You are on page 1of 31

CHƯƠNG I: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ

HẬU GIANG (HAMACO)

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Giới thiệu sơ lược
- Tên: CTCP VẬT TƯ HẬU GIANG
- Tên tiếng Anh: HẬU GIANG MATERIALS JOINT-STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: HAMACO
- Trụ sở chính: 184 Trần Hưng Đạo, P. An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Điện thoại: (0710) 2241873 - 3730058
- Fax: (0710) 3832716 - 3730982
- Web: www.hamaco.vn
- Email: hamaco@hamaco.vn - vattuhaugiang@hcm.vnn.vn

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển


- CTCP Vật tư Hậu Giang tiền thân là Công ty Vật tư Tỉnh Hậu Giang, được thành lập
theo quyết định số 245/VT-QĐ ngày 03/03/1976 của Bộ trưởng Bộ Vật tư, trên cơ sở sáp
nhập 5 đơn vị: Công ty Vật tư Tỉnh Cần Thơ, Công ty Vật tư Kỹ thuật Thành phố Cần
Thơ, Công ty Xăng dầu Thành phố Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Tỉnh Cần Thơ và Công
ty Xăng dầu Tỉnh Sóc Trăng
- Năm 1991, đổi tên thành Công ty Vật tư Tỉnh Cần Thơ
- Năm 1993, đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang
- Ngày 12/05/2003, chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi
là CTCP Vật tư Hậu Giang
- Ngày 21/08/2017, là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là
15.000 đ/CP.

1.2. Lĩnh vực hoạt động


- Kinh doanh vật liệu xây dựng: thép, xi măng, cát, đá, gạch, bê tông tươi,…
- Kinh doanh khí hóa lỏng, bếp gas, phụ tùng ngành gas, lắp đặt hệ thống khí hóa
lỏng.
- Kinh doanh dầu nhờn, xăng, dầu.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thủy - bộ.
- Dịch vụ cho thuê nhà - kho - bãi.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GIÁM
ĐỐC

PHÓ PHÓ
GIÁM GIÁM
ĐỐC ĐỐC
KINH CN THÀNH TÀI
DOANH PHỐ CHÍNH

PHÒ PHÒ PHÒ CN BẠC LIÊU PHÒ


NG NG NG NG
KIN TỔ KHO KẾ
H CH VẬN CN VỊ TOÁ
DO ỨC XDC THANH N
ANH HÀ B TÀI
NH CH GAS, CHÍ
CHÍ NHỚT NH
NH

2. MT BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP


2.2
2.2.1 Đánh giá các yếu tố môi trường vĩ mô
a. Yếu tố kinh tế
Sự phát triển của Viê ̣t Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhâ ̣n. Đổi mới kinh tế và
chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp.

 GDP
Năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống
chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Việt Nam là một trong số ít
quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến
năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7%.
Nhận xét: GDP các năm gần đây vẫn có dấu hiệu tăng đều, nhưng năm 2020 do
ảnh hưởng bởi covid nên GDP giảm từ đó cho thấy nhu cầu người dân sẽ giảm so với
năm 2019
Nhận xét: Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm
soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2022.

- Cơ hội: kinh tế dự sẽ phục hồi vào năm 2022


- Thách thức: giữ vững tài chính và cải cách để có thể duy trì hoạt động kinh doanh
 Lạm phát:
Triển vọng lạm phát đến năm 2022
Về mặt định tính, trong thời gian tới, về phía tổng cầu, chưa có yếu tố nào đủ đột
biến để đẩy lạm phát lên cao.
Đối với chính sách tài khóa, trong vài năm gần đây, thâm hụt NSNN ổn định ở mức trên
4% GDP.
Về chính sách tiền tệ, các biện pháp giảm nợ xấu cho đến nay vẫn còn mang tính
hình thức, có sự chuyển đổi về sở hữu đi kèm với dòng tiền thực.
 Lãi suất
Theo phân tích vĩ mô của CTCK Rồng Việt (VDS), lãi suất trong nước sẽ bắt đầu
tăng lên từ năm 2020 do cả rủi ro bên trong và bên ngoài nền kinh tế.
Liên quan tới các rủi ro từ bên ngoài, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đang trực
tiếp gia tăng chi phí vay mượn trên quy mô toàn cầu sau thập kỷ nới lỏng.
Lãi suất có xu hướng tăng nên việc vay vốn ngân hàng sẽ làm tăng chi phí
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, nâng cấp, cụ thể là: Sân bay Trà Nóc, cảng Cái
Cui đã được hoàn thành, cầu Cần Thơ cuối năm 2021 sẽ được hoàn thành… ngành xây
dựng có nhiều cơ hội để phát triển.

Ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông
tư 58/20019/TT-BTC về việc điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với
một số mặt hàng sắt thép trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

MỨC THUẾ NHẬP KHẨU THÉP ÁP DỤNG TỪ 1/4/2009


TÊN HÀNG THUẾ SUẤT
Nhóm 72.07, sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng bán 5% lên 8%
thành phẩm
Một số sản phẩm thép cuộn cán nguội 7% lên 8%
Thép cuộn đường kính 6-10mm và thép thanh 12% lên 15%
Các sản phẩm tráng kim loại và sơn phủ màu 12% lên 15%
Sản phẩm dây thép cacbon 8% và 5% lên 10%
Sản phẩm ống thép hàn 8% lên 10%
(Nguồn: Bộ tài chính)

b. Yếu tố chính trị - pháp luật


Việt Nam được xếp vào những nước có nền kinh tế chính trị ổn định tạo niềm tin
cho các nhà đầu tư muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam giúp phát triển kinh tế. Đây là
các cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung, HAMACO nói riêng.
Pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, Sự đồng bộ trong thực hiện từ trung ương
đến địa phương chưa cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi luôn phải chạy theo
những chính sách thay đổi.
Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế WTO, các nhà đầu tư nước
ngoài ồ ạt vào Việt Nam tạo nên nhiều cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp trong
nước.
Có một rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh
nghiệp nước ngoài khi đầu tư làm ăn ở Việt Nam chính là thủ tục hành chính rườm rà,
mang nặng tính quan lieu làm cho chi phí đầu vào của ngành cao dẫn đến tác động không
tốt đến tất cả các doanh nghiệp.

