghiệm.
44

Dầm liên hợp được bọc bêtông một phần


Sự nóng lên của tiết diện ngang dầm liên hợp được bọc bêtông một
phần phức tạp hơn dầm thép không được bảo vệ. Cánh dưới của dầm thép sẽ
nóng lên một cách trực tiếp, trong khi các bộ phận khác được bảo vệ bởi các
lớp bêtông bọc. Lớp bêtông này sẽ tham gia chịu lực với cốt thép trong
bêtông giữa các bán cánh. Vì vậy không thể xác định một cách chính xác
nhiệt độ của từng bộ phận riêng rẽ trong tiết diện bằng các phương pháp tính
toán đơn giản, để có thể so sánh chúng với một nhiệt độ giới hạn chung. Để
xác định khả năng chịu uốn của dầm trong trường hợp này, nhiệt độ của các
bộ phận trong tiết diện ngang được xem là phân bố đều hoặc biến thiên tuyến
tính, tiết diện có thể được tính toán giảm yếu hoặc có thể được tính toán trọn
vẹn nhưng cường độ bị giảm yếu.
a. Trường hợp chịu mômen dương:
beff

f c / γM,fi,c
hc ,h -

hc ,fi
e2
bfi bfi f ay / γM,fi,a
ew
f ay / γM,fi,a +
hh
bc
hw
h us
k r .f ry / γM,fi,s

hl f ay,θ / γM,fi,a
u2
u1 kay.f ay / γM,fi,a
e1

Hình 2.6: Tiết diện và cường độ tính toán chịu mômen dương trong điều kiện
chịu lửa của dầm liên hợp bọc bêtông một phần [13]
- Đối với tấm sàn bêtông: chỉ có phần bêtông chịu nén không ảnh
hưởng của nhiệt độ là được kể đến trong tính toán. Cường độ chịu nén tính
45

toán của bêtông bằng (fc,200C / γM,fi,c). Chiều rộng tính toán của sàn bêtông beff
được lấy bằng chiều rộng tính toán ở nhiệt độ thường. Chiều dày bị giảm yếu
hc,fi thay đổi theo cấp bền chịu lửa, tra theo bảng sau:
Bảng 2.3: Giá trị hc,fi tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa Giá trị hc,fi (mm)
Thời gian chịu lửa là 30 phút (R30) 10
Thời gian chịu lửa là 60 phút (R60) 20
Thời gian chịu lửa là 90 phút (R90) 30
Thời gian chịu lửa là 120 phút (R120) 40
Thời gian chịu lửa là 180 phút (R180) 55

- Đối với bản cánh trên của dầm thép: cường độ tính toán vẫn được lấy
trọn vẹn (fay,200C / γM,fi,a), nhưng phần mép bản có bề rộng bfi không được xét
đến trong tính toán với giả thiết rằng chúng cũng chịu tác động trực tiếp của
ngọn lửa, giá trị bfi phụ thuộc vào cấp bền chịu lửa. Tra theo bảng sau:
Bảng 2.4: Giá trị bfi tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa Giá trị bfi (mm)
ef b − bc
Thời gian chịu lửa là 30 phút (R30) +
2 2
ef b − bc
Thời gian chịu lửa là 60 phút (R60) + + 10
2 2
ef b − bc
Thời gian chịu lửa là 90 phút (R90) + + 30
2 2
ef b − bc
Thời gian chịu lửa là 120 phút (R120) + + 40
2 2
ef b − bc
Thời gian chịu lửa là 180 phút (R180) + + 60
2 2
46

- Bản bụng dầm thép: được chia thành 2 phần, phần trên hh không chịu
ảnh hưởng của ngọn lửa nên vẫn giữ ở nhiệt độ 200C và không bị giảm cường
độ chịu lực. Phần dưới hl có sự thay đổi nhiệt độ một cách tuyến tính từ 200C
đến nhiệt độ mép của bản cánh dưới. Vì vậy, cường độ tính toán cũng giảm
tuyến tính theo nhiệt độ.
h a ae
Khi ≤ 1 hoặc ≥ 2 thì hl = l + 2 w ≥ hl .min
bc bc bc h
h
Khi 1 < < 2 thì hl được tính theo bảng sau:
bc
Bảng 2.5: Giá trị hl tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
C ấp b ền hl,min
hl (mm)
chịu lửa (mm)
3600
R30 20
bc

9500 20000.ew  h
R60 +  2 −  30
bc h.bc  bc 

1400 75000.ew 85000.ew  h


R90 + +  2 −  40
bc h.bc h.bc  bc 

23000 110000.ew 70000.ew  h


R120 + +  2 −  45
bc h.bc h.bc  bc 

35000 250000.ew 150000.ew  h


R180 + +  2 −  55
bc h.bc h.bc  bc 

Trong đó
h :là chiều cao tiết diện dầm
ew :là chiều dày bản bụng dầm
47

Bảng 2.6: Giá trị a1; a2 tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
h/bc Cấp bền chịu lửa a1 (mm2) a2 (mm2) hl,min (mm)
R30 3600 0 20
R60 9500 20000 30
h/bc ≤ 1 R90 14000 160000 40
R120 23000 180000 45
R180 35000 400000 55
R30 3600 0 20
R60 9500 0 30
h/bc ≥2 R90 14000 75000 40
R120 23000 110000 45
R180 35000 250000 55

Bảng 2.7: Giá trị ka,max, ka,min tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
C ấp b ền
Giá trị ka ka,min ka,max
chịu lửa
 84 h 
R30 1,12 − + (0,018e f + 0,7 ) 0,5 0,8
 bc 22bc 

 26 h 
R60  0,21 − + (0,018e f + 0,7 ) 0,12 0,4
 bc 24bc 

 17 h 
R90  0,12 − + (0,018e f + 0,7 ) 0,06 0,12
 bc 38bc 

 15 h 
R120  0,1 − + (0,018e f + 0,7 ) 0,05 0,1
 bc 40bc 

 3 h 
R180  0,03 − + (0,018e f + 0,7 ) 0,03 0,06
 bc 50bc 
48

- Đối với bản cánh dưới: vì toàn bộ cánh dưới chịu ảnh hưởng trực tiếp
của ngọn lửa nên nhiệt độ được xem như phân bố đều. Do đó, diện tích chịu
lực không bị giảm yếu nhưng cường độ tính toán bị giảm bởi hệ số ka phụ
thuộc vào cấp bền chịu lửa, tra theo bảng 2.9.
- Nhiệt độ của cốt thép: phụ thuộc vào khoảng cách từ chúng đến mép
trên của bản cánh dưới ui và chiều dày lớp bêtông bảo vệ us. Khi đó, hệ số kr
không chỉ là một hàm của cấp bền chịu lửa mà còn biến thiên theo hàm vị trí
1
u=
1 1 1
+ +
ui u si bc − ew − u si
Trong thực tế kr cũng có thể được xác định theo công thức kinh nghiệm
ua3 + a4
k r ,min ≤ k r = a5 ≤ k r ,max
Am / V

Trong đó u, Am, V được tính bằng mm, và a3, a4, a5 được cho trong
bảng sau:
Bảng 2.8: Các giá trị a3, a4, a5 tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa a3 a4 a5 kr,min kr,max
R30 0,062 0,16 0,126 0,1 1
R60 0,034 -0,04 0,101 0,1 1
R90 0,026 -0,154 0,090 0,1 1
R120 0,026 -0,284 0,082 0,1 1
R180 0,024 -0,562 0,076 0,1 1

- Phần bêtông giữa các bản cánh: không được xét đến khi tính toán
khả năng chịu uốn của tiết diện, nhưng cũng được kiểm tra theo điều kiện
chịu cắt khi giả thiết rằng nó có khả năng chống cắt theo phương đứng.
49

b. Trường hợp chịu mômen âm:


beff

k r .f ry / γM,fi,s

hc
+

e2
bfi ew bfi f ay / γM,fi,a
bc
hh f c / γM,fi,c -

hw bfi,c
h us

k r .f ry / γM,fi,s
hfi,c hl
u2
u1
e1
b

Hình 2.7: Tiết diện và cường độ tính toán chịu mômen âm trong điều kiện
chịu lửa của dầm liên hợp bọc một phần bêtông [13]
- Đối với tiết diện dầm thép: các công thức tính tiết diện giảm yếu cho
bản cánh trên, bản cánh dưới và bản bụng cũng tương tự như khi chịu mômen
dương. Riêng trường hợp dầm liên tục, bản cánh trên bị kéo nên không được
xét đến. Ngoài ra, cả phần bản bụng và bản cánh dưới đều không được xét
đến trong tính toán.
- Đối với tấm sàn bêtông: chiều rộng tính toán của sàn bêtông beff được
lấy bằng ba lần chiều rộng bản cánh trên của dầm thép. Tuy nhiên toàn bộ
phần bêtông chịu nén được bỏ qua, chỉ xét đến sự làm việc của phần thép sàn
nằm trong phạm vi chiều rộng tính toán nêu trên. Sự phân bố nhiệt độ và sự
giảm cường độ phụ thuộc khoảng cách u từ các thanh cốt thép đến mép trên
của bản sàn. Vì vậy, hệ số giảm cường độ kr của các thanh thép biến thiên
theo hàm vị trí u, lấy theo bảng sau:
50

Bảng 2.9: Các giá trị kr tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa Giá trị kr kr,min kr,max
R30 1 0 1
R60 0,022u+0,34 0 1
R90 0,0275u-0,1 0 1
R120 0,022u-0,2 0 1
R180 0,018u-0,26 0 1

- Phần bêtông giữa các bản cánh: được tính với cường độ không giảm
yếu (fc,200C / γM,fi,c), nhưng tiết diện giảm yếu theo cả hai phương với các giá
tương ứng hfi và bfi. Phần cốt thép được tính toán tương tự như trong trường
hợp dầm chịu mômen dương.
Bảng 2.10: Giá trị hfi tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa hfi (mm) hfi,min (mm)
R30 25 25
R60 165 − 0,4bc − 8h / bc 30
R90 225 − 0,5bc − 8h / bc 45
R120 290 − 0,6bc − 10h / bc 55
R180 360 − 0,7bc − 10h / bc 65

Giả thiết rằng bỏ qua lực dọc, mômen giới hạn trong cả hai trường hợp
chịu mômen dương và mômen âm đều được tính toán một cách đơn giản bằng
cách tính tổng của từng phần ứng suất tương ứng với các bộ phận tham gia
chịu lực như đã xét ở trên. Để kết cấu thỏa mãn điều kiện bền thì giá trị
mômen này phải lớn hơn giá trị tính toán theo tải trọng lửa, tức là:
M +fi ,Sd = η fi M Sd ≤ M +fi ,Rd và M −fi ,Sd = η fi M Sd ≤ M −fi ,Rd
51

Bảng 2.11: Giá trị bfi tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa bfi (mm) bfi,min (mm)
R30 25 25
R60 60 − 0,15bc 30
R90 70 − 0,10bc 35
R120 75 − 0,10bc 45
R180 85 − 0,10bc 55

