You are on page 1of 5

2.1.

Tổng quan về ngành chế biến gỗ của Việt Nam


Ngành chế biến gỗ của Việt Nam ta hiện nay là một trong những ngành
năng động và được coi là thành công nhất trong trong việc hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Theo thống kê năm 2014 thì kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng
lên một cáchđáng kể đạt 6,2 tỷ USD. Sự phát triển ấn tượng của ngành gỗ
không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho các chủ thể sản xuất, chế biến, thương
mại gỗ xuất khẩu mà còn góp phần quan trọng vào việc cải thiện nguồn thu
nhập, nâng cao mức sống của hàng triệu lao động nói và các hộ gia đình trồng
rừng, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến nói riêng. Với định hướng và
phương thức phát triển đối với lĩnh vực này thì đã tác động trực tiếp tới các mục
tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và thân thiện với môi trường. Chứng tỏ được sự
nỗ lực, sáng tạo trong quá trình sản xuất sản phẩm, đồ gỗ nội thất Việt Nam từ
đó đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nhập khẩu, các khách hàng, đối tác
toàn cầu.
2.1.1. Về lao động sản xuất trong chế biến gỗ
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đã phát triển từ rất lâu đời hình thành nên
những làng nghề truyền thống. Vì vậy có thể thấy, ngành chế biến gỗ sử dụng
nhiều lao động có trình độ khác nhau và có thể tận dụng lao động lúc nông nhàn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như thu nhập cho lao động
nông thôn. Việc sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ với lao động thủ công thô
sơ, trình độ công nghệ không cao, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển với quy
mô doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự phát triển ngành hàng chế biến gỗ từ các làng
nghề, từ hộ gia đình nhỏ lẻ nên sự phát triển tất yếu của các hình thức sản xuất
trên thích ứng với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do hạn chế về qui mô
vốn, công nghệ, trình độ quản lý,…
Vai trò đóng góp của ngành chế biến gỗ đối với việc tạo thêm công ăn
việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động là vô cùng quan trọng. Với
quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, qui mô vốn tư nhân là chủ đạo, với nhiều
làng nghề và hộ sản xuất thủ công gia đình. Ngành chế biến gỗ hiện sử dụng
khoảng 300.000 lao động. Lao động trong các doanh nghiệp này đều là trình độ
giản đơn, bởi tính chất công việc ở khu vực này cũng đơn giản, không đòi hỏi
kỹ thuật cao.
2.1.2. Về công nghệ sản xuất trong chế biến gỗ
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về đồ gỗ ngày càng
gia tăng, do đó nhiều vật liệu mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày
càng cao của con người như ván nhân tạo, ván ép,… Trong những năm gần đây,
nhằm đáp ứng nhu cầu đồ gỗ ở thị trường trong nước cũng nhu xuất khẩu nhiều
nhà máy sản xuất cũng như công ty chế biến ra đời với qui mô sản xuất lớn và
hiện đại để sản xuất ván nhân tạo, ván ép, ván viên, ván sàn, tấm lót ngoài trời,

Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện đang phân
theo 4 cấp độ: nhóm các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn và vừa sản
xuất sản phẩm xuất khẩu, nhóm các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo, nhóm
các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ. Nhìn chung trong thời gian qua các
doanh nghiệp chế biến gỗ đã có một số nỗ lực trong cải tiến công nghệ sử dụng
trong chế biến gỗ. Nhiều công nghệ mới, hiện đại như công nghệ xử lí chế biến
gỗ, tạo các vật liệu Composite gỗ cũng được đầu tư tại Việt Nam.
2.2. Thực trạng phát triển của ngành chế biến gỗ của Việt Nam
Ngành gỗ hiện đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Hội nhập
trong đang đặt ngành gỗ trước những cơ hội và thách thức lớn. Trải qua một
thời gian dài với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhưng
ngành đồ gỗ Việt Nam vẫn có sự duy trì và bứt phá ấn tượng. Đáng kể là Việt
Nam hiện đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu đồ
gỗ với thị trường trải rộng khắp 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.2.1. Nhưng thành tựu đạt được và nguyên nhân của những thành tựu
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được
Từ năm 2000 số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã tăng nhanh về số
lượng và quy mô, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Sản phẩm gỗ
của Việt Nam đã được cải tiến nhiều về chất lượng và mẫu mã tương đối đa
dạng.
Giá trị xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam đến năm 2015 đạt 6,9 tỷ USD và đã
tăng 22 lần so với năm 2000. Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ
xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng
trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 10%. Mặt hàng đồ gỗ xuất
khẩu đã có sự phát triển vượt bậc, hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu
chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự
phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong
hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á.
2.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được
Nước ta có truyền thống nghề mộc có từ lâu đời, có hơn 3.200km bờ biển
cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt, có hệ thống cảng biển nước sâu trải dài trên
địa bàn cả nước, rất phù hợp cho việc vận chuyển những container cồng kềnh,
công suất lớn chiếm nhiều chỗ như đồ gỗ. Việt Nam có hệ thống chính trị ổn
định với một nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức kiểm soát ở mức thấp,
tăng trưởng tín dụng hợp lý; thị trường lao động và thị trường tiêu dùng cao.
Việt Nam với dân số đông có nhu cầu tiêu dùng về đồ gỗ cao nên có thị trường
tiêu thụ rộng lớn. Với nguồn lao động dồi dào, khéo léo, giá nhân công thấp,
Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ
và mộc mỹ nghệ, ngành được coi là thâm dụng nhiều lao động. Là ngành sử
dụng nhiều lao động và đỏi hỏi lao động phải có tính cần cù, sáng tạo, tỷ mỷ, có
tay nghề khéo léo sản xuất ra những sản phẩm tinh xảo.. Tiếp cận được công
nghệ, máy móc thiết bị hiện đại của các nước trên thế giới. Chi phí sản xuất đồ
gỗ của Việt Nam tương đối thấp, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước bằng
các biện pháp như hỗ trợ tín dụng, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển,
2.2.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
2.2.2.1. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh triển vọng thuận lợi cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam thì hiện nay
ngành cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, gây ảnh hưởng đến triển
vọng phát triển. Cụ thể là các doanh nghiệp trong ngành gỗ phần lớn có quy mô
vừa và nhỏ, trình độ công nhân, khoa học kỹ thuật còn thấp, giá trị gia tăng tạo
ra chưa cao, các sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp cùng nằm trong phân
khúc thấp. Không chú trọng chiếm lĩnh thị trường tiêu thị nội địa và chủ yếu sản
xuất hàng xuất khẩu với mẫu mã, kiểu dáng.
Theo cam kết Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa rộng hơn cho các hàng
hóa nói chung và đồ gỗ chế biến nói riêng từ các quốc gia này vào Việt Nam.
Lúc đó, cạnh tranh ở thị trường nội địa được cho là khó khăn hơn. Từ đó đòi hỏi
các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam cần chú trọng tới việc sản xuất
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp của nguồn gỗ và
đa dang hóa mẫu mã sản phẩm, tăng cường các kênh phân phối, tiêu thụ ở thị
trường nội địa. Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở
mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động
hoặc giải thể,...
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về
năng lực quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn. Chưa có các cảng gỗ, chợ
gỗ, các nhà máy chuyên xẻ gỗ, cung cấp cho các nhà máy chế biến, chưa có
trung tâm nguy n phụ liệu cung ứng các sản phẩm gỗ để các nhà sản xuất chủ
động. Chất lượng mặt hàng gỗ nhìn chung chưa cao, mẫu mã sản phẩm đồ gỗ
Việt Nam còn đơn điệu, chưa thật sự phong phú, đa dạng và còn lệ thuộc vào
mẫu mã của nước ngoài, nên kém sức cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp, kể cả
doanh nghiệp lớn vẫn chạy theo gia công, chưa chú trọng đến việc đầu tư công
nghệ, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, thiếu các nhà thiết kế các sản
phẩm gỗ mang bản sắc ri ng nhưng có tính công nghệ cao. Do trình độ công
nghệ lạc hậu, tay nghề lao động thấp, năng suất lao động thấp là rào cản lớn
nhất đối việc cạnh tranh của sản phẩm gỗ của Vùng, trình độ thiết kế sản phẩm
mới, năng lực sản xuất nhỏ và manh mún,… sức cạnh tranh thấp dẫn đến không
đáp ứng được những đơn hàng lớn, có giá trị cao.
Song thực tế phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta hiện có qui mô vừa
và nhỏ, thường mua gỗ của dân không lưu lại hồ sơ. Các doanh nghiệp Việt
Nam sản xuất đồ xuất khẩu phải nhập đến 70-80% nguyên liệu gỗ nhập khẩu,
chi phí nhập khẩu gia tăng và hầu như các doanh nghiệp chưa quản lý được toàn
bộ quá trình vận chuyển gỗ nên khó chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
https://nghego.edu.vn/tong-quan-ve-nganh-che-bien-go-cua-viet-nam-hien-nay/
https://tuonggohungthinh.vn/tong-quan-ve-nganh-cong-nghiep-che-bien-go-o-
viet-nam/
https://tienphusaigon.com/tiem-nang-phat-trien-cua-nganh-che-bien-go-viet/
https://trungtamwto.vn/file/16491/Mot%20so%20rui%20ro%20chinh%20cua
%20nganh%20che%20bien%20go%20xuat%20khau%20trong%20boi%20canh
%20hoi%20nhap.pdf
https://www.uel.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/psdh/
4.TTLA.TVHung.pdf.pdf

You might also like