You are on page 1of 29

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

VNCS Research Center

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH ( HOSE-BMP)


Báo cáo lần đầu 07/08/2018 BMP - CƠ HỘI TĂNG DOANH SỐ BÁN HÀNG TỪ NHÀ MÁY MỚI
Khuyến nghị KHẢ QUAN 2015 2016 2017 2018F
Giá mục tiêu 65,064VNĐ/cp Doanh thu thuần (tỷ VNĐ) 2,792 3,309 3,825 4,398
Tiềm năng tăng giá 17.8% Lợi nhuận gộp (tỷ VNĐ) 890 1,061 923 1,056
Cổ tức 20% LN sau thuế (tỷ VNĐ) 519 627 465 480
Lợi suất cổ tức 1.2% Tăng trưởng doanh thu 15.60% 18.50% 15.60% 15.0%
Tăng trưởng LN sau thuế 37.70% 20.90% -25.90% 3.0%
Biến động giá cổ phiếu 6 tháng
Biên lợi nhuận gộp 31.90% 32.10% 24.10% 24.0%
Biên lợi nhuận sau thuế 18.60% 19.00% 12.10% 10.5%
EPS (VNĐ) 10,383 12,554 5,166 5,867

Luận điểm đầu tư:


- Ngành nhựa Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển do được
đảm bảo bởi 2 điều kiện thuận lợi trong dài hạn: Sự hỗ trợ của chính
phủ trong ưu tiên phát triển ngành và các lĩnh vực đầu ra của ngành
nhựa như xây dựng, tiêu dùng còn nhiều dư địa tăng trưởng.
- Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp đầu ngành với thị phần đứng đầu
thị trường miền Nam và đứng thứ 2 thị trường Việt Nam.
- Hoạt động sản xuất của Nhựa Bình Minh luôn ở mức ổn định.
Biên lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2010-2016 trong khoảng 16-19%.
Thông tin cổ phiếu 07/08/2018
Năm 2017 khi toàn ngành gặp khó khăn do vấn đề cạnh tranh và chi
Giá hiện tại (VND) 55.200 phí sản suất tăng, Bình Minh vẫn giữ phong độ là một trong các công ty
Số lượng CP niêm yết 81,860,938 có hiệu quả sản xuất đứng đầu.
Vốn điều lệ (tỷ VND) 818,6 - Việc năng lực sản xuất được bổ sung với nhà máy tại Long An đi vào
Vốn hóa TT(tỷ VND) 4.519 hoạt động sẽ giúp Nhựa Bình Minh giảm thiểu tác động của những
khó khăn mà ngành nhựa đang đối mặt như giá nguyên liệu tăng
Khoảng giá 52 tuần 49.900-93.400
và chi phí kinh doanh tăng do cạnh tranh.
(VND)
- Sức khỏe tài chính của BMP đang ở mức tốt. Cơ cấu nguồn vốn
% Sở hữu nước ngoài 67.21%
chủ yếu là vốn chủ sở hữu (89% tổng vốn), các khoản vay ít và phần
% Giới hạn sở hữu NN 100%
lớn là vay ngắn hạn. Công ty đạt được sự tự chủ về tài chính ít phải đi
Chỉ số tài chính: vay do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đủ lớn để bù đắp cho chi phí
đầu tư và trả cổ tức.
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
EPS (vnd) 10,383 12,554 5,166 Rủi ro:
BV (tỷ vnd) 2,438 2,891 2,872
- Chi phí bán hàng, chi phí tài chính toàn ngành sẽ gia tăng do sự xuất hiện
Cổ tức 20% 20% 20% của các đối thủ mới khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt.
ROA(%) 23.77 23.54 16.13 - Giá nhập khẩu nguyên liệu nhựa dự báo sẽ đi lên tỷ lệ thuận với giá dầu,
ROE(%) 27.8 29.1 20.0 dẫn đến chi phí sản xuất ngành nhựa cũng tăng theo.
Định giá và khuyến nghị:
Hoạt động chính
Với dự báo của chúng tôi về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và tỷ lệ chiết khấu,
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh được sử dụng mô hình định giá chiết khấu dòng tiền FCFE và phương pháp so sánh P/E
thành lập năm 1977, chuyên sản xuất và chúng tôi đưa ra dự báo giá cổ phiếu cho BMP sẽ là 65.064 VNĐ/CP tương đương
kinh doanh các sản phẩm nhựa như ống với mức P/E là 11.5 lần, cao hơn 17.8% so với mức giá hiện tại 55.200 VNĐ/CP. Do
nhựa PVC, PP-R, phụ tùng nhựa dùng vậy chúng tôi đưa ra mức khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu Công ty Cổ
trong xây dựng sản xuất,… phần Nhựa Bình Minh cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn trong 6-12 tháng tới.

Nguồn: VNCS tổng hợp

www.vn-cs.com Vietnam Construction Securities


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Tổng quan ngành
Ngành nhựa mới chỉ thực sự phát triển gần đây tuy có khởi đầu khá sớm. Từ
những năm 1960 cùng sự ra đời của nhà máy hóa chất Việt Trì, trong một giai
đoạn dài, sản phẩm nhựa tiêu dùng trong nước chủ yếu phải nhập khẩu. Tính
đến những năm 2000, sản lượng nhựa sản xuất trong nước bình quân đầu người
chỉ đạt 11kg/người/năm. Ngành nhựa chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ năm
2003 tới nay, khi được quy hoạch là một trong những ngành công nghiệp mũi
nhọn, được ưu tiên phát triển.
Môi trường kinh doanh
Xu hướng kinh tế trong những giai đoạn gần đây đang có những chuyển biến
theo hướng tích cực cho ngành nhựa. Đô thị hóa và cơ cấu dân số phần lớn
thuộc độ tuổi lao động là những nhân tố thúc đẩy tiêu dùng, từ đó giúp nhóm
nhựa gia dụng và bao bì phát triển. Năm 2013 tỷ lệ dân thành thị ở Việt Nam là
32,4%, đến năm 2017 tỷ lệ này đã là 35,1%. Về cơ cấu dân số theo độ tuôi,
70% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi từ 15-64, nhóm tuổi vẫn đang trong lực
lượng lao động, tự chủ về tài chính hơn và do đó nhu cầu chi tiêu cũng cao hơn.

Cơ cấu dân số theo độ tuổi năm 2017 Cơ cấu dân số theo nơi sống

5.5% 120.0%

100.0%

25.2% 80.0%
67.6% 66.9% 65.7% 65.4% 64.9%
60.0%

40.0%
69.3%
20.0% 32.4% 33.1% 34.3% 34.6% 35.1%
0.0%
2013 2014 2015 2016 2017

Dưới 15 tuổi từ 15-64 tuổi trên 64 tuổi Thành thị Nông thôn

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Chi tiêu hộ gia đình tăng bình quân 6,3% hằng năm từ 89,3 tỷ USD năm 2013
lên 114,2 tỷ USD năm 2017. Tăng trưởng trong chi tiêu khiến tiêu thụ nhựa
trong nước cũng tăng theo, do thực phẩm và đồ dùng gia đình chiếm tỷ trọng
lớn trong chi tiêu người Việt Nam (26%) và các sản phẩm này sử dụng rất nhiều
nhựa bao bì và gia dụng trong sản xuất. Cũng trong giai đoạn 2013-2017, tiêu
thụ nhựa bình quân tăng trưởng trung bình khoảng 6,7%.

Tổng chi tiêu gia đình


120 10.0%
9.5% 114.2
115 7.9% 8.0%
110 105.8
105 101.7 6.0%
97.8 4.0%
100 4.0%
4.0%
95
2.0%
90
85 0.0%
2014 2015 2016 2017

Tổng chi tiêu hộ gia đình (tỷ USD) Tăng trưởng

(Nguồn: BMI Research)

2 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Ngành bất động sản phát triển trở lại trong những năm gần đây cũng là một
trong những động lực lớn thúc đẩy sự phát triển ngành nhựa. Năm 2016 và
2017 tăng trưởng ngành bất động sản đạt 4%, mức cao nhất trong 6 năm qua.
Các sản phẩm nhựa được sử dụng trong hầu hết các công trình do đó nhu cầu
nhà ở và cho thuê văn phòng cao khiến tiêu thụ nhựa phục vụ xây dựng cũng
tăng theo.

