You are on page 1of 21

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

Đề tài: Tình hình thị trường lâm sản Việt Nam trong những năm
gần đây.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN VIỆT NAM
II.1.1.Khái niệm lâm nghiệp
II.1.2. Khái niệm thị trường lâm sản
II.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT
NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
II.2.1. THỊ TRƯỜNG CHÍNH NGẠCH
II.2.1.1.Thị trường nguyên liệu đầu vào của ngành lâm nghiệp
II.2.1.1.1. Nguồn khai thác trong nước
II.2.1.1.2. Nguồn nhập khẩu
II.2.1.2. Thị trường xuất khẩu
II.2.1.3. Phân tích tình hình XKLS tại Việt Nam từ năm 2006-
2008
II.2.1.3.1. Năm 2006
II.2.1.3.2. Năm 2007
II.2.1.3.3. Năm 2008
II.2.1.3.4. Năm 2009
II.2.1.4. Một số hoạt động xúc tiến thương mại về đồ gỗ và sản
phẩm gỗ
II.2.2. THỊ TRƯỜNG PHI CHÍNH NGẠCH
II.2.2.1. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm
2007
II.2.2.2. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm
2008
II.2.2.3. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm
2009
II.3. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN
II.3.1. Giải pháp về chính sách
II.3.2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ
II.3.3. Giải pháp về kỹ thuật
II.3.4. Các giải pháp về kinh tế
II.3.5. Giải pháp về môi trường
III.KẾT LUẬN
1
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được đánh giá là một đất nước trẻ. Kinh tế Việt Nam đang trên đà
tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng... Một bộ phận của nền kinh tế, kinh tế lâm nghiệp cũng đang cũng đang
vươn mình lớn lên hoà chung với sự phát triển của đất nước. Lâm nghiệp là một
ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt
trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong Luật bảo vệ và phát
triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo
là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh
tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”.
Trong vòng 6 năm (từ năm 2003 đến năm 2008), lâm nghiệp ở Việt Nam tăng
trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm và sản xuất lượng sản phẩm chất lượng
cao cho xuất khẩu. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng rất cao sau khi Việt Nam thực
hiện chính sách mở cửa để trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Hiện nay, các
cơ hội để sản phẩm lâm sản của Việt Nam bước vào thị trường toàn cầu đang
rộng mở, tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với rất nhiều thách thức từ thị trường
nội địa và quốc tế. Mặc dù thị trường lâm sản hoạt động sôi động song vẫn còn
nhiều thách thức và khó khăn nên đòi hỏi cần có sự đánh giá đầy đủ nhằm duy
trì mức tăng trưởng của ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Tìm hiểu thực trạng của thị trường lâm sản Việt Nam trong 5 năm 2003 -2008 sẽ
giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình phát triến kinh tế lâm nghiệp Việt
Nam, giúp ta chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội, thách
thức của thị trường này. Từ đó đề ra những giải pháp để xây dựng một thị
trường lâm sản linh hoạt, vững mạnh. Đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội trong thời kì CNH-HĐH đất
nước.

2
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN VIỆT
NAM
II.1.1.Khái niệm lâm nghiệp

Có nhiều khái niệm khác nhau về lâm nghiệp, hiểu khái quát nhất thì lâm nghiệp
là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây
dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và
phát huy chức năng phòng hộ, của rừng.

II.1.2. Khái niệm thị trường lâm sản

Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm thị trường. Ta có thể
gặp một số khái niệm phổ biến sau:
Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua
tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người kia
để trao đổi một thứ gì đó, họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Thuật ngữ thị trường lâm sản, hiểu một cách chung nhất, là nơi gặp gỡ giữa
cung và cầu lâm sản ở một thời điểm nhất định. Hay nói một cách khác, thị
trường lâm sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi
hàng hoá lâm sản. Như vậy, bản chất thị trường lâm sản chính là sự chuyển giao
quyền sở hữu lâm sản từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất
định do họ thoả thuận định ra

II.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GỖ VÀ LÂM SẢN


VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Dựa và sự hoạt động hợp pháp hay bất hợp pháp của hoạt động thị trường mà
chúng ta chia thị trường lâm sản thành thị trường chính ngạch(hoạt động hợp
pháp theo luật pháp của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và thị
trường phi chính ngạch(hoạt động bất hợp pháp không theo luật pháp của Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như khai thác, săn bắn, buôn bán trộm)

II.2.1. THỊ TRƯỜNG CHÍNH NGẠCH

3
Chế biến gỗ và lâm sản là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh
nhất trong những năm gần đây, vươn lên trở thành một trong 10 mặt hàng có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước, và là một trong những nước đứng đầu về
xuất khẩu gỗ và lâm sản trong khu vực. Hiện nay, ước tính cả nước có khoảng
gần 2000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất và chế biến gỗ, trong đó có khoảng 450 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu
đồ gỗ (120 doanh nghiệp chuyên các sản phẩm ngoài trời và 330 doanh nghiệp
chuyên đồ nội thất xuất khẩu). Năng lực sản xuất chế biến gỗ của các doanh
nghiệp trong cả nước tăng lên nhanh chóng, từ 2,5 triệu m3 năm 2003 lên 2,8
triệu m3 năm 2004.

II.2.1.1.Thị trường nguyên liệu đầu vào của ngành lâm nghiệp

II.2.1.1.1. Nguồn khai thác trong nước

Nguyên liệu cho sản xuất và chế biến gỗ có từ hai nguồn chính: khai thác
trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Trước đây, nguồn gỗ để khai thác dựa
chủ yếu vào rừng tự nhiên, nhưng những năm gần đây đã chuyển sang nguồn gỗ
nguyên liệu nhập khẩu và khai thác từ rừng trồng. Hiện nay, diện tích có rừng
của Việt Nam là khoảng 12,3 triệu ha (2004) với trữ lượng gỗ khoảng 750 triệu
m3, trong đó 10,1 triệu ha là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng (xem bảng 1.1).
Để bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Chính phủ giới
hạn khai thác gỗ từ rừng tự nhiên khoảng 300.000m3 mỗi năm trong giai đoạn
2000 – 2010, chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất và xây dựng trong nước
(250.000 m3) và sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu 50.000 m3. Tuy nhiên, tình trạng
khai thác gỗ trái phép trong các khu rừng tự nhiên là rất phổ biến, hiện đã vượt
quá tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, nên số lượng gỗ thực tế khai thác
được từ rừng tự nhiên hàng năm lên tới 550.000 – 600.000 m3.