2.1.5. Cột liên hợp thép – bêtông


Quá trình lan truyền nhiệt độ trong tiết diện cột liên hợp được bọc
bêtông một phần cũng được giải thích tương tự như trong tiết diện dầm liên
hợp được bọc bêtông một phần. Trong điều kiện chịu lửa, bản cánh của cột
thép sẽ nóng lên một cách trực tiếp, trong khi bản bụng sẽ được bảo vệ bởi
một lớp bêtông bọc. Lớp bêtông này vừa có tác dụng giảm độ mảnh cho tiết
diện cột thép vừa có tác dụng cùng với cột thép tham gia chịu lực. Để xác
định khả năng chịu lực của cột trong trường hợp này, nhiệt độ của các bộ
phận tiết diện ngang (hai bản cánh, bản bụng, phần bọc bêtông và cốt thép)
được xem là phân bố đều hoặc biến thiên tuyến tính, tiết diện có thể được tính
toán giảm yếu hoặc tính toán trọn vẹn nhưng cường độ và môđun đàn hồi bị
giảm yếu.
a. Tiết diện và cường độ tính toán chịu lửa:
- Phần bản cánh của tiết diện thép: do lộ hoàn toàn trong lửa nên
thường đạt nhiệt độ cao nhất, trong tính toán nhiệt độ này phân bố đều trên
toàn diện tích cánh, xác định theo công thức:
 Am 
θ f ,t = θ o ,t + kt  
V 
52

θo,t và kt là nhiệt độ và hệ số thời gian, phụ thuộc vào cấp bền chịu lửa được
tra theo bảng.
Y

bc,fi u1
hw,fi bc,fi
b
ew Z

u2

ef hw ef
h

Hình 2.8: Tiết diện tính toán trong điều kiện chịu lửa của cột liên hợp bọc
bêtông một phần [13]
Bảng 2.12: Giá trị θo,t và kt tương ứng với cấp bền chịu lửa [13]

Cấp bền chịu lửa θo,t (0C) kt (0C)


R30 550 9,65
R60 680 9,55
R90 805 6,15
R120 900 4,65

Do diện tích chịu lực của bản cánh không bị giảm yếu nhưng cường độ
và môđun đàn hồi bị giảm thông qua các hệ số k phụ thuộc vào nhiệt độ của
bản cánh:
f a max, f ,θ = k max,θ . f ay , f , 200 C

Ea , f ,t = k E ,θ .Ea , f , 200 C
53

Bảng 2.13: Giá trị kE,θ, kmax,θ tương ứng với nhiệt độ θ [13]

Nhiệt độ bản cánh θ


k E ,θ = Ea , f ,t / Ea , f , 200 C k max,θ = f a max, f ,θ / f ay , f , 200 C
0
( C)
20 1,00 1,00
100 1,00 1,00
200 0,90 1,00
300 0,80 1,00
400 0,70 1,00
500 0,60 0,78
600 0,31 0,47
700 0,13 0,23
800 0,09 0,11
900 0,0675 0,06
1000 0,045 0,04
1100 0,0225 0,02
1200 0,00 0,00

- Phần bản bụng: do ở gần vị trí của bản cánh cũng chịu ảnh hưởng của
quá trình lan truyền nhiệt độ trong vật liệu thép nên cũng có nhiệt độ cao. Vì
vậy, khi đưa vào công thức tính toán, bộ phận này bị giảm yếu tiết diện một
phần, tương ứng với kích thước hw,fi xác định theo công thức:
 H 
hw, fi = 0,5(h − 2e f )1 − 1 − 0,16 t 

 h 
Trong đó:
h : là chiều cao tiết diện; ef : là bề dày bản cánh
Ht : là thông số phụ thuộc vào cấp bền chịu lửa
54

Bảng 2.14: Giá trị của Ht tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa Ht (mm)
R30 350
R60 770
R90 1100
R120 1250

Cường độ còn lại của bản bụng:


Ht
f a max,,w,θ = f ay ,,w, 200 C 1 − 0,16
h
Môđun đàn hồi của bản bụng vẫn được tính với giá trị của vật liệu thép trong
điều kiện làm việc bình thường.
- Phần bêtông bọc ngoài bản bụng: cũng được tính toán chịu lửa theo
tiết diện giảm yếu, có kích thước hai phương thu hẹp so với tiết diện thực một
lượng bc,fi phụ thuộc vào cấp bền chịu lửa.
Bảng 2.15: Giá trị bc,fi tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa bc,fi (mm)
R30 4
R60 15
R90 0,5(Am/V)+22,5
R120 2(Am/V)+24

Giá trị nhiệt độ đạt được trong bêtông tại một thời điểm t cho trước θc,t
phụ thuộc vào cấp bền chịu lửa và hệ số tiết diện của cấu kiện đang xét.
55

Bảng 2.16: Giá trị θc,t tương ứng với cấp bền chịu lửa [13]
R30 R60 R90 R120
Am/V θc,t Am/V θc,t Am/V θc,t Am/V θc,t
(m-1) (0C) (m-1) (0C) (m-1) (0C) (m-1) (0C)
4 136 4 214 4 256 4 256
23 300 9 300 6 300 5 300
46 400 21 400 13 400 9 400
50 600 33 600 23 600
54 800 38 800
41 900
43 1000

Tương tự như phần bản cánh của tiết diện thép, cường độ và môđun
đàn hồi của bêtông đều bị giảm theo một tốc độ phụ thuộc vào nhiệt độ đạt
được trong bêtông trong quá trình chịu lửa.

Ec,sec,θ = kc,θ . f c , 20 C / ε cu,θ


0
f c ,θ = k c ,θ . f c , 200 C

Bảng 2.17: Giá trị kE,θ, kmax,θ tương ứng với nhiệt độ θ [13]

Nhiệt độ bêtông θc (0C) kc ,θ = f c ,θ / f c , 20 0 C ε cu ,θ (x10-3)


20 1,00 2,5
100 0,95 3,5
200 0,90 4,5
300 0,85 6,0
400 0,75 7,5
500 0,60 9,5
600 0,45 12,5
700 0,30 14
56

800 0,15 14,5


900 0,08 15,0
1000 0,04 15,0
1100 0,01 15,0
1200 0,00 15,0

- Đối với cốt thép trong bêtông: thì quá trình giảm cường độ
f ry ,t = k y ,t . f ry , 20 C và môđun đàn hồi Er ,t = k E ,t .Er , 20 C được quyết định bởi
0 0

khoảng cách từ trọng tâm của thanh thép tới mép bêtông thể hiện qua thông
số u = u1u 2
Bảng 2.18: Giá trị ky,t tương ứng với cấp bền chịu lửa [13]
Cấp bền chịu lửa u=40mm u=45mm u=50mm u=55mm u=60mm
R30 1 1 1 1 1
R60 0,789 0,883 0,976 1 1
R90 0,314 0,434 0,572 0,696 0,822
R120 0,170 0,223 0,288 0,367 0,436

Bảng 2.19: Giá trị kE,t tương ứng với cấp bền chịu lửa[13]

Cấp bền chịu lửa u=40mm u=45mm u=50mm u=55mm u=60mm


R30 0,830 0,865 0,888 0,914 0,935
R60 0,604 0,647 0,689 0,729 0,763
R90 0,193 0,283 0,406 0,522 0,619
R120 0,110 0,128 0,173 0,233 0,285
57

b. Chiều dài tính toán của cột


HÖ gi»ng cøng

Cét chÞu löa L


Cét chÞu löa L


l lθ

(a) (b) (c)

Hình 2.9: Cách xác định chiều dài tính toán của cột [13]
(a): Vị trí của cấu kiện cột chịu lửa trong sơ đồ khung
(b): Biến dạng của cột trong điều kiện nhiệt độ thường
(c):Biến dạng của cột trong điều kiện chịu lửa
Chiều dài tính toán của cột trong điều kiện chịu lửa được xác định
tương tự như trong điều kiện thường. Riêng với sơ đồ khung giằng, với giả
thiết rằng ngọn lửa sẽ có tác dụng riêng rẽ trong từng tầng nhà, phần đoạn cột
trực tiếp chịu lửa được ngăn cản bởi hai đầu các liên kết với các đoạn cột ở
phía trên và phía dưới. Dựa vào trạng thái biến dạng của cột trong đám cháy,
ta có thể lấy chiều dài tính toán lfi của đoạn cột tầng trung gian bằng 0,5L; đối
với đoạn cột ở tầng trên cùng hoặc tầng trệt (khi chân cột liên kết khớp với
móng), lfi = 0,7L.
Theo phương pháp tính toán đơn giản, trong điều kiện chịu nhiệt độ
cao, lực nén lớn nhất đạt được trong cột:
N fi , Rd , z = χ z .N fi , pl , Rd
58

Trong đó N fi , pl ,Rd là khả năng chịu nén dọc trục thực tế của cột
N fi , pl , Rd = N fi , pl , Rd , f + N fi , pl , Rd ,w + N fi , pl , Rd ,c + N fi , pl ,Rd ,r

∑ ( Af ,θ f a max,θ ) ∑ ( Aw,θ f a max,θ ) ∑ ( Ac ,θ f c ,θ ) ∑ ( Ar ,θ f a max,θ )


N fi , pl , Rd = + + +
γ M , fi ,a γ M , fi ,a γ M , fi ,c γ M , fi ,r

Trong đó :
N fi , pl , Rd , f : khả năng chịu nén của phần bản cánh tiết diện cột thép

N fi , pl , Rd ,w : khả năng chịu nén của phần bản bụng tiết diện cột thép

N fi , pl , Rd ,c : khả năng chịu nén của phần bêtông chèn vào giữa hai bản

cánh của cột


N fi , pl , Rd ,r : khả năng chịu nén của phần cốt thép đặt trong bêtông

χ z : là hệ số giản yếu khi cột bị uốn dọc quanh trục z, được xác định
bằng cách sử dụng đường cong uốn dọc (c) trong họ đường cong Châu Âu
phụ thuộc vào độ mảnh λ z ,θ theo phương trục z tại nhiệt độ θ

N fi , pl , R
λ z ,θ =
N fi ,cr , z

Với N fi , pl ,R = N fi , pl ,Rd khi ta lấy các hệ số γ M , fi ,a ; γ M , fi ,c ; γ M , fi ,r đều bằng 1

N fi ,cr , z là lực nén giới hạn trong điều kiện chịu lửa, tính theo công thức của

Euler:
π 2 (EI ) fi ,eff
N fi ,cr , z =
l 2fi

Với (EI ) fi ,eff là độ cứng chống uốn của tiết diện cột trong điều kiện chịu lửa.
(EI ) fi ,eff = (E f I f ) fi ,eff + (Ew I w ) fi ,eff + (Ec I c ) fi ,eff + (Er I r ) fi ,eff
(EI ) fi ,eff = ∑ ϕ f ,θ E f ,θ I f ,θ + ∑ ϕ w,θ Ew,θ I w,θ + ∑ ϕ c ,θ Ec ,θ I c ,θ + ∑ ϕ r ,θ Er ,θ I r ,θ
59