Tăng trưởng ngành kinh doanh BĐS qua các năm


5.0% 4.1%
3.8% 4.0%
4.0%
2.8% 3.0%
3.0% 2.2%
2.0%
1.3%
1.0%
0.0%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hiện tại ngành nhựa có 2000 doanh nghiệp đang hoạt động, 99,8% trong số đó
là doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp kinh doanh trên 4 nhóm ngành
chính: Nhựa gia dụng, nhựa xây dựng, nhựa bao bì và nhựa kĩ thuật, trong đó
ngành nhựa gia dụng và bao bì chiếm trên 60% tỷ trọng. Về phân bố địa lý,
84% các công ty hoạt động trong khu vực miền Nam, 14% các công ty hoạt
động ở miền Bắc và chỉ một số ít hoạt động ở miền Trung.
Phân bố theo khu vực địa lý
Phân bố theo dòng sản phẩm
14.22% 15.1%
29.3%
1.55%

37.4%
18.3%
84.00%

Miền Nam Miền Trung Miền Bắc Gia dụng Xây dựng Bao bì Kĩ thuật

(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)

Hoạt động sản xuất


Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất của ngành nhựa đều có sự tăng
trưởng mạnh về cả sản lượng lẫn giá trị sản xuất do yếu tố đầu ra thuận lợi. Tăng
trưởng về sản xuất bình quân đạt 10% trong khi tăng trưởng doanh thu bình quân
đạt 13%% hàng năm.

3 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Tổng doanh thu sản xuất ngành nhựa qua Quy mô sản xuất nhựa Việt Nam
các năm
8 25%
25,000 20% 6.7
7
20,755 6.1 20%
6 20%
20,000 17,776 5.1
16.8% 4.9
15,766 5 4.5
14,316 15% 4.1 15%
15,000
13.1% 4
12.7%
10.1% 10% 10% 10%
10,000 3 9%
10%
2
5,000 5%
4%
1
0 5% 0 0% 0%
2014 2015 2016 2017 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng doanh thu SX (tỷ VNĐ) Tăng trưởng (%) Sản lượng (Đ.vị: triệu tấn) Tăng trưởng

(Nguồn: BMI Research, VNCS tổng hợp)

Các sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính: nhựa gia
dụng, nhựa xây dựng, nhựa bao bì và nhựa kĩ thuật.
- Nhựa bao bì chiếm 39% tổng gía trị sản xuất trong nước, là nhóm sản phẩm
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất. Nhựa bao bì bao gồm 3 loại
chính: bao bì mềm, chai lọ nhựa và bao bì cứng
- Nhựa gia dụng chiếm tỷ trọng 32% tổng giá trị sản xuất, là nhóm sản phẩm
có tỷ trọng lớn thứ 2, xếp sau nhựa bao bì. Sản phẩm nhựa gia dụng bao gồm
các sản phẩm dùng trong gia đình như nội thất, tủ, đĩa đồ chơi và giầy dép.
- Nhựa xây dựng bao gồm các sản phẩm nhưa ống nước, khung cửa chính,
cửa sổ. Nhóm sản phẩm này chiếm 14% tổng giá trị sản xuất
- Nhựa kĩ thuật bao gồm các các sản phẩm như phụ tùng nhựa, thiết bị ý tế
và trang thiết bị. Tỷ trọng giá trị sản xuất của nhóm nhựa kĩ thuật là 9%

Cơ cấu sản xuất theo nhóm sản phẩm

6%
9%
Bao bì
39% Xây dựng
Gia dụng
Kĩ thuật
32%
Khác

14%

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

Chênh lệch giữa sản lượng và nhu cầu tiêu thụ ngày một nhiều khi tăng trưởng
sản xuất vượt mức tăng trưởng tiêu thụ. Trong 5 năm trở lại đây sản lượng sản
xuất tăng bình quân 10,5% hằng năm trong khi đó tăng trưởng tiêu thụ trong
nước chỉ đạt 8% hằng năm.

4 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Sản xuất và tiêu dùng ngành nhựa (Triệu tấn)


8.0
7.0 6.7
6.1
6.0
4.9 5.1
5.0 4.5
3.5 3.7
4.0 3.2
2.8 3.0
3.0
2.0
1.0
0.0
2013 2014 2015 2016 2017

Sản lượng tiêu thụ Sản lượng sản xuất

(Nguồn: Euromap, BMI, VNCS tổng hợp)

Mặc dù phát triển nhanh, sản xuất ngành nhựa lại không kiểm soát được yếu tố
nguyên liệu đầu vào. Ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20 -
25% nguyên liệu cũng như hóa chất phụ gia, còn lại phải nhập khẩu hoàn toàn
khiến cho hoạt động sản xuất của ngành bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên
liệu và các bán sản phẩm từ nước ngoài. Mỗi năm các doanh nghiệp cần trung
bình 3,5 triệu tấn các loại chất dẻo nguyên liệu, trong khi đó trong nước mới chỉ
tự sản xuất được khoảng hơn 900.000 tấn.
Nguyên Công suất
STT Công ty sản xuất
Liệu (Đ.vị: tấn)
1 PP Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn 150,000
2 PET Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa 145,000
Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ 200,000
3 PVC
Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC Vina 190,000
4 PS Công ty TNHH Polystyrene Việt Nam 48,000
5 EPS Công ty TNHH Polystyrene Việt Nam 38,000
Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa 60,000
6 BOPP Công ty Cổ phần Nhựa Youl Chon Vina 12,000
Công ty Màng Châu Âu 30,000
7 DOP Công ty Liên doanh hóa chất LG Việt Nam 40,000
Tổng 913,000
(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

Tiêu thụ:
Tiêu thụ nhựa Việt Nam vẫn tăng trong thời gian qua. Tiêu thụ nhựa trên đầu
người tăng trung bình 6,7% hằng năm từ 33kg/người năm 2010 lên 43 kg/người
năm 2018. Tổng lượng nhựa tiêu thụ tăng trưởng bình quân 7% mỗi năm.

5 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Lượng nhựa tiêu thụ qua các năm (Đ.vị: Nhựa tiêu thụ trên đầu người (Đ.vị: kg)
Triệu tấn)
44 43 14%
4 3.7 10%
3.5 9.4% 12%
9% 42 41 12%
3.5 3.2
3 8% 40
3 2.8
7.1% 7% 40 10%
6.7%
2.5 38
5.7% 6% 38 37 37 8%
2 5%
1.5 4% 36 6%
3% 5%
1 5%
2% 34 33 4%
0.5 1%
3% 2%
0 0.0% 0% 32 2%
2013 2014 2015 2016 2017
30 0% 0% 0%
Khối lượng tiêu thụ (Đ.vị: Triệu tấn) Tăng trưởng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2017E

(Nguồn: BMI Research, Euromap)

Tiêu thụ nhựa của Việt Nam mặc dù ngày một nhiều, nhưng vẫn còn thấp so
với khu vực. Ước tính đến năm 2018 tiêu thụ nhựa trên đầu người của Việt Nam
là 43 kg, trong khi đó con số này của Châu Á là 48,5 kg và của thế giới là 69,7%,
đặc biệt các khu vực có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Liên Minh Châu Âu và
Nhật Bản tiêu thụ nhựa bình quân đầu người cao gấp nhiều lần so với Việt Nam.

Nhựa tiêu thụ trên đầu người (Đ.vị: kg)


170 155
146
150
128
130
110
90
69.7
70
43 48.5
50 37 37 38 40 41
33
30
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2018E Châu Á Thế USA EU Japan
Giới

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

Xuất nhập khẩu:


Hiện tại, đóng góp phần lớn cho kim ngạch xuất khẩu nhựa là các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Hàng Việt Nam không bị Châu Âu áp dụng mức thuế chống
bán phá giá như với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia – khiến các sản phẩm nhựa
của nước ta có lợi thế lớn về giá.

