You are on page 1of 7

NHÓM 3

1. Lưu Bảo Hân 31221027154


2. Trần Hoàng Bảo Hân 31221020411
3. Cao Bảo Ngọc 31221022457
4. Nguyễn Thị Phương Oanh 31221025234
5. Phan Phương Tâm 31221020514

Giới thiệu:
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu
từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực:
 Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng).
 Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực).
 Nông nghiệp.
 Bất động sản.
 Điện máy gia dụng.
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi
nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8.5 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát
là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Tổng quan một số hoạt động nổi bậc của Hoà Phát trong năm 2023:
 HRC cán mốc 8 triệu tấn, xuất khẩu vượt 1 triệu tấn: Tập đoàn
Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thép
cuộn cán nóng (HRC). Sản phẩm đáp ứng hàng loạt các tiêu chuẩn
khắt khe của Việt Nam và thế giới như: JIS, MS, SAE, BS EN…
 Hoà Phát xuất bán các sản phẩm vỏ container đầu tiên: Tháng
8/2023, Hòa Phát xuất ra thị trường lô hàng vỏ container đầu tiên sau
2 năm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất vỏ container tại KCN Phú Mỹ
II mở rộng – Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
 Giữ vững thị phần số 1 về thép xây dựng và ống thép, top 5 về tôn
mạ, đẩy mạnh sản xuất thép chất lượng cao: Với công suất thép
thô 8,5 triệu tấn/năm, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất
Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Thép chất lượng cao của
Hòa Phát là nguyên liệu để sản xuất đa dạng sản phẩm như: Thanh
thép, cáp thép dự ứng lực; làm tanh lốp ô tô, cáp thang máy, lõi que
hàn, dây hàn…
 Đưa vào khai thác tàu HPS-01 và bến đầu tiên của Cảng tổng hợp
Container Hoà Phát Dung Quất.
 Dự án Dung Quất 2 đã hoàn thành 40% tiến độ: Khi hoàn thành
dự án, năng lực sản xuất thép của Tập đoàn sẽ đạt hơn 14 triệu tấn
thép thô/năm, đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất
thế giới từ năm 2025.
 Các hoạt động khác: Tăng cường tối ưu hóa lĩnh vực Nông nghiệp;
mở rộng kênh bán Điện máy gia dụng; chú trọng chuyển đổi số, nâng
cao chất lượng nhân sự; đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và các
hoạt động xã hội.

Bảng số liệu thu nhập tư Báo cáo tài chinh hợp nhất hàng năm của tập
đoàn Hoa Phát tư năm 2012-2022:

Năm báo cáo Tồn kho/Doanh


Doanh thu bán hàng Hàng tồn kho
tài chính thu bán hàng

31/12/2012 16,544,777,846,020 6,822,077,238,740 41.23%

31/12/2013 17,564,294,359,178 8,029,575,289,191 45.72%

31/12/2014 22,949,841,382,826 7,386,389,048,165 32.18%

31/12/2015 26,807,955,353,574 6,937,441,787,064 25.88%

31/12/2016 33,200,292,247,740 10,247,175,680,697 30.86%

31/12/2017 46,110,892,799,656 11,748,873,281,675 25.48%

31/12/2018 54,925,454,767,158 14,115,139,048,908 25.70%

31/12/2019 65,523,707,011,126 19,411,922,748,095 29.63%

31/12/2020 90,003,588,760,001 26,286,822,229,202 29.21%

31/12/2021 149,550,845,147,961 42,134,493,932,210 28.17%

31/12/2022 141,636,397,790,261 34,491,111,096,123 24.35%

Nhận xét:
Chỉ số hàng tồn kho trên doanh thu bán hàng có sự sụt giảm mạnh kể từ
năm 2015. Cụ thể hơn là chỉ số đã giảm từ khoảng 41% xuống còn
khoảng 24%. Bởi trong khoảng thời gian này, tập đoàn Hòa Phát đã tận
dụng những điều kiện thuận lợi từ thị phần, đồng thời có nhiều chiến lược
nhằm đẩy mức hàng tồn kho xuống thấp nhất có thể.
Nhận xét đồ thị:
Từ đồ thị trên, chúng ta có thể thấy rằng xu hướng doanh thu và hàng tồn
kho của Hòa Phát tăng dần qua các năm, bắt đầu tăng mạnh từ năm 2014.