(E I )
f f fi ,eff
; (Ew I w ) fi ,eff ; (Ec I c ) fi ,eff ; (Er I r ) fi ,eff lần lượt là độ cứng chống uốn

của phần bản cánh, bản bụng, phần bêtông bọc bản bụng và phần cốt thép
trong điều kiện chịu lửa.
ϕ f ,θ ; ϕ w,θ ; ϕ c ,θ ; ϕ r ,θ : là các hệ số phụ thuộc vào cấp bền chịu lửa tra theo

bảng sau:
Bảng 2.20: Giá trị các hệ số ϕ tương ứng với các cấp bền chịu lửa [13]

Cấp bền chịu lửa ϕ f ,θ ϕ w,θ ϕ c ,θ ϕ r ,θ

R30 1,0 1,0 0,8 1,0


R60 0,9 1,0 0,8 0,9
R90 0,8 1,0 0,8 0,8
R120 1,0 1,0 0,8 1,0

Ta cũng có thể tính trực tiếp χ z theo công thức:


1
χz = 2
≤1
φ + φ 2 − λ z ,θ

[
Trong đó φ = 0,5. 1 + α (λ − 0,2) + λ
2
]
Với α là hệ số phụ thuộc vào hình dạng tiết diện cột. Với cột có tiết
diện thép chữ I bọc bêtông không hoàn toàn khi chịu uốn dọc theo phương z,
α = 0,49 . Để cột thỏa mãn điều kiện ổn định thì giá trị lực học N fi ,Rd , z phải lớn

hơn giá trị lực dọc tính toán theo tải trọng lửa, tức là: N fi ,Rd = η fi N Sd ≤ N fi ,Rd , z
2.2. Tính khả năng chịu lực của các cấu kiện liên hợp thép – bêtông trong điều
kiện cháy bằng phương pháp tiên tiến dùng phần mềm SAFIR [8]
2.2.1. Giới thiệu về phần mềm phân tích kết cấu trong đám cháy SAFIR
Phần mềm SAFIR là chương trình tính do J.M. Franssen phát triển tại
trường đại học tổng hợp Liege -Vương quốc Bỉ dùng để phân tích kết cấu
trong cả điều kiện thường và điều kiện nhiệt độ cao. Phần mềm này dùng
60

phương pháp phân tử hữu hạn để phân tích có kể đến tính phi tuyến cả về
hình học và vật liệu của kết cấu. Phần mềm này đã được kiểm chứng bằng
cách so sánh kết quả thí nghiệm với kết quả mô phỏng bằng phần mềm [10,
11, 12]. Kết quả cho thấy phần mềm SAFIR phân tích sự làm việc của kết cấu
trong đám cháy cho kết quả phù hợp với thực nghiệm.
2.2.2. Nguyên tắc tính toán
Sự làm việc của cấu kiến kết cấu trong đám cháy được tính bằng hai bước:
Bước 1: Tính nhiệt độ trong cấu kiện
Bước 2: Tính ứng suất, biến dạng của kết cấu trong môi trường nhiệt độ
tăng cao dưới tác dụng của tải trọng.
Bước 1: Để tính nhiệt độ trong kết cấu, cấu kiện được chia thành các phần tử,
nhiệt độ tại mỗi nút phần tử được tính toán tại từng thời điểm với các bước
thời gian tự chọn:

Hình 2.10: Rời rạc hóa cấu kiện để tính nhiệt độ [8]
Có thể coi nhiệt độ phân bố đều trên chiều dài phần tử để tính nhiệt độ
phân bố trên mặt cắt ngang cấu kiện theo mô hình truyền nhiệt 2 chiều. Hoặc
tính nhiệt độ kết cấu trên mô hình 3 chiều. Khi nhiệt độ của cấu kiện đã được
xác định, các quan hệ ứng suất – biến dạng (phụ thuộc vào nhiệt độ) và biến
dạng nhiệt của vật liệu cũng được xác định. Nội lực và chuyển vị của cấu
kiện kết cấu được tính tại mỗi thời điểm đó. Việc tính toán từng bước thời
61

gian như vậy, ứng xử của cấu kiện kết cấu thay đổi theo thời gian cháy được
xác định.

Hình 2.11: Nhiệt độ trong một cấu kiện 3 chiều sau khoảng thời gian cháy là
7200s (120phút) [8]
Bước 2: Phần mềm SAFIR phân tích kết cấu dựa trên phương pháp phần tử
hữu hạn có kể đến tính phi tuyến vật liệu và hình học. Mô hình ứng suất- biến
dạng của bêtông và cốt thép là phi tuyến. Luận văn này trình bày các kết quả
tính với mô hình vật liệu lấy theo tiêu chuẩn Eurocodes [...]

Hình 2.12: Chuyển vị của khung thép sau thời gian cháy là 752s [8]
62

CHƯƠNG III: VÍ DỤ TÍNH TOÁN


3.1. Bài toán sàn liên hợp
Bài toán: Tính khả năng chịu lực của sàn Diamond - Hibond H130 với
cấp độ bền chịu lửa R60, cốt thép φ12. Biết vật liệu S235; bêtông C20/25.
1. Xác định khả năng chịu lực của sàn ở điều kiện thường (ký hiệu là cấp độ
bền chịu lửa R0)

50 25
75
130

130
55

55
26 130 26
63 182 63

Hình 3.1: Tiết diện sàn liên hợp trong phạm vi một sóng tôn
Giả sử trục trung hòa nằm trong phần sóng tôn và cách đáy của sóng
tôn một khoảng là x. Bỏ qua khả năng chịu lực của sóng tôn và phần bêtông
chịu kéo ta có tiết diện tính toán của bản sàn như sau:

Ns
75
130

z
Nc
55

x
α

26 130 26
63 182 63

Hình 3.2: Sơ đồ tính toán của bản sàn ở điều kiện thường
3,14 × 12 2
- Diện tích cốt thép chịu kéo là: As = = 113,04 (mm2)
4
* Lực chịu kéo trong cốt thép:
f sk 3,25 × 105
→ N s = As . = 113,04 × 10 −6 × = 31,95 (kN)
γs 1,15
63

0,85 f ck
* Lực chịu nén của phần bêtông nằm trong các sườn: N c = x.bc .
γc
- bc là bề rộng trung bình của bêtông trong phần sườn:
130 + (130 + 2 x. cot gα ) 26
bc = ; cot gα = = 0,47
2 55
130 + (130 + 2 x.0,47 )
→ bc = = 130 + 0,47 x (mm)
2
0,85 × 2.10 4
→ N c = x.(130 + 0,47 x ).10 −6. = 11333.x.(130 + 0,47 x ).10 −6 (kN)
1,5
Từ phương trình cân bằng lực theo phương ngang N s = N c ta xác định

được vị trí trục trung hòa của tiết diện sàn: 11333 x.(130 + 0,47 x ).10 −6 = 31,95
Giải phương trình bậc 2 theo x ta được: x = 17,34 (mm) < h2 = 55 (mm)
z = 130 − 25 − 0,5 x = 105 − 0,5 × 17,34 = 96,33 (mm)
Vậy khả năng chịu mômen âm của bản sàn là :
M = N s × z = 36,37 × 96,33.10−3 = 3,08 (kNm)

2. Xác định khả năng chịu lực của sàn ở điều kiện cháy với cấp bền R60
Y
75

4
130

3
2
55

1
X
26 130 26
63 182 63

Hình 3.3: Sơ đồ đường đẳng nhiệt của sàn liên hợp


- Tính giá trị nhiệt độ giới hạn θlim:
θlim = d0 + d1Ns + d3Φ + d2A/Hp + d4/l3 (0C)
* Lực chịu kéo trong cốt thép: N s = As . f sk = 36,37 (kN)
64

- Tra bảng với cấp bền chịu lửa R60 ta có các giá trị di như sau:
d 0 = 867 (0C); d1 = −1,9.10 −4 (0C.N); d 2 = −8,75 (0C.mm);

d 3 = −123 (0C.mm); d 4 = −1378 (0C.mm);

Φ là hệ số hình dạng phần cánh trên của tấm tôn:


2 2
 l −l  l −l 
h +  l3 + 1 2  − h22 +  1 2 
2
2
 2   2 
Φ=
l3
2 2
 2 182 − 130  2  182 − 130 
55 + 126 +  − 55 +  
 2   2 
Φ= = 0,8
126
- A là diện tích tiết diện bêtông nằm trong phần sườn của tấm tôn
l +l   182 + 130 
A = h2 ×  1 2  (mm2) → A = 55 ×  2
 = 8580 (mm )
 2   2 
- Hp là chu vi lộ trong lửa của phần sóng tôn:
2
l −l 
H p = l2 + 2 h +  1 2  (mm2)
2
2
 2 
2
 182 − 130  2
 = 262,3 (mm )
2
→ H p = 126 + 2 55 + 
 2 
8580 − 1378
→ θ lim = 867 − 1,9.10 −4 × 36,37 − 8,75 × − 123 × 0,8 +
262,3 126
→ θ lim = 471,75 (0C)

- Tọa độ điểm (1):


1
X1 = 0; Y1 = 2
1 
 − 4 
z l1 + l3 
 
Trong đó z được tính từ phương trình xác định nhiệt độ của cốt thép θs
khi thừa nhận u3/h2 = 0,75 và θs = θlim
65

c1u3 cA c 0
θ s = c0 + + c2 z + 3 + c4α + 5 = θ lim ( C)
h2 Hp l3

 cu cA c 
θ lim −  c0 + 1 3 + 3 + c4α + 5 

 h2 Hp l3 
z=
c2

 cu cA c 
θ lim −  c0 + 1 3 + 3 + c4α + 5 

 h2 Hp l3 
z=
c2
- Tra bảng với cấp bền chịu lửa R60 ta có các giá trị ci như sau:
c0 = 1191 (0C); c1 = −250 (0C); c2 = −240 (0C.mm1/2);

c3 = −5,01 (0C.mm); c4 = 1,04 (0C/0); c5 = −925 (0C.mm)

26
Ta có: cot gα = = 0,47 → α = 64,730
55
 − 5,01 × 8580 
471,45 − 1191 − 250 × 0,75 + + 1,04 × 64,73 + 126 
 262,3 
→z=
c2
→ z = 1,78
1
→ Y1 = 2
= 9,04 (mm)
 1 4 
 − 
 1,78 182 + 126 
+ Điểm 4: điểm nằm giữa hai sóng tôn, cách bản cánh trên của tấm tôn một
khoảng được xác định theo 2 giá trị tọa độ X4 và Y4
1 1 182 126
X 4 = l1 + l3 = + = 154 (mm); Y4 = h2 + b
2 2 2 2
Trong đó:
2 2
1 1   1 1 
a= −  l1 sin α =  −  × 182 × sin 64,73 = 31,21 (mm)
z h   1,78 55 
 2 

( ) ( )
c = −8 1 + 1 + a khi a ≥ 8 và c = 8 1 + 1 + a khi a < 8
66

( )
→ c = −8 1 + 1 + 31,21 = −53,41 (mm)

1  a 2 − 4a + c 
b = l1 sin α 1 −
2  a 
 
1  64,732 − 4 × 64,73 − 53,41 
→ b = × 182 × sin 64,73 × 1 − = 8,28 (mm)
2  64 ,73 
 
→ Y4 = 55 + 8,28 = 63,28 (mm)