6 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa (Triệu


tấn)
3.0 16%
2.5
2.5 13.9% 12.3% 14.0%14%
2.2
2.0 2.1 12%
2.0 1.8
10%
1.5 8%
6.7%
6%
1.0
4%
0.5
1.7% 2%
0.0 0%
2013 2014 2015 2016 2017

Tổng giá trị xuất khẩu Tăng trưởng

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, VNCS tổng hợp)

Trong những năm gần đây xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt mức tăng trưởng
nhanh, ngoại trừ năm 2015 và 2016 do hai quốc gia nhập khẩu nhựa nhiều nhất từ
Việt Nam là Nhật Bản, Trung Quốc kinh tế phát triển chậm lại, khiến cho nhu cầu
nhập khẩu giảm.
Tăng trưởng GDP của Nhật Bản và Trung Quốc qua
các năm
9.0% 7.9% 7.8%
8.0% 7.3%
6.9% 6.7% 6.9%
7.0%
6.0%
5.0%
4.0%
3.0% 2.0%
1.5% 1.7%
2.0% 1.4%
0.9%
1.0% 0.4%
0.0%
2012 2013 2014 2015 2016 2017

Trung quốc Nhật Bản

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, World Bank)

Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm nhựa của Việt Nam được đánh giá là có khả
năng cạnh tranh cao do công nghệ sản xuất đã tiếp cận với công nghệ hiện đại của
thế giới và được thị trường chấp nhận. Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện đang có
mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như Nhật Bản,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ
v.v. Trong số các thị trường xuất khẩu nhựa của Việt Nam, Nhật Bản vẫn là thị
trường tiêu thụ chính; ngoài ra còn có những thị trường mới nhiều tiềm năng
như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, châu Phi với nhu cầu cao đối với sản
phẩm nhựa bao bì, sản phẩm nhựa tiêu dùng và phục vụ xây dựng.

7 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm Tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường
nhựa Việt Nam (Đ.vị: Nghìn USD)
600,000 22.1%

500,000
29.8%
400,000
2.5%
300,000

3.9% 14.6%
200,000

4.9%
100,000 5.9% 5.8% 2.5%
5.0%
3.0%
0
2011 2012 2013 2014 2015 Nhật Bản TQ Mỹ Philipin
Nhật Bản TQ Mỹ Indonesia Đức Hà Lan Campuchia
Philipin Indonesia Đức Anh Hàn Quốc Khác

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

Nhập khẩu các sản phẩm từ nhựa trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh.
Giai đoạn 2012-2017 tăng trưởng CAGR đạt 27,5% hằng năm về giá trị. Nhập
khẩu nhựa bao gồm các sản phẩm từ nhựa và chất dẻo nguyên liệu phục vụ sản
xuất. Các sản phẩm từ nhựa ngày một chiếm tỷ trọng cao trên cơ cấu nhập khẩu
nhựa của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu SP từ nhựa (Đ.vị: Kim ngạch nhập khẩu nhựa (Đ.vị: Triệu
Triệu USD) USD)
6 14
5.4
12
5
4.4
10 5.4
3.8
4 8 4.4
3.2 3.8
3.2 2.6
3 2.6 6
1.6
4 7.3
2 1.6 5.7 6.3 6 6.3
2 3.8
1 0
2012 2013 2014 2015 2016 2017
0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 Chất dẻo nguyên liệu SP từ nhựa

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Do sản xuất nguyên liệu đầu vào vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên
trong những năm vừa qua kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu liên tục
tăng. Trong giai đoạn 2012-2017 nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu đạt mức tăng
trưởng CAGR 14% mỗi năm về khối lượng và CAGR 17,3% về giá trị. Hiện tại,
mỗi năm ngành nhựa nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu nhựa, những
nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu bao gồm: PE, PP, PET, PVC, PS, ABS… phục vụ
cho các công ty sản xuất Nhựa VLXD (ống nhựa PVC, ống nhựa HDPE, cửa nhựa
PVC…), sản xuất bao bì nhựa (bao bì PE, PP, chai lọ PET), nhựa gia dụng và linh
kiện các sản phẩm điện tử… Cùng với nguyên liệu cho sản xuất nhựa, hàng năm
Việt Nam phải nhập khẩu hàng trăm loại phụ gia. Tổng khối lượng nhập khẩu
ước tính có thể lên tới hơn 5 triệu tấn mỗi năm trong tương lai.

8 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu


8 7.3
7 6.3 6.3
6
6 5.7
4.9
5 4.5
3.8 3.9
4 3.5
3.2
3 2.2
2
1
0
2012 2013 2014 2015 2016 2017

Khối lượng (Đ.vị: Triệu tấn) Trị giá (Đ.vị: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Khoảng 60% khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu của Việt Nam là PE, PP và
PET (hai nguyên liệu chính của ngành bao bì nhựa trong nước), tiếp theo là PVC
– nguyên liệu chính của ngành nhựa vật liệu xây dựng.
Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu theo KL
Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu theo trị giá

25.4% 30.7% 25.4%


35.3%

3.0%
3.4%
20.3%
5.7% 9.0% 22.8% 4.0%
7.0%
3.7%
4.3%
PE PP PET PVC PS EVA Khác PE PP PET PVC PS EVA Khác

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

Hiện tại, các quốc gia cung cấp nguyên liệu chất dẻo cho thị trường Việt Nam
bao gồm ARập Xêút (PE, PP), Hàn Quốc (PP, PE, PET), Đài Loan (PP, ABS, PVC),
Thái Lan (PE, PET), Trung Quốc (PP, PE, Polyester)… trong đó ARập Xêút và
Hàn Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 40% tổng khối lượng nhập khẩu.

Cơ cấu thị trường cung cấp nguyên liệu nhựa


nhập khẩu theo khối lượng

ARập Xêút
23% 20%
Hàn Quốc
Đài Loan
Thái Lan 5%
Trung Quốc 19%

Singapore 8%

QG khác 15%
10%

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

9 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành
Yếu tố kinh tế:
- Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến giá sản phẩm đầu ra rất
nhạy cảm với sự biến đổi của giá nguyên liệu đầu vào. Giá nguyên liệu
thường chiếm 75-80% giá thành sản phẩm, vì vậy khi nguyên liệu tăng giá,
các doanh nghiệp thường khó điều chỉnh kịp thời do sự thay đổi thường diễn
ra thất thường, dẫn đến việc buộc phải tăng giá sản phẩm hoặc chịu tổn
thất về lợi nhuận. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của
các doanh nghiệp sản xuất nhựa ở Việt Nam, đặc biệt là lợi thế về giá.
- Giá dầu thô cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến ngành nhựa do giá nguyên
liệu đầu vào luôn biến động tỷ lệ thuận theo giá dầu thô thế giới.

Lịch sử giá dầu thô và chất dẻo nguyên liệu


9,000 120
8,000
100
7,000
6,000 80
5,000
60
4,000
3,000 40
2,000
20
1,000
0 0

Giá chất dẻo nguyên liệu (Đ.vị: USD/tấn) Giá dầu thô (Đ.vị: USD/thùng)

(Nguồn: VNCS tổng hợp)

- Bên cạnh đó , do nguyên liệu đầu vào phần lớn phải nhập khẩu, tỷ giá hối
đoái cũng là một yếu tố tác động đến chi phí sản xuất của các doanh ngiệp.
Yếu tố xã hội:
- Xu hướng của thế giới đang hướng đến việc sử dụng những sản phẩm nhựa
thân thiện với môi trường, trong khi các sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt
Nam hiện nay như túi xốp đựng hàng siêu thị, túi đựng rác đã và đang đáp
ứng được yêu cầu này … Mặt khác, sản phẩm Nhựa của Việt Nam cũng được
các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng cũng như lợi ích vê thuế
quan khi Việt Nam đã và đang gia nhập hầu hết các FTA có quy mô thị
trường lớn trên thế giới. Do đó tiềm năng xuất khẩu của ngành Nhựa Việt
Nam cũng rất thuận lợi, tăng khả năng mở rộng thị trường toàn cầu.
- Các sản phẩm nhựa Việt Nam như Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Nhựa Bình
Minh, bao bì Nhựa Tân Tiến v.v. được người Việt biết đến rộng rãi và tin
dùng. Đây sẽ là lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường nội địa.
Yếu tố công nghệ:
- Công nghệ đóng một vai trò rất lớn trong quá trình phát triển của ngành
nhựa Việt Nam. Công nghệ hiện đại giúp tạo ra các sản phẩm có mẫu mã
đẹp, chất lượng cao cũng như an toàn trong sử dụng. Bên cạnh đó sự phát
triển của khoa học kỹ thuật góp phần mở rộng ứng dụng của các sản phẩm
nhựa, thay thế dần các nguyên liệu truyền thống dùng trong sản xuất như
gỗ, kim loại,...
- Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với ngành Nhựa
hiện nay vẫn đang là một trở ngại lớn do hầu hết các thiết bị phục vụ cho
hoạt động sản xuất của ngành, như máy in, máy ghép, máy thổi v.v. đều
phải nhập khẩu. Nếu ngành cơ khí của Việt Nam có thể phát huy tốt vai trò
hỗ trợ thì ngành Nhựa sẽ có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại
với chi phí hợp lý, qua đó tăng hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành.

