You are on page 1of 15

1

Phần 1:

1) Giới thiệu về Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát:

Giới thiệu chung về Tập đoàn Hòa Phát:

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT.

Tên giao dịch: Tập đoàn Hòa Phát.

Mã số thuế: 0900189284.

Mã Chứng khoán niêm yết: HPG.

Địa chỉ: KCN Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.

Đại diện pháp luật: Nguyễn Việt Thắng.

Ngày hoạt động: 26/10/2001.

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công
ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang
các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông
nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn
cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông
nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng
90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8.5 triệu tấn thép thô/năm, Hòa
Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Vị thế của công ty trong ngành:

Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò
Úc. Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam,
Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng
2

khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty
thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm
tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng.

Lịch sử hình thành:

Thành lập năm 1995, Hòa Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau
khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Hiện nay, tập đoàn có hệ thống sản xuất với
hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tính
đến năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát có hơn 30.000 CBCNV, quy mô hoạt động trải rộng trên
khắp cả nước, có một văn phòng đại diện tại Singapore và Australia.

 Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty đầu tiên
mang thương hiệu Hòa Phát.
 Năm 1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát
 Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
 Năm 2000: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Thép Hòa
Phát Hưng Yên
 T7 - 2001: Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
 T9 - 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát
 Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
 T1 - 2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập
đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên
 T8 - 2007: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai Khu liên hợp
sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương
 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 T6 - 2009: Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông trở thành Công ty thành viên Hòa
Phát
3

 T12 - 2009: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1
 2011: Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh
doanh thép
 2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động
Hạng Ba của Chủ tịch nước
 2013: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng
công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm
 2015: Ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa
Phát nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước
phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
 T2 - 2016: Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát
 T2 - 2016: Hoàn thành đầu tư Giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát, nâng
công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm
 T4 - 2016: Thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án Tôn mạ
màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất 400.000 tấn/năm
 T2 - 2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên hợp
Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với tổng
vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát
 T9 - 2019: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chính thức đổi tên Công ty
thành Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát
 T11 - 2020: Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng thương
mại ra thị trường. Sản phẩm giúp tối ưu hệ sinh thái thép Hòa Phát
 T12 - 2020: Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời các Tổng
công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn. Theo đó, 4 Tổng Công ty trực
thuộc tập đoàn đã được thành lập, bao gồm: Tổng Công ty Gang thép, Tổng Công ty
Sản phẩm Thép, Tổng Công ty Bất động sản, Tổng Công ty Nông nghiệp

 2021: Tập đoàn quyết định thành lập thêm Tổng Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát
với lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy - gia dụng
4

Các công ty trực thuộc:

2) Việc lựa chọn, hoạch định và thực thi chính sách đầu tư của công ty:

Việc lựa chọn, hoạch định và thực thi chính sách đầu tư của công ty được thực hiện
qua tỷ trọng đầu tư vào các loại tài sản của Tập đoàn Hòa Phát. Dựa trên báo cáo tài chính
thường niên năm 2020, 2021 và 2021, em có được các số liệu cụ thể về tỷ trọng đầu của Tập
đoàn Hòa Phát như sau:
5

2022 2021 2020


Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Số tiền
trọng trọng
(trđ) (%) (trđ) (trđ)
(%) (%)

Tài sản ngắn hạn 8.656.003 11,76% 10.280.179 14,76% 8.137.556 12,61%

Tiền và các khoản


139.679 1,61% 703.474 6,84% 2.129.879 26,17%
tương đương tiền
Các khoản đầu tư
4.232.222 48,89% 1.404.200 13,66% 2.355.200 28,94%
tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
4.247.610 49,07% 8.121.200 79,00% 3.627.788 44,58%
ngắn hạn
Hàng tồn kho 0 0,00% 35 0,00% 439 0,01%
Tài sản ngắn hạn
36.492 0,42% 51.270 0,50% 24.250 0,30%
khác
Tài sản dài hạn 64.965.356 88,24% 59.370.998 85,24% 56.382.740 87,39%
Các khoản phải thu
1.583.495 2,44% 604.095 1,02% 8.323.423 14,76%
dài hạn
Tài sản cố định 121.653 0,19% 92.738 0,16% 76.284 0,14%
Bất động sản đầu tư 145.876 0,22% 160.523 0,27% 175.171 0,31%
Đầu tư tài chính dài
63.096.545 97,12% 58.479.545 98,50% 47.756.470 84,70%
hạn
Tài sản dài hạn
17.787 0,03% 34.097 0,06% 51.392 0,09%
khác
Tổng cộng tài sản 73.621.359 100% 69.651.177 100% 64.520.296 100%
(Nguồn: BCTC Công ty mẹ Tập đoàn Hòa Phát)