Bảng 1.1. Diện tích rừng Việt Nam (2002 – 2004)

Đơn vị Diện tích Diện tích Trong đó Độ che phủ rừng (%)
tính: tự nhiên có rừng
Rừng tự Rừng
ha
nhiên trồng
Năm
2002 32.928.8 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8
2003 32.928.8 12.094,5 10.004,7 2.089,8 36,1

2004 32.928.8 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7

4
Bảng 1.1 cho thấy diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của Việt Nam tăng đều
qua các năm. Tuy nhiên, gỗ khai thác được từ rừng trong nước thường có chất
lượng không cao, không đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có khu rừng nào được cấp chứng chỉ rừng. Diện tích
rừng trồng tăng nhanh nhưng cho chất lượng gỗ không cao do chủ yếu là những
loại gỗ ngắn ngày, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Hơn 80% gỗ khai thác từ các
rừng trồng được sử dụng làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp giấy. Chỉ
khoảng 300.000 – 400.000 m3 gỗ khai thác từ các khu rừng trồng có chất lượng
tốt (chủ yếu là cây cao su, thông và keo) là được sử dụng trong lĩnh vực chế biến
đồ gỗ nội thất và mỹ nghệ.
Nhằm chủ động nguồn nguyên liệu gỗ, hiện nay Việt Nam cũng đang tích cực
xây dựng các nhà máy sản xuất ván gỗ nhân tạo với những nhà máy chủ yếu
sau: nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, nhà máy
MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, nhà máy MDF Bình
Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, các nhà máy ván dăm Thái
Nguyên có công suất 16.500 m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m3
và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.

II.2.1.1.2. Nguồn nhập khẩu

Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong khi nguồn nguyên
liệu gỗ trong nước thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, hàng năm các doanh
nghiệp gỗ Việt Nam nhập khẩu từ 250.000 – 300.000m3 gỗ nguyên liệu từ nước
ngoài. Lượng gỗ nhập khẩu từ nước ngoài tăng đều qua các năm, từ 161 triệu
USD năm 2001 lên đến 651 triệu USD năm 2005. Tổng kim ngạch gỗ nhập khẩu
vào Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 là 1.770 triệu USD, với tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 33,8%. (xem bảng 1.2).

Bảng 1.2. Kim ngạch gỗ nhập khẩu (2001 – 2005).

Đơn vị tính: triệu USD


Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Kim ngạch 161 179 240 539 651

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thương mại Việt Nam 2005, Tài liệu phục vụ Hội
nghị thương mại toàn quốc tháng 3 - 2006, Bộ Thương mại )

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hai nhóm thị
trường cơ bản:
- Từ các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Căm-Pu-Chia,
Malaysia, Indonesia… Việc nhập khẩu gỗ từ các thị trường này có thuận lợi lớn
là khoảng cách về địa lý không lớn nên chi phí vận chuyển thấp. Hơn nữa, rừng
5
ở các nước này chủ yếu là rừng tự nhiên, có điều kiện tự nhiên tương đồng với
Việt Nam nên chủng loại gỗ rừng tương đối giống với Việt Nam, các doanh
nghiệp không cần quá tốn công để tìm hiểu về đặc tính kỹ thuật của gỗ nhập
khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu từ các thị trường này cũng có nhiều rủi ro. Chính
sách quản lý khai thác gỗ rừng ở các nước này thường xuyên thay đổi. Thêm
vào đó, về dài hạn, đây không phải là thị trường ổn định cho các doanh nghiệp
nhập khẩu gỗ Việt Nam do các nước này ngày càng hạn chế việc khai thác gỗ
nguyên liệu xuất khẩu bởi tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và sự khuyến cáo
của các tổ chức quốc tế. Mặt khác, ở các nước này trong khi để xâm nhập vào
các thị trường nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản
hay EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải có chứng chỉ rừng. Hiện ở khu vực
Đông Nam Á chỉ có Malaysia là nước làm tốt công tác quản lý rừng thông qua
hệ thống chứng chỉ rừng.
- Từ các nước có khoảng cách xa về địa lý nhưng có ngành công nghiệp gỗ phát
triển như New Zealand, Australia, Nam Phi, Canada và các nước thuộc bán đảo
Scandinavia như Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan… Nhập khẩu gỗ nguyên liệu
từ các thị trường này có chi phí vận chuyển lớn, nên thường làm cho giá thành
gỗ nguyên liệu cao. Tuy nhiên, đây là những thị trường có ngành công nghiệp
gỗ rất phát triển, sản lượng gỗ cung cấp lớn và ổn định với chất lượng tốt và các
khu rừng được cấp chứng chỉ. Hiện nay, xu thế phổ biến trên thế giới là quản lý
rừng thương mại bền vững thông qua nhiều biện pháp trong đó biện pháp hữu
hiệu và phổ biến nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ cấp cho rừng trồng.
Các loại chứng chỉ rừng phổ biến hiện nay là hệ thống FSC (Forest Stewardship
Council), hệ thống ISO 14001, hệ thống sáng kiến rừng bền vững Mỹ (the
American Sustainable Forestry Initiative), hệ thống của Hội đồng chứng nhận
rừng châu Âu Pan PEFC (Pan European Forest Certification Council), trong đó
phổ biến nhất là hệ thống FSC với tiêu chí quản lý tài nguyên rừng bền vững,
hướng tới lợi ích lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường cho các thế hệ tương
lai. Các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng tới lựa chọn nhập khẩu gỗ nguyên
liệu từ các thị trường được cấp chứng chỉ rừng, đặc biệt là chứng chỉ FSC.