10 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Triển vọng ngành trong tương lai
Các sản phẩm từ nhựa đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và dần dần thay
thế các nguyên liệu truyền thống như sắt, gỗ. Nhận thấy được tiềm năng của
ngành nhựa, Chính phủ Việt Nam hiện đang tập trung đầu tư và ưu tiên phát
triển ngành nhựa với mục tiêu biến nhựa trở thành một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn. Trong Quyết định số 55/2007/ADD-TTg, ngành nhựa nằm
trong danh sách 10 ngành công nghiệp ưu tiên phát triển giai đoạn 2007-2010,
tầm nhìn đến năm 2020. Trong Quyết định số 2992/QĐ-BTC ngày 17/6/2011 về
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2035, chính phủ đặt ra kế hoạch đầu tư chi tiết, ưu tiên phát triển
ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh.
Bên cạnh được tạo điều kiện đểu đẩy mạnh sản xuất, yếu tố đầu ra cũng được
đảm bảo khi các lĩnh vực tiêu thụ nhựa nhiều như xây dựng và tiêu dùng đều
có tương lai phát triển khả quan.
- Lĩnh vực xây dựng:
Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với khu vực. Theo dự báo
của BMI trong giai đoạn 2020-2050 tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam sẽ còn tăng cao
và dần bắt kịp với thế giới.

(Nguồn: BMI)

Bên cạnh đó giai đoạn 2020-2025 ngành bất động sản sẽ còn tiếp tục tăng
trưởng từ 4-8% trên cả ba phân khúc: nhà ở, hạ tầng và nhà không để ở. Nhu
cầu nhựa xây dựng tăng sẽ là yếu tố thúc đẩy ngành nhựa phát triển trong thời
gian tới.

11 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

(Nguồn: BMI)

- Lĩnh vực tiêu dùng:


Tổng mức chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2017-2020,
bình quân 11% hằng năm từ 114.2 tỷ USD năm 2015 lên 157.9 tỷ USD vào năm
2020. Chi tiêu bình quân mỗi hộ gia đình sẽ tăng từ 3.752 USD/năm lên 5.141
USD/năm. Chi tiêu dùng cho mảng thực phẩm đồ uống vẫn sẽ chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu chi tiêu, duy trì ở mức 20-21%, đây sẽ là động lực cho nhóm
ngành nhựa bao bì trong những năm sắp tới.

Dự báo chi tiêu Việt Nam giai đoạn 2017-2020


250 14%
12% 12%
12%
200 10%
157.9 10%
8% 141.1
150 125.9 8%
114.2
100 6%
4%
50
2%
0 0%
2017 2018F 2019F 2020F

Tổng chi tiêu hộ gia đình (tỷ USD) Tăng trưởng

(Nguồn: BMI)

Tiêu thụ nhựa của Việt Nam mặc dù ngày một nhiều, nhưng vẫn còn thấp so
với khu vực. Ước tính đến năm 2018 tiêu thụ nhựa trên đầu người của Việt Nam
là 43 kg, trong khi đó con số này của Châu Á là 48,5 kg và của thế giới là 69,7%,
đặc biệt các khu vực có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Liên Minh Châu Âu và
Nhật Bản tiêu thụ nhựa bình quân đầu người cao gấp nhiều lần so với Việt Nam.
Thị trường nội địa vì thế vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.

12 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Nhựa tiêu thụ trên đầu người (Đ.vị: kg)


170 155
146
150
128
130
110
90
69.7
70
43 48.5
50 37 37 38 40 41
33
30
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2018E Châu Á Thế USA EU Japan
Giới

(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)

Bên cạnh tiềm năng đến từ nhu cầu tiêu thụ, ngành nhựa trong năm tới sẽ tiếp
tục phải đối phó với khó khăn liên quan đến chi phí đầu vào khi giá dầu trong
giai đoạn 2018-2030 được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng.

Dự báo giá dầu qua các năm (Đ.vị: USD/thùng)


71.0 70.0
69.5
70.0 69.1
68.6
69.0 68.1
67.7
68.0 67.2
66.8
67.0 66.3
65.9
66.0 65.4
65.0 65.0
65.0
64.0
63.0
62.0
2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030

(Nguồn: World Bank)

13 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Tổng quan về doanh nghiệp
Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa
Bình Minh, được thành lập từ việc sát nhập hai doanh nghiệp là Công ty Ống
nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều tĩnh theo Quyết định số
1488/QĐUB ngày 16 tháng 11 năm 1977 của Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh. Trải qua hơn 40 năm hoạt động, công ty đã trở thành một trong những
doanh nghiệp sản xuất nhựa hàng đầu và lâu đời nhất Việt Nam, gắn liền với
quá trình hình hình thành và phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Lịch sử hình thành
• Theo Quyết định số 1488/QĐUB ngày 16 tháng 11 năm 1977 của Uỷ Ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận hai Công ty ống nhựa hoá học Việt
Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều Tinh công tư hợp doanh với Nhà nước lấy
tên là “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh” trực thuộc Tổng Công ty
Công nghệ phẩm Bộ Công nghiệp nhẹ.
• Ngày 08 tháng 02 năm 1990 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số
86/CNnTCLĐ về việc thành lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh”
trên cơ sở thành lập lại “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh
• Ngày 24 tháng 03 năm 1994 Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra
quyết định số 842/QĐUBCN về việc quốc hữu hoá Xí nghiệp Khoa học Sản xuất
Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước.
• Ngày 03 tháng 11 năm 1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số
1434/CNnTCLĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nhựa Bình
Minh, tên giao dịch là BMPLASCO trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt
• Ngày 28 tháng 01 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
125/QĐTTg về việc giải thể Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (VINAPLAST) và
chuyển Công ty Nhựa Bình Minh về trực thuộc Bộ Công nghiệp, đồng thời tiến
hành cổ phần hoá Công ty Nhựa Bình Minh trong năm 2003.
• Ngày 04 tháng 12 năm 2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số
209/2003/QĐBCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty Cổ
phần Nhựa Bình Minh.
• Đến ngày 02 tháng 01 năm 2004 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã chính
thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần
• Công ty niêm yết tại TTGDCK TP. HCM ngày 11/07/2006. Đến tháng 11/2006
Công ty tăng vốn điều lệ từ 107.180.000.000 đồng lên 139.334.000.000 đồng.
Cùng năm nay vốn điều lệ được tăng lên 147.908.400.000 đồng (tăng 38%).
• Năm 2007, Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc do Công ty đầu tư
100% vốn đi vào hoạt động, ghi dấu thương hiệu Nhựa Bình Minh có mặt ở thị
trường ốn nhựa phía Bắc.
• Năm 2010, Ống nhựa PE đường kính lớn nhất Việt Nam – 1200mm – ra đời,
tạo điều kiện chấm dứt việc nhập khẩu ống nhựa đường kính lớn của nước ta.
Chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, dự án Nhà máy 4 tại tỉnh Long An với
diện tích hơn 150.000m2 được ký kết. Vốn điều lệ tăng lên 349.835.520.000
đồng (tăng 100%)
• Năm 2015: Ngày 18/11/2015 Khánh thành Nhà máy Bình Minh Long
An. Triển khai thành công 05 phân hệ ERP tại Công ty, các Chi nhánh và Công
ty con.
Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối các
sản phẩm nhựa xây dựng và gia dụng, cụ thể sản phẩm chính của BMP bao
gồm:

14 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
• Ống và phụ tùng HDPE dường kính từ 16mm đến 1.200mm, dùng trong các
ngành cấp thoát nước, điện lực, xây dựng và dân dụng, đặt biệt cho các vùng
nước phèn và nước mặn.

• Ống và phụ tùng uPVC đường kính từ 21mm đến 630mm, dùng trong các
ngành cấp thoát nước, điện lục, bưu chính viễn thông, xây dựng và dân dụng.

