You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CTY CỔ PHẦN THÉP HÒA

PHÁT

I. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ( vi mô)


1. Nhân sự, công nhân viên
- Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực
sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ. Nhân lực được chia thành những nhóm như
nhân sự nội bộ, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh và nhân viên chuyên môn
được phân bổ trên toàn cầu thuộc hơn 420 công ty trực thuộc, cộng với hơn 92.000 đối
tác kinh doanh trong và ngoài nước.
- Yếu tố nhân sự là một yếu tố quan trọng đối với tập đoàn Hòa Phát. Nó giúp đảm
bảo rằng tất cả các quy trình và hệ thống của tập đoàn được thực hiện một cách trơn tru
và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp, đồng thời tạo
ra mối liên lạc với các bên liên quan khác để giải quyết vấn đề của tập đoàn.
Ảnh hưởng lớn đến sự kinh doanh và kết quả kinh doanh của tập đoàn.
2.Đối thủ cạnh tranh
- Tập đoàn Hòa Phát là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành sắt
thép Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu, có một mạng lưới kinh
doanh rộng khắp về mặt thị trường. Tập đoàn Hòa Phát có nhiều đối thủ cạnh tranh trong
các lĩnh vực luyện kim, sắt thép, vật liệu xây dựng,.. Công ty thép Pomina, Quảng Ngãi Steel
Joint Stock, Tập đoàn thép Vạn Lợi, Công ty TNHH thép Vina Kyoei, Công ty Cổ phần thép
Việt Nhật, Công ty LDSX thép Vinausteel.
-Tập đoàn Hòa Phát có các đối thủ cạnh tranh là các tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh vật liệu xây dựng như Tập đoàn Trung An, Tập đoàn Bao Minh, Tập đoàn
Bình Minh, Tập đoàn Hậu Giang và Tập đoàn Trần Vĩnh Lợi
-Họ cũng có một số đối thủ cạnh tranh ngoài nước như POSCO, Tập đoàn China Steel (CSC).
Ngoài ra, có một số công ty nhỏ cũng có thể là đối thủ cạnh tranh
với Hòa Phát.
3.Các nhà cung ứng của tập đoàn Hòa Phát
-Tập đoàn Hòa Phát có nhiều nhà cung ứng khác nhau phục vụ cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh và dịch vụ của tập đoàn.
- Các nhà cung cấp vật liệu xây dựng và trang trí nội thất: tập đoàn Hòa Phát sản
xuất kinh doanh các sản phẩm bê tông, tôn, sắp thép, vật liệu xây dựng và các sản phẩm
trang trí nội thất. Các nhà cung cấp vật liệu xây dựng và trang trí nội thất quan trọng của
tập đoàn Hòa Phát bao gồm: tôn đông á, Sika, Kinhbond , và các đối tác cung cấp các vật
liệu xây dựng và trang trí nội thất khác
=> Các nhà cung ứng ấy giữ vai trò vô cùng quan trọng đảm bảo nguồn hàng cung
cấp cho hoạt động kinh doanh.Việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho tập đoàn mình
của Hòa Phát làm cho tỉ lệ rủi ro giảm và duy trì ổn định việc kinh doanh của các doanh
nghiệp
6. Khách hàng.
Tệp khách hàng của Tập đoàn Hòa Phát là :
Là các đại lý phân phối bán lẻ vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp về xây dựng,...
Là gia đình, người dân phục vụ cho cuộc sống thường ngày của họ.
=> Với tệp khách hàng đó Hòa Phát cũng dựa vào nhu cầu mà thực hiện chiến lược
marketing : tiến hành triển khai nhiều chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng tới
các đại lý trên toàn quốc.

II. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ( Vĩ mô )


1. Kinh Tế
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -
8%/năm .Tuy nhiên cuối năm 2008 đầu năm 2009 phát triển chậm do khủng hoảng kinh
tế toàn cầu,tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Việt Nam tăng cao, nhưng hiện nay có một
số biến động,tỷ lệ lạm phát tăng cao; vàng và đồng ngoại tệ biến động mạnh.
- Cơ sở hạ tầng giao thông kỹ thuật của Việt Nam còn yếu kém, việc trung chuyển
hàng hóa của doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí,
Khó khăn hiện tại của kinh tế thế giới và Việt Nam khiến các ngành công nghiệp
sử dụng nguyên liệu sắt thép, ngành xây dựng bị đình trệ. Điều này dẫn đến giảm nhu cầu
tiêu thụ thép, phôi thép và thành phẩm thép bị ứ đọng gây khó khăn cho doanh nghiệp
ngành Thép.
2. Xã hội - văn hóa
- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào hiện nay chúng ta đang ở chỉ số dân số vàng. Chất
lượng và trình độ người dân được nâng cao bởi xã hội ngày một nâng cao, đòi hỏi của
người dân về các sản phẩm cũng nâng cao không ngừng để phù hợp với chất lượng cuộc
sống
=> Thúc đẩy sức tiêu thụ các sản phẩm của Hoa Phat Group;
- Người dân Việt Nam có tâm lý chuộng hàng ngoại cao
=> Điều này gây khó khăn đến kế hoạch thay thế dần hàng ngoại bằng sản phẩm của
HPG.
3.Chính trị
- Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật vì vậy luôn xây dựng một hệ
thống pháp luật toàn diện để có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh măc dù vậy
trong quá trình hội nhập nhiều quan hệ mới phát sinh yêu cầu luật phải không ngừng, hoàn
thiện và bổ sung, bên cạnh đó Việt Nam có một nền chính trị luôn luôn ổn định ->
giảm thể bất ổn thị trường
Tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản
xuất kinh doanh
- Cùng đó trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế
giới tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam cũng như tạo
áp lực cho các doanh nghiệp trong nước phải vươn lên
Nền chính trị đã giúp Hòa Phát có thể tận dụng các cơ hội thị trường để tham gia
các giao dịch quốc tế và đạt được thành công trong việc đầu tư, tận dụng các cơ
hội thị trường như là mở rộng các dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhận
được nhiều hơn các hoạt động tài chính, mở rộng quy mô trong lĩnh vực của tập
đoàn.
4.Công nghệ
Áp dụng tự động hóa trong sản xuất kinh doanh giúp các công ty tiết kiệm được
chi phí nhân công, giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và nâng
cao chất lượng sản phẩm
- Quá trình mua bán, trao đổi công nghệ giữa HPG và các đối tác trong và ngoài
nước diễn ra dễ dàng giúp HPG luôn có cơ hội để hiện đại hoá dây chuyền công nghệ;
- Internet đã và đang đóng vai trò là kênh quảng bá sản phẩm của HPG đến người
tiêu dùng trong nước, là kênh cung cấp thông tin hiệu quả về các hoạt động sự kiện của
HPG đến nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư an tâm hơn vào doanh nghiệp mình đã đầu tư.
- Xu hướng chú trọng công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ngày càng được
đẩy mạnh trong các ngành. Các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam cũng như HPG đầu
tư nhiều cho công tác R&D với hi vọng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp,
giá thành phải chăng nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác
5. Tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của
các sản phẩm và dịch vụ.(thời tiết và địa hình ko thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật
liệu, gây trở ngại cho việc vận chuyển => giá thành cao) Tuy nhiên, cho tới nay, các yếu
tố về duy trì môi trường tự nhiên rất ít được chú ý tới. Sự quan tâm của các nhà hoạch
định chính sách của Nhà nước ngày càng tăng vì công chúng quan tâm nhiều hơn đến
chất lượng môi trường tự nhiên. Các vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chất
lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn
lực có hạn khiến công chúng, cũng như các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và
biện pháp hoạt động liên quan.
=>Với đặc thù sản xuất công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó hoạt động sản xuất
gang thép sử dụng lượng lớn điện, nước, than…
=> Hòa Phát đề cao việc sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi
trường triển khai tại tất cả các khu vực sản xuất của Hòa Phát trên toàn quốc. - (Với công
nghệ lò cao khép kín 100%, không xả thải ra môi trường, toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải
đều được xử lý triệt để, đáp ứng các quy chuẩn hiện hành trong sản xuất công nghiệp
nặng, tuần hoàn tái sử dụng, không xả nước sản xuất ra môi trường)
-Hòa Phát cũng áp dụng nhiều biện pháp để xử lý bụi phát sinh trong sản xuất.

