You are on page 1of 6

BÀI TẬP KẾT CẤU - BUỔI 3

1. Phân tích ưu nhược điểm về mặt kiến trúc, kết cấu của các loại sàn rỗng. Lấy
ví dụ một công trình thực tế để minh họa.
Ưu điểm:
- Linh hoạt trong thiết kế và thi công, đảm bảo tính
mỹ quan cho công trình do không dầm. Giảm bớt
được cột trong công trình do vượt nhịp lớn, bố
trí hệ cột linh động hơn. Tường xây được bất kỳ
vị trí nào mà không cần dầm đỡ.

- Chiều cao thông thuỷ lớn do không cần làm


dầm.

- Cách âm, cách nhiệt tốt do cấu trúc đặc biệt của
kết cấu là sàn rỗng.

Nhược điểm:
Để đảm bảo độ cứng cho sàn, sàn phải dày hơn, dẫn
đến tốn bê tông hơn, nặng hơn sàn dầm. Nếu chỉ còn
tấm sàn phẳng đét, nguy cơ bị chọc thủng bởi cột là rất
cao.

Công trình: Nhà máy sản xuất thiết bị đầu cuối thông minh, là giai đoạn 2 của tổ hợp
VSmart sản xuất thiết bị điện tử tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội.

Quy mô hơn 200.000m2 tổng diện tích sàn, 3 tầng cao. Do giới hạn chỉ tiêu chiều cao
tầng theo quy hoạch, phương án sàn phẳng bê tông cốt thép toàn khối được lựa chọn,
sử dụng xốp hộp VRO tạo rỗng. Tải trọng sử dụng tương đối lớn, do dây chuyền sản
xuất yêu cầu, 1,5 tấn/m2. Sàn vượt nhịp 9x12,5m (khoảng cách từ cột đến cột).

So sánh với phương án sàn dầm thông thường:


- Chiều cao tầng giảm được 0,6m;
- Về tiến độ: Sàn phẳng thi công nhanh hơn sàn dầm, đặc biệt giảm công tác cốp
pha cho dầm
- Về chi phí: Chi phí trên 1m2 của phương án sàn phẳng VRO tương đương phương
án sàn dầm. Xét trên chi phí tổng thể, tính cho toàn bộ nhà xưởng thì rẻ hơn (do giảm
chi phí cột, bao che mặt đứng).
2. Tìm hiểu về kết cấu TENSEGRITY. Lấy ví dụ một công trình thực tế để minh họa
Tensegrity là kết cấu bao gồm các thanh
chịu nén không liên tục nằm trong dây cáp
chịu kéo liên tục sao cho những thành
phần chịu nén không chạm vào nhau, trong
khi những thành phần chịu tác dụng của
lực căng tạo hình không gian cho cấu trúc.
Miễn là góc giữa hai dây cáp bất kỳ nhỏ
hơn 180 độ, vị trí của các thanh được xác
định rõ ràng. Ngoài ra cần có 3 điểm kết
nối xác định vị trí đỉnh que để tạo nên cấu
trúc tổng thể ổn định.
Buckminster Fuller là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của kết cấu Tensegrity trong quá trình thử
nghiệm với các hệ thống kết cấu thay thế.
Công trình: Tháp Needle của Kenneth Snelson
Được thiết kế bởi KTS, nghệ sĩ, nhà vật lý
Kenneth Snelson dành cho Bảo tàng và Vườn
điêu khắc Hirshhorn ở Washington DC, tháp
Needle là một trong những ví dụ tiêu biểu
nhất về Tensegrity. Snelson đã nghiên cứu kỹ
lưỡng để tạo ra tác phẩm điêu khắc tương tự
theo phong cách này. Trong tòa tháp đặc biệt,
ông đã sử dụng các ống nhôm có tác dụng
nén và được giữ bằng lực căng thông qua các
dây cáp thép gắn ở mỗi đầu ống.
Tưởng chừng như tòa tháp này rất mỏng
manh và không tuân theo trật tự nào nhưng
chúng lại tạo ra bố cục hoàn chỉnh. Khi đứng
giữa tòa tháp nhìn lên, bạn dễ dàng nhận thấy
ngôi sao sáu cánh. Khi đứng nhìn từ xa, những
sợi dây cáp dường như biến mất và chỉ để lại
những ống nhôm dày lơ lửng giữa không trung.
3. Tìm hiểu về kết cấu dây treo. Lấy ví dụ một công trình thực tế để minh họa
Khả năng chịu lực của mái dây được xác định theo độ bền bởi chúng chỉ có lực kéo.
Kết cấu làm việc chịu kéo lên chúng sử dụng triệt để khả năng chịu lực của dây cáp,
đồng thời với cường độ cao của vật liệu trọng lượng của kết cấu chịu lực tương đối
nhỏ. Với dạng kết cấu này khi nhịp tăng cho hiệu quả sử dụng kết cấu tăng. Ưu việt
hơn nữa là kết cấu dây treo dễ vận chuyển có khả năng lắp ráp không cần giàn giáo,
chúng vượt nhịp lớn, có nhịp đến 60m. Hệ lưới thanh không gian phẳng thực chất là
một hệ thống dàn cánh song song đặt giao nhau.
Nhược điểm:
- Biến dạng lớn: Vì mô đun đàn hồi của cáp thấp E = (1,5 => 1,8).10˄6 daN/cm2 nhỏ
hơn thép cán. Song khả năng làm việc đàn hồi của thép cường độ cao lại lớn hơn thép
thường nên biến dạng tỉ đối trong giai đoạn đàn hồi lớn hơn so với thép CT3 vài lần.
- 1 đặc điểm nữa của kết cấu mái dây treo mái treo là có tính biến hình lớn. Khi sơ đồ
tác dụng của trọng tải thay đổi thì sơ đồ hình học của hệ có thay đổi lớn. Để giảm nhẹ
chuyển vị động, các mái thường được thiết kế căng trước và có giải pháp cấu tạo đặc
biệt làm tăng khả năng ổn định hình dạng của hệ.
Công trình: Sân vận động Quốc gia Ba Lan, Warsaw, Ba Lan