+ Điểm 2: nằm trên đường thẳng ngang, có cùng cao độ với điểm 1, cách bản
bụng của tấm tôn một khoảng bằng khoảng cách từ nó đến bản cánh dưới
1 Y
X 2 = l2 + 1 (cosα − 1)
2 sin α
1 9,04
→ X 2 = × 130 + (cos 64,73 − 1) = 52,37 (mm)
2 sin 64,73

Y2 = Y1 = 9,04 (mm)

+ Điểm 3: nằm trên đường thẳng ngang, có cùng cao độ với bản cánh trên của
tấm tôn, cách bản bụng một khoảng bằng khoảng cách từ điểm (4) đến bản
cánh trên:
1 b 1 8,28
X 3 = l1 + → X 3 = × 130 + = 82,26 (mm)
2 sin α 2 sin 64,73

Y3 = h2 = 55 (mm)

Ta chỉ xét phần bêtông nằm bên trên đường đẳng nhiệt
Y

+
FH

3 4 -
z
FH
x

2
α1

1
X

Hình 3.4: Sơ đồ tính toán của bản sàn ở điều kiện cháy
67

Giả sử trục trung hòa nằm trong phần sóng tôn và cách đáy của đường
đẳng nhiệt một khoảng là x. Bỏ qua khả năng chịu lực của sóng tôn và phần
bêtông chịu kéo ta có tiết diện tính toán của bản sàn như sau:
* Lực chịu kéo trong cốt thép:
FH+ = Ar .(k r . f ry , 20 / γ M , fi ,r ) (kN)

3,14 × 12 2
Diện tích cốt thép chịu kéo là: Ar = = 113,04 (mm2)
4
Nhiệt độ của cốt thép chịu kéo lấy bằng nhiệt độ của bêtông tại vị trí
đặt cốt thép θ s = θ lim = 471,5 (0C). Tra bảng suy ra: k r = 0,84
→ FH+ = 113,04.10−6 (0,84 × 325.105 / 1) = 30,86 (kN)

* Lực chịu nén của phần bêtông nằm trong các sườn:
0,85 f c , 20
FH− = x.bc .
γ M , fi ,c

- bc là bề rộng trung bình của bêtông trong phần sườn:


2 X 2 + (2 X 2 + 2 x. cot gα1 )
bc = = 2 X 2 + x. cot gα1
2
X 3 − X 2 82,26 − 52,37
cot gα1 = = = 0,65
Y3 − Y2 55 − 9,04

→ bc = 2 × 52,37 + 0,65 x = 0,65 x + 104,73 (mm)

0,85 × 2.10 4
→ N c = x.(0,65 x + 104,73).10 . −6
= 0,011x 2 + 1,78 x (kN)
1,0

Do FH+ = FH− ta được 0 ,011x 2 + 1,78 x = 30 ,86


Giải phương trình bậc 2 theo x ta được:
x = 15,79 (mm) < h2 − Y1 = 55 − 9,04 = 45,96 (mm)

z = 130 − 25 − 9,04 − 0,5 x = 105 − 9,04 − 0,5 × 15,79 = 88,07 (mm)


Vậy khả năng chịu mômen âm của bản sàn là :
M 60 = N s × z = 30,86 × 88,07.10−3 = 2,72 (kNm)
68

Bảng 3.1: Khả năng chịu mômen của bản sàn với các cấp bền chịu lửa
C ấp b ền Giá trị M (kNm)
chịu lửa abv = 25 mm abv = 30 mm abv = 40 mm abv = 50 mm

R0 3,08 2,92 2,60 2,28


R60 2,72 2,56 2,25 1,95
R90 1,76 1,66 1,46 1,25

120
100
a=25mm
Mfi/M0 (%)

80
a=30mm
60
a=40mm
40
a=50mm
20
0
0 60 90
Time (s)

Hình 3.5: Độ giảm mômen của sàn khi thay đổi lớp bảo vệ
Tính toán bằng phần mềm SAFIR
Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 368
ELEMENTS: 330

NODES PLOT
SOLIDS PLOT

STEELEC3
STEELEC2
SILCONC_EN

Y
X Z

Hình 3.6: Mô hình sàn trong phần mềm SAFIR


69

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 368
ELEMENTS: 330

1 2 3 4 56 7 89 10 11 12 131415 16 17 18 19
20 21 22
23 24 25 26 27 NODES PLOT
28 29 30 31 32
33 34 35
36 37 38 39 404142 43 44 45 46
47 48 49
50 51 52 53 54 SOLIDS PLOT
55 56 57 58 59
60 61 62
63 64 65 66 676869 70 71 72 73
74 75 76
77 78 79 80 81
82 83 84 85 86
87 88 89
90 91 92 93 949596 97 98 99 100
101 102 103
104 105 106 107 108
109 110 111 112 113
114 115 116
117 118 119 120 121
122
123 124 125 126 127
128 129 130
131 132 133 134 135
136 137 138 139 140
141 142 143
144 145 146 147 148
149
150 151 152 153 154
155 156 157
158 159 160 161 162
163 164 165 166 167
168 169 170
171 172 173 174 175
176
177 178 179 180 181
182 183 184
185 186 187 188 189
190 191 192 193 194
195 196 197
198 199 200 201 202
203
204 205 206 207 208
209 210 211
212 213 214 215 216
217 245
244 218 246
219 247
220 221
222
248 223 224
249 250 225 253
251
252 226 227 228 229
254 255 230
256 231 232
257
258 233 234
259 260 235
236 264
261 262
263 237 265
238
239 267
266 240 268
241 269
242 270
243
271
272
273 274
275 276 277 278 279
280
281 282 283 284 285
286 287
2289
88
290
291
292 293
294 295 296 297 298
299
300 301 302 303 304
305 306
307
308
309
310311
312 313 314 315 316
317
318 319 320 321 322
323324
325
326
327
328
329 330 331 332 333
334
335 336 337 338 339
340
341
342
343
344 358
345 359
346 347 348
349
350 351 352 366 355
353 354
356
357 360 361
362
363 364 365 367
368

X Z

Hình 3.7: Chia sàn thành các nút trong SAFIR

1000
800
Nhiệt độ (oC)

Node 11
600 Node 200
400 Node 276
200 Node 330

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Time (min)

Hình 3.8: Nhiệt độ một số điểm trên tiết diện sàn


70

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 368
ELEMENTS: 330

NODES PLOT
SOLIDS PLOT
FRONTIERS PLOT
TEMPERATURE PLOT

1 1 1 1 1 1 1 1 1 TIME: 1800 sec


1 770.20
1 1
1 1 678.38
1 1 586.55
1 1 494.73
1 1 1 1 1 11 1 1 1 1 1
402.90
Y 311.08
219.25
X Z 127.43
35.60

Hình 3.9: Nhiệt độ của sàn sau 30 phút chịu cháy

120
100
Mfi/M0 (%)

80
SAFIR
60
SIMPLE
40
20
0
0 60 90 120
Time (min)

Hình 3.10: Độ giảm mômen của bản sàn theo hai phương án
(ký hiệu SIMPLE là kết quả tính theo phương pháp đơn giản trong EC4 đã
trình bày ở trên)
Nhận xét: Kết quả tính toán theo phương pháp đơn giản lớn hơn so với tính
theo phần mềm SAFIR. Nếu công nhận kết quả tính bằng phương pháp tiên
tiến dùng phần mềm SAFIR là gần với thực tế ứng xử của kết cấu thì phương
pháp đơn giản thiên về mất an toàn hơn so với phương pháp tiên tiến.
71

3.2. Bài toán dầm liên hợp


A: Bài toán dầm liên hợp không bọc bêtông
Bài toán: Tính khả năng chịu lực của dầm liên hợp thép bêtông nhịp
4,9m, gối tựa đơn, kích thước như sau (dầm thép IPE300, bản sàn dày
120mm, rộng 1200mm) sau khi chịu cháy 30 phút. Biết vật liệu thép S235
1200
120

10,7
278,6
300

7,1

10,7
150

Hình 3.11: Tiết diện dầm thép liên hợp không bọc bêtông
Tính theo tiêu chuẩn Eurocode 4:
Vì bản sàn bêtông có chiều dày 120mm, dầm thép có chiều cao bằng
300mm < 500mm, ta sử dụng phương pháp nhiệt độ giới hạn.
1. Xác định khả năng chịu lực của dầm ở điều kiện thường
Giả sử trục trung hòa nằm trong bản bêtông:
Bỏ qua phần bêtông chịu kéo, gọi x là khoảng cách từ trục trung hòa
đến mặt trên của sàn bêtông, ta xác định được x từ phương trình cân bằng lực
∑ FH = 0 hay FH+ = FH− với FH+ và FH− lần lượt là tổng lực kéo và lực nén trên

tiết diện liên hợp.


72

1200
Nc
-

x
120

+
300

Na

150

Hình 3.12: Biểu đồ ứng suất của dầm liên hợp không bọc bêtông
Tổng lực nén bằng lực nén trong tiết diện bêtông:
FH− = N c = (0,85 f c / γ c ).beff .x = (0,85 × 20.103 / 1,5)× 1,2 x

FH− = 13600 x (kN)

Tổng lực kéo bằng lực kéo trong tiết diện dầm thép
FH+ = N a = ( f a / γ a ). Aa

2,35.105
FH+ = × (178,9 × 7,1 + 2 × 10,7 × 150 ) × 10 −6 = 1220 (kN)
1
1220
→x= .103 = 89,65 < 120 (mm)
13600
Mômen có thể chịu được của dầm là:
M = 1220 × (0,5 × 300 + 120 − 0,5 × 89,65) × 10 −3 = 274,53 (kNm)
2. Xác định khả năng chịu lực của dầm khi chịu cháy 30 phút
Bản sàn bêtông có chiều dày là 120mm, chiều cao dầm thép là
300mm<500mm, ta giả thiết nhiệt độ phân bố đều trên toàn tiết diện dầm thép
và sử dụng phương pháp nhiệt độ tới hạn.
73

Giả sử trục trung hòa nằm trong phần sàn bêtông, gọi hu là khoảng cách
từ trục trung hòa đến mặt trên của sàn bêtông, ta xác định được hu từ phương
trình cân bằng lực ∑ FH = 0 hay F = T với F và T lần lượt là tổng lực nén và
lực kéo trên tiết diện liên hợp.
1200
f c / γM,fi,c
hu F
120

+
300

T
yF

yT

150

Hình 3.13: Sơ đồ xác định trục trung hòa không bọc bêtông
Thời gian để đạt đến nhiệt độ tới hạn được xác định theo công thức:
−0 , 6
A 
t a = 0,54.(θ crit − 50). m  = 30 (phút)
V 
Trong đó:
Am : là chu vi bị đốt nóng đối với tiết diện lộ hoàn toàn trong lửa thì
Am = 2h + 4b − 2ew = (2 × 300 + 4 × 150 − 2 × 7,1) / 1000 = 1,18 (m)
V : là diện tích tiết diện ngang, với tiết diện lộ hoàn toàn trong lửa thì
V = hwew + 2be f = ((300 − 2 × 10,7 ) × 7,1 + 2 × 150 × 10,7 ) / 106 = 5,19.10 −3 (m2)
→ Am / V = 1,18 / 5,19.10 −3 = 229 (m-1)
  Am  
−0 , 6

