You are on page 1of 7

Câu 1: Là KTS, bạn phát triển tư duy thiết kế mặt bằng và mặt đứng công trình Nhà Cao

Tầng như thế nào? Dựa trên yếu tố nào về mặt Kết Cấu?

Trả lời:

Theo những gì em đã được học, có hai cách để tiếp cận khi thiết kế công trình: một là hình khối

đi theo công năng; hai là ngược lại, công năng đi theo hình khối. Ở thể loại công trình Nhà Cao

Tầng, hướng tiếp cận tối ưu nhất là đi từ hình khối tổng thể rồi mới tiến hành thiết kế mặt bằng

và phân khu công năng. Hiện nay, trên thế giới, các công trình NCT được xây dựng rất đa dạng

về hình khối, từ những hình khối kỷ hà cơ bản như khối vuông, khối hộp chữ nhật cho đến các

mảng bo cong, vạt góc tùy theo ý đồ người thiết kế cũng như là hình tròn, elip,...

Và để các ý tưởng thiết kế không chỉ nằm trên giấy, người KTS trong quá trình thiết kế phải

đồng thời hình dung tới các giải pháp thiết kế kết cấu thích hợp cho công trình NCT. Các yếu tố

cần quan tâm tới trong kết cấu NCT, bao gồm:
1. Lựa chọn giải pháp kết cấu: dựa theo nguyên tắc truyền lực trực tiếp và nhanh chóng: từ sàn

qua dầm, dầm xuống cột, cột xuống móng và móng truyền xuống nền đất tốt bên dưới; lựa

chọn hệ kết cấu chịu lực hợp lý tùy theo số tầng cao của công trình.

2. Lựa chọn các loại khe trong công trình:

● Khe nhiệt (khe co giãn)

- Được cấu tạo cho các công trình có chiều dài lớn, nhằm khắc phục hiện tượng co giãn

của kết cấu do tác động của nhiệt độ môi trường.

- Chiều dài nhà có kích thước theo vật liệu của kết cấu chính:

BTCT: 45 - 60m, THÉP: 100 - 110m

- Khe nhiệt chỉ cần cắt qua thân, không cắt qua hầm và móng, khoảng cách khe: 25 – 50

● Khe lún

- Được cấu tạo trong công trình có sự chênh lệch lớn giữa các khối nhà,

Ví dụ: công trình vừa có cả khối thấp tầng và vừa khối cao tầng (ngoài ra còn được sử

dụng khi xây công trình trên nền đất có P đất khác nhau)

- Khe lún cắt qua thân hầm và móng, khoảng cách khe: 20 – 50

● Khe kháng chấn

- Được cấu tạo cho công trình cao tầng, chỉ cắt qua phần thân, không cắt qua hầm và

móng
- Khe kháng chấn giải quyết vấn đề P ngang giữa các khối cao, thấp trong công trình cao

tầng, giải quyết P động đất tác động lên kết cấu móng

- Khe có khoảng cách phụ thuộc: chiều cao nhà (H nhà), chế độ gió (V gió, chế độ gió, tần

suất gió khu vực), P động đất

3. Lựa chọn giải pháp sơ đồ khung chịu lực

● Nguyên tắc lựa chọn khung nhiều nhịp

● Nguyên tắc lựa chọn khung hẫng cột


● Nguyên tắc thiết kế khung thông tầng

● Nguyên tắc xử lý trường hợp thiết kế consol lớn

4. Lựa chọn giải pháp kết cấu sàn

● Sàn có dầm

● Sàn dầm bẹt (dẹt)

● Sàn ô cờ (giao thoa)

● Sàn không dầm


● Sàn không dầm mũ cột (nấm)

● Sàn không dầm công nghệ cao: Bubbledeck, Superdeck, U Boot- Beton

● Sàn ứng lực

Câu 2: Phân tích kết cấu một công trình nhà cao tầng mà bạn tham khảo, từ đó rút ra

những nhận xét

Tên công trình: G - Tower (Tòa nhà VPCP mới)

Chủ đầu tư: Chính quyền IFEZ (Incheon Free Economic Zone)

Thiết kế: Haeahn Architecture + DMP + Gyungsung + TCMC

Năm hoàn thành: 2013

Địa điểm: 175, Art Center-Daero, Yeonsu-gu, Incheon, Hàn Quốc

Giải pháp chịu lực chính:

Lõi cứng kết hợp với cột composite

Cột composite thuộc loại thép ống đổ đầy bê tông, bên trong có tăng cường thép chữ I, bê tông

bị kìm hãm trong thép ống nên cường độ được nâng cao.
- Lực tác động gồm

hoạt tải và tĩnh tải

- Tải trọng phân bố đều

bên trên bề mặt diện tích

sàn -> tải trọng truyền về

dầm - > truyền về cột (tải

trọng tập trung tại cột) ->

xuống móng
Công trình sử dụng hệ khung dầm thép rỗng để giữ

những tấm kính lớn ở những không gian thông tầng,

bằng cách sử dụng bu lông, bản mã lắp ghép giữ chặt hệ

khung kính.

Hệ khung dầm thép này được ghép trực tiếp vào hệ dầm

cột của công trình

You might also like