You are on page 1of 7

I.

Tổng quan về kinh tế Trung Quốc


Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển
định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp
và chiến lược kế hoạch 5 năm.. Trung Quốc đã trải qua một quá trình đổi mới kinh tế
từ năm 1978. Sau hơn 40 năm cải cách và mở cửa với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và
phát triển, cùng với sự nỗ lực của chính phủ và nhân dân, Trung Quốc đã phát triển
nhanh chóng, có những thay đổi to lớn về mặt kinh tế lẫn chính trị, trở thành nền kinh
tế lớn nhất thế giới theo một số tiêu chí.
Về mặt kinh tế:
Khi mới thực hiện cải cách và mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc là một trong những
quốc gia nghèo. Cho đến nay, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển thành một nền
kinh tế có mức độ đa dạng hoá cao và là một trong những nước đóng vai trò quan
trọng nhất trong thương mại quốc tế.
-Tăng trưởng kinh tế: Từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã trở thành một trong
những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm
khoảng 10%.
.- Cải cách đối ngoại: Trung Quốc đã mở cửa cho các hoạt động kinh tế với thế giới
bên ngoài, đặc biệt là dưới sự hỗ trợ của các quốc gia phát triển. Điều này đã giúp cho
nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chóng.
-Đầu tư nước ngoài: Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều tại nước ngoài, đặc biệt là tại
các nước trong khu vực Châu Á.
- Tăng cường giáo dục: Trung Quốc đang tăng cường sự đầu tư vào giáo dục, để giúp
nền kinh tế của họ
Năm 20202, GDP của Trung Quốc đạt hơn 14,7 tỷ USD và đứng thứ hai trên thế giới
sau Hoa Kỳ. Các lĩnh vực chính của nền kinh tế Trung Quốc có sức cạnh tranh đặc
biệt có thể nói đến là điện tử, đồ gia dụng và hàng tiêu dùng.
Về mặt chính trị
Trung Quốc đang có vị thế ngày càng tăng cường trong cộng đồng quốc tế. Trung
Quốc là một trong những thành viên sáng lập Tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN), BRICS và Hội đồng hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC).
Ngoài ra, Trung Quốc còn là thành viên của Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Thương mại
Thế giới (WTO). Hiện tại, Trung Quốc vẫn là một chế độ cộng sản độc quyền, với một
chính phủ được kiểm soát chặt chẽ bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. ĐCSTQ đang tiến
hành chính sách cải cách kinh tế và mở cửa đối ngoại, nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và tăng cường vị thế quốc tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng
đang đối mặt với nhiều thách thức. bao gồm tham nhũng, ô nhiễm môi trường, chính
sách thi hành pháp luật nghiêm khắc, việc kiểm soát thông tin và tự do ngôn luận.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tăng cường quân sự của mình, với những động thái
mở rộng lãnh thổ và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, gây ra
nhiều tranh cãi và căng thẳng với các quốc gia hàng xóm và Mỹ.
II. Quá trình hình thành và phát triển các giao dịch
quốc tế sử dụng NDT
Trung Quốc đã làm gì để thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trên toàn cầu?
Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu cho phép chuyển NDT sang Hồng Kông thông qua
khoản trợ cấp 20.000 NDT cho người dân trong khu vực, đưa tổng tài sản tính bằng
NDT tại Hồng Kông lên 80 tỷ NDT. Từ tháng 7/2009, Trung Quốc tiếp tục cho phép
các công ty trong nước sử dụng NDT để thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế
và từ đầu năm nay cho phép các công ty đưa NDT ra đầu tư ở nước ngoài . Tháng
12/2010, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện đợt phát hành trái phiếu đầu tiên bằng NDT
với mức vốn huy động gần 76 triệu USD (500 triệu NDT) với lãi suất 0,95% và đáo
hạn vào ngày 14/1/2013. Từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu thiết lập hàng loạt cơ sở
trao đổi tiền tệ song phương với một số đối tác thương mại như Argentina, Belarus,
CHLB Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ireland, Indonesia, Malaysia, Singapore. Tính
đến cuối năm 2010, tổng giá trị của các cơ sở trao đổi tiền tệ này đạt khoảng 800 tỷ
NDT (121 tỷ USD).
Những nỗ lực liên tiếp của Bắc Kinh để áp đặt đồng nhân dân tệ Trung Quốc với
thế giới
Tiến trình quốc tế hóa nhân dân tệ được khởi động từ 2009, một năm sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Chính quyền Trung Quốc đề ra một loạt các biện pháp để
thực hiện mục tiêu và Bắc Kinh đã rất rõ ràng coi là một ưu tiên trong hai kế hoạch 5
năm liên tiếp, đó là các kế hoạch thứ 13 và 14 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Xin
đơn cử 5 công cụ của Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng của đồng tiền quốc gia trên
trường quốc tế: Công cụ đầu tiên là SWAPS tức là những thỏa thuận song phương
giữa Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc với một đối tác để tăng thêm khối lượng
tiền mặt cho cả đôi bên, qua đó giảm thiểu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Ngân Hàng Trung
Ương Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuận SWAPS. Trong thời gian từ 2009-
2020 Trung Quốc đã ký kết tổng cộng 41 thỏa thuận SWAPS, chủ yếu là với các đối
tác Đông Nam Á và đông Á, như Thái Lan, Việt Nam hay Hàn Quốc …
Còn công cụ thứ hai là lập ra các trung tâm tài chính ngoài Hoa Lục, thường được gọi