θ crit = t a / 0,54.   + 50
  V  
30
θ crit = −0.6
+ 50 = 1496 (0C)
0,54 × 229
74

f a max,θcr
Tra bảng ta có k max,θcrit = =0
f ay ,20o C

f a max,θcr = 0
→ Dầm không đủ khả năng chịu lửa trong thời gian 30 phút
Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 128
ELEMENTS: 90

NODES PLOT
SOLIDS PLOT

STEELEC3
STEELEC2
SILCONC_EN

X Z

Hình 3.14: 1/2 Tiết diện dầm trong phần mềm SAFIR
Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 128
ELEMENTS: 90

NODES PLOT
SOLIDS PLOT
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 11 1 1 1 FRONTIERS PLOT
1 TEMPERATURE PLOT
1
1 TIME: 1800 sec
832.30
1 731.03
1 629.75
1 528.48
427.20
1
325.93
1
224.65
1 123.38
Y
1 22.10
1 1 1 1
X Z 111 1 1 1 1

Hình 3.15: Nhiệt độ của dầm không bọc bêtông sau 30 phút
75

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: 04Nue1_L0
NODES: 21
BEAMS: 10
TRUSSES: 0
SHELLS: 0
SOILS: 0
SOLIDS: 0

NODES PLOT
BEAMS PLOT
F0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
IMPOSED DOF PLOT
F0 F0
Structure Not Displaced selected

Beam Element

Z X

Hình 3.16: Mô hình tính toán của dầm trong phần mềm SAFIR

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16
NODES: 128
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
32 ELEMENTS: 90
33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47
48

49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63
64 NODES PLOT
SOLIDS PLOT
65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75
81 76
82 77
83 78
84 79
80
85
86
87 88 89 90 91
92
93
94

95
96

97
98
99
100

101
102

103
104

105
106
107
108
Y 109
110

111112119120
117118113114115
116
X Z 123124125126121
122
127
128

Hình 3.17: Chia nút của dầm không bọc bêtông trong SAFIR
76

1200
1000
Nhiệt độ (oC)

800 Node 20
600 Node 74
400 Node 100
200
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 90
Time (min)

Hình 3.18: Nhiệt độ một số điểm của tiết diện dầm không bọc bêtông
Bảng 3.2: Khả năng chịu lực của dầm tính bằng SAFIR với cấp bêtông là
C20 theo EC2
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 310 35,1 16,86 12,28
So sánh với M0 100% 11,32% 5,43% 3,96%

Bảng 3.3: Khả năng chịu lực của dầm tính bằng SAFIR với cấp bêtông là
C30 theo EC2
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 310 36,1 17,16 12,7
So sánh với M0 100% 11,64% 5,53% 4,09%

Bảng 3.4: Khả năng chịu lực của dầm tính bằng SAFIR với cấp bêtông là
C50 theo EC2
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 340 35,8 17,1 12,8
So sánh với M0 100% 10,52% 5,03% 3,76%
77

120
100
Mfi/M0 (%) 80
SAFIR
60
SIMPLE
40
20
0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.19: So sánh tốc độ giảm mômen của dầm không bọc bêtông

400

300
Mfi (kNm)

C20
200 C30
C50
100

0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.20: Giá trị mômen của dầm khi thay đổi mác bêtông
Nhận xét: Dầm không bọc bêtông có khả năng chịu lửa rất thấp. Kết quả tính
theo hai phương pháp không chênh lệch nhiều và nếu công nhận phương pháp
tiên tiến gần với thực tế ứng xử của kết cấu thì phương pháp đơn giản thiên
về an toàn.
B: Bài toán dầm liên hợp bọc bêtông
Bài toán: Tính khả năng chịu lực của dầm liên hợp thép bêtông nhịp
4,9m, gối tựa đơn, kích thước như sau (dầm thép IPE300, bản sàn dày
120mm, rộng 1200mm, phần bụng dầm được bọc bêtông cốt cốt 4φ20) sau
khi chịu cháy 30 phút. Biết vật liệu thép S235.
78

1200

120

10,7
7,1

278,6
300

120
80

10,7
50 50
150

Hình 3.21: Tiết diện dầm thép liên hợp có bọc bêtông cốt thép
Tính theo tiêu chuẩn Eurocode 4:
*Xác định khả năng chịu lực của dầm ở điều kiện thường
Giả sử trục trung hòa nằm trong bản bêtông. Bỏ qua phần bêtông chịu kéo,
gọi x là khoảng cách từ trục trung hòa đến mặt trên của sàn bêtông.
1200
Nc
-
x
120
10,7

5,35 5,35
+
278,6
300

Na
Ns2
Ns1
120
80
10,7

50 50
150

Hình 3.22: Biểu đồ ứng suất của dầm liên hợp bọc bêtông
79

Tổng lực nén bằng lực nén trong tiết diện bêtông:
( )
FH− = N c = (0 ,85 f c / γ c ).beff .x = 0 ,85 × 20.103 / 1,5 × 1,2 x

FH− = 13600 x (kN)

Tổng lực kéo bằng lực kéo trong tiết diện dầm thép và của thanh thép:
FH+ = N a + N S = ( f a / γ a ).Aa + ( f sk / γ s ).As

2 ,35.105
Na = × (178,9 × 7 ,1 + 2 × 10 ,7 × 150 ) × 10 −6 = 1220 (kN)
1

3,25.105  4 × 3,14 × 20 2 
Ns = ×   × 10 −6 = 355 (kN)
1,15  4 
1575
→ FH+ = 1220 + 355 = 1575 (kN) → x = .103 = 115,75 < 120 (mm)
13600
Mômen có thể chịu được của dầm là:
M − = 1575 × 0,5 × 115,75 × 10 −3 = 91,1 (kNm)

M a+ = 1220 × (0,5 × 300 + 120 − 115.75) × 10 −3 = 188 (kNm)

M s+1 = 0,5 × 355 × (300 − 10,7 − 80 + 120 − 115.75) × 10−3 = 37,9 (kNm)

M s+2 = 0,5 × 355 × (300 − 10,7 − 120 + 120 − 115.75) × 10−3 = 30,8 (kNm)

→ M = 30,8 + 37,9 + 188 + 91,1 = 348 (kNm)


1. Xác định tiết diện tính toán của dầm liên hợp trong điều kiện chịu lửa
a. Tấm sàn bêtông:
+ Chiều rộng tính toán của bản sàn: beff = 1200 (mm)

+ Chiều dày tính toán: h* = (h − hc , fi ) = 120 − 10 = 110 (mm)

hc , fi = 10 (mm) ( Tra bảng theo cấp bền R30)

+ Cường độ tính toán: f c , 20 C / γ M , fi ,c = 20.103 / 1 = 20.103 (kN/m2)


o

b. Bản cánh trên của tiết diện dầm thép:


+ Chiều rộng tính toán:
80

ef b − bc 10,7 150 − 150


b fi = + = + = 5,35 (mm) tra bảng theo R30
2 2 2 2
→ b1 = b − 2b fi = 150 − 2 × 5,35 = 139 ,3 (mm)

+ Chiều dày tính toán: e1 = e f = 10,7 (mm)

+ Cường độ tính toán: f ay , 20 C / γ M , fi ,a = 235.103 / 1 = 235.103 (kN/m2)


o

c. Bản cánh dưới của tiết diện dầm thép:


+ Chiều rộng tính toán: b2 = b = 150 (mm)
+ Chiều dày tính toán: e2 = e f = 10,7 (mm)

+ Cường độ tính toán: k a . f ay , 20 C / γ M , fi ,a (kN/m2)


o

Tra bảng theo cấp bền R30 ta được:


 84 h 
k a = 1,12 − +  × (0,018e f + 0,7 )
 bc 22bc 

 84 300 
k a = 1,12 − +  × (0,018 × 10,7 + 0,7 ) = 0,58
 150 22 × 150 

→ k a . f ay , 20 C / γ M , fi ,a = 0,58 × 235.103 / 0,9 = 152.103 (kN/m2)


o

d. Bản bụng của tiết diện dầm thép


+ Chiều cao tính toán:
h 300
Do = = 2 → Chiều cao của phần bản bụng phía dưới chịu sự thay đổi
b 150
a1 a2 ew
của nhiệt độ hl = + ≥ hl ,min
bc bc h

Tra bảng theo R30 ta có: a1 = 3600 ; a2 = 0 ; hl ,min = 20


3600 0 × 7,1
Thay số vào ta có: hl = + = 24 ≥ hl ,min = 20 (mm)
150 150 × 300
→ Chiều cao phần bản bụng phía trên không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ:
hh = (h − 2e f ) − hl = (300 − 2 × 10,7 ) − 24 = 254,6 (mm)
81

+ Chiều dày tính toán: ew = 7,1 (mm)


+ Cường độ tính toán:
Phần bản bụng phía trên: f ay , 20 C / γ M , fi ,a = 235.103 / 0,9 = 261,11.103 (kN/m2)
o

Phần bản bụng phía dưới, cường độ tính toán thay đổi tuyển tính từ
f ay , 20 C / γ M , fi ,a = 235.103 / 0,9 = 261,11.103 (kN/m2)
o

đến k a . f ay , 20 C / γ M , fi ,a = 0,58 × 235.103 / 0,9 = 152.103 (kN/m2)


o

e. Phần cốt thép trong bêtông:


3,14 × 20 2
+ Diện tích cốt thép tính toán: Ar = 4 × = 1256 (mm2)
4
ua3 + a4
+ Cường độ tính toán: k r . f ry , 20 C / γ M , fi ,r với kt ,min ≤ k r =
o a5 ≤ kt ,max
Am / V

Am : là chu vi bị đốt nóng đối với tiết diện được bọc bêtông cốt thép thì
Am = 2h + b = 2 × 300 + 150 = 750 (mm)

V : là diện tích tiết diện ngang, với tiết diện được bảo vệ theo dạng hộp thì
V = hb = 300 × 150 = 45.103 (mm2) → Am / V = 750 / 45.103 = 0,017 (mm-1)

Tra bảng theo cấp độ bền R30 ta được:


a3 = 0,062 ; a4 = 0,16 ; a5 = 0,126 ; kt ,min = 0,1 ; kt ,max = 1 ;

Với u1 = 80 (mm); u s1 = 50 (mm); ta được:


1 1
u (1) = = = 23,11 (mm);
1 1 1 1 1 1
+ + + +
u1 u s1 bc − ew − u s1 80 50 150 − 7,1 − 50
ua3 + a4 23,11× 0,062 + 0,16
k r (1) = a5 = × 0,126 = 1,55 ≥ kt ,max = 1
Am / V 0,017

→ kr (1) = kt ,min = 0,1 → k r (1). f ry , 20 C / γ M , fi ,r = 0,1× 325.103 / 1 = 32,5.103 (kN/m2)


o

Với u2 = 120 (mm); u s 2 = 50 (mm); ta được:


82

1 1
u (2 ) = = = 25,58 (mm)
1 1 1 1 1 1
+ + + +
u 2 u s 2 bc − ew − u s 2 120 50 150 − 7,1 − 50
ua3 + a4 25,58 × 0,062 + 0,16
k r (2 ) = a5 = × 0,126 = 1,70 ≥ kt ,max = 1
Am / V 0,017

k r (2 ) = kt ,min = 0,1 → k r (2 ). f ry , 20o C / γ M , fi ,r = 0,1 × 325.10 3 / 1 = 32,5.103 (kN/m2)

1200

10 110
120
10,7

5,35 5,35

254,6
278,6
300

120
80

24
10,7

50 50
150

Hình 3.23: Tiết diện tính toán của dầm liên hợp trong điều kiện chịu lửa
2. Xác định trục trung hòa của tiết diện:
1200
Nc,h*
-
x
120

Nf1

+
254,6

Nw,hh
300

Nr2
Nr1
120

Nw,hl2
80
24

Nw,hl1
Nf2
50 50
150

Hình 3.24: Sơ đồ xác định trục trung hòa


83

Giả sử trục trung hòa nằm trong phần sàn bêtông, gọi x là khoảng cách
từ trục trung hòa đến mặt trên của sàn bêtông, gọi FH+ và FH− lần lượt là tổng
lực kéo và lực nén trên tiết diện liên hợp.
Tổng lực nén bằng lực nén trong tiết diện bêtông:
( )
FH− = N c ,h* = 0,85 f c , 20 C / γ M , fi ,c .beff .x = (0,85 × 20.103 / 1) × 1,2.x
o

FH− = 20400 x (kN)

Vì bỏ qua phần bêtông chịu kéo nên tổng lực kéo bằng tổng lực kéo của
tiết diện dầm thép và tiết diện cốt thép:
FH+ = N f 1 + N f 2 + N w,hh + N w,hl1 + N w,hl 2 + N r1 + N r 2

Lực kéo của bản cánh trên của dầm thép:


( )
N f 1 = f ay , 20o C / γ M , fi ,a .b1 .e1

N f 1 = (235.103 )× 139,3 × 10,7 × 10 −6 = 350,27 (kN)

Lực kéo của bản cánh dưới của dầm thép:


( )
N f 2 = ka f ay , 20 o C / γ M , fi , a .b2 .e2

N f 2 = (152.103 )× 150 × 10,7 × 10 −6 = 243,49 (kN)

Lực kéo của bản bụng trên của dầm thép:


( )
N w,hh = f ay , 20o C / γ M , fi ,a .hh .ew

N w,hh = (261,11.103 )× 254,6 × 7,1× 10 −6 = 472 (kN)


Lực kéo của bản bụng dưới của dầm thép:
( )
N w,hl1 = k a f ay , 20o C / γ M , fi ,a .hl .ew

N w,hl1 = (152.103 )× 24 × 7,1 × 10 −6 = 25,84 (kN)

[( ) ]
N w,hl 2 = f ay , 20o C − k a f ay , 20o C / γ M , fi ,a .hl .ew / 2

N w,hl 2 = (261,11.10 3 − 152.10 3 )× 24 × 7,1 × 0,5 × 10 −6 = 9,32 (kN)


Lực kéo của phần cốt thép trong bêtông:
84

( )
N r ,1 = kr (1). f ry , 20o C / γ M , fi ,r . Ar1

N r ,1 = (32,5.103 )× 0,5 × 1256 × 10 −6 = 20,4 (kN)


( )
N r , 2 = k r (2 ). f ry , 20o C / γ M , fi ,r . Ar 2

N r , 2 = (32,5.103 )× 0,5 × 1256 ×10 −6 = 20,4 (kN)

→ FH+ = 350,27 + 243,49 + 472 + 25,84 + 9,32 + 20,4 + 20,4 = 1141,75 (kN)
1141,75
Do FH+ = FH− nên x = = 0,056 (m) = 56 (mm)
20400
3. Xác định mômen uốn của tiết diện dầm liên hợp trong điều kiện chịu lửa:
− +
∑ M = M fi ,Rd = ∑ M + ∑ M

∑ M = yc N c ,h*
Với yc là khoảng cách từ trọng tâm vùng nén tới trục trung hòa:

yc = 0,5 x = 0,5 × 0,056 = 0,028 (m) → ∑ M − = 0,028 × 1141,75 = 31,95 (kNm)

∑ M = N f 1. y f 1 + N f 2 . y f 2 + N w,hh . y w,hh + N w,hl1 . yhl1 + N w,hl 2 . yhl 2 + N r1. yr1 + N r 2 . yr 2


+

với y f 1 ; y f 2 ; y w,hh ; y w,hl1 ; y w,hl 2 ; yr1 ; yr 2 : lần lượt là khoảng cách từ trọng tâm

bản cánh trên, cánh dưới, bản bụng và phần cốt thép đến trục trung hòa
10,7
yf1 = + 120 − 56 = 69,38 (mm)
2
10,7
y f 2 = 300 − + 120 − 56 = 358,68 (mm)
2
254,6
yw,hh = 300 − 10,7 − 24 − + 120 − 56 = 202,03 (mm)
2
24
yw,hl1 = 300 − 10,7 − + 120 − 56 = 341,33 (mm)
2
2 × 24
yw,hl 2 = 300 − 10,7 − + 120 − 56 = 340,93 (mm)
3
yr1 = 300 − 10,7 − 80 + 120 − 56 = 273,33 (mm)
85

y r 2 = 300 − 10,7 − 120 + 120 − 56 = 233,33 (mm)

∑ M = 350,27 × 69,38 + 243,49 × 358,68 + 472 × 202,03 + 25,85 × 341,33


+

+ 9,32 × 340,93 + 20,4 × 273,33 + 20,4 × 233,33


= 229340 (kNmm) = 229,340 (kNm)

∑ M + ∑ M = 229,34 + 31,95 = 261,29 (kNm)


+ −

Bảng 3.5: Khả năng chịu lực của dầm với cấp bêtông C20/25 theo EC2
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90 R120
Giá trị M (kNm) 348 261,29 224,68 162,96 121,45
So sánh với M0 100% 75,11% 64,58% 46,84% 34,91%

Bảng 3.6: Khả năng chịu lực của dầm với cấp bêtông C40/50 theo EC2
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90 R120
Giá trị M (kNm) 393 277,26 238,39 170,23 125,62
So sánh với M0 100% 70,47% 60,59% 43,27% 31,92%

Bảng 3.7: Khả năng chịu lực của dầm với cấp bêtông C50/60 theo EC2
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90 R120
Giá trị M (kNm) 403 280,46 241,13 171,69 126,45
So sánh với M0 100% 69,67% 59,90% 42,65% 31,41%

500
400
Mfi (kNm)

C20
300
C40
200
C50
100
0
0 30 60 90 120
Time (min)

Hình 3.25: Mômen của dầm bọc bêtông với các loại mác bêtông
86

Tính bằng phần mềm SAFIR


Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 232
ELEMENTS: 190

NODES PLOT
SOLIDS PLOT

STEELEC3
STEELEC2
SILCONC_EN

X Z

Hình 3.26: Mô hình dầm bọc bêtông trong phần mềm tính toán
Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 232
ELEMENTS: 190

NODES PLOT
SOLIDS PLOT
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 11 FRONTIERS PLOT
1
TEMPERATURE PLOT
1
1
1 TIME: 1800 sec
786.90
1 691.26
1
595.63
1
1 499.99
1 404.35
1
1 308.71
1
1 213.08
1 117.44
Y 1
1 21.80
1
X Z 111 1 1 1 11

Hình 3.27: Nhiệt độ của tiết diện dầm bọc bêtông sau 30 phút cháy
87

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13141516
17
NODES: 232
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30313233
34 ELEMENTS: 190
35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47484950
51

52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64656667
68 NODES PLOT
SOLIDS PLOT
69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79
86 80
87 81
8882
898384
85
9091
92
93 94 95969798
99
100101 102
103
104
105
106
107108 109
110
111
112
113
114115 116
117
118
119
120
121122 123
124
125
126
127
128129 130
131
132
133
134
135136 137
138
139
140
141
142143 144
145
146
147
148
149150 151
152
153
154
155
156157 158
159
160
161
162
163164 165
166
167
168
169
170171 172
173
174
175
176
177178 179
180
181
182
183
184185 186
187
188
189
190
191192 193
194
195
196
197
Y 198199 200
201
202
203
204
205206 207
208
209
210
211
212213 221
219220 214
215
216
222 217
223218
224
225
X Z 226227 228
229
230
231
232

Hình 3.28: Chia node dầm bọc bêtông trong SAFIR

1200
1000
Nhiệt độ (oC)

Node 68
800
Node 100
600
Node 164
400
Node 189
200
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Time (min)

Hình 3.29: Nhiệt độ một số điểm trên tiết diện dầm bọc bêtông
Bảng 3.8: Khả năng chịu lực của dầm với cấp bêtông C20 tính bằng SAFIR
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 400 311 225,5 129,2
So sánh với M0 100% 77,75% 56,37% 32,30%
88

Bảng 3.9: Khả năng chịu lực của dầm với cấp bêtông C30 tính bằng SAFIR
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 410 302,3 239,5 136,6
So sánh với M0 100% 73,73% 58,41% 33,31%

Bảng 3.10: Khả năng chịu lực của dầm với cấp bêtông C50 tính bằng SAFIR
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 450 337 244,5 141,4
So sánh với M0 100% 74,89% 54,33% 31,42%

120
100
Mfi/M0 (%)

80
SAFIR
60
SIMPLE
40
20
0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.30: So sánh mức độ giảm mômen của dầm bọc bêtông
Nhận xét: kết quả tính theo hai phương pháp không chênh lệch nhiều, tuy
nhiên tính theo phương pháp đơn giản được kết quả mômen lớn hơn và nếu
công nhận phương pháp tiên tiến dùng phần mềm SAFIR là gần với thực tế
ứng xử của kết cấu thì phương pháp đơn giản là thiên về hướng mất an toàn.
89

3.3. Bài toán cột liên hợp


Bài toán: Cho cột có tiết diện như hình vẽ, chiều dài là 3,31m, liên kết
hai đầu là liên kết khớp. Xác định khả năng chịu nén của cột khi bị cháy 30
phút và 60 phút. Biết vật liệu thép S235, bêtông C20/25.
200
40 120 40

5
40

11
6.5
200

200
120

190
98
11
60 60
40

5
5 190 5
200

Hình 3.31: Tiết diện cột liên hợp


Tính theo tiêu chuẩn Eurocode 4:
1. Xác định khả năng chịu lực của cột liên hợp trong điều kiện thường
a. Khả năng chịu nén dọc thực tế của cột:
Aa f y Ac f ck As f sk
N pl ,Rd = + +
γ Ma γc γs
Trong đó :
f y : giới hạn đàn hồi của cột thép f y = 2,35.105 (kN/m2)

f ck : cường độ chịu nén đặc trưng của bêtông f ck = 2.104 (kN/m2)

f sk : giới hạn đàn hồi của cốt thép f sk = 2,35.105 (kN/m2)

Aa : diện tích tiết diện ngang của cột thép

Aa = (200 × 200 − 190 × 190) × 10−6 = 39.10−4 (m2)