• Ống gân HDPE thành đôi và phụ tùng đường kính từ 110mm đến 500mm,
đặc biệt dùng trong ngành thoát nước hạ tầng, điện lực.

• Ống và phụ tùng PP-R đường kính từ 20mm đến 160mm, dùng cho nước
nóng và nước lạnh, chị áp lực cao.

15 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Vị thế của BMP trong ngành nhựa
Khởi đầu vào những năm 90 với chỉ với 3 cửa hàng, hiện tại Công ty Cổ phần
nhựa Bình Minh đã có hơn 600 cửa hàng trên hệ thống phân phối của mình, trở
thành một trong những doanh nghiệp sản xuất nhựa lớn nhất cả nước. Công ty
trong nhiều năm dẫn đầu trong phân khúc nhựa xây dựng của ngành nhựa Việt
Nam. Nhựa Bình Minh nắm giữ 50% thị phần nhựa xây dựng tại khu vực miền
Nam và 25% thị phần cả nước. Cạnh tranh trực tiếp với Nhựa Bình Minh và cũng
là đối thủ lớn nhất là Nhựa Tiền Phong với 30% thị phần thị trường nội địa và
đến 70% thị trường miền Bắc, tổng cộng hai công ty chiếm hơn nửa thị phần
thị trường nhựa xây dựng Việt Nam. Mặc dù có thua kém về thị phần, nhưng
hiệu quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh lại nổi trội hơn so với đối thủ, bằng
chứng là lợi nhuận sau thuế của công ty luôn cao hơn Nhựa Tiền Phong trong
những năm gần đây.

Cơ cấu thị trường nhựa Việt Nam Biên lợi nhuận sau thuế qua các năm
25.0%
19.1% 18.6% 19.0%
25% 20.0% 17.7%
15.6%
45% 15.0% 12.1%
11.7%
9.6% 9.1% 8.9%
8.4%
10.0%
11.1%
30% 5.0%

0.0%
2013 2014 2015 2016 2017 2018

BMP NTP Khác NTP BMP

(Nguồn: BTC NTP, BMP)

Năm 2017 các doanh nghiệp ngành nhựa đứng trước nhiều khó khăn khi các
công ty như Hoa Sen, Tân Á Đại Thành bắt đầu tham gia vào ngành với nhiều
ưu đãi về giá nhằm giành thị phần từ tay các đối thủ khác như Bình Minh, Tiền
Phong và An Phát. Bên cạnh đó chi phí sản xuất cũng tăng đáng kể khi giá dầu
tăng khiến giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo. Mặc dù vậy năm 2017 Nhựa
Bình Minh vẫn giữ vững vị thế đứng đầu khi là doanh nghiệp có biên lợi nhuận
cao nhất ngành.

Doanh thu và lợi nhuận thuần hợp nhất Biên lợi nhuận thuần các công ty nhựa
của các doanh nghiệp ngành nhựa 2017 năm 2017
(Đ.vị: tỷ VNĐ) 14%
5,000 12%
12%
4,000 10%
10%
3,000 8%
8%
2,000
6% 5% 5%
1,000 4% 4% 4% 4%
4%
0
2% 1%
-1,000
NTP AAA BMP DAG DNP RDP HII TPC TPP HCD PLP 0%
Doanh thu Lợi nhuận thuần BMP AAA NTP DAG DNP RDP HII TPC TPP HCD

(Nguồn: Fiin pro)

16 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
BMP hiện đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất tại Tp.HCM, Long An, Hưng Yên,
Bình Dương, với tổng công suất đạt 130.000 tấn sản phẩm/năm, so với Nhựa
Tiền Phong với chỉ 3 nhà máy, tổng công suất là 123.000 tấn sản phẩm/năm.
Năm 2017 sản lượng của Nhựa Bình Minh đạt 91.884 tấn, nhựa Tiền Phong đạt
mức sản lượng thấp hơn với 87.253 tấn. Trong số các doanh nghiệp đứng đầu
nghành nhựa, BMP luôn đứng đầu về quy mô sản xuất lẫn sản lượng thực tế.

So sánh năng lực sản xuất năm 2017 (Đ.vị: tấn)


140,000 130,000
120,000
120,000
100,000 91,884 87,253
81,000
80,000 65,000
60,000
40,000
20,000
0
Công suất thiết kế Sản lượng sản xuất

BMP NTP AAA

(Nguồn: BCTC NTP, BMP và AAA)


Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Nhựa Bình Minh đã đạt được nhiều
danh hiệu giải thưởng, cụ thể:
- Nhựa Bình Minh là 1 trong 40 doanh nghiệp 21 năm liền đạt danh hiệu Hàng
Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
- Nhựa Bình Minh lần thứ 6 liên tiếp đạt giải thưởng top 50 công ty kinh doanh
hiệu quả nhất Việt Nam
- Nhựa Bình Minh được xếp hạng top 50 công ty niêm yết tốt nhất tại thị
trường chứng khoán
Nhờ vào lợi thế về quy mô sản xuất và thị phần lớn, Nhựa Bình Minh luôn dẫn
đầu về hiệu quả kinh doanh. Xét theo các chỉ số quan trọng để đánh giá một
doanh nghiệp sản xuất như biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận thuần và tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), BMP tỏ ra vượt trội hơn so với các đồi thủ
khác.

Bảng so sánh các doanh nghiệp cùng ngành (Dữ liệu năm 2017)
Vốn hóa Vốn điều
Biên lợi Biên
ROA thị trường lệ
STT Mã CK Tên Công ty nhuận nhuận
% (Đ.vị: tỷ (Đơn vị: tỷ
thuần % gộp %
VNĐ) VNĐ)
1 BMP Nhựa Bình Minh 16% 12% 24% 4,879 819
2 AAA An Phát Plastic 5% 5% 13% 3,152 1,672
3 NTP Nhựa Tiền Phong 11% 10% 34% 4,239 892
4 DAG Nhựa Đông Á 5% 4% 9% 469 493
5 DNP Nhựa Đồng Nai 3% 5% 19% 1,210 500
6 RDP Nhựa Rạng Đông 7% 8% 8% 382 283
7 HII Nhựa và Khoáng sản An Phát - Yên Bái 6% 4% 8% 473 279
8 TPC Nhựa Tân Đại Hưng 4% 4% 8% 275 244
9 TPP Nhựa Tân Phú 1% 1% 14% 116 100
10 HCD SX và Thương mại HCD 7% 4% 6% 362 270

(Nguồn: VNCS tổng hợp)

17 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu sở hữu của công ty Nhựa Bình Minh tính đến ngày 29/6/2018 như sau:

Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ %
CĐ Nhà nước 16,372 0.2%
CĐ khác 2,379,927 3.8%
Cá nhân trong nước 17,264,931 25%
Tổ chức trong nước 3,252,688 3%
Cá nhân nước ngoài 505,865 1%
Tổ chức nước ngoài 60,792,829 67%

Danh sách các cổ đông lớn (trên 5% quyền sở hữu)

Cổ đông Cổ phần Tỷ lệ %
The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co.,Ltd. 44,090,541 54.01%
Franklin Templeton Investment Funds - Templeton Frontier Markets
16,702,288 10.78%
Fund

Thành phần ban lãnh đạo


Tỷ lệ cổ phần
Họ và tên Chức vụ
nắm giữ
Ông Lê Quang Doanh CTHĐQT 1.30%
Ông Nguyễn Hoàng Ngân TGĐ/Phó CTHĐQT 0.76%
Ông Apichai Chareonsuk TVHĐQT 0.00%
Bà Đặng Thị Thu Hà TVHĐQT 0.00%
Ông Nguyễn Thanh Hải Phó TGĐ 0.03%
Ông Nguyễn Thanh Quan Phó TGĐ 0.01%
Bà Nguyễn Thị Kim Yến TVHĐQT/Phó TGĐ 0.56%
Ông Hồng Lê Việt KTT 0.00%
Bà Nguyễn Thị Phương Nga TBKS 0.28%
Bà Nguyễn Lưu Thùy Minh Thành viên BKS 0.02%
Bà Nguyễn Thị Thắm Thành viên BKS 0.00%

Danh sách các công ty con, công ty liên kết


Tỷ lệ sở Loại hình sở
Tên công ty Vốn điều lệ
hữu hữu
CÔNG TY TNHH MTV NHỰA BÌNH MINH MIỀN
155 TỶ VNĐ 100% Công ty con
BẮC (NBM)
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT
210 TỶ VNĐ 26% Công ty liên kết
ĐỘNG SẢN BÌNH MINH VIỆ
CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG (DPC) 22,4 TỶ VNĐ 29% Công ty liên kết

18 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Kết quả kinh doanh
Doanh thu
Năm 2017 doanh thu thuần của Nhựa Bình Minh đạt 3.824,7 tỷ VNĐ, tăng 15.6%
so với doanh thu 2016 là 3.308,7 tỷ VNĐ. Trong những năm gần đây tăng trưởng
doanh thu của Nhựa Bình Minh khá ổn định. Trong 5 năm gần nhất tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 16%/năm. Những kết quả về tăng trưởng doanh thu và
lợi nhuận qua các năm cho thấy sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trong những năm gần đây.
Doanh thu thuần của công ty trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.730,23 tỷ VNĐ,
giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân cho sự sụt giảm này đến từ
doanh thu quí I giảm 20%, 663,3 tỷ VNĐ so với 831,6 tỷ VNĐ quí I 2017. Đến
quí II 2018 doanh thu đạt 1.103,9 tỷ VNĐ, tăng 12,7% so với cùng kì năm ngoái.

