You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP HKI HÓA 12 (ĐỀ SỐ 1)

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23;
Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag =
108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 1. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, khi đun nóng gọi là phản ứng
A. xà phòng hóa. B. hiđrat hóa C. crackinh D. oxi hóa
Câu 2. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo là
A. HCOOCH3 B. C2H5COOCH3. C. C3H7COOH D. C2H5COOH
Câu 3. Este nào sau đây không điều chế được từ axit và ancol tương ứng
A. HCOOC2H5. B. C6H5COOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH=CH2
Câu 4. Poli(vinylaxetat) là polime được điều chế từ monome nào sau đây?
A. C2H5COOCH = CH2 B. CH2 = CH – COOC2H5
C. CH3COOCH = CH2 D. CH2 = CH – COOCH3
Câu 5. Theo sơ đồ phản ứng
C4H7ClO2 + NaOH → muối hữu cơ + C2H4(OH)2 + NaCl
Cấu tạo của C4H7ClO2là:
A. CH3COOCHCl – CH3 B. CH3COOCH2CH2Cl
C. ClCH2COOCH2CH3 D. HCOOCH2CH2Cl
Câu 6. Khẳng định nào sau đây sai khi nói về phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng giữa ancol và axit
B. Phản ứng este hóa xảy ra không hoàn toàn
C. Phản ứng este hóa cho sản phẩn là este và nước
D. Nguyên tử H linh động của axit kết hợp với – OH của ancol tạo ra H2O.
Câu 7. Để điều chế phenyl axetat, người ta cho phenol tác dụng với chất nào sau đây trong môi
trường axit?
A. CH3COOH B. (CH3CO)2O. C. CH3OH D. CH3COONa
Câu 8. Thủy phân este X có CTPT C4H8O2 trong dd NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và
Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên của X là
A. Etyl axetat. B. metyl axetat C. metyl propionat D. propyl fomat
Câu 9. Este A tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức có tỉ khối hơi so với heli bằng 18,5. Thủy
phân hoàn toàn A trong dd NaOH thì thu được lượng muối lớn hơn khối lượng A ban đầu. A có
CTCT là
A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3.
Câu 10: Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường
nào?
A. Glucozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 11: Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ?
A. Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2.
C. Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.
D. Lên men thành ancol (rượu) etylic..
Câu 12: Phản ứng oxi hóa glucozơ là phản ứng nào sau đây ?
A. Glucozơ + H2/Ni , to. B. Glucozơ + Cu(OH)2 (to thường).
C. Glucozơ + AgNO3/ NH3 (to). D. Glucozơ + CH3OH/HCl.
Câu 13: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là
A. đường phèn. B. mật mía. C. mật ong. D. đường kính.
Câu 14: Gluxit (cacbohiđrat) chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ trong phân tử là
A. saccarozơ. B. tinh bột. C. mantozơ. D. xenlulozơ.
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hoá sau : Tinh bột → X → Y → Axit axetic. X và Y lần lượt là :
A. glucozơ, ancol etylic.. B. mantozơ, glucozơ.
C. glucozơ, etyl axetat. D. ancol etylic, anđehit axetic.
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng : Thuốc súng không khói  X → Y → Sobit (sobitol).
Tên gọi X, Y lần lượt là:
A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, etanol.
C. mantozơ, etanol. D. saccarozơ, etanol.
Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau : CO2 → X → Y → Z → T → PE
Các chất X, Y, Z là :
A. tinh bột, xenlulozơ, ancol etylic, etilen. B. tinh bột, glucozơ, ancol etylic, etilen.
C. tinh bột, saccarozơ, anđehit, etilen. D. tinh bột, glucozơ, anđehit, etilen.
Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 6,84 gam saccarozơ rồi chia sản phẩm thành 2 phần bằng nhau.
Phần1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa..
Phần 2 cho tác dụng với dung dịch nước brom dư, thì có y gam brom tham gia phản ứng.
Giá trị x và y lần lượt là
A. 2,16 và 1,6. B. 2,16 và 3,2. C. 4,32 và 1,6. D. 4,32 và 3,2.
Câu 19: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng
CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung
dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 550. B. 810. C. 650. D. 750.
Câu 20: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng CTPT C7H9N ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 21: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2 ?
A. metyletylamin. B. etylmetylamin. C. isopropanamin. D. isopropylamin.
Câu 22: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.
B. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
C. Tính bazơ của anilin mạnh hơn NH3.
D. CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước..
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Câu 24: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là
A. CH3NH2. B. CH3COOCH3. C. CH3OH. D. CH3COOH.
Câu 25: Hợp chất A có công thức phân tử C4H11O2N. Khi cho A vào dung dịch NaOH loãng, đun
nhẹ thấy khí B bay ra làm xanh giấy quỳ ẩm. Axit hoá dung dịch còn lại sau phản ứng bằng dung
dịch H2SO4 loãng rồi chưng cất được axit hữu cơ C có M =74. Tên của A, B, C lần lượt là :
A. Metylamoni axetat, metylamin, axit axetic.
B. Metylamoni propionat, metylamin, axit propionic.
C. Amoni propionat, amoniac, axit propionic.
D. Etylamoni axetat, etylamin, axit propionic.
Câu 26: Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun
nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ ẩm. Nung Y với NaOH rắn thu được hiđrocacbon
đơn giản nhất. CTCT của X là
A. CH3COONH3CH3. B. CH3CH2COONH4.
C. HCOONH3CH2CH3. D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 27: Đun nóng chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH, thu được ancol etylic, NaCl, H2O và
muối natri của alanin. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH(CH3)COOC2H5. B. ClH3NCH2COOC2H5.
C. H2NC(CH3)2COOC2H5. D. ClH3NCH(CH3)COOC2H5.
Câu 28: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no
mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được
sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt
cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2 ?
A. 2,8. B. 2,025. C. 3,375. D. 1,875.
Câu 29. Nilon–6,6 là một loại
A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco.
Câu 30. Trong các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enan (5); Tơ
axetat (6); Tơ nilon (7); Tơ capron (8) loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A.(1), (3), (7). B. (2), (4), (8). C. (3), (5), (7). D. (1), (4), (6).
Câu 31: Nhựa rezit được điều chế bằng cách
A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian.
B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian.
C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.
D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian.
Câu 32: Polime sau đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo là
A. Poli(metyl metacrylat). B. Poliacrilonitrin.
C. Poli(phenol fomanđehit). D. Poli(vinyl clorua).
Câu 33: Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:
C 2 H 5 OH ⎯hs
⎯50⎯
%
→ butadien − 1,3 ⎯hs
⎯80⎯
%
→ cao su buna
Khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên là
A. 92 gam B. 184 gam C. 115 gam D. 230 gam.
Câu 34: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Cu2+ B. Zn2+. C. Ag+. D. Ca2+.
Câu 35: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4. B. FeCl3. C. AgNO3. D. MgCl2.
Câu 36: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là:
A. Thủy luyện. B. Điện phân dung dịch.
C. Điện phân nóng chảy. D. Nhiệt luyện.
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam Zn bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
Giá trị của m là
A. 6,5. B. 3,3. C. 13,0 D. 2,6.
Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho CaO vào nước..
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 39: Cho 1,68 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3
0,1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 2,68 gam hỗn hợp rắn Y gồm 2 kim loại. Hòa tan
hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thấy thoát ra 0,115 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy
nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không
đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 12,225. B. 9,525. C. 9,555. D. 10,755.
Câu 40: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y
Cđều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y)
cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Đun 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp.
Nung F với CuO thu được hỗn hợp G chứa 2 anđehit, lấy toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với
AgNO3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị của m là
A. 6,86. B. 7,92. C. 7,28. D. 6,64.

------------------------------------------------Hết---------------------------------------------------

You might also like