Tập đoàn Hòa Phát cho thấy sự mở rộng quy mô tài sản qua nhiều năm, đồng thời là
chính sách đầu tư không đổi, và còn có xu hướng tiếp tục gia tăng tỉ trọng cho việc đầu tư tài
sản dài hạn. Qua số liệu tính toán và thống kê, tài sản dài hạn của Tập đoàn Hòa Phát trong
năm 2020 là 56.382.740 triệu đồng, chiếm 87,39% tổng tài sản, trong đó có tới 84,7% là đầu
tư tài chính dài hạn. Số liệu cho năm 2021 là 59.370.998 triệu đồng cho tài sản dài hạn, chiếm
85,24% tổng tài sản với 98,5% là đầu tư tài chính dài hạn. Trong báo cáo tài chính gần đấy
nhất, năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát đã thống kê được tài sản dài hạn là 64.965.356 triệu đồng,
tương đương 88,24% tổng tài sản và khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tới 97.12%. Điều
6

này cho thấy chính sách đầu tư tài sản của Hòa Phát tập trung chủ yếu vào đầu tư tài chính dài
hạn.

Trái lại, Tập đoàn Hòa Phát chỉ dành 12,61% tổng tài sản để đầu tư tài sản ngắn hạn
trong 2020, tỷ trọng có xu hướng giảm khi năm 2021 là 14,76% nhưng đến năm 2022 chỉ còn
11,76%. Trong năm 2022, tài sản dài hạn tập trung chủ yếu vào phải thu khách hàng và đầu tư
tài chính ngắn hạn.

Minh họa việc lập kế hoạch dòng tiền, thẩm định và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư:

Giả sử Tập đoàn Hòa Phát có kế hoạch đầu tư vào một dự án sản xuất như sau:

Tổng quan dự án Đơn vị: tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư 15.525 Tỷ trọng

Vốn chủ sở hữu 6.210 40%

Vay ngân hàng 5 năm) 9.315 60%

Lãi suất chiết khấu 10%

Giả thiết thông tin chi phí

- Chi phí nguyên vật liệu chiếm 10% doanh thu

- Chi phí nhân công trực tiếp 15% doanh thu

- Chi phí sản xuất chung 3% doanh thu

- Khấu hao TSCĐ Theo phương pháp đường thẳng

Thời gian khấu hao


1. Đầu tư tài sản cố định 15.525 5 năm
2. Vốn lưu động 1.500
Tổng vốn 17.025
7

3. Thu nhập từ thanh lý TSCĐ 0


4. Lãi suất vay vốn trung dài hạn 7,50% doanh thu
5. Chi phí bán hàng 20% doanh thu
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6% doanh thu
7. Chi phí khác 0,50% doanh thu
8. Chi phí sử dụng VCSH 25%
9. Doanh thu tăng so với năm trước 6,5%

Phân tích chi tiết dự án, ta có:

Gốc vay phảitrả trong kỳ =9.315 ÷5=1.863

Chi phí lãi vay phảitrả trong kỳ=1.863 × 7 ,5 %=140

Bảng kế hoạch trả nợ:

Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5
Dư nợ đầu kỳ 9.315 7.452 5.589 3.726 1.863 -
Trả gốc trong kỳ 1.863 1.863 1.863 1.863 1.863
Trả lãi trong kỳ 140 140 140 140 140
Tổng trả 2.003 2.003 2.003 2.003 2.003

Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng=1÷ 5=0 , 2

Ta có bảng tính khấu hao TSCĐ:

Giá trị còn lại đầu Giá trị còn lại


Năm Khấu hao Khấu hao lũy kế
năm cuối năm
1 15.525 3.105 3.105 12.420
2 12.420 3.105 6.210 9.315
3 9.315 3.105 9.315 6.210
4 6.210 3.105 12.420 3.105
5 3.105 3.105 15.525 0
8

Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh (Biết doanh thu trong năm đầu của Tập đoàn Hòa
Phát trong dự án là 14.500 tỷ đồng):
Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5
I. Doanh thu
1. Doanh thu từ bán
hàng và CCDV 14.500 15.443 16.446 17.515 18.654
Tổng doanh thu 14.500 15.443 16.446 17.515 18.654
II. Giá vốn hàng bán
1. Nguyên vật liệu 1.450 1.544 1.645 1.752 1.865
2. Chi phí nhân công
trực tiếp 2.175 2.316 2.467 2.627 2.798
3. Chi phí sản xuất
chung 435 463 493 525 560
4. Khấu hao TSCĐ 3.105 3.105 3.105 3.105 3.105
Tổng giá vốn 7.165 7.429 7.710 8.009 8.328
III. Lợi nhuận gộp 7.335 8.014 8.736 9.506 10.326
IV. Chi phí hoạt động
1. Chi phí bán hàng 2.900 3.089 3.289 3.503 3.731
2. Chị phí quản lý
doanh nghiệp 870 927 987 1.051 1.119
3. Chi phí lãi vay 140 140 140 140 140
4. Chi phí khác 73 77 82 88 93
Tổng chi phí HDKD 3.982 4.232 4.498 4.781 5.083
V. Lợi nhuận trước
thuế 3.353 3.782 4.238 4.725 5.243
Thuế TNDN (20%) 671 756 848 945 1.049
VI. Lợi nhuận sau
thuế 2.682 3.025 3.391 3.780 4.194
9

Bảng tính dòng tiền thuần:


Năm 0 1 2 3 4 5
I. Dòng tiền vào 5.787 6.130 6.496 6.885 8.799
1. LNST 2.682 3.025 3.391 3.780 4.194
2. Khấu hao 3.105 3.105 3.105 3.105 3.105
3. Thu hồi VLĐ 1.500
II. Dòng tiền ra (17.025) 0 0 0 0 0
1. Đầu tư TSCĐ (15.525)
2. Đầu tư vốn lưu
(1.500)
động
Dòng tiền thuần (17.025) 5.787 6.130 6.496 6.885 8.799

Thẩm định dự án:

 Theo phương pháp NPV:

5.787 6.130 6.496 6.885 8.799


NPV =−17.025+ + + + +
1+r ( 1+r )2 (1+ r )3 ( 1+r )4 (1+ r )5

5.787 6.130 6.496 6.885 8.799


¿−17.025+ + + + + ¿ 8.348 , 75
1+10 ( 1+10 ) ( 1+10 ) (1+10 ) ( 1+10 )5
2 3 4

 NPV>0: Dự án được đầu tư.


 Theo phương pháp IRR:

Tính IRR bằng phương pháp sai số và chênh lệch

Xét r1 = 26% => NPV1 = 178,85

Xét r2 = 27% => NPV2 = - 186,39

NPV 1 178 ,85


¿> IRR=r 1 + ( r 2−r 1 )=26+ 178 , 85+186 , 39 ( 27−26 )¿ 26 , 49%
NPV 1 +|NPV 2|

 IRR > 10% => Dự án được đầu tư.


 Phương pháp hoàn vốn có chiết khấu:
10

Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng tiền -17.025 5.787 6.130 6.496 6.885 8.799
Dòng tiền
-17025 5261,11 5066,36 4880,29 4702,40 5463,60
chiết khấu
Vốn đầu tư
còn phải thu -17025 -11764 -6697,536 -1817,25 2885,145718 8348,75
hồi cuối năm

Thời gian hoàn vốn đầu tư:

11.764 ×12
DPP=1 năm+ =1 nămvà 27 , 9tháng=3 nămvà 3 , 9 tháng
5066 , 36

 DPP < 5 năm => Dự án được đầu tư.