Dưới đây là một phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) cho
công ty thép Hoà Phát:
1. Điểm mạnh (Strengths)
1.1. Dây chuyền sản xuất tối tân: Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thép, Hòa
Phát luôn chú trọng trong từng khâu sản xuất ra thành phẩm của mình. Cụ thể toàn bộ sản
phẩm của thép Hòa Phát đều được hoàn thiện trên dây chuyền công nghệ khép kín đồng bộ với
quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Để hiện thực hóa điều này, doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống
cán thép Danieli của Ý giúp tăng cơ tính và khả năng chịu hàn, tối ưu hóa độ bền uốn, cũng như
giảm mức độ gỉ.
Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng tập trung vào mục tiêu mở rộng cơ sở sản xuất. Với việc đầu tư dây
chuyền sản xuất toàn diện của Primetals Technologies giúp thương hiệu này tăng quy mô sản
xuất lên tới 5.6 triệu tấn/năm. Qua đó, cung ứng đủ nhu cầu thị trường hiện nay, hạn chế tình
trạng nhập khẩu từ các nước khác giúp tối đa hóa doanh thu mang lại.
1.2. Đạt nhiều giải thưởng lớn: Với 30 năm hình thành và phát triển, Hòa Phát từng nhiều lần
chạm tay tới những giải thưởng danh giá mà mọi đối thủ đều khao khát. Nổi bật nhất có thể kể
tới:
Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.
Top 10 cổ phiếu niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2018 do Forbes Việt Nam xếp hạng.
Top 20 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam.
Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
1.3. Thị phần lớn: Tính tới tháng 1/2022, sản lượng thép xây dựng được bán ra của Hòa Phát
đạt gần 382.000 tấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, thị phần của doanh
nghiệp cũng tăng lên đáng kể, cụ thể đạt 36.3%. Với con số này, Hòa Phát hiện vẫn giữ vững vị
thế dẫn đầu trong ngành thép, bỏ xa doanh nghiệp nắm giữ thị phần đứng thứ 2 (12.5%)
2. Điểm yếu (Weaknesses)
2.1. Chưa tối ưu được chi phí nguyên liệu đầu vào: Hiện nay, Hòa Phát vẫn chưa thể giữ mức
giá nguyên liệu đầu vào ở mức thấp nhất. Theo đó, thương hiệu này còn phụ thuộc vào diễn
biến của thị trường khiến cho nguồn thu chưa được tối đa hóa.
2.2. Rủi ro dư cung: Với việc tập trung mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn có thể khiến Hóa
Phát rơi vào tình cảnh dư cung. Thực tế cho thấy nhu cầu thị trường thép xây dựng hiện tại rơi
vào mức tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, khi dự án Dung Quất đi vào hoạt động,
hãng hoàn toàn có thể cung ứng ra thị trường khoảng nửa mức tiêu thụ hiện tại. Số lượng cung
quá nhiều khiến thị trường chưa thể thích nghi và tiêu thụ được dẫn đến việc sản xuất dư thừa.
3. Cơ hội (Opportunities)
3.1. Nền kinh tế hội nhập: Kể từ khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác phát triển. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội giúp
doanh nghiệp thu hút nguồn vốn từ ngoài nước nhằm mở rộng kinh doanh, gia tăng xuất nhập
khẩu ngành thép.
3.2. Tiềm năng thị trường lớn: Có thể nhận thấy trong vài năm trở lại đây thị trường thép Việt
Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, một phần là do tác động từ các dự án xây dựng
đang đua nhau mọc lên. Trong năm 2022, theo ước tính thị trường thép nội địa tăng trưởng tới
20%, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành cùng nhau phát triển.
4. Thách thức (Threats)
4.1. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt: Khi thị trường ngày càng mở rộng, việc xuất hiện thêm
nhiều đối thủ gia nhập là không tránh khỏi. Hiện nay, Hòa Phát đang phải chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ nhiều ông lớn như Formosa, Thép Thái Nguyên, Vina Kyoei,…
4.2. Rào cản gia nhập thị trường khác: Thép vẫn luôn là ngành quan trọng trên thế giới với tốc
độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, rất nhiều nước hiện nay vẫn còn đặt nhiều rào cản
gia nhập nhằm bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp
khó khăn khi tiếp cận các thị trường khác.

You might also like