Ac : diện tích tiết diện ngang của bêtông


90

Ac = 190 × 190 × 10 −6 − 0,003277 = 328,2.10−4 (m2)

As : diện tích tiết diện ngang của cốt thép

As = (2 × 120 × 11 + 98 × 6,5) × 10−6 = 32,77.10 −4 (m2)

39.10 −4 × 2,35.105 328,2.10 −4 × 2.10 4 32,77.10 −4 × 2,35.105


→ N pl , Rd = + +
1 1,5 1
→ N pl , Rd = 2210 (kN)

Khi ta lấy các hệ số γ Ma ; γ c ; γ s đều bằng 1,ta có N pl ,R = N pl ,Rd

39.10 −4 × 2,35.105 328,2.10 −4 × 2.10 4 32,77.10 −4 × 2,35.105


→ N pl ,R = + +
1 1 1
→ N pl , Rd = 2340 (kN)

b. Lực nén giới hạn của toàn tiết diện theo điều kiện ổn định
π 2 (Ea I a + 0,8 Ec I c + Es I s )
N cr =
l2
Chiều dài tính toán của cột: l = µL = 1× 3,31 = 3,31 (m)
 200 × 2003 190 × 1903 
I a =  −  × 10 −12 = 2,47.10 −5 (m4)
 12 12 

 190 × 1903 
I c =   × 10 −12 − 0,317.10 −5 = 10,5.10 −5 (m4)
 12 
 11 × 1203 98 × 6,53 
I s =  2 × +  × 10 −12 = 0,317.10 −5 (m4)
 12 12 

Ea = 2,1.108 (kN/m2); Ec = 2,9.104 (kN/m2); Es = 2,10.108 (kN/m2)

3,14 2 (2,1.108 × 2,47.10 −5 + 2,9.10 4 × 10,5.10 −5 + 2,1.108 × 0,317.10 −5 )


N cr =
3,312
N cr = 5860 (kN)

+ Độ mảnh của cột trong điều kiện chịu lửa:


N pl ,R 2340
λz ,θ = = = 0,67
N cr 5680
91

[
φ = 0,5. 1 + α (λ − 0,2 ) + λ
2
]
φ = 0,5.[1 + 0,21(0,67 − 0,2) + 0,67 2 ] = 0,77 Với α = 0,21
1
→ χz = = 0,86 ≤ 1
0,77 + 0,77 2 − 0,67 2

Khả năng chịu lực của cột trong điều kiện chịu lửa:
N Sd = χ z .N pl , Rd

N Sd = 0,86 × 2210 = 1910 (kN)

2. Xác định tiết diện tính toán của cột trong điều kiện chịu lửa:
a. Phần thép bọc ngoài cột:
+ Chiều rộng tính toán: b1 = 200 (mm)
+ Chiều dày tính toán: e1 = 5 (mm)
+ Nhiệt độ được xem là phân bố đều trên toàn bộ tiết diện cột thép, được xác
định như sau:
 Am 
θ f ,t = θ o ,t + kt  
V 
Trong đó:
θ o ,t = 5500 C ; kt = 9,65 (m0C) tra bảng theo cấp bền R30

Am : là chu vi bị đốt nóng đối với tiết diện lộ hoàn toàn trong lửa thì
Am = 2h + 2b = 2 × 200 + 2 × 200 = 800 (mm)

V : là diện tích tiết diện ngang, với tiết diện lộ hoàn toàn trong lửa thì
V = hb = 200 × 200 = 40.103 (mm2)
→ Am / V = 800 × 103 / 40.103 = 20 (m-1)

→ θ f ,t = 550 + 9,65 × 20 = 743 (0C)

Tra bảng theo θ f ,t = 743 (0C) ta được k max, 743 C = 0,1784


0

+ Cường độ tính toán:


92

f a max, f , 743 / γ M , fi ,a = k max, 743 f ay , f , 20 / γ M , fi ,a

f a max, f , 743 / γ M , fi ,a = 0,1784 × 235.103 / 0,9 = 46,6.103 (kN/m2)

+ Môđun đàn hồi: E f 1,θ = k E ,743. .Ea , f , 20


Tra bảng theo θ f ,t = 743 (0C) ta được k E ,743 C = 0,1128 0

→ E f ,θ = 0,1128 × 210.10 6 = 23,7.10 6 (kN/m2)

b. Phần bêtông nhồi trong cột:


+ Chiều cao tính toán: hc* = hc − 2e f − 2bc , fi

Tra bảng với cấp bền R30 thì bc , fi = 4 (mm)

→ hc* = 200 − 2 × 5 − 2 × 11 − 2 × 4 = 160 (mm)

+ Chiều rộng tính toán: bc* = bc − eW − 2bc , fi

→ bc* = 200 − 2 × 5 − 6,5 − 2 × 4 = 175,5 (mm)

+ Nhiệt độ tính toán: tra bảng theo R30 và Am/V=20 (m-1) ta được
θ c ,t = 274 (0C)

+ Cường độ tính toán:


Tra bảng theo θ c ,t = 274 (0C) ta được kc , 274 C = 0,863 0

f c , 274 / γ M , fi ,c = kc , 274 f c , 20 / γ M , fi ,c

f c , 274 / γ M , fi ,c = 0,863 × 20.103 / 1 = 17,3.103 (kN/m2)

+ Môđun đàn hồi:


Tra bảng theo θ c ,t = 274 (0C) ta được ε cu , 274 C = 5,61.10−3 0

Ec ,θ = kc , 274 f c , 20 / ε cu , 274

Ec ,θ = 0,863 × 20.103 / 5,61.10 −3 = 3080.103 (kN/m2)

c. Phần thép hình trong cột:


Tiết diện thép hình được bao bọc hoàn toàn bởi cột thép và lớp bêtông
nhồi trong cột, coi sự truyền nhiệt của lớp bêtông là rất nhỏ, tiết diện thép
93

hình chữ I không bị tác dụng của ngọn lửa vẫn làm việc ở nhiệt độ bình
thường là 200C.
+ Cường độ tính toán:
f sy , 20 / γ M , fi ,r = 235.103 / 0,9 = 261.103 (kN/m2)

+ Môđun đàn hồi: E s ,t = Es , 20 = 210.10 6 (kN/m2)


3. Xác định khả năng chịu lực của cột liên hợp trong điều kiện chịu lửa
a. Khả năng chịu nén dọc thực tế của cột:
N fi , pl , Rd = N fi , pl , Rd , f + N fi , pl , Rd ,c + N fi , pl , Rd ,s

∑ (A f ,θ f a max,θ ) ∑ ( Ac ,θ f c ,θ ) ∑ ( As ,θ f s max,θ )
N fi , pl , Rd = + +
γ M , fi ,a γ M , fi ,c γ M , fi ,s
Trong đó :
N fi , pl , Rd , f : khả năng chịu nén của tiết diện cột thép

N fi , pl , Rd ,c : khả năng chịu nén của phần bêtông chèn vào cột thép

N fi , pl , Rd ,s : khả năng chịu nén của phần thép hình đặt trong bêtông

Ta có:
∑ ( A f ,θ f a max,θ ) 2 × 5 × (200 + 190) × 46,6.10 3
N fi , pl , Rd , f = = = 182 (kN)
γ M , fi ,a 10 6

∑ ( Ac ,θ f c ,θ ) 160 × 175,5 × 17,3.103


N fi , pl , Rd ,c = = = 485 (kN)
γ M , fi ,c 106

∑ ( As ,θ f s max,θ ) (2 × 120 × 11 + 98 × 6,5) × 261.10 3


N fi , pl , Rd ,s = = = 856 (kN)
γ M , fi ,s 10 6

→ N fi , pl , Rd = 182 + 485 + 856 = 1520 (kN)

Khi ta lấy các hệ số γ M , fi ,a ; γ M , fi ,c ; γ M , fi ,r đều bằng 1,ta có N fi , pl ,R = N fi , pl ,Rd

→ N fi , pl , R = 182 × 0,9 + 485 + 856 × 0,9 = 1420 (kN)

b. Lực nén giới hạn của toàn tiết diện khi chịu lửa:
94

π 2 (Ea ,θ ,σ I a + Ec ,θ ,σ I c + Es ,θ ,σ I s )
N fi ,cr , z =
l 2fi

Chiều dài tính toán của cột: l fi = µL = 1× 3,31 = 3,31 (m)

 200 × 200 3 190 × 190 3 


I a =  −  × 10 −12 = 2,47.10 −5 (m4)
 12 12 

 160 × (175,53 − 6,53 ) 11× 1203 


I c =  − 2×  × 10 −12 = 6,89.10 −5 (m4)
 12 12 

 11 × 120 3 98 × 6,53 
I s =  2 × +  × 10 −12 = 0,317.10 −5 (m4)
 12 12 

Ea ,θ ,σ = ϕ f .E f ,θ = 1 × 23,7.106 = 23,7.10 6 (kN/m2)

Ec ,θ ,σ = ϕ c .Ec ,θ = 0,8 × 3,080.10 6 = 2,46.106 (kN/m2)

Es ,θ ,σ = ϕ f .Es ,θ = 1 × 210.10 6 = 210.10 6 (kN/m2)

3,14 2 (23,7.106 × 2,47.10 −5 + 2,46.106 × 6,89.10 −5 + 210.106 × 0,317.10 −5 )


N fi ,cr , z =
3,312
N fi ,cr , z = 1280 (kN)

+ Độ mảnh của cột trong điều kiện chịu lửa:


N fi , pl , R 1420
λz ,θ = = = 1,053
N fi ,cr , z 1280

[
φ = 0,5. 1 + α (λ − 0,2) + λ
2
]
φ = 0,5.[1 + 0,21(1,053 − 0,2) + 1,0532 ] = 1,144 Với α = 0,21
1
→ χz = = 0,628 ≤ 1
1,144 + 1,144 2 − 1,0532

Khả năng chịu lực của cột trong điều kiện chịu lửa:
N fi , Rd , z = χ z .N fi , pl , Rd

N fi , Rd , z = 0,628 × 1520 = 957 (kN)


95

Bảng 3.11: Bảng các giá trị khả năng chịu lực của cột liên hợp với cấp
bêtông C20/25
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 1910 957 721 590
So sánh với N0 100% 50,16% 37,82% 31%

Bảng 3.12: Bảng các giá trị khả năng chịu lực của cột liên hợp với cấp
bêtông C40/50
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 2170 1120 796 615
So sánh với N0 100% 51,74% 36,64% 28,32%

Bảng 3.13: Bảng các giá trị khả năng chịu lực của cột liên hợp với cấp
bêtông C50/60
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 2290 1200 830 626
So sánh với N0 100% 52,50% 36,23% 27,35%

2500
2000
C20
N (kN)

1500
C40
1000
C50
500
0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.32: Lực dọc của cột khi thay đổi mác bêtông
96

Bảng 3.14: Bảng khả năng chịu lực của cột liên hợp với thép mác S275
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 2120 1000 750 614
So sánh với N0 100% 57,14% 35,35% 28,95%

Bảng 3.15: Bảng khả năng chịu lực của cột liên hợp với thép mác S335
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 2420 1050 783 640
So sánh với N0 100% 43,42% 32,33% 26,43%

3000
2500
2000 S235
N (kN)