Giải thich: Trong giai đoạn này, HPG có nhiều điều kiện khách quan và
chủ quan thuận lợi cho việc phát triển:
 Điều kiện khách quan:
- Thị phần trong các doanh nghiệp thép: nhu cầu thép xây dựng suy
yếu cùng với sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế khiến cho sự cạnh tranh
trong ngành thép trở nên gay gắt. Thị phần của các doanh nghiệp vì thế
có sự thay đổi đáng kể, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn
dần bị đào thải, trong khi doanh nghiệp nhà nước VNSteel và liên doanh
dần mất thị phần vào các doanh nghiệp tư nhân. Vậy nên, HPG và POM
dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tại 2 thị phần miền Bắc và miền Nam.
- Có khả năng cạnh tranh với thép Trung Quốc: Từ tháng 6/2014, Nhà
nước ta đã áp dụng thông tư quy định về quản lý chất lượng thép trong
nước và thép nhập khẩu nhằm hạn chế việc nhập khẩu thép Trung Quốc
giá rẻ và hỗ trợ cho những doanh nghiệp sản xuất thép nội địa, trong đó
có HPG.
 Điều kiện chủ quan:
HPG hiện đang có khả năng tự cung ứng 40% nguyên liệu quặng sắt từ
các mỏ quặng của công ty với trữ lượng khai thác khoảng 50 triệu tấn
quặng trong vòng 20 năm. Công ty không cho biết giá thành cụ thể đối
với quặng tự sản xuất, vậy nên chúng em giả định rằng giá thành quặng
tinh của HPG có thể thấp hơn từ 0-15% so với giá thu mua trên thị trường.
Việc sở hữu nhà máy than coke với quy mô lớn nhất cả nước giúp công ty
có thể tự cung ứng 700.000 tấn/năm Đồng thời, công ty cũng tận dụng
nguồn nhiệt dư thừa trong quá trình luyện coke để sản xuất điện. Lượng
điện cung ứng đáp ứng được 50% nhu cầu của nhà máy thép với giá
thành chỉ bằng ½ giá bán điện bình quân cho doanh nghiệp thép trên thị
trường.
Ngoài ra, lợi thế khác của HPG là tiết giảm được chi phí vận chuyển so
với các doanh nghiệp khác nhờ việc luân chuyển thép bằng đường thuỷ
thông qua cảng nội bộ có công suất 100.000 tấn/năm, vị trí chiến lược của
công ty cũng vô cùng thuận lợi cho xuất khẩu khi chỉ cách cảng Hải
Phòng (cảng lớn nhất miền Bắc) ~35 km.
 Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 và 2021, vì ảnh hưởng của dịch Covid-
19, nguồn cung đứt gãy, giá thép bị đẩy lên cao khiến các doanh
nghiệp ngành thép trong nước thu được lợi nhuận lớn, trong đó có cả
Hoà Phát. Nhưng đồng thời hệ quả của việc sinh lời là giá trị hàng tồn
kho gia tăng ở mức giá bình quân cao. Còn năm 2022 lại có rất nhiều
sự kiện diễn ra ảnh hưởng đến ngành bất động sản nói chung và nhóm
ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sắt thép nói riêng
khiến giá sụt giảm, hệ quả là khối hàng tồn kho giá cao trước đó buộc
doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá.
 Ngoài ra, việc chỉ số hàng tồn kho giảm đi đáng kể cũng nhờ vào các
chiến lược về tồn kho của HPG như:
- Thực hiện việc quản lý kho theo tiêu chuẩn quốc tế: Tập đoàn Hoà Phát
thực hiện quản lý kho theo các tiêu chuẩn quốc tế như Tiêu chuẩn quản lý
kho ISO 9001:2015, Tiêu chuẩn quản lý an toàn kho bãi ISO 45001:2018.
Điều này giúp tập đoàn đảm bảo tính an toàn và chất lượng hàng hoá
trong kho bãi.
- Quản lý kho bằng một phần mềm hệ thống thông tin nhằm theo dõi tình
trạng hàng tồn kho, đặt hàng và phân phối hàng hóa. Phần mềm này giúp
tối ưu hóa quá trình quản lý kho và giảm thiểu sai sót.
- Quản lý kho bằng mã vạch và hệ thống RFID: giúp đơn giản hóa việc
kiểm tra và đếm số lượng hàng hóa.
- Quản lý kho theo 2 hệ thống là FIFO và hệ thống ABC: Hệ thống FIFO
(First In First Out) giúp đảm bảo hàng hóa được sử dụng và xuất kho theo
thứ tự nhập vào. Còn hệ thống ABC được sử dụng để phân loại hàng hóa
và đánh giá mức độ quan trọng của từng loại hàng trong kho.
Ngoài ra, HPG luôn tăng cường đào tạo nhân viên kho của mình nhằm có
được các nhân sự kho chất lượng cao, hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả
hơn.