c. Yếu tố dân số
Xét về dân số ở Cần Thơ là thị trường chính của công ty đang kinh doanh với dân
số 1154,9 nghìn người ở năm 2007 là khá cao. Hiện nay Cần Thơ đang trong quá trình
phát triển dẫn đến dân cư trong khu vực các tỉnh lân cận có xu hướng đổ về càng làm cho
mật độ dân số ở Cần Thơ ngày càng tăng. Theo Tổng cục thống kê thì mật độ dân số ở
Cần Thơ trong năm 2007 là 824 người/Km2 làm cho nhu cầu nhà ở, nơi giải trí và cơ sở
hạ tầng của Cần Thơ trở nên cấp thiết. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty nói riêng và
cho ngành vật liệu xây dựng nói chung.
 Về dân số ở Việt Nam:
Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm
1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương
mức tăng 1,98%/năm.
Với quy mô gần 86,2 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 12 trên thế giới
Mật độ dân số của Việt Nam đạt 260 người/km2, đứng thứ 41 trong 208 nước
Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam nếu năm 1930 là 7,4%, đến năm 2008 đạt
27,9%. cho thấy tốc độ di cư từ nông thôn ra thành thị của người dân là khá cao.
Với tình hình dân số ở nước ta như hiện nay thì nhu cầu nhà ở là rất cao.
Đây là cơ hội rất lớn cho công ty mở rộng kinh doanh đến các thị trường khác.

d. Yếu tố xã hội
Phong cách sống: Người dân Cần Thơ hiện nay có phong cách sống lành mạnh
hơn, tiêu dùng nhiều hơn. Cầu tăng tức cung cũng tăng, sự biến động này tác động tích
cực đến tình hình kinh tế của đất nước.
Đô thị hóa: Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, kinh tế hợp
tác có bước phát triển mới. Với những gì đã làm được trong những năm qua, Cần Thơ
đang vươn lên để xứng danh là đô thị loại I.
Tính tích cực tiêu dùng: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ tiêu
dùng cuối cùng so với tổng thu nhập quốc dân (GDP) của mỗi quốc gia đạt trên 70%.
Điểm này phản ánh bức tranh khả quan về kinh tế trong tương lai và là cơ hội để mở rộng
qui mô sản xuất.

e. Yếu tố tự nhiên
 Tình hình điện:
Năm 2020 là năm có nhiều nguồn điện được đưa vào vận hành.
Với việc có thêm nhiều nhà máy điện đi vào vận hành cộng với nhu cầu về điện
khó có khả năng tăng cao, ngành điện dự báo kể cả vào mùa khô năm 2009, tình trạng
thiếu điện cũng khó diễn ra.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành tiêu thụ điện rất lớn. Với tình hình
điện ở nước ta như hiện nay thì các công ty có thể giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá
thành thép và xi măng làm tăng thêm nhu cầu xây dựng của các công trình đô thị và nhà
ở.
 Tình hình môi trường:
Hiện nay ở TP.Cần Thơ cùng với việc dân cư ngày càng đông đúc, các công trình
đô thị mọc lên ngày càng nhiều và các nhà đầu tư ngày càng đầu tư nhiều vào thành phố
đầy tiêm năng này, các khu công nghiệp ngày càng trở nên nhiều hơn theo xu hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho không khí ở Cần Thơ ngày càng trở nên ngột ngạt.
Đối với công ty khi kinh doanh nên chú ý đến yếu tố này.
 Thiên tai:
Ở Việt Nam vẫn thường xuyên có bão lớn ở mỗi năm. Thống kê viết rằng, năm
nào bão tố, lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán, lở đất, thâm nhập mặn cũng đều đặn đổ vào Việt
Nam gây chết người. Chắc chắn điều này còn tiếp tục khi mọi người sẽ chứng kiến những
chỉ số về biến đổi khí hậu. Xét về tỷ lệ thiên tai, Việt Nam nằm trong số 10 nước hàng
đầu thế giới bị thiên tai tàn phá.
Tuy nhiên, Cần Thơ có vị trí địa lí tuy có nhiều sông ngòi nhưng lại được bao bọc
bởi các tỉnh khác ở đồng bằng Sông Cửu Long nên cho dù có bão cũng không ảnh hưởng
lớn.

f. Yếu tố công nghệ


Việt nam hiện nay đang đi theo hướng công nghiệp hóa, đã có thể tự sản xuất
nhiều máy móc hiện đại, có tính năng sử dụng cao song có nhiều loại máy móc vẫn phải
nhập từ nước ngoài
Với tốc độ phát triển của vi tính và mạng máy tính như hiện nay giúp cho công ty
nâng cao được khả năng quản lý, mở rộng được hệ thống bán hàng, thông tin liên lạc đa
dạng hơn.

g. Yếu tố quốc tế
Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, việc Việt Nam gia nhập các tổ chức
kinh tế lớn trong khu vực và thế giới như WTO, AFTA… tạo điều kiện cho nền kinh tế
trong nước hoà vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới.
Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội mới hơn khi mà những doanh
nghiệp mang tầm cỡ quốc tế đầu tư vào Việt Nam mà cụ thể là tại khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long thì nhu cầu về xây dựng rất lớn.

