You are on page 1of 3

Đồ án môn học Sấy GVHD: Trần Văn Vang

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI SẤY GỖ CAO SU


1. Vai trò của sấy:
Sấy là quá trình công nghệ được sử dụng trong rất nhiều ngành công
nông nghiệp. Trong nông nghiệp sấy là một trong những công đoạn quan
trong của công nghiệp sau thu hoạch. Trong công nghiệp như công
nghiệp chế biến nông - hải sản, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng kỹ thuật sấy cũng đóng góp một vai trò quan
trọng trong dây truyền sản xuất.
Hiện nay, với yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường gỗ thì
công đoạn sấy càng trở lên quan trọng trong công nghiệp chế biến gỗ.
Một yêu cầu quan trọng đó là sản phẩm gỗ phải đạt được độ ẩm tiêu
chuẩn và đồng đều không cong vênh nứt nẻ. Nhất là đối với thị trường
xuất khẩu gỗ hiện nay thì vấn đề chất lượng càng trở lên quan trọng.
Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ, góp
phần quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành công nghiệp sản
xuất chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp sản xuất chế biến gỗ vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò
quan trọng của việc sấy gỗ. Một số doanh nghiệp có quan tâm đến việc
sấy gỗ nhưng chủ yếu là làm theo kinh nghiệm , không theo một qui
trình bài bản, đúng kỹ thuật. Trong đó, hạn chế lớn nhất của các doanh
nghiệp làm khả năng nhận biết về tính chất của gỗ, để từ đó có chế độ
sấy phù hợp tránh xảy ra các khuyết tật cho gỗ.
2. Giới thiệu về gỗ cao su
Gỗ cao su là một một loại gỗ thân cứng thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Gỗ cao su tên tiếng anh là Rubber Wood, Đặc biệt là khu vực Đông
Nam Á rất thích hợp trồng loại cây này. Gỗ cao su được lấy từ phần thân

1 Nhóm 7
Đồ án môn học Sấy GVHD: Trần Văn Vang

của cây cao su (tên tiếng anh là: Hevea brasiliensis). Sau 20 năm cây hết
khả năng cho nhựa, mũ, thì phần thân và gốc được sử dụng để làm ra
những sản phẩm như nội thất, gia dụng, mỹ nghệ…

Đặc điểm chung của gỗ cao su


- Màu sắc nhẹ nhàng tự nhiên thường là vàng nhạt, màu xám sáng hoặc
màu nâu nhạt.
- Thớ mỏng và trọng lượng riêng của gỗ khá nhẹ.
- Gỗ cao su dẻo dai với tính đàn hồi cao.
- Cấu tạo gỗ đặc biệt rất ít thấm nước.
- Chất liệu gỗ thân thiện với môi trường, ít bắt lửa hơn so với các loại gỗ
công nghiệp khác và đặc biệt là khi cháy không gây ra các mùi – chất
thải độc hại.
Lý do chọn Gỗ cao su làm đề tài
Với những đặc điểm trên dựa theo bảng phân loại các loại gỗ theo tiêu
chuẩn Việt Nam, gỗ cao su thuộc nhóm VII - nhóm gỗ trọng lượng nhẹ,
sức chịu lực kém và khả năng chống mối mọt thấp mà nước ta là một
nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa lượng mưa trong năm là rất lớn phân
đều các khu vực, dao động từ 1500 đến 2000mm, độ ẩm không khí là rất
cao 80% và cân bằng ẩm luôn dương, đây là những điều kiện rất thuận
lợi để cho mối mọt sinh sôi phát triển phá hoại gỗ cao su. Vì thế để giúp
tăng chất lượng gỗ, tránh hiện tượng co rút nứt nẻ, giảm trọng lượng gỗ
giảm chi phí vận chuyển và bảo quản, hạn chế sự phát sinh của nấm và
côn trùng phá hoại gỗ, nâng cao tuổi thọ gỗ, bảo vệ sức khoẻ người tiêu
dùng có thể khẳng định chắc chắn rằng: “Sấy gỗ cao su là một quá trình
vô cùng quan trọng không thể bỏ qua”.

2 Nhóm 7
Đồ án môn học Sấy GVHD: Trần Văn Vang

3 Nhóm 7

You might also like