II.2.1.2. Thị trường xuất khẩu

Khái niệm xuất khẩu lâm sản


Hiểu chung nhất, xuất khẩu lâm sản là các hoạt động trong thị trường lâm sản
nhằm di chuyển một lượng hàng hoá (lâm sản) và các dịch vụ đi kèm từ trong
nước ra nước ngoài để thu về lơị nhuận.
Thị trường gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng qua các năm
(xem Bảng 1.3). Hiện nay gỗ và lâm sản đã trở thành một trong 10 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ trong giai đoạn
2001 – 2005 là 4.039 triệu USD, với tốc độ tăng trung bình tương đối cao và ổn
định là 39,7%/năm.

6
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu gỗ (2001 – 2005)

Đơn vị tính: triệu USD


Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Kim ngạch 335 435 567 1139 1563

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thương mại Việt Nam 2005, tài liệu phục vụ Hội
nghị thương mại toàn quốc tháng 3 -2006, Bộ Thương mại )

Sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam được chia thành 5
nhóm chính:
- Nhóm 1: sản phẩm gỗ thô (gỗ tròn, gỗ xẻ…)
- Nhóm 2: dăm gỗ, bột gỗ chủ yếu làm từ gỗ rừng trồng như gỗ keo, gỗ bạch
đàn…
- Nhóm 3: sản phẩm đồ gỗ ngoài trời như bàn ghế vườn, ghế băng, ghế xích đu
làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các nguyên liệu khác như nhựa, kim
loại, đá…
- Nhóm 4: sản phẩm đồ gỗ trong nhà như bàn ghế, giường, tủ, giá sách, ván
sàn…
- Nhóm 5: sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được làm chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên áp
dụng các công nghệ truyền thống như chạm, khắc, khảm…

Hiện nay, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở khoảng 120 nước trên
thế giới. Đồ gỗ Việt Nam được xuất khẩu thông qua hai hình thức chủ yếu là:
(1) Gia công xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu Đài Loan, Singapore, Hàn
Quốc… để các nước này tiếp tục xuất khẩu sang các nước thứ ba dưới nhãn hiệu
của họ. Đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu trong những năm trước đây khi các
doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ chế biến,
thiết kế mẫu mã cũng như năng lực tìm kiếm thị trường và khách hàng còn hạn
chế. Hiện nay, hình thức xuất khẩu này đang dần được thu hẹp, nhường chỗ cho
hình thức xuất khẩu trực tiếp.
(2) Xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga… với
nhãn hiệu của chính các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường gỗ
thế giới, Việt Nam.

II.2.1.3. Phân tích tình hình xuất khẩu lâm sản tại Việt Nam từ
năm 2006- 2009

Trong những năm gần đây, sản phẩm gỗ đã trở thành một trong 5 mặt hàng xuất
khẩu lớn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của VN liên tục tăng cao từ
năm 2000 đến nay. Năm 2007, đồ gỗ đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất
khẩu lớn nhất. Tuy nhiên việc tiêu thụ nội địa các sản phẩm gỗ lại chưa được
quan tâm đầy đủ. Sau khi Việt Nam là thành viên của WTO, sản phẩm gỗ của
7
các nước thành viên sẽ tràn vào Việt Nam và được phép kinh doanh một cách
bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Đây chính là một khó khăn rất lớn
mà các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang phải đối mặt.

II.2.1.3.1. Năm 2006

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ (chủ yếu là mây, tre, cói, thảm…)
đạt 1,7 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái. xuất khẩu sản
phẩm gỗ vào thị trường EU ước đạt 521,9 triệu USD.Với sự chuẩn bị ra
nhập WTO, thị trường lâm sản Việt Nam sẽ phải đứng trước nhiều thách
thức mới.

II.2.1.3.2. Năm 2007

Sau khi chính thúc ra ra nhập WTO, chịu nhiều áp lực về thuế, giá, chính sách,
cạnh tranh trên thị trường... Kim ngạch xuất khẩu có phần giảm dần, song vẫn
đạt được kết quả nhất định. Tháng 12/07, kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả nước
đạt 261,22 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 11/07 và tăng 45,1% so với
tháng 12/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả năm 2007 đạt 2,37 tỷ USD,
tăng 22,8% so với năm 2006. Cả năm 2007, sản phẩm lâm sản của Việt Nam đã
xuất khẩu được sang 94 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
của ta sang một số thị trường đã có sự tăng trưởng cao như Mỹ, Anh, Đức,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Canada, Áo, Nga…

Xuất khẩu lâm gỗ và sản phẩm gỗ 2007 s0 với 2006


Thị trường
xuất khẩu
Trị giá S0 12T/06
gỗ, sản phẩm 12T/07
(USD) (%)
gỗ thángThị
trường
Mỹ 89.139.517 944.287.533 27,42
Nhật Bản 23.165.217 300.600.797 6,70
Anh 22.203.314 196.187.260 44,81
Đức 19.247.994 96.602.418 38,57
Pháp 16.615.283 91.620.005 10,12
Trung Quốc 13.510.122 168.537.081 78,57
Hà Lan 9.801.037 50.086.217 9,20
Hàn Quốc 8.153.963 83.771.180 27,85
Italy 6.506.991 33.041.336 42,34
Australia 6.011.745 59.909.463 10,65
Tây Ban Nha 5.909.828 34.402.399 23,44
Canada 5.296.827 47.282.187 41,38

