You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG – CƠ SỞ 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------o0o---------

BÀI TẬP NHÓM GIỮA KÌ


KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


CỦA CÔNG TY TẬP ĐOÀN CỔ PHẦN HÒA PHÁT

Khóa: 57
Chuyên ngành: Kế toán-Kiểm toán
Lớp: K57C
Họ&tên nhóm trưởng: Nguyễn Thành Lâm
MSSV: 1801035404
Email: lamnguyen.fac@gmail.com
SĐT: 0903519520
TP HCM,
20 tháng 8 năm 2019

0
0
BÀI TẬP NHÓM GIỮA KÌ
Môn học: Kế toán tài chính
Mã lớp: 20
Chủ đề 3: PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


Họ và tên MSSV Công việc
Lìu Long Khả 1801035360 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình quản lý và sử dụng
TSCĐ
Nguyễn Thành Lâm 1801035404 Những điểm mạnh và điểm yếu của
công ty trong quản lý và sử dụng
TSCĐ
Trần Thị Hồng Phúc 1801035688 Phân tích tình hình trang bị và biến
động TSCĐ
Nguyễn Phạm Thúy 1801035743 Phân tích những tác động của việc sử
Quỳnh dụng TSCĐ vào kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty
Đoàn Xuân Thủy 1801035892 Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn
Hòa Phát
Tổng hợp bài
Lê Thị Hồng Vy 1801036052 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ
của công ty trong thời gian tới

MỤC LỤC
1.Giới thiệu công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát -------------------------------------------1
2.Phân tích tình hình trang bị và biến động tài sản cố định--------------------------------3
3.Phân tích những tác động của việc sử dụng TSCĐ vào kết quả hoạt động kinh
doanh của công
ty----------------------------------------------------------------------------------------7
4.Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ---------8
5.Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty tring quản lý và sử dụng TSCĐ---------9
6.Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ của
công ty trong thời gian tới---------------------------------------------------------------------10
7.Kết luận----------------------------------------------------------------------------------------11

1. Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát:


Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ năm 1995 tới
nay, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996),
Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc
1
theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là
công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty liên kết.

Tính đến tháng 1/2012, Tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên, hoạt động trong
các lĩnh vực chính là Sản xuất Thép – Khai thác khoáng sản – Sản xuất than coke -
Kinh doanh Bất động sản – Sản xuất nội thất – Sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng
với các nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng trên
80% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. Nội thất Hòa Phát là một thương
hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt Nam về hàng nội thất văn phòng. Ngoài ra kinh
doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu đô thị cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của
Tập đoàn.

Năm 2018, Tập đoàn đạt 56.580 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 8.600 tỷ đồng lợi
nhuận sau thuế. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn hiện nay là ông Trần Đình
Long.

Thép vẫn là mảng cốt lõi, chủ đạo của Hòa Phát, chiếm 83% về doanh thu và 89% về
lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn. Năm 2018, Hòa Phát tiếp tục xác lập kỷ lục kinh
doanh cao nhất, với 3.180.000 tấn các loại thép thành phẩm, tăng 10% so với năm
2017. Hòa Phát dẫn đầu về thị phần thép xây dựng và ống thép trên toàn quốc. Trong
đó, Tập đoàn đã xuất gần 240.000 tấn thép sang 14 quốc gia, tăng 51% so với năm
2017.

Thành lập năm 1995, Hòa Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau
khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Hiện nay, tập đoàn có hệ thống sản
xuất với hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn lãnh
thổ Việt Nam. Tính đến cuối năm 2018, Tập đoàn Hòa Phát có 20.000 cán bộ công
nhân viên, quy mô hoạt động trải rộng trên 25 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước và
một văn phòng đại diện tại Singapore.
 Năm 1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát
 Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
 Năm 2000: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Một
thành viên Thép Hòa Phát
 Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
 Năm 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát
 Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
 Năm 2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP
Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên
 Năm 2007: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát
 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Công ty có trụ sở đăng ký tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện
Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
2
Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh Nghiệp của công ty đã được điều chỉnh nhiều lần và
lần điều chỉnh mới nhất là Giấy Chứng nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp số 0900189284
ngày 10 tháng 7 năm 2018. Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp do Sở Kế Hoạch
và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp.