3) Chính sách tài trợ:

Cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn Hòa Phát bao gồm cả nợ vay và vốn chủ sở hữu:
2022 2021 2020
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Số tiền
trọng trọng
(trđ) (%) (trđ) (trđ)
(%) (%)
A – Nợ phải trả 5.295.952 7% 3.700.203 5% 5.164.521 8%
Nợ ngắn hạn 5.295.952 100,00% 2.289.742 61,88% 2.307.290 44,68%
Nợ dài hạn 0 0,00% 1.410.461 38,12% 2.857.231 55,32%
B – VCSH 68.325.407 93% 65.950.974 95% 59.355.776 92%
Tổng nguồn vốn 73.621.359 100% 69.651.177 100% 64.520.297 100%

(Nguồn: BCTC Tập đoàn Hòa Phát)

Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Hòa Phát vào cuối năm 2022 chạm mốc 68.325.407
triệu đồng, chiếm 93% tổng nguồn vốn, tăng 1% so với năm 2020 với vốn chủ sở hữu là
59.355.776 triệu đồng, chiếm 92% tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ, mức độ tự chủ tài
chính của Tập đoàn Hòa Phát là rất cao và gần như không sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều này
tạo nên tính an toàn và ổn định về tài chính cho doanh nghiệp.
11

Tổng nợ phải trả của Hòa Phát năm 2022 là 5.295.952 triệu đồng, chiếm 7% tổng
nguồn vốn, năm 2020 là 5.164.521 triệu đồng, chiếm 8% tổng nguồn vốn. Thêm vào đó, năm
2022, tập đoàn đã giải quyết hoàn toàn nợ dài hạn và chỉ sử dụng nợ ngắn hạn.

Tác động của đòn bẩy tài chính đến EPS


Chỉ tiêu 2022 2021 2020
1. EBIT 5.769.215 8.730.320 16.554.054
Lợi nhuận trước
5.549.136 8.574.455 16.218.461
thuế
Lãi vay 220.079 155.865 335.593
2. Lãi vay 220.079 155.865 335.593

3. Đòn bảy tài chính 1,04 1,02 1,02

 Năm 2022 đòn bẩy tài chính là 1,04, nghĩa là cứ tăng 1 đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay thì hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu tăng 1,04%. Tập đoàn sử đụng
đòn bẩy tài chính không đáng kể.

Công ty có nên tăng hệ số nợ hay không

Xét riêng năm 2022:

Lãi vay trong kỳ:


TổngCP lãi vay 220.079
i= = =8 ,17 %
Vốn vay bình quân 1.410 .461+3.833 .308+1.410 .461
2
73.621 .359+ 69.651.177
Vốn kinhdoanh bình quân= =71.636 .268
2
EBIT 5.769 .215
BEP= × 100= × 100=8 ,05 %
VKD bình quân 71.636 .268

[
Mà ROE= BEP+
D
E ]
( BEP−i ) x ( 1−t )
12

BEP = 8,05% < i = 8,17%, nghĩa là công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính âm, do đó Tập đoàn
Hòa Phát không nên tăng hệ số nợ vì nó sẽ tác động tiêu cực đến ROE, giảm giá trị của doanh
nghiệp.

4) Chính sách phân phối lợi nhuận của công ty và ảnh hưởng của chính sách này đến giá
trị công ty.

Năm 2022 2021 2020


Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) 35 40 25
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (%) 30 35 20
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền (%) 5 5 5
(Nguồn: BCTC tập đoàn Hòa Phát)

Tập đoàn sử dụng chính sách kết hợp chi trả cổ tức bằng cả cổ phiếu và tiền mặt.

Ưu điểm

- Đây là chính sách giúp nhà đầu tư chịu thuế ít hơn khi nhận mức cố tức bằng tiền mặt
thấp.

- Giúp tập đoàn tăng được lượng tiền mặt dự trữ, giảm rùi ro tài chính

- Gia tăng khối lượng cổ phiếu hiện hành. Từ đó tăng tính thành khoản cho cổ phiểu

- Làm giảm giá cổ phiếu và hấp dẫn nhà đầu tư

Nhược điểm:

- Nếu công ty hoạt động kinh doanh đi xuống sẽ kéo theo việc giá cổ phiếu khó tăng
trưởng.

- Các nhà đầu tư không được nhận cổ phiếu cổ tức ngay mà phải chờ đợi trong 1 thời gian.