2.3 Môi trường ngành


a. Đối thủ canh tranh trong ngành
Trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện có khoảng trên 200 công ty và cửa hàng mua bán
vật liệu xây dựng (VLXD). có sự cạnh tranh rất gay gắt
Hiện nay công ty có các đối thủ cạnh tranh chính là Quang Giàu; Thanh Trúc;
Phượng Trân; Phúc Vinh.

Các doanh nghiệp cùng ngành


STT Tên doanh nghiệp Sản phẩm cung cấp Địa chỉ Số điện thoại
1 Cửa hàng VLXD Thép, xi măng 64A, đường 3 038 2809573
Quang Giàu tháng 2, phường
Hưng Lợi, Ninh
Kiều, Cần Thơ
2 Cửa hàng VLXD Dầu nhớt, xăng, dầu 404A đường 032 8415202
&TTNT Thanh Nguyễn Văn Cừ,
Trúc Phường An
Khánh, Cần Thơ
3 Cửa hàng VLXD Cát, đá, bê tông tươi 58E, đường 3/2 096 4540575
Phương Trân Phường Xuân
Khánh, Ninh
Kiều, Cần Thơ
4 Cửa hàng VLXD - Gạch xây dựng 307C Nguyễn Văn 097 5210038
Phúc Vinh - cát, sạn xây dựng Linh, Phường An
Khánh, Ninh
Kiều, Cần Thơ

b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


Trong xu thế hội nhập hiện nay, nguy cơ các đối thủ tiềm ẩn đến từ bên ngoài là
rất lớn do:
- Qui mô thị trường lớn:
- Tốc độ tăng trưởng cao:
- Mức độ dễ xâm nhập ngành:

c. Khách hàng

Khách hàng chủ yếu của công ty đó là các nhà thầu xây dựng

TÊN CÔNG TRÌNH TÊN ĐƠN VỊ NĂM

Tuyến N2 thuộc gối thầu Số 6, xã Tân CP Đầu tư & Xây dựng Giao Thông 2020
Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An Cty TNHH VIET FEED 2020

Tuyến Giao thông Bốn tổng Một ngàn Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trường Sơn 2020
(Cần Thơ - Hậu Giang)

Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Hương 2020


Đường dây 500Kv Nhà Bè - Long An Giang

Cty TNHH Một thành viên Xây lắp điện 2020


2

Kho Trung chuyển Đạm, khu công Cty TNHH Một thành viên Xây dựng 2020
nghiệp Trà Nóc 2, TP Cần Thơ. Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí

Phà Đầm Cùng (Cà Mau) TNHH Xây dựng Văn Phôn 2020

Các cầu thuộc gối thầu số 2B QL1A Cần Công trình Giao thông 479 2020
Thơ - Cà Mau.
(Nguồn: Phòng kế toán)

d. Sản phẩm thay thế


Về mặt sản phẩm thay thế thì hiện nay trên thị trường hầu như là rất ít hoặc thậm
chí là không có. Ngày trước có vôi thay thế xi măng, nhưng đến hiện nay thì đa số là
không còn sử dụng vôi thay thế xi măng nữa. Còn về sản phẩm thép thì chỉ có gỗ là có
khả năng thay thế nhưng với tỷ lệ là rất ít.

e. Nhà cung cấp


 Cung ứng vật tư thiết bị
Hiện nay Nhà ở Việt Nam có rất nhiều hãng tự sản xuất thép và xi măng hoặc liên
doanh với nước ngoài. Chính vì vậy mà có rất nhiều nguồn cung về sản phẩm. Với nguồn
cung dồi dào như vậy cộng với qui mô và uy tín của công ty thì công ty có thể buộc các
nhà sản xuất bán với giá thấp cho họ.

CÁC NHÀ CUNG CẤP CỦA CÔNG TY


TÊN NHÀ CUNG CẤP ĐỊA CHỈ SẢN PHẨM
Tổng Cty Thép Việt Nam TP. HCM Thép TSC
Cty Cổ phần Xi măng Tây Đô Kiên Giang Xi măng Hà Tiên 2
Cty Thép Liên doanh Thép Việt Nhật Vũng Tàu Thép Vinakyoei
Cty Liên doanh Thép Tây Đô Cần Thơ Thép Tây Đô
Cty LD Xi măng Holcim Việt Nam TP. HCM Xi măng Holcim
Cty CP Xi măng Tây Đô Cần Thơ Xi măng Tây Đô
Cty TNHH Một TV đá Biên Hòa Đồng Nai Đá
Cty Xi măng Nghi Sơn Thanh Hóa Xi măng Nghi Sơn
Cty TNHH TM & SX Thép Việt TP. HCM Thép Pomina
Cty Xi măng Chifon TP. HCM Xi măng Chinfon
Cty Xi măng Fico Tây Ninh TP. HCM Xi măng Fico
(Nguồn: Phòng kế toán)
 Nhà cung ứng vốn
Nhà cung ứng vốn thứ hai là từ các Ngân hàng: công ty có quan hệ tốt với 3 ngân
hàng lớn hiện nay là: Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân
hàng Công Thương.