8
Bỉ 4.744.611 35.900.751 24,35
Đài Loan 3.937.490 45.414.715 -9,38
Thuỵ Điển 3.333.918 18.671.535 -0,26
Đan Mạch 2.602.850 18.458.726 -4,91
Phần Lan 2.476.805 14.043.687 28,01
Ai Len 2.158.576 20.139.699 21,26
Ba Lan 1.406.299 6.253.820 41,39
Hy Lạp 1.379.594 8.635.757 9,17
Thổ Nhĩ Kỳ 1.062.522 4.323.514 34,08
New Zealand 1.001.687 17.023.454 10,27
Singapore 941.551 7.891.023 -15,08
Malaysia 803.678 11.608.355 -23,17
Hồng Kông 727.862 6.929.364 -3,97
Áo 692.500 3.229.057 282,88
Nga 652.737 4.272.473 225,22
Na Uy 507.144 5.250.238 -0,71
Campuchia 146.154 1.052.050 -17,52

II.2.1.3.3. Năm 2008

Trong những năm qua, ngành công nghiệp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng
tăng lên. Sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đóng
góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên từ cuối năm 2007 và 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu cùng với những khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi xuất
cao, chi phí đầu tư tăng,… Lâm nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn và đối
mặt với nguy cơ giảm mạnh tăng trưởng trong giai đoạn tới. Theo số liệu thống
kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 12
đạt 269,4 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng 11 và tăng 3,1% so với cùng kỳy
năm 2007. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt được 93,3% kế
hoạch năm.

Về thị trường, trong năm 2008, Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ
chủ lực của Việt Nam, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này
đã có dấu hiệu chậm lại và càng thể hiện rõ nét hơn trong những tháng cuối
năm. Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 88,7 triệu
USD, tăng 7% so tháng 11 và chỉ tăng 0,4% sovới cùng kỳ năm ngoái. Trng năm
9
2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này
đạt 1,049 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2007 và chiếm 38% tỷ trọng. Như
vậy, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ vẫn khá khả quan. Hiện nay,
kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái sâu đồng nghĩa với việc người dân Mỹ cắt
giảm nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, để duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này, các doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào các sản phẩm giá rẻ, nhằm cạnh
tranh với các đối thủ châu Á khác như Trung Quốc, Malaysia… Về sản phẩm,
đến hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất
dùng trong phòng ngủ; tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn
chiếm 15%; đồ nội thất văn phòng chiếm 10%…

Nhật Bản là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng
trưởng về kim ngạch trong năm 2008 tăng khá, như vậy, xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang thị trường này đã dần được hồi phục. Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt 36,6 triệu USD, tăng 13% so tháng 11 và tăng
57,1% so cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường này đạt 371,7 triệu USD, tăng 21% so cùng kỳ năm
ngoái. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm tới
đạt khoảng 450 triệu USD, tăng 21% so năm 2008.

Trong năm 2008, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang khối EU cũng đạt khá, đạt 730,15
triệu USD, tăng 15,23% so năm 2007. Trong tháng 12/08, kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm vào EU đạt khá, trên 100,5 triệu USD, tăng 45,8% so tháng trước và
tăng 24% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Anh đạt
cao nhất nhưng lại giảm so tháng 12/07; xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Đức, Pháp,
Hà Lan - những thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam tăng mạnh;
còn xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ nhưng đầy tiềm năng là Thuỵ Điển,
Phần Lan, Hy Lạp tăng rất mạnh… Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang một số thị trường lại sụt giảm như Bỉ, CH Ai Len…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã xúc tiến mạnh sản phẩm gỗ sang thị trường
Trung Đông thể hiện ở tăng trưởng kim ngạch như Ả Rập, Tiểu Vương quốc
Arập Thống nhất và một số thị trường khác như Nauy, Thái Lan, Nam Phi…

10
Một số biểu đồ phản ánh về hoạt động XK gỗ sang hoa kỳ năm 2008:

11
II.2.1.3.4. Năm 2009

Lâm sản Việt Nam xuất khẩu đạt 2,799 tỷ USD giảm 8,9% so với cùng kỳ năm
ngoái. Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm là Mỹ (chiếm 43,35%,
tăng 5,14%); Nhật Bản (chiếm 13,68%, tăng 0,64%); tiếp đến là Trung Quốc
(với 7,62%, tăng 1,83%).

Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam trong
năm 2009

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ


(10 nước có kim ngạch xuất khẩu cao)
Đơn vị tính: 1.000USD

TT Tên nước Năm 2008 Năm 2009 % tăng


1 Mỹ 1.063.990 1.100.184 103,40
2 Nhật Bản 378.839 355.366 93,80
3 Trung Quốc 145.633 197.904 135,89
4 Anh 197.651 162.748 82,34
5 Đức 152.002 106.047 69,77
6 Hàn Quốc 101.521 95.130 93,70
7 Pháp 101.316 70.357 69,44
8 Australia 75.427 67.492 89,48
9 Hà Lan 95.466 56.736 59,43
10 Canada 67.900 54.579 80,38
11 Khác 449.538 331.106 73,65
Tổng số 2.829.283 2.597.649

(nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)


12
II.2.1.4. Ngoài ra,Một số hoạt động xúc tiến thương mại về đồ gỗ và sản
phẩm gỗ như sau:

Trong nước:

 Hội chợ Viwoofa 2008 do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN phối hợp với Bộ
NN&PTNT, Bộ Công thương và UBND thành phố Hà Nội tổ chức, diễn
ra 11/2008. Hội chợ là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại
quan trọng của ngành công nghiệp gỗ, lâm sản Việt Nam nhằm mục đích
góp phần thúc đẩy các hoạt động phát triển sản xuất thu hút đầu tư, hỗ trợ
các doanh nghiệp đưa sản phẩm hàng hoá tiếp cận thị trường trong và
ngoài nước
 Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và quà tặng Việt Nam
(LifeStyle Vietnam) do Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam (VIETCRAFT) chủ trì phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại
(Vietrade), Hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(HAWA) diễn ra tháng 4/2010 tại Trung Tâm Hội chợ triển lãm quốc tế
-Thành phố Hồ Chí Minh
 Hội chợ Nông nghiệp quốc tế AgroViet 2010 tại Thành phố Hồ Chí
Minh/Đồng Nai vào quý III/2010
 Hội chợ Nông nghiệp AgroViet 2010 tại Hà Nội vào quý IV/2010
 Festival Lâm sản VN lần thứ nhất bao gồm các hoạt động xúc tiến
thương mại, Hội chợ triển lãm gỗ và lâm sản, liên hoan sinh vật cảnh, hội
thảo giao lưu, xúc tiến ký kết kinh doanh, tôn vinh tổ chức và cá nhân
xuất sắc trong ngành; hội thảo lâm sản đẹp, trao kỷ lục guiness lâm sản
đẹp…diễn ra trong tháng 3 /2011tại TP Quy Nhơn,
 …………………