- Khiến giá cổ phiếu bị pha loãng và khó tăng trưởng trở lại.

Phần 2:

Chọn nội dung 2:


13

1. Các chính sách chi trả cổ tức


a) Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các
cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông
đòi hỏi.

Ngoài ra, nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là các công ty “tăng trưởng”
thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa).
Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanh
nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời
gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua nguyên lý về chính sách lợi
nhuận giữ lại thụ động, mà bởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách:

– Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu
cầu vốn cao. Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược
này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức.

– Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ lệ nợ
trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ
hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt
giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ
số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.

b) Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định

Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Tính ổn
định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ
kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho
đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến
mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia
tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó.

c) Các chính sách chi trả cổ tức khác

Ngoài chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động và cổ tức tiền mặt cố định, các CTCP còn có thể
sử dụng một số các chính sách cổ tức khác như:

– Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều
từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo.
14

– Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm.
Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền mặt
biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi
nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chi trả cổ tức đều đặn của họ;
còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh
nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có
thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là
muốn nhận được một mức cổ tức “bảo đảm”.

Như vậy, có rất nhiều chính sách cổ tức để CTCP lựa chọn sao cho phù hợp với dòng tiền, lưu
lượng tiền tệ và nhu cầu đầu tư của đơn vị. Mặc dù được xếp ưu tiên thấp hơn chính sách tài
trợ và chính sách đầu tư, nhưng việc chọn chính sách cổ tức cũng đòi hỏi được xem xét cẩn
thận bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và tới sự phát triển của công ty. Sau
khi đã thống nhất chọn được chính sách chi trả cổ tức, việc tiếp theo mà Đại hội cổ đông cũng
như các nhà quản lý doanh nghiệp phải cân nhắc đó là: lựa chọn phương thức chi trả cổ tức.

2. Thực trạng chính sách trả cổ tức tại Việt Nam:

Đặt mình trong vai một nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu niêm yết có cổ tức tốt, người viết sàng
lọc những cổ phiếu trên sàn HOSE và HNX có tỷ lệ % cổ tức so với giá từ 7% trở lên (lấy
mức 7% là vì coi như lãi suất tiền gửi ngân hàng). Thật bất ngờ, trong số 756 doanh nghiệp từ
hai sàn, chỉ có 27 doanh nghiệp có được tiêu chí này, chiếm 3,57%. Doanh nghiệp có tỷ lệ %
cổ tức/giá cao nhất là ở mức 18,7%, và trung bình của nhóm này là ở 9,6%.

Thú vị hơn, chỉ có 11/27 doanh nghiệp là niêm yết ở sàn HOSE, chiếm 40% trong mẫu được
lọc ra, và chỉ là 3% trong tổng số các doanh nghiệp niêm yết ở HOSE. Đặc biệt là không một
bóng hình doanh nghiệp nào trong nhóm VN30 xuất hiện ở đây. Lẽ ra, cũng phải có một hay
vài doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng tiêu dùng hay dịch vụ thiết yếu như thường thấy ở
hầu hết các thị trường khác.

Về cơ bản, nếu doanh nghiệp đang có đà tăng trưởng tốt, kỳ vọng lớn hơn chi phí vốn (g>r) thì
doanh nghiệp và cổ đông không dại gì mà chia lợi nhuận. Thay vì đó sẽ tái đầu tư và giá trị
của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn, từ đó lợi ích của cổ đông cũng tăng theo. Nếu doanh nghiệp
nào đang nói là tăng trưởng rất tốt, mà lại chia lợi nhuận, thì chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi đặt
ra cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo:


15

https://vneconomy.vn/thay-gi-qua-chien-luoc-co-tuc-cua-doanh-nghiep-tren-san-chung-
khoan-20210416003129836.htm

https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/03/20220320-hpg-bao-cao-tai-chinh-rieng-
sau-kiem-toan-nam-2022.pdf

https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2022/03/bao-cao-tai-chinh-rieng-nam-2021-sau-
kiem-toan.pdf

https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2021/03/hpg-bao-cao-tai-chinh-rieng-nam-
2020-sau-kiem-toan.pdf

https://www.hoaphat.com.vn/gioi-thieu

You might also like