Tăng trưởng doanh thu qua các năm


4,500 18.5% 20%
4,000 3,824.66 18%
15.6%
15.7% 3,308.74 16%
3,500 15.6%
3,000 10.4% 2,791.61 14%
2,415.55 12%
2,500 2,088.14
10%
2,000 1,730.23
8%
1,500 6%
1,000 4%
500 2%
0 0%
2013 2014 2015 2016 2017 6 tháng đầu
năm 2018

Doanh thu thuần (Đ.vị: tỷ VNĐ) Tăng trưởng

(Nguồn: BCTC BMP)

Về cơ cấu doanh thu theo dòng sản phẩm, tỷ trọng cao nhất là dòng sản phẩm
ống nhựa PVC với 70% tổng doanh thu. Năm 2017 ngoài dòng sản phẩm truyền
thống như PVC-U, HDPE,... còn có sự đóng góp của dòng ống và phụ tùng PP-
R, được chính thức đưa ra thị trường từ tháng 11 năm 2017. Ống PPR mang
nhiều tính năng ưu việt hơn các sản phẩm khác do có độ bền cao, chịu áp suất
và chống ăn mòn tốt, không chứa độc tố như ống PVC hay ống lõi kim loại, hứa
hẹn sẽ mang lại nhiều lợi thế cho BMP trong thời gian tới.

Sau khi hoàn thành và đưa vào xây dựng nhà máy số 4 tại tỉnh Long An, Nhựa
Bình Minh đã tăng công suất thiết kế của toàn công ty lên 130.000 tấn SP/năm.
Năm 2017 sản lượng thực tế của BMP vào khoảng 91.000 tấn sản phẩm, tương
đương với 70% công suất thiết kế hiện tại. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một
gay gắt và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất,
Nhựa Bình Minh có thể đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng nhằm tăng doanh
số bán hàng, qua đó giúp công ty đạt được mức lợi nhuận như mong muốn.

19 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Cơ cấu doanh thu BMP theo dòng SP năm


2017

2%

6%

PVC
22%
Phụ tùng các loại
Ống HDPE
PP-R
70%

(Nguồn: BCTN BMP)

Lợi nhuận
Năm 2017 lãi gộp đạt 922.8 tỷ VNĐ, bằng 24% tổng doanh thu, giảm 8% so với
mức 32% của năm 2016. Lợi nhuận thuần đạt 464,7 tỷ VNĐ tương đương với
biên lợi nhuận 12%. Lợi nhuận thuần trong năm 2017 thấp hơn so với năm 2016
là 21,3%. Lý do cho sự sụt giảm của lợi nhuận trong năm 2017 do giá nhập
khẩu của các nguyên liệu nhập khẩu tăng so với năm ngoái, khiến giá vốn bán
hàng tăng theo. Giá vốn nguyên vật liệu tăng bình quân 11% so với năm 2016,
đỉnh điểm giá nguyên liệu có lúc tăng đến 25,3%. Bên cạnh đó chi phí tài chính
cũng tăng mạnh do công ty tăng mức chiết khấu cho các đại lý nhằm giữ lại thị
phần trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành nhựa. Chi phí tài
chính tăng 136% từ 41.5 tỷ VNĐ lên 97.8 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng lớn trong đó
là chi phí từ chiết khấu thanh toán, tăng 157%, từ 35,2 tỷ VNĐ lên 96,3 tỷ VNĐ.

Giá trung bình chất dẻo nhập khẩu Biên lợi nhuận BMP qua các năm
(Đ.vị: Nghìn USD/tấn) 32% 32%
35% 31%
30%
3.00 28%
30%
24%
2.50 25%
19% 19% 19%
1.83 20% 18%
2.00 1.81 16%
1.52 1.49 15% 12%
1.38
1.50
10%
1.00 5%

0.50 0%
2012 2013 2014 2015 2016 2017
0.00
2013 2014 2015 2016 2017 Biên lợi nhuận gộp Biên lợi nhuận thuần

(Nguồn: BCTC BMP, B, Tổng cục Hải Quan, VNCS tổng hợp)

Trong 6 tháng đầu năm 2018 lãi gộp đạt 419,2 tỷ VNĐ, giảm 1.5% so với cùng
kì năm ngoái. Lợi nhuận thuần của BMP nửa đầu năm 2018 đạt 226,5 tỷ VNĐ,
cũng giảm 0,6% so với cùng kì. Giai đoạn này BMP tiếp tục chứng kiến sự suy
giảm về hiệu quả kinh doanh khi biên lợi nhuận thấp hơn so với quá khứ. Biên

20 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
lợi nhuận gộp đạt 24,2%, thấp hơn so với giai đoạn 2012-2016 với biên lợi nhuận
gộp trung bình là 30%. Biên lợi nhuận thuần của BMP đạt 13%, thấp hơn so với
mức trung bình trong quá khứ là 17%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ giá
nguyên liệu đầu vào tiếp tục ở mức cao và cạnh tranh trong ngành ngày càng
gay gắt.

Lợi nhuận BMP qua các năm (Đ.vị: tỷ VNĐ)


1,200
1,061
1,000 890 923

800 669
589 622 627
600 519
465
377 419
361 370
400
227
200

0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 6 tháng đầu
năm 2018

Lợi nhuận gộp Lợi nhuận thuần

(Nguồn: BCTC BMP)

Chi phí
Chi phí của BMP phần lớn đến từ giá vốn bán hàng, trong đó phần lớn là chi phí
nguyên liệu sản xuất. Trung bình giá vốn bán hàng chiếm 89% tổng chi phí
hàng năm của BMP. Năm 2017 biến động của giá dầu khiến giá nguyên liệu đầu
vào tăng. Chi phí nguyên vật liệu tăng 11%, thậm chí có thời điểm giá tăng lên
đến 25,3%. Đặc biệt, giá PVC, nguyên liệu chính để sản xuất ống nhựa PVC –
sản phẩm chủ lực của BMP tăng khoảng 30%. Điều này dẫn đến việc giá vốn
hàng bán của BMP tăng gần 30% so với năm 2016. Đây là nguyên nhân chính
khiến BMP có sự sụt giảm về lợi nhuận trong năm vừa qua.

Chi phí đầu vào BMP (Đ.vị: tỷ VNĐ)


3,500 Diễn biến giá dầu (Đ.vị: USD/thùng)
75
3,000
70
2,500 65

2,000 60
55
1,500
50
1,000 45
40
500
35
0 30
2012 2013 2014 2015 2016 2017

(Nguồn: BCTC Nhựa Bình Minh, Oilprice)

21 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Chi phí tài chính hàng năm chỉ chiếm khoảng 1-1,5% tổng chi phí, nhưng năm
2017 chi phí tài chính đã tăng mạnh, chiếm 3% tổng chi phí năm 2017. Trong
nửa đầu năm 2018, chi phí tài chính tiếp tục chiếm tỷ trọng 3% của tổng chi
phí. Nguyên nhân do BMP tăng tỷ lệ chiết khấu nhằm giữ thị phần trước các
đối thủ cạnh tranh. Khoảng 8% chi phí còn lại bao gồm chi phí bán hàng và các
loại chị phí khác. Các chi phí này vẫn duy trì ở mức ổn định không có nhiều biến
động.