Quốc tế:

 Hội chợ triển lãm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ tại Nga và Hoa Kỳ diễn ra
vào tháng 9/2009
 Thực hiện quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam vào thị
trường Trung Quốc, thời gian tháng 4/2010 nhân dịp Hội chợ Canton Fair
– Quảng Châu
 Tham gia gian hàng tại Hội chợ kết hợp tổ chức Hội thảo quảng bá sản
phẩm Nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc tháng 5/2010
nhân dịp Hội chợ triển lãm thực phẩm Quốc tế.
 Thực hiện quảng bá sản phẩm Nông lâm thủy sản Việt Nam vào thị
trường Mexico và khảo sát thị trường Nam Mỹ vào Quý II-III/2010

13
II.2.2. THỊ TRƯỜNG PHI CHÍNH NGẠCH

Ngoài thị trường chính ngạch ra thì hoạt động của thị trường phi chính ngạch
cũng rất “sôi động”, các sản phẩm của thị trường này rất đa dạng , có thể kể đến
như:
 Các loại gỗ, gỗ quý (tứ thiết, hương liệu...). Các sản phẩm này đi theo một
số con đường tiểu ngạch như bán cho các đơn vị, hộ sản xuất nhỏ trong
nước để các đơn vị này sản xuất đồ gia dụng, mỹ nghệ.... Thậm chí còn có
thể được bán qua biên giới một số nước láng giềng như Trung Quốc, Thái
Lan, Lào, Campuchia...
 Các loại động vật quý, hiếm đã bị cấm. Các sản phẩm này phục vụ cho
các nhà hàng, người sưu tầm, nhà khoa học, người có nhu cầu chữa
bệnh,.. và còn được bán sang cả một số nước láng giềng.
Nguồn gốc của các loại lâm sản này chủ yếu là do những người dân địa
phương sát rừng hoặc trong rừng trực tiếp khai thác, săn bắn để cung cấp
cho các chủ thu mua. (Rất nhiều khu rừng cấm, Vườn Quốc gia, Khu Bảo
tồn thiên nhiên hình thành nhiều con đường mòn do sự đi lại liên tục)

Thị trường phi chính ngạch này hoạt động tuy lén lút nhưng cũng không kém
phần sôi động và có tính cạnh tranh rất mạnh với thị trường chính ngạch. Từ đó
gây ra những tổn thất rất lớn về các mặt kinh tế - xã hội cho Nhà nước. Theo số
liệu được Cục Kiểm lâm (Bộ NNPTNT) thống kê từ 2006 đến hết tháng 4.2010
tại hội nghị sơ kết thực hiện thông tư liên tịch 144 về phối hợp lực lượng kiểm
lâm, công an và quân đội trong công tác bảo vệ rừng. Tổng số tiền thu qua xử
phạt, bán lâm sản tịch thu đạt hơn 860 tỉ đồng, trong đó nộp ngân sách hơn 717
tỉ đồng; xử lý gần 172 ngàn vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ phát triển rừng, tịch
thu gần 180 ngàn mét khối gỗ lâm sản...

Chúng ta cùng nhìn lại lượng lâm sản bị tịch thu qua ba năm 2007-2009

II.2.2.1. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm
2007
Cả nước đã tịch thu được 18.936 m3 gỗ tròn trong đó có 17.759,44 m3 gỗ thường
và 1.176,56 m3 gỗ quý hiếm, 23.061,64 m3 gỗ xẻ, trong đó 19.759,18 m3 gỗ
thường và 3.302,64 m3 gỗ quý hiếm, thu giữ 7.701,00 con động vật, 1.007con
quý hiếm và 66.056kg thịt các loại. Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng đã thu
giữ được nhiều loại lâm sản khác có giá trị lên tới gần 2 tỷ 70 triệu đồng.

Trong cả nước theo thống kê thì các tỉnh miền trung có số lượng lâm sản thu giữ
lớn nhất, trong đó đặc biệt là tỉnh Nghệ An với lượng gỗ tròn bị thu giữ là
1.442,16m3 , trong đó có 136,17m gỗ quý hiếm; lượng gỗ xẻ bị thu giữ là
3.542,37 m3 trong đó 1631,58 m3 gỗ thường và 1.910,79 m3 gỗ quý hiếm.
14
II.2.2.2. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm
2008
Cả nước đã tịch thu được 25.224.96 m3 gỗ tròn trong đó có 22.950,44 m3 gỗ
thường và 2.274,52 m3 gỗ quý hiếm, 26.839.95 m3 gỗ xẻ, trong đó 22.765,44
m3gỗ thường và 4.074,51 m3 gỗ quý hiếm, thu giữ 7.848,00con động vật, 587
con quý hiếm và 90.896 kg thịt các loại. Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng
đã thu giữ được nhiều loại lâm sản khác có giá trị lên tới hơn 2 tỷ đồng.

Trong cả nước theo thống kê thì các tỉnh miền trung có số lượng lâm sản thu giữ
lớn nhất. Tính theo tỉnh thì tỉnh Hà Tây có số lượng lâm sản thu giữ lớn nhất cả
nước với lượng gỗ tròn bị thu giữ là 1.557,14 m3 , trong đó có 1.125,22m3 gỗ quý
hiếm.