Các mặt hàng có nhu cầu tồn trữ của Hoa Phát:
Một trong những mặt hàng có khả năng tồn trữ quan trọng của Hòa Phát
là thép chất lượng cao, đặc biệt là trong bối cảnh biến động và cạnh tranh
cao trên thị trường ngành công nghiệp này. Dưới đây liệt kê một số lý do:
 Thị phần lớn trong ngành: Hòa Phát giữ vững thị phần lớn về thép
xây dựng và ống thép. Sản phẩm thép chất lượng cao của Hòa Phát
được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và ứng dụng công nghiệp khác.
 Tinh cạnh tranh: HPG dễ dàng chiếm lĩnh thị phần trong ngành thép,
có khả năng cạnh tranh nhờ áp dụng quy định về chất lượng thép, bảo
vệ thị trường nội địa,... tạo điều kiện thuận lợi cho HPG phát triển.
 Năng lực sản xuất các sản phẩm thép: Công suất sản xuất thép thô
lớn (8.5 triệu tấn/năm) cho phép Hòa Phát cung cấp một lượng lớn
sản phẩm thép chất lượng cao. Thép của Hòa Phát được sử dụng rộng
rãi và khẳng định sự bền vững qua thời kỳ.
 Chinh sách lưu trữ và quản lý kho phù hợp với sản phẩm thép:
Hòa Phát đã thực hiện nhiều chiến lược đảm bảo chất lượng và hiệu
quả trong quản lý hàng tồn kho về thép. Tính đến cuối tháng 9 năm
2021, giá trị hàng tồn của HPG vào mức 46.072 tỷ đồng, tăng 75% so
với đầu kỳ và chiếm đến 26% tổng tài sản.
Tóm lại, thép chất lượng cao của Hòa Phát có khả năng tồn trữ cao nhờ
vào vị thế thị trường mạnh mẽ, năng lực sản xuất lớn, và chiến lược quản
lý kho hiệu quả.

Có thể thấy trong 10 năm trở lại đây, tập đoàn Hòa Phát đã có những sự
phát triển cũng như là ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại để
có thể cải tiến, khắc phục vấn đề trong việc quản lý kho. Tuy nhiên đối
với nhu cầu đang có phần sụt giảm về nhu cầu của thị trường thép. Lượng
tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy
sản xuất vẫn còn chồng chất buộc các nhà máy thép phải hạ giá bán nhằm
kích cầu, khiến giá thép giảm mạnh, mức độ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp cũng trở nên gay gắt hơn. Do đó Hòa Phát vẫn cần phải chú trọng
vào việc tiếp tục nâng cao chất lượng trong việc quản lý kho để có thể
giảm đi những chi phí. Từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trên thị trường. Một số phương pháp mà Hòa Phát có thể ứng
dụng để quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn :
 Dự báo nhu cầu chinh xác: Sử dụng công nghệ và phương pháp dự
báo để ước lượng chính xác nhu cầu sản phẩm trong tương lai. Việc
này giúp tập đoàn tránh được việc tồn kho quá mức gây nên lãng phí
hay thiếu hụt hàng hóa gây ảnh hưởng đến doanh thu của tập đoàn.
 Sử dụng IoT: Sử dụng Internet of Things (IoT) để theo dõi thời gian
thực vị trí và tình trạng của hàng tồn kho. Điều này giúp giảm thiểu
lỗi và tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng. Ngoài ra IoT còn
giúp doanh nghiệp theo dõi và giám sát hoạt động của kho bãi một
cách chặt chẽ hơn. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho
hàng hóa và tránh thất thoát.

You might also like