Cơ cấu chi phí BMP


100%
98%
96%
94%
92%
90%
88%
86%
84%
82%
80%
2012 2013 2014 2015 2016 2017 6 tháng
đầu năm
2017

Giá vốn bán hàng Chi phí tài chính


Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác

(Nguồn: BCTC Nhựa Bình Minh)

Sức khỏe tài chính


Tài sản
Năm 2017 tổng giá trị tài sản của BMP là 2.872 tỷ VNĐ trong đó giá trị tài sản
ngắn hạn đạt 1815 tỷ VNĐ còn tài sản dài hạn là 1057 tỷ VNĐ. Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn đã giảm từ 76% năm 2016 xuống còn 63% năm 2017. Tài sản ngắn
hạn giảm do hai khoản mục chủ yếu là nợ phải thu khách hàng giảm 25% và
hàng tồn kho giảm 18%. Nguyên nhân do BMP đang khuyến khích khách hàng
trả tiền ngay nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác thu hồi công nợ. Mặc dù
điều này làm cho BMP phải gánh chịu khoản chi phí tài chính tăng nhưng đổi lại
dòng tiền luân chuyển phục vụ hoạt động kinh doanh được thuận lợi, giúp BMP
không gặp khó khăn cho nhu cầu chi tiêu đầu tư trong thời gian qua.
So với đầu năm 2017, tài sản cố định tăng gần 350 tỷ. Sự thay đổi này đến từ
việc đầu tư giai đoạn II Nhà máy Nhựa Bình Minh Long An đã hoàn thành đưa
vào sử dụng, nâng công suất lên 130.000 tấn/năm. Dự án quản trị tổng thể
doanh nghiệp ERP cũng đã đưa vào vận hành làm cho tài sản dài hạn tăng lên
đáng kể.

22 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Cơ cấu tài sản BMP (Đ.vị: tỷ VNĐ)


4000

3000

2000 1815
2186
1886
1000 1224 1486
705 1057
457 443 552
0
2013 2014 2015 2016 2017

Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

(Nguồn: BCTC Nhựa Bình Minh)


Tính đến quí II 2018, tổng tài sản của BMP đạt 2.741,5 tỷ VNĐ, trong đó tài sản
ngắn hạn là 1.669,3 tỷ VNĐ, còn tài sản dài hạn là 1.072,5 tỷ VNĐ

Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn


3,500

3,000

2,500

2,000
2,297.4 2,449.1
1,500 2,015.3 2,376.3

1,000 1,718.3
1,489.1
500
423.1 593.7 423.2 365.3
0 192.2 210.3
2013 2014 2015 2016 2017 6 tháng đầu
năm 2018

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: BCTN Nhựa Bình Minh)


Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Gần như
toàn bộ tài sản được tài trợ bằng vốn chủ, nợ phải trả chỉ chiếm tỷ trọng thấp.
Trung bình vốn chủ sở hữu chiếm 85% tổng nguồn vốn. Bên cạnh việc có thể
tự làm chủ hoạt động của mình, việc cơ cấu nguồn vốn phần lớn là vốn chủ sở
hữu cũng đem lại nhiều bất lợi như: trong bối cảnh lãi suất thấp chi phí tài chính
của công ty sẽ cao hơn so với đối thủ, các ưu đãi về thuế gắn với việc đi vay
cũng sẽ không được tận dụng.
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn trung bình chiếm tới 99,5% tổng nợ phải trả, trong đó các khoản
vay ngắn hạn chiếm 18,6%. Các khoản vay dài hạn của Nhựa Bình Binh chiếm
tỷ trọng rất ít. Với tỷ trọng cảu các khoản vay thấp so với toàn bộ nguồn vốn và
tình hình lãi suất thấp hiện nay, BMP hoàn toàn có khả năng chi trả lãi vay. Bằng
chứng là các chỉ số khả năng thanh toán của BMP đều ở mức cao trong những
năm gần đây. Lý do Nhựa Bình Minh ít phải đi vay là do dòng tiền từ hoạt động
sản xuất kinh doanh của BMP đủ để chi trả cho hoạt động đầu tư và hoạt động
tài chính.

23 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Khả năng thanh toán BMP


Cơ cấu nợ phải trả BMP
201 6.4 700
4.5
3 2.3 600
201 7.1
5.3 500
4 1.2
201 4.5 400
2.7
5 2.5 300
201 3.7
2.9 200
6 1.5
100
201 4.3
3.4
7 2.1 0
2013 2014 2015 2016 2017 6 tháng
0 2 4 6 8 đầu năm
Khả năng thanh toán hiện hành 2018
Khả năng thanh toán nhanh
Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn
Khả năng thanh toán bằng tiền

(Nguồn: VNCS tổng hợp)

Dòng tiền
Về dòng tiền, BMP cho thấy tính tự chủ trong hoạt động sản xuất. Lưu chuyển
tiền tệ từ hoạt động kinh doanh ổn định và có xu hướng tăng đều đặn. Lưu
chuyển tiền tề từ hoạt động đầu tư và tài chính luôn âm trong những năm vừa
qua chủ yếu là do Nhựa Bình Minh phải chi các khoản lớn vào nhà xưởng máy
móc và trả cổ tức, trong khi đó công ty lại ít đi vay ngoài. Bù lại, dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh của BMP là đủ lớn để bù đắp cho dòng tiền âm từ hoạt
động tài chính và đầu tư. Kết quả là lưu chuyển tiền tế thuần của công ty trong
những năm vừa qua hầu như luôn dương. Việc Nhựa Bình Minh có đủ tiền mặt
từ hoạt động kinh doanh để chi trả cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính,
ngay cả khi có những hạng mục đầu tư lớn như nhà máy nhựa Bình Minh Long
An chứng tỏ sức khỏe tài chính của công ty đang ở mức ổn định.

Lưu chuyển tiền tệ (Đ.vị: tỷ VNĐ)


1,000

800

600

400

200

-200

-400

-600
2013 2014 2015 2016 2017

Lưu chuyển tiền tệ từ HĐSXKD Lưu chuyển tiền tệ từ HĐĐT


Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC Lưu chuyển tiền tệ thuần

(Nguồn: VNCS tổng hợp)

24 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Cập nhật kết quả kinh doanh QI-Q2/2018 và kế hoạch năm 2018
Hội đồng quản trị đã đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2018 như sau:
Tăng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018E
trưởng
Tổng doanh thu 4,050 4,300 6.2%
Lợi nhuận trước thuế 700 600 -14.3%

Tính đến hết quí I năm 2018, tổng doanh thu đạt 663.3 tỷ VNĐ, giảm 20.2% so
với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 105,2 tỷ VNĐ, giảm 14.2%.
Tình hình sản xuất quí II có phần khả quan hơn. Doanh thu quí II năm 2018 là
1103,9 tỷ VNĐ, tăng 12,7% so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt
139.9 tỷ VNĐ, tăng 9.4% so với cùng kí năm ngoái.
Kết thúc nửa đầu năm 2018 tổng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 1.830,7 tỷ
VNĐ, hoàn thành 45.2% chỉ tiêu năm cả năm; lợi nhuận trước thuế đạt 278.3
tỷ VNĐ, tương đương với 46.4% chỉ tiêu. Với kết quả kinh doanh quý II được
cải thiện chúng tối dự báo Nhựa Bình Minh có thể hoàn thành kế hoạch đã đề
ra nều công ty tiếp tục đẩy mạnh họat động sản xuất từ giờ đến cuối năm 2018.

25 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Định giá và khuyến nghị:
Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE để định giá cổ phiếu
của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh. Về tiềm năng tăng trưởng của công ty, chúng
tôi đánh giá ở mức khá. Trong những năm qua BMP đạt mức tăng trưởng bình quân
16%, trong tương lai với sự phát triển của ngành nhựa và vị thế của công ty, BMP
sẽ còn tiếp tục giữ được mức tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên với sự cạnh tranh
trong ngành ngày càng khốc liết, xuất hiện các đối thủ mạnh như Hoa Sen hay Tân
Á Đại Thành với mức chiết khấu cao, BMP cũng sẽ phải đưa ra nhiều ưu đãi cho
khách hàng nhằm giữ thị phần. Điều này sẽ khiến công ty khó đạt được tốc độ tăng
trưởng về doanh thu như cũ. Chúng tôi dự báo năm 2018 tăng trưởng doanh thu
của BMP sẽ ở mức 15%, những năm tiếp theo tăng trưởng doanh thu sẽ chững lại
ở mức 10.5% và cuối cùng mức tăng trưởng lâu dài chúng tôi đặt ra cho BMP sẽ là
3%.