2. Phân tích tình hình trang bị và biến động tài sản cố định của công ty Hoà
Phát:
2.1. Tình hình tăng, giảm tải sản cố định trong 3 năm 2016, 2017 và 2018:

Bảng 1: TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUA 3 NĂM 2016,
2017 và 2018
TSCĐ Chênh Chênh
Số tiền lệch lệch
17/16 18/17

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%)


1.TSCĐ hữu 12.487.811.189.623 13.012.259.134.112 12.565.363.529.879 4,2 (3,4)
hình

Nguyên giá 18.855.209.473.822 21.244.526.727.212 22.992.663.946.845 12,67 7,9

Giá trị hao (6.367.398.284.199) (8.232.267.593.100) (10.427.300.416.966) 29,29 26,67


mòn luỹ kế

2.TSCĐ thuê - - - - -
tài chính
3.TSCĐ vô 182.648.683.815 185.537.561.239 217.197.095.122 1,58 17,06
hình

Nguyên giá 215.970.717.186 225.393.363.897 268.391.812.870 4,36 19,08

Giá trị hao (33.322.033.371) (39.855.802.658) (51.194.717.748) 19,6 28,45


mòn luỹ kế

4.Chi phí 1.107.960.762.975 4.726.077.899.797 37.196.900.023.418 326,9 687.05


XDCB dở
dang

Đơn vị: VNĐ

3
- Qua bảng trên ta thấy TSCĐ hữu hình năm 2017 tăng 4,2% so với năm 2016 nhưng
qua năm 2088 lại giảm xuống 3,4% so với năm 2017, nguyên nhân là do tốc độ tăng
về giá trị hao mòn lại nhanh hơn tốc độ tăng nguyên giá nên làm cho giá trị còn lại của
TSCĐ hữu hình giảm xuống.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2018 tăng mạnh tương ứng tăng 687,05% là
do trong năm công ty đã quan tâm đến việc nâng cấp Hệ thống quản lí chất lượng giúp
Nội thất Hòa Phát nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn tới các
thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông - nơi đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn
chất lượng cùng cam kết về môi trường từ các sản phẩm nhập khẩu.

- Ngoài ra, công ty luôn chú trọng cải tiến trang thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo
vận hành thân thiện với môi trường, đồng thời xây dựng và vận hành hệ thống quản lý
môi trường một cách hiệu quả tại các công ti con ở Bình Dương và Hưng Yên.

2.2. Tình hình biến động tài sản cố định qua 3 năm 2016,2017 và 2018
2.2.1. Tình hình biến động TSCĐ hữu hình:
Bảng 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TSCĐ HỮU HÌNH QUA 3 NĂM 2016, 2017 VÀ
2018
Đơn vị: VNĐ
Loại Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chệc Chêch
TSCĐ h lệch
hữu lệch 18/17
hình 17/16
Nguyên giá Tỉ Nguyên giá Tỉ Nguyên giá Tỉ Tỉ lệ Tỉ lệ
trọng trọng trọng (%) (%)
(%) (%) (%)
Nhà 3.729.403.748.78 19,78 4.866.916.317.804 22,91 5.443.056.494.039 23,67 30,5 11,84
cửa 0

Máy 14.459.209.538.1 76,68 15.336.909.018.75 72,19 16.249.878.947.08 70,67 6,07 5,95


móc và 14 9 7
thiết bị

Phươn 603.162.416.841 3,2 782.367.752.616 3,68 936.724.916.922 4,07 29,71 19,73


g tiện
vận
chuyển

Dụng 35.407.565.665 0,19 50.741.795.948 0,24 73.040.957.140 0,32 43,31 43,95


cụ văn
phòng
Vật 27.730.285.569 0.15 203.095.968.862 0,96 284.786.687.591 1,24 632,4 40,22
nuôi

4
TSCĐ 295.918.853 0.01 4.495.873.223 0,02 5.175.917.066 0,03 1419, 15,13
khác 29

Tổng 18.855.209.473.8 100 21.244.526.727.21 100 22.992.663.946.84 100 12,67 8,23


cộng 22 2 5

*So sánh theo chiều ngang:

Nhìn chung tổng số TSCĐ của công ty đều tăng qua các năm, năm 2017 tăng 12,67%
so với năm 2016, năm 2018 tăng 8,23% so với năm 2017, điều này chứng tỏ quy mô
tài sản cố định của công ty đã tăng lên đáng kể. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động
của từng loại tài sản cố định ta đi vào phân tích như sau:

- Đối với nhóm TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì năm 2017 tăng 30,5% so với năm
2006, nguyên nhân là do năm 2017, công ti thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát
Dung Quất, triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh
Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/ năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu
bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát. Cũng trong năm 2018, công ty Gia
cầm Hòa Phát đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 1 trại thương
phẩm tại Phú Thọ với quy mô 600.000 gà đẻ trứng trong năm 2018.