II.2.2.3. Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm
2009
Cả nước đã tịch thu được 27.406,26m3 gỗ tròn trong đó có 25.626,91 m3 gỗ
thường và 1.779,35m3 gỗ quý hiếm, 03.310,87 m3 gỗ xẻ, trong đó 26.326,00m3gỗ
thường và 3.984,87m3 gỗ quý hiếm, thu giữ 12.930 con động vật, 724 con quý
hiếm và 38.337 kg thịt các loại. Ngoài ra các cơ quan chức năng cũng đã thu giữ
được nhiều loại lâm sản khác có giá trị lên hơn 0,770 tỷ đồng.

Lâm sản bị tịch thu tính từ đầu năm đến tháng 12 năm 2009

Gỗ tròn Gỗ xẻ L.sản khác Động vật rừng hoang dã


Đơn vị
Thường Quý hiếm Thường Quý hiếm (1.000 đ) Con Con(q.hiếm) Kg
1. An Giang - - - - - 279,00 2 2.181
2. Bình Định 479,82 47,07 121,84 - - 13,00 - 298
3. Bình Dương 77,22 - 244,77 42,55 - 115,00 1 296
4. Bắc Giang 407,93 29,41 83,70 41,06 - 16,00 - 38
5. Bắc Kạn 636,54 195,00 1.078,11 193,79 - 2,00 - 2
6. Bạc Liêu - - - - - - - -
7. Bắc Ninh 25,82 9,86 42,66 34,41 - - - 94
8. Bình Phước 908,92 5,04 922,05 295,88 - 242,00 - 593
9. Bà Rịa
26,08 4,68 12,52 0,78 5.610,00 27,00 - 46
V.Tàu
10. Bình Thuận 887,27 21,76 640,24 53,67150.098,00 399,00 53 678
11. Bến Tre - - - - - - - -
12. Cao Bằng 77,74 36,91 87,98 19,42 - 253,00 - 154
13. Cà Mau 347,12 - - - - 17,00 - 16
14. Cần Thơ - - - - - - - -
15. Điện Biên 68,34 6,49 228,60 82,09 - 117,00 84 233
16. Đăk Lăk 1.585,50 99,94 1.973,59 229,85 - 104,00 - 1.005
17. Đồng Nai 130,30 0,34 304,01 11,02 3.080,00 1.265,00 29 161

15
18. Đăk Nông 516,55 13,15 627,83 148,68 - 35,00 - 491
19. Đồng Tháp - - 0,57 0,57 - - - 1.556
20. Gia Lai 1.030,89 42,27 1.129,70 455,61117.712,00 62,00 - 442
21. Hậu Giang - - - - - 3,00 3 313
22. Hòa Bình 309,44 25,49 287,95 12,52 185,00 - - 380
23. TP HCM 62,54 - 94,12 36,92 - 1.410,00 105 2.566
24. Hải Dương 38,52 6,09 33,13 14,17 - 55,00 55 85
25. Hà Giang 923,33 658,78 275,91 79,37 - - - 27
26. Hà Nam - - - - - - - 594
27. TP Hà Nội 250,26 22,96 37,41 13,74 - 1.819,00 228 444
28. TP Hải
- - - - - - - -
Phòng
29. Hà Tĩnh - - 1.591,95 - - - - 666
30. Hưng Yên 7,95 - 13,59 7,51 - - - -
31. Kiên Giang 26,57 - 6,50 - - 6,00 6 140
32. Khánh Hòa 113,98 1,61 714,62 50,10 44.125,00 6,00 4 11
33. Kon Tum 394,84 34,15 544,67 44,62 - 64,00 - 298
34. Long An 6,88 - 5,74 - - - - 891
35. Lào Cai 78,00 8,14 53,26 25,86 - 3,00 - 1
36. Lai Châu 35,31 0,23 195,33 27,93 4.035,00 13,00 13 103
37. Lâm Đồng 2.542,31 12,68 1.490,18 61,92 46.384,00 113,00 13 212
38. Lạng Sơn 3.857,46 39,33 438,54 290,23 - 4,00 - 654
39. Nghệ An 1.247,11 156,59 1.617,26 242,16 - 1.153,00 - 2.253
40. Ninh Bình 1,40 - 107,09 39,10 - 1.330,00 - 1.082
41. Nam Định 0,25 0,25 34,55 17,90 - - - 240
42. Ninh Thuận 535,06 4,01 297,62 16,71 15.148,00 9,00 - 391
43. Phú Thọ 90,70 0,10 356,10 127,50 - 109,00 2 141
44. Phú Yên 509,29 41,70 774,33 285,99379.223,00 169,00 35 1.196
45. Quảng Bình - - 1.818,00 128,30 - 105,00 - 990
46. Quảng Nam 1.063,07 - 2.959,17 - - 107,00 2 333
47. Quảng Ngãi 159,81 5,42 264,02 19,78 - 54,00 - 293
48. Quảng
1.067,35 44,74 - - - - - 4.531
Ninh
49. Quảng Trị 1.472,29 16,86 - - - - - 959
50. Sơn La - - 875,25 - - - - 107
51. Sóc Trăng - - - - - 17,00 - -
52. Thái Bình - - - - - - - -
53. Tiền Giang - - - - - - - -
54. Thanh Hóa 543,01 - 1.127,77 - - 1.330,00 - 7.900
55. Thái
649,22 24,46 479,04 325,06 - - - 128
Nguyên
56. Tây Ninh 52,23 0,87 10,76 2,77 2.600,00 1.530,00 - 1.088
57. TP Đà
322,38 - 4,48 - - 32,00 - 30
Nẵng
58. Tuyên
1.317,64 69,15 672,37 203,84 - - - 348
Quang
59. KL vùng 1 - - - - - - - -

