You are on page 1of 3

1.

Giới thiệu về Hàn Quốc


- Hàn Quốc có tên gọi đầy đủ là Đại Hàn Dân Quốc, là quốc gia theo thể chế Cộng hòa, nằm ở khu
vực Đông Á của Châu á và thuộc bán đảo Triều Tiên.
- Thủ đô của quốc gia này là Seoul. Đây là một trung tâm kinh tế sầm uất của Châu Á và cũng là thành
phố toàn cầu có vai trò quan trọng trên thế giới.
- Địa hình Hàn Quốc chủ yếu là đồi núi. Đến 70% lãnh thổ Hàn Quốc được bao phủ bởi đồi núi.
- Hàn Quốc là quốc gia công nghiệp phát triển và đi đầu trong các ngành như hàng điện tử, ô tô, tàu
biển, máy móc, hóa dầu,…
Hàn Quốc hiện nay cũng là là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, G20, Câu
lạc bộ Paris, IAEA, OECD, WTO, APEC. Theo số liệu năm 2021, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 10
thế giới, đứng thứ 11 về tài sản quốc gia cũng như hạng 8 toàn cầu theo dự trữ ngoại tệ, đứng hạng 8
về ngân sách quốc phòng đồng thời là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 6 thế giới.
- Tuy nhiên trước khi trở thành cường quốc như hiện nay, kinh tế Hàn Quốc cũng trải qua nhiều khó
khăn. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vào giai đoạn trước khi tướng Park Chung-hee lên nắm
quyền vào năm 1961, kinh tế Hàn Quốc khá nghèo nàn với thu nhập bình quân đầu người ít hơn 100
USD mỗi năm. Hàn Quốc thời điểm đó bị xếp hạng là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.
Ở giai đoạn này, kinh tế Hàn Quốc cơ bản phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ. Khi
đó, viện trợ từ chính phủ Mỹ chiếm phần lớn trong tổng ngân sách chính phủ cũng như tổng sản lượng
quốc gia (GNP) của Hàn Quốc.
+ Đến năm 1961, sau khi lên nắm quyền Park Chung-hee chuyển chiến lược kinh tế của đất nước từ
công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Ông thành lập một
Ủy ban Kế hoạch Kinh tế để điều hành nền kinh tế đất nước. Lấy những "Kế hoạch kinh tế 5 năm" vốn
đã từng rất thành công của Liên Xô trước đây làm kiểu mẫu, Park đề ra "Kế hoạch 5 năm" đầu tiên vào
năm 1962, nhiệm vụ chủ chốt của kế hoạch này là tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ
nhằm mục đích xuất khẩu.Từ năm 1962 đến năm 1966, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc đạt 7,6%.
Sản lượng công nghiệp xuất khẩu tăng trên 30% mỗi năm cùng sản lượng sản xuất tăng trên 15% mỗi
năm.
+ Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1967-1971) tiếp tục nhấn mạnh hơn nữa vào việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài, khuyến khích chuyển giao công nghệ cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng. Từ năm 1973,
kinh tế Hàn Quốc đặt trọng tâm chủ yếu vào 7 ngành chính bao gồm: thép, hóa chất, luyện kim, chế
tạo máy, đóng tàu, ô tô và điện tử. Kế hoạch phát triển kinh tế của Park Chung-hee là dựa vào xuất
khẩu nhờ giá thành thấp. Cuối thập niên 70, nền công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu
hình màu nhưng chỉ để xuất khẩu còn trong nước vẫn dùng TV trắng đen. Các sản phẩm xa xỉ như mỹ
phẩm, quần áo thời trang cho đến xe hơi cao cấp,... đều bị hạn chế nhập khẩu ở mức tối đa để nguồn
vốn quý giá không bị chảy ra nước ngoài.