Kết cấu hệ dây 2 lớp gồm: Lớp dây võng xuống là lớp dây chịu lực, gọi là lớp dây chủ,
lớp dây vòng lên là lớp dây căng, gọi là lớp dây ổn định. Liên hệ giữa 2 lớp dây là các
thanh chống cứng chịu nén hoặc chịu kéo. Bản vẽ sơ đồ hệ mái dây treo hai lớp chi
tiết và hoàn thiện​Đối với kết cấu mái dây treo 2 lớp nhờ có lớp dây căng cùng làm việc
với lớp dây chủ làm tăng độ ổn định hình dạng cho hệ dây, làm cho hệ có độ cứng và
có khả năng chịu được tải trọng đổi chiều. Để lớp dây căng có đủ khả năng cùng làm
việc với lớp dây chủ, cần phải căng trước lớp dây này sao cho trong nó lực kéo do căng
trước luôn lớn hơn nội lực nén cho tải trọng.
4. Tìm hiểu về cầu đi bộ trong kiến trúc nhà cao tầng về mặt kiến trúc, kết cấu,
thi công
Kết cấu cầu treo là một trong những kết cấu được dùng phổ biến khi thiết kế cầu nhịp
lớn do những ưu điểm của nó. Hệ kết cấu cầu treo điển hình gồm hai tháp cao ở hai
đầu, sàn cầu bê tông cốt thép hoặc thép, hai dây cáp lớn căng ngang nối hai đỉnh tháp
và các dây cáp nhỏ treo sàn bê tông cốt thép vào hai dây cáp lớn. Dạng kết cấu này có
ưu điểm là các cấu kiện chính chỉ chịu lực đơn giản: tháp chịu nén là chính, các dây
cáp lớn và nhỏ chỉ chịu kéo, sàn cầu chịu mô men uốn tương đối nhỏ.

Với cầu khoảng cách ngắn không cần vượt nhịp quá lớn, thì cầu bê tông cốt thép dễ sử
dụng, đơn giản hơn.
Cầu có thể xem đơn giản như 2 thanh dầm btct đặt gác lên các đầu cột của hai công
trình. Với các cầu bê tông cốt thép thì khi thi công người ta phải tính toán tải trọng và
thi công toàn khối cho cây cầu trong lúc xây dựng công trình.

Còn với những khoảng vượt lớn hơn, người ta sử dụng những kết cấu thép để giảm tải
trọng, vượt nhịp xa hơn, cũng tránh liên kết cứng giữa các công trình, để hạn chế gãy,
rạn nứt cấu kiện gây nguy hiểm.

Còn với những cây cầu thép thì thường đợi thi công hết bộ khung chịu lực mới tiến
hành lắp ghép cầu thép. Thi công cầu thép thì nhanh gọn và chủ yêu là lắp ghép nên
không ảnh hưởng quá lâu tới không gian bên dưới cầu, do các cấu kiện cầu có thể sản
xuất trước sau đó chỉ cần lắp ghép.

You might also like