16
60. KL vùng 2 - - - - - - - -
61. KL vùng 3 - - - - - - - -
62. Thừa Thiên
244,28 - 916,99 70,49 - 373,00 87 166
Huế
63. Trà Vinh - - - - - - - -
64. VQG Bạch
8,03 - 12,77 4,52 - 2,00 - -

65. VQG Ba Vì - - - - - - - -
66. VQG Cúc
0,59 - - - - - - -
Phương
67. VQG Cát
4,94 0,34 24,91 3,66 2.000,00 48,00 2 22
Tiên
68. Vĩnh Long - - - - - - - -
69. VP Cục KL - - - - - - - -
70. Vĩnh Phúc 17,65 - 29,80 - - - - 55
71. VQG Tam
1,26 - 0,16 - - - - -
Đảo
72. VQG
204,72 90,78 136,08 66,75 - 120,00 - 36
Yokdon
73. Yên Bái 261,20 2,70 526,41 156,07 - - - 379
Tổng số 25.626,91 1.779,35 26.326,00 3.984,87770.200,00 12.930,00 724 38.337

(nguồn: http://www.kiemlam.org.vn/)

Trong những năm qua, thị trường phi chính ngạch hoạt động ngày càng sôi động
và tinh vi, tình trạng khái thác rừng trái phép ngày càng gia tăng. Theo số liệu
thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tính riêng năm tháng
đầu năm 2008 trên cả nước đã xảy ra hàng chục ngàn vụ vi phạm các quy định
của Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mỗi tháng, Kiểm lâm và các
lực lượng chức năng thu giữ trên 2.000m3 gỗ khai thác, buôn bán vận chuyển
trái phép.

Hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng từ đầu năm đến tháng 12 năm 2008

Chia theo các nguyên nhân


Vi
Vi
Vi phạm Mua Vi
Tr.đó Thủ phạm
Đơn vị Khai phạm số vụ về sử bán, phạm Vi
Tổng Phá làm phạm QLBV
thác quy cháy dung vận về chế phạm
số vụ rừng nương gây đ.vật
LS định rừng đất chuyển biến khác
rẫy cháy hoang
PCCCR lâm LS LS

nghiệp
1. An Giang 105 10 3 17 2 2 - - 10 24 - 42
2. Bình Định 851 72 63 33 6 4 - - 5 254 4 477
3. Bình Dương 126 1 1 - 1 1 - - 10 45 69 -
4. Bắc Giang 701 103 77 85 16 15 3 1 13 424 46 13
5. Bắc Kạn 981 3 3 126 4 1 - - 28 649 1 170
6. Bạc Liêu 100 100 - - - - - - - - - -

17
7. Bắc Ninh 85 - - - 2 2 - 3 - 74 2 4
8. Bình Phước 2.382 1.485 1.169 29 17 6 - 16 43 374 63 355
9. Bà Rịa V.Tàu 157 42 11 51 1 1 - 4 23 26 3 7
10. Bình Thuận 1.778 106 28 221 20 - - 4 16 609 28 774
11. Bến Tre 20 20 - - - - - - - - - -
12. Cao Bằng 178 13 6 28 14 11 - - 13 91 19 -
13. Cà Mau 676 91 - 300 14 2 - - 4 210 - 57
14. Điện Biên 601 213 175 45 1 - - 37 40 178 28 59
15. Đăk Lăk 1.866 46 2 104 3 2 - - 37 1.376 30 270
16. Đồng Nai 478 38 21 57 - - - 3 176 117 15 72
17. Đăk Nông 1.369 589 537 58 - - - - 19 602 22 79
18. Đồng Tháp 47 2 2 - 20 9 - - 21 4 - -
19. Gia Lai 1.978 89 80 216 3 3 - - 25 1.509 55 81
20. Hậu Giang 11 - - - - - - - 10 - - 1
21. Hòa Bình 359 4 4 126 - - - - 12 204 7 6
22. TP HCM 291 44 - 38 - - - - 112 87 - 10
23. Hải Dương 79 6 3 4 16 1 1 - - 37 4 12
24. Hà Giang 347 58 17 71 24 2 - - 7 175 3 9
25. Hà Nam 9 - - - - - - - 6 - 3 -
26. TP Hà Nội 114 - - - - - - - 35 73 - 6
27. TP Hải Phòng 4 - - - 4 4 - - - - - -
28. Hà Tây 93 12 8 14 - - - - 9 44 2 12
29. Hà Tĩnh 970 3 - 4 21 17 - - 28 758 62 94
30. Hưng Yên 23 - - - - - - - - 6 17 -
31. Kiên Giang 490 147 37 65 3 - - 85 64 38 21 67
32. Khánh Hòa 829 18 17 17 - - - - 4 174 6 610
33. Kon Tum 1.097 593 567 150 4 4 - 3 14 319 - 14
34. Long An 14 - - - 2 2 - - 3 8 - 1
35. Lào Cai 344 72 65 36 5 5 - 9 2 185 17 18
36. Lai Châu 266 1 1 92 5 5 - - 22 112 10 24
37. Lâm Đồng 2.341 860 602 449 11 2 2 - 39 894 16 72
38. Lạng Sơn 1.167 - - - 39 37 - - - 1.161 - -
39. Nghệ An 1.713 31 21 204 11 11 - - 73 1.386 - 8
40. Ninh Bình 66 2 - 17 - - - - - 47 - -
41. Nam Định 23 1 - 1 - - - - 7 13 - 1
42. Ninh Thuận 1.356 13 7 314 27 18 - - 7 737 17 241
43. Phú Thọ 365 66 65 19 4 3 - - 11 218 9 38
44. Phú Yên 1.447 237 178 189 4 4 - - 4 967 14 33
45. Quảng Bình 657 23 23 29 7 7 - - 18 580 - -
46. Quảng Nam 2.651 237 178 490 - - - - 39 962 887 36
47. Quảng Ngãi 713 221 212 24 5 5 1 21 2 281 2 157
48. Quảng Ninh 553 24 7 - 29 29 1 18 - 257 - 225
49. Quảng Trị 698 1 - 4 13 13 - - 2 415 136 127
50. Sơn La 1.397 714 714 119 2 1 - - - 321 - 241
51. Sóc Trăng 50 8 - 2 - - - 6 2 25 - 7
52. Thanh Hóa 1.327 16 10 197 6 3 2 - 113 607 7 381
53. Thái Nguyên 1.355 - - 38 10 8 - - 6 1.240 27 34