2.3. Ma trận EFE


Các yếu tố Tầm quan trọng Trọng số Tổng điểm

(1) (2) (3) 4=(2)*(3)


II. Thách thức
1. Khả năng cạnh tranh của các đối thủ 0.15 4 0.6
cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
2. Sự biến động của thị trường. 0.04 3 0.12
3. Giá xăng dầu có xu hướng tăng. 0.03 2 0.06
4. Giá vàng, lãi suất ngân hàng tăng. 0.04 2 0.08
5. Việc đầu cơ của nhà cung ứng. 0.07 1 0.07
6. Lạm phát tăng cao. 0.06 1 0.06
Tổng 1 2.86

Tổng số điểm quan trọng của công ty là: 2.86, cho thấy được công ty đang phản
ứng tốt với cơ hội và thách thức.

3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP


3.1. Đánh giá các yếu tố nguồn lực
3.1.1 Yếu tố lao động
Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có dân số đông, là
một điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm cho công ty.

a. Tổng quy mô lao động doanh nghiệp


Đơn vị: người
Năm 2018 2019 2020
Tổng lao động 1.748 1.904 2.060
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy được:
Tổng quy mô lao động lớn, tăng mạnh. Nguồn lao động tăng đều và nhanh như
vậy giúp công ty có nguồn nhân lực dồi dào

b. Cơ cấu lao động theo giới tính


Năm 2018 2019 2020

Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Giới tính
người (%) lượng (%) lượng (%)
Nữ 723 41.36 801 26.68 885 42.96
Nam 1.025 58.64 1.103 73.32 1.175 57.04
Tổng số 1.748 1.904 2.060
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)
Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty chủ yếu là nam chiếm 57.04%, tăng
mạnh qua các năm.

c. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn


Năm 2018 2019 2020
Trình độ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (%)
lượng (%) lượng (%) lượng
Trên đại học 226 12.93 249 24.46 380 18.45
Đại học 522 29.87 641 33.67 667 32.38
Cao đẳng 472 27 503 26.42 515 25
Trung cấp 223 12.76 270 14.18 275 13.35
Sơ cấp 167 0.96 154 0.81 143 10.43
Chưa qua đào tạo 138 0.79 87 0.46 80 0.39
Tổng 1.748 1.904 2.060
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)
Trong một công ty, tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học 50.83% là có thể nói là
khá cao. Đặc biệt là trình độ đại học đều tập trung ở bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp.
công ty có chính sách giao hàng tận nơi cho khách hàng nên tỷ lệ nhân viên kỹ
thuật chiếm khá cao 30%.
Nhân viên khối văn phòng chiếm tỷ lệ cao, đa số trình độ từ Đại học đến trên Đại
học. Đây chính là nguồn nội lực giúp công ty cạnh tranh và phát triển.
Nhân viên lao động phổ thông bao gồm những công nhân, bảo vệ, nhân viên vệ sinh,…
đội ngũ này giúp công ty thực hiện viêc lên xuống hàng và bảo vệ ở công ty.

d. Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động


Năm 2018 2019 2020
Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)

Từ 18-30 748 42.79 787 41.33 803 38.98


Từ 30-40 825 47.20 901 47.32 989 48.01
Tổng số 1.748 1.904 2.060
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)
Nhìn chung cơ cấu độ tuổi tăng qua các năm, từ 18-30 là 803 người, từ 30-40 là
989 người. Số lượng tăng nhưng tỷ lệ độ tuổi từ 18-30 lại có tỷ lệ giảm.
Độ tuổi từ 18-30: trẻ, năng động và có nhiều ý tưởng hay, mới.
Độ tuổi từ 30-40: đa số là những nhân viên gắn bó lâu năm với công ty, nên có
nhiều kinh nhiệm, am hiểu về công ty
e. Cơ cấu lao động theo thu nhập bình quân 1 tháng

năm 2018 2019 2020

Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ


lượng (%) lượng (%)
Từ 4-5.99 triệu 226 12.93 249 24.46 380 18.45
Từ 6-7.99 triệu 522 29.87 641 33.67 667 32.38
Từ 8-9.99 triệu 472 27 503 26.42 515 25
Từ 10-11.99 triệu 223 12.76 270 14.18 275 13.35
Từ 12-14.99 triệu 167 0.96 154 0.81 143 10.43
Từ 15 triệu trở lên 138 0.79 87 0.46 80 0.39
Tổng 1.748 1.904 2.060
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)

Nhìn chung, thu nhập của CBNV của công ty có thu nhập khá cao, trung bình rơi
vào khoảng 6-9 triệu. điều này cho thấy được chính sách chi trả lương khá tốt và ổn định

3.1.2. Yếu tố tài chính


a. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP vật tư Hậu Giang giai đoạn 2018-
2020
Đơn vi: triệu đồng
KHOẢN MỤC Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1. Doanh thu 811.715 1.000.156 1.318.483
+ Doanh thu bán hàng 808.582 991.159 1.308.430
Doanh thu của ngành hàng Gas
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ 624 911 752
+ Doanh thu khác 2.510 8.085 9.301
2. Các khoản giảm trừ 44 145 123
3. Giá vốn hàng bán 782.050 969.239 1.271.034
4. Lợi nhuận gộp 29.620 30.771 47.326
5. Doanh thu từ hoạt động tài 463 1.357 527
chính
6. Chi phí từ hoạt động tài 3.545 3.533 2.985
chính
7. Chi phí bán hàng 12.969 18.794 28.345
8. Chi phí quản lý doanh 6.129 6.896 9.836
nghiệp
- Chi phí bán hàng nội bộ 5.857
9. Lợi nhuận từ HĐKD 1.582 2.905 6.687
10. Thu nhập từ hoạt động 9.075 7.843 11.954
khác
11. Chi phí khác 4.404 395 341
12. Lợi nhuận khác 4.671 7.449 11.613
13. Lợi nhuận trước thuế 6.25l3 10.353 18.300
14. Thuế thu nhập doanh 625 1.449 2.562
nghiệp
15. Lợi nhuận sau thuế 5.628 8.904 15.738

Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm, ta thấy
công ty đã hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.
- Lợi nhuận tăng mạnh qua các năm tăng từ 29.620 lên 47.326 triệu đồng, tăng
17.706 triệu đồng
- Doanh thu tăng mạnh trong giai đoạn 2018-2020, tăng từ 811.715 lên 1.318.483
triệu đồng, tăng 506.768 triệu đồng.
- Nhìn chung công tác quản lý chi phí của công ty có hiệu quả.