là Offshore Financial Centre
Từ 2009 đồng nhân dân tệ được lưu hành tại một số trung tâm giao dịch tài chính ở
ngoài lãnh thổ Trung Quốc – tựa như mô hình giữa đô la với euro. Với các trung tâm
này, việc sử dụng nhân dân tệ có phần dễ dàng hơn so với các điều kiện được áp dụng
tại Hoa Lục, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp, tư nhân ở ngoài lãnh thổ Trung
Quốc thanh toán bằng nhân dân tệ. Công cụ thứ ba để mở rộng ảnh hưởng của đồng
tiền Trung Quốc trên các sàn giao dịch quốc tế phát triển một hệ thống thanh toán kép
CNPS, giới hạn trong các khoản giao dịch nội địa, tức dành riêng cho các công dân,
các doanh nghiệp Trung Quốc sống hay hoạt động tại Hoa Lục. Bên cạnh đó thì có hệ
thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới CIPS được thành lập từ 2015. CIPS
kết nối các thị trường thanh toán trong và ngoài nước cũng như với các ngân hàng
tham gia. Mục tiêu ở đây nhằm khuyến khích sử dụng tiền Trung Quốc trong các hoạt
động thương mại.
Công cụ thứ tư để khuyến khích sử dụng đồng nhân dân tệ trên thế giới chắc chắn phải
là 7 đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Đó là những khu vực mà luật kinh doanh, luật
thương mại, các chính sách thuế khóa… thường được ưu đãi hơn so với phần còn lại
của đất nước. Việc thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đô la lại càng được phổ biến
hơn. Công cụ thứ năm là AIIB (Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á ) và OBOR
(Sáng kiến Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa).
Năm 2015, Trung Quốc đã lập ra Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á AIIB.
Sự kiện này đã gây nhiều chú ý vì đây được coi là định chế tài chính mà trong tương
lai sẽ thay thế Ngân Hàng Thế Giới. Hai năm trước đó, Bắc Kinh đã khởi động dự án
Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21. Chính quyền Trung Quốc quan niệm đây là hai bệ
phóng để quốc tế hóa nhân dân tệ. Có thể nói là Trung Quốc đã vận dụng tất cả các
phương tiện có trong tay để đồng tiền quốc gia trở thành một đơn vị tiền tệ được sử
dụng trên trường quốc tế.
Những yếu tố thúc đẩy giao dịch bằng nhân dân tệ
Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Greater China tại Australia và
New Zealand, cho rằng các công ty tăng cường sử dụng nhân dân tệ trong thương mại
do nhiều lý do khác nhau, một trong số đó là dự đoán của họ về tỷ giá hối đoái trong
tương lai.
Các công ty sẽ đưa ra quyết định dựa trên các biện pháp phòng ngừa rủi ro của họ.
Loại tiền tệ mà họ sử dụng ảnh hưởng đến chi phí tổng thể, và vì vậy gắn liền với tỷ
giá hối đoái và lãi suất.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường tỷ lệ giao dịch quốc tế bằng
nhân dân tệ trên toàn cầu. Việc quốc tế hóa nhân dân tệ trở nên quan trọng hơn trong
bối cảnh Mỹ đe dọa cô lập tài chính Trung Quốc và diễn biến giữa Phương Tây và
Nga gần đây.
Kelvin Lau, nhà kinh tế học tại Standard Chartered, cho rằng sự gia tăng giao dịch
bằng đồng nhân dân tệ là do nhu cầu đa dạng hóa các đồng tiền quốc tế. Điều này xuất
phát từ tình hình chính trị ở Ukraine, cũng như căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng xung
quanh các vấn đề công nghệ và mối quan hệ với Đài Loan.
Tỉ lệ giao dịch thương mại bằng đồng nhân dân tệ có xu hướng tăng lên khi các nhà
đầu tư kỳ vọng đồng tiền này tăng giá. Ngược lại, tỉ lệ giao dịch có xu hướng giảm
nếu các nhà đầu tư nhận định đồng tiền sẽ trượt giá.
Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc có thể
là lý do đồng nhân dân tệ được sử dụng nhiều hơn. Lý do các nhà đầu tư chuyển sang
giao dịch bằng nhân dân tệ là vì họ không thể mua trực tiếp loại tiền này.
Trong hai năm 2020 và 2021, đồng nhân dân tệ chủ yếu có xu hướng tăng giá và lấy
lại đà quốc tế hoá, đặc biệt là khi tỷ lệ nắm giữ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài
tăng lên.
Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc kể từ năm 2020 là một yếu tố khác
góp phần vào việc sử dụng nhiều nhân dân tệ hơn trong giao dịch thương mại. Trung
Quốc được nhận định là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng ngành điện tử, đặc
biệt là điện thoại thông minh và máy tính, và là nơi cung cấp nhiều sản phẩm liên quan
tới COVID-19 trong hai năm vừa rồi.
Hãng Bloomberg đưa tin đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc ngày càng trở
nên phổ biến trong hoạt động thanh toán toàn cầu.
Khối lượng giao dịch quốc tế bằng đồng tiền này gần đây đã đạt mức cao nhất từ trước
tới nay.
Theo Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, tỷ lệ thanh toán bằng
NDT đã đạt mức kỷ lục 3,2% thị phần giao dịch, phá kỷ lục trước đó được ghi nhận
vào năm 2015.
Bloomberg cho rằng việc sử dụng đồng NDT đã tăng vọt trong bối cảnh công ty
Gazprom Neft (Nga) chấp nhận NDT thay vì USD để thanh toán việc tiếp nhiên liệu
cho máy bay Nga tại các sân bay Trung Quốc.
Ngoài ra, khối lượng giao dịch bằng đồng NDT tăng do các quỹ quốc tế nắm giữ nhiều
trái phiếu Chính phủ Trung Quốc hơn, đưa tỷ lệ nắm giữ của họ lên mức kỷ lục mới.
NDT đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến thứ tư trên thế giới, trong khi vào
tháng 10/2010 đồng tiền của Trung Quốc mới ở vị trí thứ 35.
Vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng các loại tiền tệ phổ biến nhất trong giao dịch vẫn
do USD nắm giữ, tiếp theo là euro và ở vị trí thứ ba là đồng bảng Anh.