1500 S275
1000 S335
500
0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.33: Lực dọc trong cột khi thay đổi mác thép
Tính bằng phần mềm SAFIR
Do tiết diện cột là đối xứng nên khi tính toán ta chỉ cần tính toán một nửa tiết
diện.
Bảng 3.16: Bảng khả năng chịu lực của cột tính bằng SAFIR với với cấp
bêtông C20
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 2148 1158 600 450
So sánh với N0 100% 53,92% 27,93% 20,94%
97

Bảng 3.17: Bảng khả năng chịu lực của cột tính bằng SAFIR với với cấp
bêtông C30
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 2382 1286 600 450
So sánh với N0 100% 54% 25,10% 18,89%

Bảng 3.18: Bảng khả năng chịu lực của cột tính bằng SAFIR với với cấp
bêtông C50
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị N (kN) 2898 1546 600 450
So sánh với N0 100% 53,34% 20,7% 15,52%

1200
1000
Nhiệt độ (0C)

800
SAFIR
600
SIMPLE
400
0
200
0
30 60 90
Time (min)

Hình 3.34: Nhiệt độ của thép tính theo hai phương án

700
600
Nhiệt độ (oC)

500
400 SAFIR
300 SIMPLE
200
100
0
30 60 90
Time (min)

Hình 3.35: Nhiệt độ của bêtông theo hai phương án


98

120
Nfi/N0 (%) 100
80
SAFIR
60
SIMPLE
40
20
0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.36: Độ giảm lực dọc của cột tính theo hai phương án
Nhận xét: Lực dọc tính toán theo hai phương án chênh lệch nhau không
nhiều, từ hình vẽ cho thấy phương pháp đơn giản cho kết quả nhiệt độ nhỏ
hơn nên thiên về hướng mất an toàn nhiều hơn.
Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: PROFILE4
NODES: 347
ELEMENTS: 316

NODES PLOT
SOLIDS PLOT

STEELEC3
STEELEC2
SILCONC_EN
USER1

X Z

Hình 3.37: Tiết diện cột tính toán với phần mềm SAFIR
0
99

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

11 1 1 1 1 1 1 1 1 11 FILE: PROFILE4
1 NODES: 347
1 ELEMENTS: 316
1
1
1 NODES PLOT
1
1 SOLIDS PLOT
1 FRONTIERS PLOT
1 TEMPERATURE PLOT
1
1 TIME: 5400 sec
990.70
1
915.20
1
839.70
1
764.20
1
688.70
1
1 613.20
1 537.70
1
Y 462.20
1
1 386.70
X Z 1
11 1 1 1 1 1 1 1 1 11

Hình 3.38: Nhiệt độ của cột sau 90 phút bị cháy


Diamond 2012.a.0 for SAFIR

13 9 16 27 41 58 72 87 105122134 FILE: PROFILE4


2 45 10
11 17
19 29
30 42
43 59
60 74
75 88
89 107
108123
135
124
137
6 78 13 23 32 48 62 76 95 112126139 NODES: 347
1214
15 18 25 38 51 64 81 97 117131144 ELEMENTS: 316
2021
22 24 33 44 55 68 84 101 121141
147
2628
31 34 40 52 65 80 94 104 125146
154
3536
37 39 49 61 69 83 98 115 132152
157 NODES PLOT
4546
47 50 53 66 78 86 103 119 142156
150165
5456
57 63 67 77 85 99 158
113 129 151167
170
SOLIDS PLOT
7071
73 79 82 93 102 114 127 148 166173
180
9091
92 96 100 106 118 130 149 164 174184
189
109
110
111 116 120 128 143 153 168 175 186195
199
133
136
138 140 145 155 163 171 181 188 197204
209
159
160
161 162 169 172 179 185 190 201 210216
218
176
177
178 182 183 187 191 200 203 214 223231
234
192
193
194 196 198 202 205 212 217 226 238248
250
206
207
208 211 213 215 222 227 237 245 253263
266
264
219
220
221 224 225 265
228 235 243 249 256 268275
281
229
230
232 233 236 239 246 252 259 269 277284
287
240
241
242 244 247 251 254 261 270 278 285294
296
257
258
255 260 262 267 271 279 283 289 299303
309
Y 272 276
273
274 280 282 286 293 298 301 313322
325
288 291
290
292 295 297 300 305 312 321 328333
336
X Z 302 308
306
307 304 310
311 314 320
315 318 326
324 331
329 335
334 339
338342
341
343
345
316
317 319 323 327 330 332 337 340 344346
347

Hình 3.39: Chia node của cột trong phần SAFIR


100

1200
1000
Nhiệt độ (oC)

Node 90
800
Node 100
600
Node 164
400
Node 189
200
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Time (min)

Hình 3.40: Nhiệt độ một số điểm trên tiết diện cột


3.4. Bài toán khung liên hợp
Bài toán: Cho một khung đơn giản cột cao 3,31m, dầm dài 4,9m, tiết diện
dầm IPE300 (phần 3.2), tiết diện cột C200x200. Dầm chịu tải trọng phân bố
đều theo phương thẳng đứng 0,1kN/m, xác định khả năng chịu lực của dầm.

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: Khung dam


11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 NODES: 31
BEAMS: 15
10 22
TRUSSES: 0
9 23 SHELLS: 0
SOILS: 0
8 24 SOLIDS: 0

7 25
NODES PLOT
6 26 BEAMS PLOT
IMPOSED DOF PLOT
5 27 POINT LOADS PLOT
DISTRIBUTED LOADS PLOT
4 28 Structure Not Displaced selected

3 29

Y 2 30 Beam Element

F0
Z 1F0 X F0 31
F0
F0 F0

Hình 3.41: Mô hình tải trọng tính toán khung phẳng


101

Diamond 2012.a.0 for SAFIR

FILE: Khung dam


11 21 NODES: 31
12 20 BEAMS: 15
10 22
13 19 TRUSSES: 0
14 18 SHELLS: 0
9 23
15 16 17
SOILS: 0
8 24 SOLIDS: 0

7 25
NODES PLOT
6 26 BEAMS PLOT
IMPOSED DOF PLOT
5 27 DISPLACEMENT PLOT ( x 8)
Structure Not Displaced selected
4 28
TIME: 1320 sec
3 29
Beam Element
Y2 30

F0
Z 1F0 X F0 31
F0
F0 1.0 E-01
F0 m

Hình 3.42: Biến dạng của khung sau 20 phút bị cháy


Bảng 3.19: Giá trị mômen tại giữa dầm với các cấp bền chịu lửa tính theo
phương pháp đơn giản
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 348 261 224 162
So sánh với M0 100% 75% 64,36% 46,55%

Bảng 3.20: Giá trị mômen tại giữa dầm với các cấp bền chịu lửa tính theo
phương pháp tiên tiến dùng phần mềm SAFIR
Cấp bền chịu lửa R0 R30 R60 R90
Giá trị M (kNm) 274,85 216,79 133,57 83,84
So sánh với M0 100% 69,68% 53,13% 31,74%
102

400

300
M (kNm)

SAFIR
200
SIMPLE
100

0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.43: So sánh mômen của dầm theo hai phương án

120
100
Mo/Mfi (%)

80
SAFIR
60
SIMPLE
40
20
0
0 30 60 90
Time (min)

Hình 3.44: So sánh độ giảm mômen của dầm theo hai phương án

Nhận xét: Mômen tính theo phương pháp đơn giản lớn hơn hẳn so với
phương pháp tiên tiến dùng phần mềm SAFIR, do vậy phương pháp tiên tiến
dùng phần mềm SAFIR thiên về an toàn hơn là phương pháp đơn giản.
103

KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ


* KẾT LUẬN:
Trong phạm vi cho phép, luận văn chỉ mới trình bày được các nguyên
lý cơ bản nhất và thực hiện tính toán cụ thể khả năng chịu lực của một số cấu
kiện điển hình liên hợp thép- bêtông trong điều kiện cháy theo hai phương
pháp là phương pháp đơn giản và phương pháp tiên tiến sử dụng phần mềm
SAFIR
- Phương pháp đơn giản có ưu điểm là dễ dàng tính toán được khả
năng chịu lực của từng cấu kiện riêng lẻ trong điều kiện cháy, nhanh chóng
thuận tiện song phạm vi áp dụng hạn chế, chỉ sử dụng được cho các cấu kiện
riêng lẻ, chưa kể đến được biến dạng nhiệt và sự làm việc chung của các cấu
kiện trong kết cấu công trình.
- Phương pháp dùng mô hình tiên tiến có ưu điểm có kể đến biến dạng
nhiệt, biến thiên các tính chất cơ lý của vật liệu theo nhiệt độ,... song yêu cầu
phần mềm phân tích kết cấu phi tuyến chuyên biệt và trình độ để sử dụng
phần mềm.
- Kết quả tính theo hai phương pháp chênh lệch đáng kể. Kết quả tính
theo phương pháp đơn giản thường thiên về mất an toàn hơn, điều này không
hợp lý vì nguyên tắc xây dựng các phương pháp tính toán đơn giản là phải
thiên về an toàn
- Kết quả thu được từ các ví dụ tính toán (chương III) đã chứng minh
ưu điểm vượt trội khi chịu lực của tiết diện liên hợp trong điều kiện cháy. Khi
lớp bêtông bảo vệ đóng vai trò vừa là vật liệu chịu lực (cùng cốt thép) vừa là
vật liệu cách nhiệt (làm chậm quá trình lan truyền nhiệt trong tiết diện thép),
cấu kiện liên hợp có thể chịu lực trong thời gian lâu hơn so với các cấu kiện
không được bảo vệ và chịu lực lớn hơn so với các cấu kiện được bảo vệ theo
hình thức khác.
104

* KHUYẾN NGHỊ:
- Cần tiếp tục nghiên cứu để giải thích được sự sai khác đáng kể kết quả
tính theo hai phương pháp: đơn giản và mô hình tiên tiến
- Mô hình tiên tiến dùng phần mềm SAFIR dùng để phân tích kết cấu
trong điều kiện cháy có thể mô phỏng kết cấu làm việc tương đối giống với
điều kiện thực tế nên cho kết quả chính xác hơn các phương pháp đơn giản
hóa trình bày trong tiêu chuẩn. Tuy nhiên dùng phần mềm máy tính đòi hỏi
thời gian, và kiến thức chuyên sâu nên không phù hợp với các kỹ sư thực
hành. Việc nghiên cứu phát triển các phương pháp tính toán đơn giản là cần
thiết (các phương pháp này cần cho kết quả sai lệch thiên về an toàn hơn với
kết quả mô phỏng).

-Thực nghiệm rất cần thiết để kiểm chứng lý thuyết. Song các thí
nghiệm kết cấu trong đám cháy đòi hỏi kinh phí rất lớn khó có thể làm với số
lượng nhiều nên việc dùng phần mềm mô phỏng theo mô hình tiên tiến cần
được khuyến khích. Thí nghiệm thường để kiểm chứng các giả thiết trong mô
hình tính. Qua hàng loạt các mô phỏng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc
của kết cấu cần được nghiên cứu và tìm ra quy luật để đưa ra được cách tính
thực hành.

You might also like