TÌNH HÌNH CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY 2018

(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)


TÌNH HÌNH CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY 2019

(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)


TÌNH HÌNH CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY 2020
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)
Dựa vào bảng cơ cấu doanh thu của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang ở trên ta
thấy, công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu rất khả quan trung bình trên 27,3 % năm
Trong bản cơ cấu doanh thu, tỷ trọng doanh thu thép và xi măng tăng giảm không
đều qua các năm.
Nhìn chung, trong ba năm qua công ty đang giữ cố định về tỷ trọng của thép và xi
măng. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng về thép và xi măng là khá cao nhưng do công ty
đang muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh nên tỷ trọng của hai mặt hàng này tăng giảm
không đều qua từng năm.

b. Bảng cân đối kế toán doanh của CTCP vật tư Hậu Giang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: triệu đồng
TÀI SẢN Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 108.974 121.099 187.692
I - Tiền mặt và các khoản tương 8.912 8.258 15.219
đương tiền
II - Các khoản phải thu ngắn hạn 78.679 73.463 104.555
1. Phải thu khách hàng 77.647 78.592 105.673
2. Trả trước cho người bán 145 91 1.554
3. Các khoản phải thu khác 6.187 1.281 3.742
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn (5.300) (6.500) (6.414)
khó đòi (*)
III - Hàng tồn kho 20.534 33.409 67.010
IV - Tài sản ngắn hạn khác 849 5.969 908
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 15.014 15.646 26.932
I - Tài sản cố định 14.298 15.078 15.087
II- Các khoản đầu tư tài chính 26 26 11.426
dài
hạn
III - Tài sản dài hạn khác 689 542 419
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 123.988 136.746 214.624
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ 100.536 107.492 172.760
I - Nợ ngắn hạn 100.536 107.407 172.623
1. Vay và nợ ngắn hạn 39.407 4.328 41.537
2. Phải trả người bán 43.528 78.640 86.913
3. Người mua trả tiền trước 2.710 3.102 7.664
4. Thuế và các khoản phải nộp 541 771 2.029
nhà nước
5. Phải trả người lao động 4.654 2.735 7.700
6. Chi phí phải trả 45 - -
7. Phải trả nội bộ 2.009 2.004 8.711
9. Phải trả, phải nộp ngắn hạn 7.643 15.826 18.070
khác
II- Nợ dài hạn - 85.071 136.145
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 23.452 29.254 41.864
I - Vốn chủ sở hữu 22.696 28.752 41.049
II - Nguồn vốn kinh phí và quỹ 757 502 815
khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 123.988 136.746 214.624
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)

 Đánh giá mức độ độc lập về tài chính


Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1. Vốn chủ sở hữu 23.452 29.254 41.864
2. Tổng nguồn vốn 123.988 136.746 214.624
3. Hệ số tài trợ= 0.19 0.21 0.20
(1)/(2)
(Nguồn : Tự thực hiện dựa trên số liệu của Phòng kế toán Công ty HAMACO)

Dựa trên bảng số liệu, ta thấy được hệ số tài trợ có xu hướng tăng, nhưng không
đồng đều, tăng từ 0.19% lên 0.20% (tăng 0.01%)
=> Chứng tỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở
hữu tăng lên. Qua đây ta thấy, mức độ độc lập về tài chính của công ty khá yếu.

 Đánh giá khả năng thanh toán:


Chỉ tiêu 2018 2019 2020
1. Tổng tài sản 123.988 136.746 214.624
2. Tổng nợ phải trả 100.536 107.492 172.760
3. Nợ ngăn hạn 100.536 107.407 172.623
4. Tài sản ngắn hạn 108.974 121.099 187.692
5. Hàng tồn kho 20.534 33.409 67.010
6. Hệ số khả năng thanh toán = (1)/(2) 1.23 1.27 1.24
7. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn 1.08 1.13 1.09
hạn = (4)/(3)
8. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 0.88 0.82 0.70
(4)-(5)/(3)
(Nguồn : Tự thực hiện dựa trên số liệu của Phòng kế toán Công ty HAMACO)
Từ bảng tổng hợp ta có nhận xét như sau:
+ Hệ số khả năng thanh toán tăng nhẹ trong giai đoạn 2018-2020
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng nhẹ trong giai đoạn 2017-2019,
nhưng không đồng đều.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm trong giai đoạn 2018-2020, giảm từ
0.88% xuống còn 0.7%.