Chúng tôi dùng mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model) để tính tỷ lệ chiết khấu
cho dòng tiền. Chúng tôi đưa ra những thông số đề tính tỷ lệ chiết khấu theo mô
hình CAPM như sau: tỷ lệ phi rủi ro là 6%, phần bù rủi ro thị trường là 12%, hệ số
Beta là 0.8 lần. Với những thông số trên tỷ lệ chiết khấu sẽ là 10.8%

Giá trị cuối


2017 2018E 2019E 2020E 2021E 2022E
cùng
Doanh thu thuần 3,824.66 4,398.36 4,860.19 5,370.51 5,934.41 6,557.52 6,754.25

Giá vốn bán hàng (2,901.88) (3,364.74) (3,718.04) (4,108.44) (4,539.82) (5,016.50) (5,167.00)

Chi phí tài chính (97.84) (87.97) (97.20) (107.41) (118.69) (131.15) (135.08)

Chi phí bán hàng (135.64) (197.93) (218.71) (241.67) (267.05) (295.09) (303.94)

Chi phí QLDN (124.42) (153.94) (170.11) (187.97) (207.70) (229.51) (236.40)

Thuế 0.22 0.22 0.22 0.22 0.22 0.22 0.22

Thu nhập sau thuế 464.69 463.15 511.78 565.51 624.89 690.51 711.22

(+) Khấu hao 98.88 98.88 98.88 98.88 98.88 98.88 98.88

(-) Thay đổi VLĐ ngoài tiền mặt (245.33) 673.46 129.31 142.89 157.89 174.47 55.08
(-) Chi đầu tư TSCĐ và TSDH
416.01 108.67 108.67 108.67 108.67 108.67 108.67
khác
(+) Vay ròng (44.68) 95.65 19.47 21.38 23.48 25.80 9.08

FCFE 348.21 (124.45) 392.15 434.21 480.69 532.04 655.43

Kỳ chiết khấu 0 1 2 3 4 5

PV (124.45) 353.88 353.60 353.25 352.84 4,037.14

FCFE $ 5326.27 Hế số chiết khấu


Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm 6%
Số cổ phiếu đang lưu hành 81,860,938 Phần bù rủi thị trường 12%
Beta 0.8
Giá cổ phiếu (VNĐ/CP) $ 65,064.90
CAPM 10.8%

Với tăng trưởng doanh thu lợi nhuận và tỷ lệ chiết khấu như trên, sử dụng mô hình
chiết khấu dòng tiền chúng tôi đưa ra dự báo giá cổ phiếu cho BMP sẽ là 65,064
VNĐ/CP tương đương với mức P/E là 11.5 lần, cao hơn 17.8% so với mức giá hiện
tại 55.200 VNĐ/CP. Do vậy chúng tôi đưa ra mức khuyến nghị KHẢ QUAN đối với
cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn
trong 6-12 tháng tới.

26 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center

Phụ lục: Báo cáo tài chính BMP


Kết quả kinh doanh BMP (Đ.vị: triệu đồng)

KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,415,553 2791614 3308744 3,824,659
Giá vốn hàng bán 1,746,458 1901884 2248176 2,901,884
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 669,095 889730 1060567 922,775
Doanh thu hoạt động tài chính 27,160 28435 48978 24,482
Chi phí tài chính 20,317 29603 41507 97,838
Chi phí bán hàng 123,640 125938 166922 135,640
Chi phí quản lý doanh nghiệp 73,250 95995 115282 124,418
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 479,049 667125 786328 589,814
Lợi nhuận khác 1,250 -2002 -2343 -6,857
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh 798

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 481,097 665122 783985 582,957

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 376,812 518901 627404 464,695
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ 376,812 518901 627404 464,695
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ) 8,285 11410 13796 5,677

Bảng cân đối kế toán (Đ.vị: triệu đồng)

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tài sản ngắn hạn 1,485,968 1886340 2185930 1,815,271


Tiền và các khoản tương đương tiền 243,691 370745 404984 445,326
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 460,000 670000 490000 450,000
Các khoản phải thu ngắn hạn 393,973 504946 810290 509,513
Hàng tồn kho 373,502 332550 471566 384,706
Tài sản ngắn hạn khác 14,801 8098 9090 25,727
Tài sản dài hạn 442,550 551995 705145 1,056,977
Tài sản cố định 211,167 281173 593846 934,707
Bất động sản đầu tư

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 13,056 13552 66566 67,019

Tổng cộng tài sản 1,928,518 2438335 2891075 2,872,248


Nợ phải trả 210,258 423056 593702 423,168
Nợ ngắn hạn 210,258 422719 593534 423,168
Nợ dài hạn 336 168
Vốn chủ sở hữu 1,718,260 2015279 2297374 2,449,080
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 454,785 454785 454785 818,609

27 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
Thặng dư vốn cổ phần 1,593 1593 1593 1,593
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 323,480 448094 540429 345,885
Lợi ích của cổ đông thiểu số
Tổng cộng nguồn vốn 1,928,518 2438335 2891075 2,872,248

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (Đ.vị: tỷ đồng)


CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) VNĐ 8,285 10,383 12,554 5,166
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) VNĐ 37,159 43,699 44,965 26,776
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) Lần 7.13 5.69 4.71 11.44
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) Lần 1.56 1.33 1.17 1.98
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên % 28% 32% 32% 24%
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần % 16% 19% 19% 12%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) % 24% 28% 29% 20%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) % 21% 24% 24% 16%
Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) Lần 7.07 4.46 3.68 4.29
Khả năng thanh toán lãi vay Lần 126 163 232 463
Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản % 11% 17% 21% 15%
Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu % 3% 3% 5% 3%

28 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018


PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
VNCS Research Center
LIÊN HỆ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VNCS: vncs.research@vn-cs.com

Người thực hiện: Nguyễn Vĩnh Long


Chuyên viên Phân tích
Email: longnv@vn-cs.com

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VNCS

Đỗ Bảo Ngọc
Phó Tổng giám đốc & Giám đốc trung tâm nghiên cứu
Email: ngocdb@vn-cs.com

Bộ phận Phân tích Ngành và Doanh nghiệp Bộ phận Phân tích Kinh tế Vĩ mô
và Thị trường Chứng khoán

Nguyễn Đức Minh Trần Vũ Phương Liên Lưu Chí Kháng

Chuyên viên Phân tích Cao cấp Chuyên viên phân tích Chuyên viên Phân tích Cao cấp

Email:minhnd@vn-cs.com Email: lientvp@vn-cs.com Email: khanglc@vn-cs.com

Nguyễn Vĩnh Long Vũ Thùy Dương Đỗ Thị Hường

Chuyên viên phân tích Chuyên viên phân tích Trợ lý Phân tích

Email: longnv@vn-cs.com Email: duongvt@vn-cs.com Email: huongdt@vn-cs.com

Hệ Thống Khuyến Nghị: Hệ thống khuyến nghị của CTCP Chứng khoản Kiến Thiết Việt Nam (VNCS) được xây dựng dựa
trên mức chênh lệch của giá mục tiêu 12 tháng và giá cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm đánh giá.

Xếp hạng Khi (giá mục tiêu – giá hiện tại)/giá hiện tại

MUA >=20%
KHẢ QUAN Từ 10% đến 20%

PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG Từ -10% đến +10%


KÉM KHẢ QUAN Từ -10% đến - 20%

BÁN <= -20%

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Bản quyền năm 2018 thuộc về Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS).
Những thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và VNCS không chịu trách nhiệm về tính
chính xác của chúng. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của (các) tác giả và không nhất thiết liên hệ với quan điểm
chính thức của VNCS. Không một thông tin cũng như ý kiến nào được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến nghị
mua/bán bất kỳ chứng khoán nào. Báo cáo này không được phép sao chép, tái bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi
chưa được phép của VNCS.

TRỤ SỞ VNCS

Tầng 3 Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: + 84 24 3926 0099
Webiste: www.vn-cs.com

29 Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh (HOSE:BMP) 08.2018

You might also like