18
54. Tây Ninh 348 93 93 65 7 7 - 7 51 104 5 16
55. TP Đà Nẵng 221 18 - 8 13 - - - - 148 3 31
56. Tuyên Quang 1.568 192 136 107 12 11 - 8 39 441 3 766
57. KL vùng 1 - - - - - - - - - - - -
58. KL vùng 2 - - - - - - - - - - - -
59. KL vùng 3 - - - - - - - - - - - -
60. Thừa Thiên
1.137 17 6 20 18 13 - - 34 137 5 906
Huế
61. Trà Vinh 54 17 - 21 - - - 2 4 6 - 4
62. VQG Bạch Mã 44 - - 3 - - - 2 - 8 - 31
63. VQG Ba Vì 43 13 9 13 1 - - - 2 6 - 8
64. VQG Cúc
40 - - 9 - - - - 11 20 - -
Phương
65. VQG Cát Tiên 194 22 11 27 - - - - 116 23 - 6
66. VP Cục KL - - - - - - - - - - - -
67. Vĩnh Phúc 82 4 - 14 3 3 2 - 7 52 1 1
68. VQG Tam
20 - - 9 1 1 1 - 2 5 - 3
Đảo
69. VQG Yokdon 279 - - 151 - - - - 3 60 33 32
70. Yên Bái 701 183 183 16 8 7 - - 3 251 240 -
Tổng số 42.429 6.994 5.352 4.546 439 282 13 229 1.406 20.158 1.942 6.749

(nguồn: kiemlam.org.vn)

II.3. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ


TRƯỜNG LÂM SẢN
II.3.1. Giải pháp về chính sách
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách ở cả cấp vĩ mô và cấp vi mô nhằm
đầu tư, hỗ trợ, thúc đẩy đồng thời giám sát kiểm tra việc khai thác, chế biến và
tiêu thụ lâm sản cả trong và ngoài nước.

II.3.2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ


Các cấp, các ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương cần phải tổ chức
quản lý, bảo vệ rừng chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác,
săn bắn trái phép, từ đó sẽ triệt tiêu được thị trường phi chính ngạch.

II.3.3. Giải pháp về kỹ thuật


- Thực hiện việc quy hoạch, phân vùng (có thể tiến hành quy hoạch những vùng
chuyên môn hoá sản xuất lâm sản), chọn các loại cây có giá trị kinh tế cao, được
thị trường ưa thích, thích hợp với chất đất của từng vùng để đưa vào trồng.
- Để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tăng khả năng cạnh
19
tranh, thì các sản phẩm lâm nghiệp phải đa dạng về chủng loại, mẫu mã, và có
giá trị sử dụng cao. Muốn vậy thì thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến phải
hiện đại.

II.3.4. Các giải pháp về kinh tế


- Tổ chức lại mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, chú trọng đến các kênh tiêu thụ lâm
sản ở cả trong và ngoài nước, từ đó đánh giá hiệu quả của từng kênh tiêu thụ để
có những giải pháp thiết thực nhất.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện những mô hình Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ
sản phẩm (thực chất của mô hình này là tạo ra một chu kỳ khép kín từ đầu vào
đến đầu ra làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất).
- Có chính sách qui định “giá trần” cho từng loại lâm sản trong từng địa phương,
khu vực để có thể điều tiết mức lợi nhuận hợp lý giữa người sản xuất, khai thác
và lưu thông lâm sản, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào ngành chế biến lâm sản sử dụng nguyên
liệu tận thu như ván ép nhân tạo, gỗ dán, chế biến măng xuất khẩu... để tăng thu
nhập cho người trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Khuyến khích hộ gia đình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp bằng trồng rừng và
khai thác rừng trồng với chính sách cho vay vốn, miễn giảm thuế lâm sản.

II.3.5. Giải pháp về môi trường


- Việc khai thác không đúng kỹ thuật, phương pháp, cũng như không đúng với
chỉ tiêu cho phép đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây
ra các diễn biến thời tiết thất thường (lũ lụt, hạn hán..). Vì vậy ngoài mục tiêu về
kinh tế thì rất cần chú ý đến môi trường. Các cơ quan có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp, kể cả trong và ngoài ngành lâm nghiệp cũng như bản thân những
người trực tiếp khai thác cần phải có những phương pháp, giải pháp cụ thể nhằm
kết hợp hài hoà giữa mục đích kinh tế và môi trường.

20
III.KẾT LUẬN
Các mặt hàng Lâm sản nước ta rất đa dạng và phong phú, lại nằm trong vùng
nhiệt đới. Đến nay chúng ta là nước có tình hình an ninh lương thực tốt, chế độ
chính trị ổn định. Thiên nhiên khá ưu đãi chúng ta cho phát triển vùng nguyên
liệu Lâm sản. Các mặt hàng Lâm sản nước ta xuất khẩu sang thị trường thế giới
mới chiếm khoảng 20%-25% lượng hàng sản xuất trong nước. Chúng ta hiện
đang có 12 triệu ha rừng đang phát triển tốt nhưng tiềm năng khai thác đặc sản
rừng hiện còn quá thấp. Hy vọng rằng khi chúng ta đã nhận rõ cơ hội và thách
thức, nắm chắc đặc tính của từng thị trường xuất khẩu và nắm chắc các đối thủ
cạnh tranh. Chúng ta lại có các giải pháp đúng đắn nhất định ngành hàng Lâm
sản xuất khẩu nước ta sẽ chiếm lĩnh vị trí xứng đáng trên thị trường khu vực và
trên thế giới.

21

You might also like