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 Chênh lệch Chênh lệch
2019/2018 2020/2019

Mức % Mức %

Tỷ số hoạt động
Kỳ thu tiền bình quân Ngày - 27.76 49.29 - - 21.53 77.56
Vòng quay tổng tài Lần - 7.67 7.51 - - -0.16 -2.09
sản
Tỷ số về đòn cân nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài Lần 0.81 0.79 0.80 -0.02 -2.47 0.01 1.27
sản
Tỷ số nợ trên vố chủ Lần 4.29 3.67 4.13 -0.62 -14.45 046 12.53
sở hữu
Tỷ số về doanh lợi
ROS % 0.7 0.9 1.2 0.2 28.57 0.3 33.33
ROA % - 6.8 9.0 - - 2.2 32.35
ROE % - 33.8 44.3 - - 10.5 31.07
(Nguồn : Tự thực hiện dựa trên số liệu của Phòng kế toán Công ty HAMACO)
- Chỉ số hoạt động
+ Kỳ thu tiền bình quân: Qua 3 năm, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng
khá lớn từ 27,76 ngày (năm 2018) lên 49,29 ngày (năm 2020) tăng đến 77,56%. Chỉ số
này cho ta thấy công ty ngày càng gặp khó khăn trong các khoản nợ khó đòi.
+ Vòng quay tổng tài sản: Cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản
cố định thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2019, cứ một đồng giá trị tài
sản cố định thì sẽ tạo ra 7,67 đồng doanh thu, tuy nhiên thì tỷ số này lại giảm 2,09%
trong năm 2020, chỉ còn lại 7,51 lần. Nguyên nhân của việc này là do tổng tài sản của
công ty tăng lên khá cao trong năm 2020.
- Tỷ số về đòn cân nợ
+ Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Cho biết bao nhiêu % giá trị tài sản của HAMACO
được tài trợ bởi người cho vay và người bán chịu. Ta thấy, qua 3 năm các tỷ số biến động
ít, biên độ giao động thấp. Cho thấy công ty kiểm soát khá tốt các họat động kinh doanh
của mình. Tuy nhiên về mặt số tương đối thì hơi cao tỷ số này ở năm 2020 là 0,8 tức
khoảng 80% giá trị tài sản.
+ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Theo bảng tổng hợp các chỉ số tài chính của
HAMACO thì tỷ số này trong năm 2008 đã có giảm so với năm 2018 (4,29 lần) nhưng
vẫn còn ở mức rất cao (4,13 lần). Rủi ro dễ dẫn đến phá sản vì vốn chủ sở hữu của công
ty không đủ để đảm bảo cho nợ của công ty. Nếu như sau này có niêm yết trên thị trường
chứng khoán thì với tỷ số nợ này thì cũng gây ra sự e ngại đầu tư của các nhà đầu tư vào
cổ phiếu của công ty.
- Tỷ số về doanh lợi
+ Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS: Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời
trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác tỷ số này cho ta biết 1 đồng
doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đối với HAMACO thì ta thấy tỷ số này
là rất thấp. Tuy nhiên cũng có tăng dần qua các năm. Nếu ở năm 2018 là 0,7% thì đến
năm 2019 là 0,9% về tỷ lệ đã tăng 28,57%, sang năm 2020 là 1,2% tăng 33,33%.
+ Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời
của tổng tài sản. Đối với công ty thì tỷ số này đã tăng từ 6,8% trong năm 2019 lên 9%
trong năm 2020 tỷ lệ tăng là 32,35%.
+ Chỉ số ROE: Cho biết, trong năm 2020, với 1000 đồng bỏ ra đầu tư HAMACO
kiếm được 44,3 đồng lợi nhuận. Ta thấy được tỷ số này là rất cao 44,3%.
Tóm lại: Việc phân tích tài chính nhằm làm rõ một số yếu tố liên quan đến hiệu
quả họat động cũng như tình hình sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trong việc
mua tài sản. Các yếu tố này là rất quan trọng trong việc định “sức khỏe” hoạt động của
công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các tỷ số này để đánh giá một công ty mạnh hay yếu
là chưa thể, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ở trong môi trường
này, nếu chỉ dựa vào các tỷ số tài chính thì ta chỉ đánh giá được phần nổi của công ty chứ
chưa thể nào xác định được thực lực thật sự của công ty.

BẢNG GIÁ CÁC SẢN PHẨM NĂM 2018 - NĂM 20120


Đơn vị: Đồng
KHOẢN MỤC 2018 2019 2020
Xi măng (tấn) 801.020 835.400 860.730
Thép (tấn) 7.355.100 7.787.900 9.821.950
Đá (m3) 134.520 148.340 151.080
Cát (m3) 43.510 48.360 46.360
Gas (tấn) 10.110.510 11.317.600 12.881.130
Bếp gas (cái) 165.410 179.150 224.720
Nhớt (tấn) 18.012.510 19.788.500 21.832.040
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)
Giá các sản phẩm nhìn chung khá cao, và tăng đều qua các năm. Nhớt có giá sản
phẩm cao nhất là 21.832.040 đồng/tấn, tiếp đó là giá sản phẩm của Gas: 12.881.130
đồng/tấn, thép là 9.821.950 đồng/tấn,..
Nguyên nhân do chi phí đầu vào vẫn còn cao, chi phí cho nhân công lớn,…

3.1.3. Yếu tố cơ sở vật chất của doanh nghiệp


Trong công ty thương mại thì vấn đề máy móc chủ yếu chỉ là các công cụ bốc xếp
và vận chuyển.