+ Thập niên 1980 tiếp tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng GDP cao, đạt đỉnh điểm vào những năm
1986-1988 ở mức 12% mỗi năm khiến cho Hàn Quốc trở thành nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao
nhất trên thế giới tại thời điểm đó[117], Hàn Quốc về sau được xếp vào nhóm những nước công
nghiệp mới. Trong những năm kế tiếp, tuy có chậm lại nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục gia tăng
đều đặn cho đến năm 1997 với tốc độ trung bình là 10% mỗi năm. Và đến nay Hàn Quốc đã trở thành
một nền kinh tế lớn không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
2.1. Tổng quan
Vào ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai
nước. Trong 30 năm vừa qua, mối quan hệ ngoại giao của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc đã có những
bước phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, khi nhắc về mối quan hệ ngoại giao Việt
Hàn, không thể không kể đến các cột mốc quan trọng như:
8/2001: Hai nước ra tuyên bố chung về "quan hệ đối tác toàn diện thế kỷ 21"
Đến tháng 10/2009, quan hệ hai nước được nâng cấp lên thành đối tác chiến lược.
Cho đến hiện nay, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc đang là một trong những đối tác
quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực, Việt Nam cũng là đối tác trọng tâm của
Hàn Quốc trong Chính sách hướng Nam mới. Hai nước cùng nhất trí ủng hộ việc nâng tầm mối quan
hệ hai nước lên trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Trong các lĩnh vực, lĩnh vực kinh tế luôn được hai bên đánh giá cao và tập trung phát triển bởi hợp tác
kinh tế vẫn luôn là điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước từ trước đến
nay.
2.2. Thương mại
Về thương mại, hai nước đã thiết lập và tham gia nhiều cơ chế hợp tác song phương và đa phương. Cụ
thể, Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên chung của 3 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn
Quốc (AKFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Hàn (VKFTA), Hiệp định đối tác Chiến lược và
Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). So với cam kết tại hiệp định AKFTA, cam kết của Việt
Nam trong VKFTA bổ sung thêm 265 mặt hàng tương ứng với kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc là
917 triệu USD. Danh mục này bao gồm các nhóm hàng như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu
nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe
tải từ 10 - 20 tấn và xe con từ 3000cc trở lên.
Sau hơn 5 năm có hiệu lực (năm 2015), VKFTA đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hai chiều
giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển lên một dấu mốc giới. Năm 2020, Hàn Quốc trở thành đối tác
thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 2
của Việt Nam. Dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn do đại dịch covid 19, nhưng
tính đến năm 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng
18,33% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 21,9 tỷ
USD tăng 14,9% và kim ngạch nhập khẩu đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Thêm vào đó, theo Bộ Công thương, trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương
giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn
Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2021. Chính phủ hai bên cũng mong muốn
hai nước cùng nhau hợp tác, tận dụng các FTA để thúc đẩy thương mại song phương nhằm sớm hoàn
thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2023.
2.3. Đầu tư
Về đầu tư, Hàn Quốc chính thức đầu tư vào Việt Nam sau Đổi mới (năm 1986) và trong giai đoạn đầu,
Hàn Quốc thường xuyên giữ vị trí thứ 3, thứ 4 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam với những dự án
lớn và chất lượng. Từ năm 2014 đến năm nay, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam xét cả về số lượng dự án và tổng vốn
đăng ký đầu tư. Theo số liệu Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư, tính lũy kế đến hết năm
2021, Hàn Quốc đứng đầu với tổng vốn đăng ký gần 74,7 tỷ USD (chiếm 18.3% tổng vốn đầu tư). Các
doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu quốc gia, trong
đó hơn ½ là các mặt hàng điện tử và khoảng ¼ là của một doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, trong đó có
Samsung. Doanh nghiệp Hàn Quốc hiện có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam như dịch vụ,
logistics, tài chính ngân hàng, may mặc, xây dựng, chế tạo,… tạo việc làm cho khoảng 700.000 lao
động địa phương, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, xuất khẩu phát triển, góp
phần chuyển đổi cơ cấu. Chất lượng nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng được đánh
giá cao, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ do Hàn Quốc chuyển giao và ứng dụng tại Việt
Nam. Hiện nay, Tập đoàn Samsung đã thành lập 2 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Ở chiều
ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, thu hút 30% đầu tư
của Hàn Quốc vào ASEAN.