- Đối với nhóm TSCĐ là máy móc thiết bị thì đây là nhóm tài sản có vai trò vô cùng
quan trọng đối với công ty Hoà Phát, một trong những công ty có quy mô sản xuất lớn
trong nước. Qua bảng trên ta thấy nhóm tài sản này đều tăng qua 3 năm năm 2017 là
6,07%, còn năm 2018 chỉ tăng 5,95% so với 2017.

- Đối với nhóm TSCĐ là phương tiện vận chuyển, nhóm tài sản này cũng không kém
phần quan trọng so với máy móc thiết bị vì nó giúp cho quá trình phân phối và tiêu thụ
sản phẩm được nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một mặt
nó giúp cho công ty thu hồi được nguồn vốn bỏ ra ban đầu, tạo điều kiện tái đầu tư mở
rộng sản xuất. Cụ thể là năm 2017 tăng 29,71% so với năm 2016, năm 2018 tăng ít
hơn, chỉ tăng 19,73% so với năm 2017.

- Đối với nhóm TSCĐ là dụng cụ văn phòng, cũng tương tự như nhóm trên đều tăng
qua các năm, năm 2017 tăng 43,31% so với năm 2016, năm 2018 tăng 43,95% so với
năm 2017.

-Đối với nhóm TSCĐ là vật nuôi, năm 2017 tăng 632,4% so với năm 2017 vì năm
2017, Hoà Phát đẩy mạnh việc đầu tư vào nhóm ngành nông nghiệp, các trang trại

5
chăn nuôi liên tục được công nhận đạt chuẩn quốc tế, trở thành nguồn cung cấp
nguyên liệu tin cậy cho nhân dân. Năm 2018, lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn ổn
định nên chỉ tăng 40,22% so với năm 2017.

*So sánh theo chiều dọc:

Nhìn vào tỷ trọng (kết cấu) của từng nhóm tài sản cố định so với tổng tài sản cố định
ta thấy tỷ trọng của nhóm tài sản cố định là máy móc và thiết bị chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng tài sản cố định (70,67% trong năm 2018), kế đến là nhóm tài sản cố
định là nhà cửa (chiếm 23,67% trong năm 2018) điều này cho thấy trình độ kỹ thuật
sản xuất của công ty, ở những công ty nào mà trình độ sản xuất cơ giới hóa và tự động
hóa tương đối cao thì tỷ lệ của máy móc sản xuất và thiết bị sản xuất chiếm tỷ trọng
lớn hơn, nhà cửa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Ngoài ra, phân tích tỷ trọng của từng nhóm
tài sản còn cho thấy quy mô của công ty Hoà Phát lớn bởi vì trong các công ty lớn, tỷ
lệ máy móc thiết bị thường cao hơn so với các công ty nhỏ, tỷ lệ dụng cụ, nhà cửa
thường thấp hơn các công ty nhỏ, do đó các công ty lớn thường có thể tiết kiệm số vốn
đầu tư vào nhà cửa và dụng cụ.

2.2.2. Tình hình biến động TSCĐ vô hình:


Bảng 3: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TSCĐ VÔ HÌNH QUA 3 NĂM 2016, 2017 VÀ
2018
Đơn vị: VNĐ
Loại Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh Chênh
TSCĐ lệch lệch
vô 17/16 18/17
hình Nguyên giá Tỉ Nguyên giá Tỉ Nguyên giá Tỉ Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%)
trọng trọng trọng
(%) (%) (%)
Quyề 206.055.346.07 95,4 206.055.346.07 91,42 230.430.259.09 85,8 0 11,83
n sử 2 1 2 9 6
dụng
đất
Phần 8.414.461.450 3,9 17.837.108.161 7,91 36.460.644.107 13,5 111,98 48,35
mềm 8
máy
vi tính
TSCĐ 1.500.909.664 0,69 1.500.909.664 0,67 1.500.909.664 0,56 0 0
khác