TÊN SỐ LƯỢNG
Phương tiện vận tải bộ
1. Xe tải dưới 5 tấn 15 chiếc
2. Xe tải từ 5 đến dưới 10 tấn 20 chiếc
3. Xe tải trên 10 tấn 10 chiếc
4. Xe chuyên dùng cho bê tông tươi 10 chiếc
Phương tiện vận tải thủy
Ghe 50 - 100 tấn 05 chiếc
Xà lan tự hành 650 tấn 01 chiếc
Thiết bị xếp đỡ
1. Cần cẩu 20 - 35 tấn 05 chiếc
2. Xe xúc 05 chiếc
3. Xe nâng 4 tấn 01 chiếc
4. Palan 6 - 8 tấn 03 cái

Bên cạnh đó, công ty còn liên kết trên 25 phương tiện vận tải thủy, trên 25 phương
tiện vận tải bộ để đảm bảo vận chuyển hàng hóa kịp thời cho khách hàng.
Tổng diện tích kho bãi hiện có của công ty là 36.000 m2, cụ thể như sau:
1. Tổng Kho Trà Nóc, TP. Cần Thơ 10.000 m2
2. Kho 8A, Đường CMT8, TP. Cần 3.700 m2
Thơ
3. Kho 184, Trần Hưng Đạo, TP. Cần 1.000 m2
Thơ

4. Kho C22, Lê Hồng Phong, TP. Cần 10.000 m2


Thơ
5. Kho 55 Tầm Vu, TP. Cần Thơ 800 m2
6. Kho 65A, Đường 3/2, TP. Cần Thơ 500 m2
7. Kho Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 1.000 m2
8. Kho Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 5.800 m2
9. Kho Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng 1.400 m2
10. Kho TP.HCM, TP. HCM 1.800 m2

Hệ thống kho bãi của công ty là rất lớn, đáp ứng được yêu cầu tích trữ hàng hóa,
đảm bảo có hàng trong thời gian sớm nhất cho khách hàng.
Công ty còn được cấp giấy chứng nhận iso 9001:2000, và giấy chứng nhận 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2007.

3.1.4. Yếu tố Marketing


a. Yếu tố sản phẩm
Hiện nay công ty kinh doanh khá đa dạng về sản phẩm thép và xi măng với đầy đủ
chủng loại cũng như về thương hiệu để đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách
hàng.
 Thép
- Thép xây dựng:
+ Pomina gồm: thép vằn, thép cuộn, thép tròn
+ Tây đô gồm: thép vằn, thép cuộn
+ Vina kyoei gồm: thép vằn, thép cuộn, thép tròn trơn
+ Thép Việt Nam gồm: thép tròn,thép vằn,thép cuộn
- Thép công nghiệp:
+ Thép hình : thép góc, thép U, thép T, thép dẹp, thép I
+ Thép tấm (xá).
 Xi măng
- Tây đô : Hiện có các lọai xi măng bao PCB30, PCB40 và xi măng xá.
- Nghi Sơn
- Holcim
- Fico cement
- Chinfon: Xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB30, PCB40 và xi măng rời

b. Yếu tố giá
Cơ sở định giá của công ty hiện nay dựa vào ba yếu tố:
- Lợi nhuận
- Người mua
- Cạnh tranh
Thứ nhất: việc định giá dựa vào lợi nhuận giúp công ty làm ăn có lãi và phát triển.
Tuy nhiên thì giá cả của công ty cũng là một giá cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Thứ hai: Định giá dựa vào người mua có ý nghĩa là công ty áp dụng đối với khách
hàng thân thiết. Các khách hàng thân thiết thì được áp dụng giá rẻ hơn nhằm gắn bó
khách hàng của công ty.

c. Yếu tố khuyến mãi


Hiện tại công ty chưa áp dụng bất cứ chương trình khuyến mãi nào đối với khách
hàng của công ty. Với định hướng phát triển trong tương lai và sự cạnh tranh của môi
trường tác nghiệp thì yếu tố này cần phải xem xét cho phù hợp.

d. Yếu tố phân phối


Công ty đang áp dụng hình thức phân phối là bán hàng trực tiếp cho khách hàng
tại công ty. Công ty còn phân phối qua hệ thống đại lý và các chi nhánh rộng khắp các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, TP.HCM và các tỉnh lân cận TP.HCM. Ngoài ra, công ty
còn phân phối thẳng đến các công trình, người tiêu dùng.

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG XI MĂNG THEO TỪNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
ĐƠN VỊ XI MĂNG (%)
2018 2019 2020
Các tỉnh thuộc ĐBSCL trừ
Cần Thơ 39,05 45,1 47,8
Cần Thơ 54,76 49,24 46,7
TP. Hồ Chí Minh 3,74 3,19 3,0
Khác 2,45 2,47 2,5
TỔNG 100 100 100
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THÉP THEO TỪNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
ĐƠN VỊ THÉP (%)
2018 2019 2020
Các tỉnh ĐBSCL trừ Cần 41,3 43,38 45,85
Thơ
Cần Thơ 31,65 30,28 28,84
TP. Hồ Chí Minh 20,75 20,47 19,52
Khác 6,3 5,87 5,79
TỔNG 100 100 100
(Nguồn : Phòng kế toán Công ty HAMACO)
Qua bảng thống kê, ta thấy cơ cấu sản phẩm theo khu vực là khá ổn định. Từ năm
2018 đến năm 2020, khu vực Tp. Cần Thơ và các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long
vẫn là thị trường trọng tâm của công ty, hai thị trường này hàng năm đóng góp trên 70%
lượng tiêu thụ sản phẩm của đối với thép, hơn 90% đối với xi măng. Còn ở thị trường
TP.HCM thì tốc độ tăng giảm không đáng kể, thị trường này gần như bão hòa.