2.4. Đánh giá
Sau 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc đã có nhưng
bước phát triển vượt bậc và đạt nhiều thành quả về hợp tác đầu tư, thương mại góp phần thúc đẩy phát
triển sự hợp tác nói chung và nền kinh tế hai nước nói riêng. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác đầu tư,
thương mại của Việt Nam và Hàn Quốc vẫn cần được nhìn nhận, đánh giá lại để thúc đẩy phát triển
hơn nữa nhằm hướng tới sự hợp tác bền vững, toàn diện hơn trong thời gian tới.
Về đầu tư: Sự gia tăng và dịch chuyển dòng vốn FDI sang Việt Nam đồng nghĩa với gia tăng hiện diện
của các doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này có rủi ro khi các doanh
nghiệp Hàn Quốc đã nắm vững được thị trường tại các địa bàn, khu vực trọng điểm kinh tế thì các
doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc dễ dàng thâu tóm và chiếm lĩnh thị trường không chỉ tại các khu
vực này, mà có thể cả ở quy mô toàn quốc. Sự chiếm lĩnh này có thể thấy ở một số lĩnh vực nổi bật,
như: ô tô, mỹ phẩm, điện tử, rạp chiếu phim… dẫn đến sự lép vế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân trong nước. Dòng vốn FDI Hàn Quốc vào Việt Nam tăng lên trong những năm qua cũng gây tác
động tới môi trường. Thực tế, quá trình thiết lập cơ sở hạ tầng phục vụ vận hành các dự án FDI của
Hàn Quốc tại các địa phương thường được tiến hành với tiến độ nhanh, thời gian ngắn và gây ra những
áp lực, tác động tới môi trường (phế liệu xây dựng, rác thải, tiếng ồn, bụi bẩn...). Ngoài ra, khi đi vào
vận hành, các cơ sở kinh doanh, nhà máy sản xuất tạo ra một lượng lớn rác thải công nghiệp, gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương
và bản thân người lao động làm việc tại các cơ sở, nhà máy. Đây là một vấn đề cần lưu ý cải thiện
nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững của dòng vốn FDI từ Hàn Quốc nói riêng, cũng như từ các
nước khác nói chung.
Về thương mại: Số liệu nói trên cho thấy, cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc luôn trong
tình trạng nhập siêu với giá trị lớn và có xu hướng gia tăng cùng với lộ trình thực hiện VKFTA.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu hết về VKFTA, nên
chưa biết tận dụng những cơ hội từ thị trường này, trong khi đó, các doanh nghiệp của Hàn Quốc có sự
chuẩn bị rất kỹ các điều kiện để được hưởng ưu đãi thi thực thi VKFTA.Các mặt hàng mà Việt Nam
và Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế trong VKFTA đều có mức tăng trưởng cao về kim ngạch xuất
khẩu. Đối với Việt Nam là các mặt hàng: thủy sản, dệt may, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại,
xơ, sợi dệt các loại, rau quả. Đối với Hàn Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên
phụ liệu dệt may, da giày; dây điện và cáp điện (Bộ Công Thương, 2020). Tuy nhiên, những mặt hàng
Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn chủ yếu là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, gia công,
có giá trị thấp. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc chủ yếu là
nguyên phụ liệu liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất… có giá trị lớn. Giá trị nhập khẩu lớn từ Hàn
Quốc phần lớn là các sản phẩm máy móc, linh kiện, thiết bị phục vụ các dự án đầu tư của chính các
doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, như: L&G, Samsung, Posco… trong bối cảnh khả năng cung
cấp của các doanh nghiệp phụ trợ trong nước còn kém.

You might also like