Tổng 215.970.717.18 100 225.393.363.89 100 268.391.812.87 100 4,36 19,08


cộng 6 7 0

Nhìn chung tài sản cố định vô hình của công ty năm 2018 tăng cao hơn so với năm
2017, mức tăng 19,08%. Trong 2 năm liên tiếp là 2017 và 2018, công ty đã đầu tư cho

6
phần mềm máy vi tính, các phần mềm quản trị, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý
bán hàng, phần mềm này do các chuyên viên tin học của công ty xây dựng và triển
khai thành công trong toàn bộ các đơn vị trực thuộc của Hoà Phát đã góp phần nâng
cao hiệu quả quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, trong
năm 2018, công ty cũng đã đầu tư mua đất xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trong năm 2018 thì quyền sử dụng đất có tăng nhẹ 11,83% so với năm 2017.

3. Phân tích những tác động của việc sử dụng TSCĐ vào kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty:
3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Để phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ trong công ty như thế nào ta hãy đi phân
tích bảng sau:
Bảng 1: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ QUA 3 NĂM 2016, 2017 VÀ 2018
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị sản lượng
33.283.210.159.987 46.161.691.614.304 55.836.458.379.759
(Doanh thu thuần)
Nguyên giá bình
19.071.180.191.008 21.469.920.091.109 23.261.055.759.715
quân TSCĐ
Hiệu suất sử dụng
1.75 2.15 2.40
TSCĐ

Nhận xét:
Theo cách tính toán thì hiệu suất càng cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến tình hình sử
dụng TSCĐ , thực tế cho thấy ( bảng 10 ) chỉ tiêu này qua 3 năm có chiều hướng tăng
lên, cụ thể năm 2016 công ty đã bỏ ra 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ thấp hơn
tốc độ tăng của giá trị sản lượng như bảng trên phân tích nên làm cho hiệu suất sử
dụng TSCĐ tăng lên. Điều này chứng tỏ khả năng khai thác và sử dụng TSCĐ vào sản
xuất của công ty ngày càng tối ưu.bình quân TSCĐ thì thu về được 1,75 đồng giá trị
sản lượng, năm 2017 thu về được 2,15 đồng, tăng 0,4 đồng so với năm 2016, năm
2018 lại tiếp tục tăng 0,25 đồng nữa. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của nguyên
giá.

3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ


Bảng 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ QUA 3 NĂM 2016, 2017 VÀ 2018
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Lợi nhuận ròng 6.606.202.726.929 8.014.756.586.048 8.600.550.706.227
TSCĐ bình quân
12.670.459.873.438 13.197.796.695.351 12.782.560.625.001
trong kỳ
Hiệu quả sử dụng
0.52 0.61 0.67
TSCĐ

Nhận xét:

7
Theo bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty khá tốt, tốc độ tăng của tài
sản cố định bình quân trong kỳ chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng, nghĩa là
công ty có đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị và phương tiện vận
tải mới và đang dần phát huy hết tính năng tác dụng của nó nên làm cho lợi nhuận
ròng tăng. Cụ thể trong năm 2017 cứ mỗi một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ công
ty thu được 0,61 đồng lợi nhuận, tăng 0,09 đồng so với năm 2016, qua đó cho thấy
hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hơn so với những năm trước, năm 2018 thì hiệu
quả sử dụng TSCĐ tăng lên mức 0,67 đồng.
Tóm lại, trong những năm qua thì lợi nhuận ròng của Tập đoàn Hòa Phát đều tăng qua
các năm, hiệu quả sử dụng TSCĐ khá tốt, công ty từng bước khai thác hết tiềm năng
vốn có nên hiệu quả sử dụng tăng qua các năm, công ty cần tìm thêm các biện pháp để
duy trì và nâng cao hiệu quả này.
Để thấy rõ khả năng sinh lợi của TSCĐ qua 3 năm ta hãy xem hình sau:
Hình 3: HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ QUA 3 NĂM
ĐVT: VNĐ

4. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ:
4.1. Nhân tố khách quan
4.1.1. Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và
hành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy
mà bất kỳ một sự thay đổi nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều chi phối các
hoạt động trong một doanh nghiệp. Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn
bản về đầu tư, tính khấu hao,…sẽ quyết định đến quá trình quản lý, khai thác TSCĐ.
4.1.2. Thị trường và sự cạnh tranh
Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay
trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa các sản phẩm
ngày càng gay gắt. Do đó, các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tăng sức cạnh tranh
cho sản phẩm của mình như tăng chất lượng, hạ giá thành mà điều này chỉ xảy ra khi
doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư, cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như

8
lâu dài, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao. Ngoài
ra lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng TSCĐ. Vì lãi suất
tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp, khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ
kéo theo những biến đổi cơ bản trong việc có nên đầu tư cho việc mua sắm máy móc
thiết bị hay không.
4.1.3. Các nhân tố khác
Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố bất khả kháng như thiên
tai, hỏa hoạn,…Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết
trước được, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ mức độ thiệt hại mà thôi.
4.2. Nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài, do vậy việc nghiên cứu các nhân tố này là rất
quan trọng thông thường người ta xem xét những nhân tố sau đây:
4.2.1. Ngành nghề kinh doanh
Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó
trong suốt quá trình tồn tại. Với ngành nghề kinh doanh đã chọn sẽ ảnh hưởng đến
việc quyết định của doanh nghiệp như cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ
hiện đại hóa chúng ra sao. Nguồn tài trợ cho những TSCĐ đó được huy động từ đầu,
có bảo đảm lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không?
4.2.2 Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một số chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về
thời gian công suất. Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, không cải tiến, thay đổi thì doanh
nghiệp sẽ luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về
chất lượng của sản phẩm.
4.2.3 Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh , hạch toán nội bộ của doanh
nghiệp.
Nếu trình độ tổ chức quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì TSCĐ trước khi
đưa vào sử dụng cho mục đích gì và sử dụng ra sao đã có sự nghiên cứu trước một
cách kỹ lưỡng và trong quá trình sản xuất kinh doanh tình hình sử dụng TSCĐ luôn
được theo dõi một cách thường xuyên và có những thay đổi kịp thời để tránh lãng
phí.Vì vậy quy trình tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đưa ra
những kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng TSCĐ từ đó đưa ra những đề xuất về
biện pháp giải quyết những tồn tại để TSCĐ được sử dụng một cách hiệu quả hơn nữa.
4.2.4 Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm.
Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ
cho sản xuất kinh doanh, thêm vào đó là sự phát triển không ngừng của máy móc,
công nghệ, đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc của người lao động phải
được nâng cao thì mới vận hành được chúng. Ngoài trình độ tay nghề, đòi hỏi cán bộ
lao động trong doanh nghiệp phải có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo đảm
tài sản. Có như vậy , TSCĐ mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và được sử
dụng hiệu quả hơn khi tạo ra sản phẩm.

5. Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong quản lý và sử dụng TSCĐ:

9
5.1. Điểm mạnh
- Mức tăng trưởng của tài sản tăng khá cao qua các năm, đặt biệt là là trong năm 2018.
Tài sản cố định không ngừng được nâng cấp, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất,
phục vụ công tác quản lý ngày càng hiện đại nên sản phẩm làm ra có chất lượng ngày
càng tốt, mẫu mã đẹp hơn nên sản phẩm của công ty không chỉ có thể cạnh tranh được
ở trong nước mà có thể xuất khẩu đến các thị trường khó tính.
- Công ty luôn năng động trong việc tìm nguồn vốn để đầu tư mới TSCĐ và xây dựng
nhà máy bằng cách phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng,...
- Các chứng từ kế toán được công ty ghi chép đầy đủ, phản ánh kịp thời chính xác,
hợp pháp hợp lệ đúng theo phương pháp lập chứng từ, việc hạch toán tăng giảm, khấu
hao TSCĐ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế mà công ty
đạt được.
- Việc công ty khấu hao TSCĐ theo đường thẳng giúp làm giảm giá thành sản phẩm,
hạ giá bán và nâng cao sức cạnh tranh mặc dù thời gian khấu hao rất lâu.
- Trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao, cán bộ quản
lý được trao dồi chuyên môn, công nhân sản xuất có trình độ tay nghề nâng lên theo
mức hiện đại hóa của công nghệ mới. Thêm vào đó với chế độ đãi ngộ và lao động
hợp lý, công ty đang khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có trách nhiệm,
tâm huyết và hiệu quả hơn, có như vậy mà TSCĐ được quản lý và sử dụng có hiệu
quả hơn.
- Công ty đang ngày một tận dụng tốt hơn năng lực sản xuất cuả các TSCĐ. Hiệu quả
và hiệu suất sử dụng ngày càng được nâng cao.
5.2. Điểm yếu
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại công
ty còn có những hạn chế, thiếu sót sau:
- Việc đầu tư vốn đổi mới trang thiết bị có phần giảm sút trong năm 2018 ảnh hưởng
đến việc nâng cao năng suất lao động.
- Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ không ngừng tăng qua các năm nhưng cần phải
được cải thiện nhiều hơn nữa.

6. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ
của công ty trong thời gian tới:
6.1.Tiến hành nâng cấp và đổi mới một cách có chọn lọc lượng TSCĐ
Đối với doanh nghiệp, việc mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục
đích có ý nghĩa to lớn và cực kì quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Điều đó giúp cho việc tính khấu hao của
công ty được chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình. Nếu công ty không chủ
động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh
tranh. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng
đắn. Do vốn đầu tư mua sắm đổi mới sản chủ yếu bằng vốn vay ngắn hạn, công ty
phải có trách nhiệm trả lãi theo định kì và hoàn trả gốc trong một thời hạn nhất định.
Do đó sẽ thúc đẩy công ty phải phân tích kĩ lưỡng, tìm giải pháp tốt nhất để đưa
TSCĐ vào sử dụng một cách triệt để có hiệu quả nhất sao cho kết quả kinh doanh thu
được bù đắp được tất cả các chi phí trong đó có chi phí lãi vay vốn, phải có lãi để tích
luỹ và hoàn trả lãi vay khi hết thời hạn.

10
6.2. Tiến hành quản lí chặt chẽ TSCĐ
Để thực hiện tốt công tác trên, công ty cần phải tiến hành quản lí chặt chẽ TSCĐ bằng
các hình thức sau:
Thứ nhất: Tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ TSCĐ hiện có: nguyên
giá, khấu hao, giá trị còn lại theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành, phản ánh
trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh
doanh. Tiểu luận môn Quản trị tài chính
Thứ hai: công ty phải tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo đúng định kì và khi
kết thúc năm tài chính.
Thứ ba: Tiến hành phân cấp quản lí TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty, quy
định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
trong năm.

6.3. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ


Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì doanh
nghiệp phải biết được đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc
thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giúp cho công ty có
cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra các
giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp
phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc sử dụng vốn của mình,
Công ty nên tránh việc đánh giá mang tính chất hình thức như các doanh nghiệp hiện
nay. Đó là các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định của
doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

6.4. Nâng cao trình độ quản lí và sử dụng tài sản cố định cho các cán bộ và công
nhân trực tiếp phi công
Với khối lượng chủng loại và giá trị TSCĐ có sự thay đổi liên tục qua các năm, công
tác quản lí ngày càng đòi hỏi trình độ quản lí ngày càng cao. Nâng cao trình độ nhận
thức về MMTB đối với lao động có tính chất ngắn hạn. Vì vậy, công tác bồi dưỡng
nân cao trình độ cho bộ phận quản lí phải được chú trọng thực hiện một cách thường
xuyên nhằm phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách cao nhất, phát huy quyền chủ
động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7.Kết luận:
Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải không
ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với những đối thủ
trên toàn thế giới. Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công
nghiệp hàng đầu Việt Nam, trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top
các doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam. Bên cạnh đầu tư vào lĩnh vực
thép, Hòa Phát còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp hay bất động sản.
Trong những năm qua, để có thể không ngừng tăng trưởng cũng như giữ vững vị thế
dẫn đầu trong ngành thép Việt Nam, tập đoàn này đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị
hiện đại, máy móc phục vụ sản xuất, nhà xưởng… Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng tích
cực hợp tác, học hỏi những tiến bộ khoa học nước ngoài để áp dụng vào dây chuyền
sản xuất.

11
12

You might also like