3.2. Phân tích, đánh giá hoạt động chức năng của doanh nghiệp
2.2.1. Các hoạt động đầu vào
a. Tính chính xác của hệ thống kiểm soát tồn kho và nguyên vật liệu:
- Công ty luôn có mức dự trữ mức tồn kho nhất định có tính toán để mức chi phí
tồn kho không quá cao nhưng vẫn giữ được lượng hàng cần thiết để có thể đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, công ty,... để có thể đáp ứng được yêu cầu này thì các nhà quản trị
của công ty đã đưa ra những phương pháp, cách thức tối ưu.

2.2.2 Sản xuất


- Công ty sử dụng hệ thống máy móc công suất lớn, đủ đáp ứng nhu cầu theo mùa
và bất chợt của thị trường. Quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh ngày càng
đẩy mạnh nhờ vào phát triển của khoa học công nghệ, từ đó tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí..
- Hiệu quả sản xuất ngày càng được cải thiện, do công ty đầu tư nhiều vào các
công nghệ phụ trợ và kỹ thuật tiết giảm chi phí.

2.2.3. Các hoạt động đầu ra


- Chất lượng sản phẩm hầu hết tuân theo một bộ tiêu chí chất lượng nhất định. Do
đó chất lượng sản phẩm rất cao.
- Phân phối sản phẩm: Thường thì công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng,
khoảng 95% sản lượng bán hàng là do công ty giao tận nơi, khoảng 5% là khách hàng tư
nhận hàng tại kho của công ty do yêu cầu của khách hàng.

2.2.4. Marketing và bán hàng, dịch vụ.


a. Yếu tố sản phẩm
Hiện nay công ty kinh doanh khá đa dạng về sản phẩm thép và xi măng với đầy đủ
chủng loại cũng như về thương hiệu để đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách
hàng.
b. Yếu tố giá
- Thứ nhất: việc định giá dựa vào lợi nhuận giúp công ty làm ăn có lãi và phát
triển. Tuy nhiên thì giá cả của công ty cũng là một giá cạnh tranh trên thị trường hiện
nay.
- Thứ hai: Định giá dựa vào người mua có ý nghĩa là công ty áp dụng đối với
khách hàng thân thiết. Các khách hàng thân thiết thì được áp dụng giá rẻ hơn nhằm gắn
bó khách hàng của công ty.
c. Yếu tố khuyến mãi, quảng bá thương hiệu
- Hiện tại công ty chưa áp dụng bất cứ chương trình khuyến mãi nào đối với khách
hàng của công ty. Với định hướng phát triển trong tương lai và sự cạnh tranh của môi
trường tác nghiệp thì yếu tố này cần phải xem xét cho phù hợp.
- Cho phát hành những tập quảng cáo, tờ bướm, catalog gửi cho khách hàng cũ
cũng như những khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường giới thiệu sản phẩm trên trang web của công ty, đồng thời trực tiếp
giới thiệu tới các khách hàng.
d. Yếu tố phân phối
Công ty đang áp dụng hình thức phân phối là bán hàng trực tiếp cho khách hàng
tại công ty. Công ty còn phân phối qua hệ thống đại lý và các chi nhánh rộng khắp các
tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, TP.HCM và các tỉnh lân cận TP.HCM. Ngoài ra, công ty
còn phân phối thẳng đến các công trình, người tiêu dùng.
2.2.5. Quản trị nguồn nhân sự
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý. Xác định lại chức năng và
tiêu chuẩn của các phòng ban, đơn vị phụ thuộc để phân công, bố trí công việc cho phù
hợp.
- Công tác đào tạo, phát triển nhân sự. Tổ chức tuyển dụng lao động có trí thức
phù hợp với công việc của công ty.
- Công tác động viên, khen thưởng. Khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến, đảm bảo
quyền lợi và trách nhiệm cho nhân viên, bằng cách: Đề nghị chính phủ tặng bằng khen
cho tập thể cán bộ công nhân viên và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm.

3.2.6. Thu mua/Cung ứng


- Khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào dồi dào, chất lượng sản phẩm tốt,
nhưng chi phí lại khá cao.
- Công ty có mối qun hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng nhưng
ngân hàng.

3.3. Ma trận IFE


Các yếu tố Tầm quan trọng Trọng số Tổng điểm

(1) (2) (3) 4=(2)*(3)

I. Điểm mạnh
1. Công ty đã tạo được uy tín trên 0.12 4 0.48
thương trường đối với khách hàng và
nhà sản xuất.
2. Có nhiều kinh nghiệm trong kinh 0.2 4 0.8
doanh. Địa điểm kinh doanh thuận lợi.
3. Nguồn nhân lực của công ty có trình 0.03 3 0.09
độ khá cao.
4. Vốn kinh doanh lớn. 0.25 4 1
5. Cán bộ, nhân viên công ty có tinh 0.01 2 0.02
thần làm việc nhiệt tình, đoàn kết nội
bộ tốt.
6. Doanh số bán hàng cao 0.15 2 0.3
II. Điểm yếu
1. Công tác marketing còn hạn chế: 0.04 4 0.16
chưa thu thập được thông tin thị trường
cũng như xử lý các thông tin.
2. Thu hồi nợ ngày càng khó khăn nhất 0.03 3 0.09
là các công trình.
3. Phương tiện vận chuyển chưa đáp 0.04 2 0.08
ứng đủ nhu cầu của công ty nhất là
khai thác thị trường bán lẻ.
4. Chưa có chính sách thu hút và giữ 0.07 2 0.14
hân tài hợp lý
5. Giá cả hơi cao 0.06 1 0.06
Tổng 1 3.22

Tổng số điểm quan trọng của công ty là: 3.22 cho thấy được công ty mạnh về yếu
tố nội bộ

You might also like