III. Việc gia nhập rổ tiền tệ IMF vừa qua


Ra đời năm 1969, SDR - Special Drawing Rights (Quyền rút vốn đặc biệt) là loại tiền
tệ quy ước của IMF, được dùng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành
viên, hoặc giữa các nước với nhau. Khi giải ngân, phương tiện này có thể quy đổi
thành một đồng tiền bất kỳ trong rổ - đôla Mỹ, euro, yên, bảng Anh và nay là nhân dân
tệ - để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên.
Các đơn vị tiền tệ được đưa vào rổ SDR phải đáp ứng hai tiêu chí: tiêu chí ngoại
thương và tiêu chí sử dụng tự do. Một loại tiền đáp ứng tiêu chí ngoại thương nếu
nước phát hành là thành viên IMF hoặc một liên minh tiền tệ bao gồm các thành viên
IMF và cũng là một trong năm nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. Một loại tiền tệ được
IMF xác định có thể sử dụng tự do phải được sử dụng rộng rãi để thực hiện thanh toán
cho các giao dịch quốc tế và được giao dịch rộng rãi trên các thị trường hối đoái chính.
Theo quy định của mình, IMF xem xét lại cơ cấu rổ tiền tệ 5 năm một lần và tổ chức
này từng từ chối việc đưa nhân dân tệ vào SDR trong lần đánh giá năm 2010, với lý do
đồng tiền của Trung Quốc chưa đáp ứng được điều kiện cần thiết (điều kiện thứ hai -
đồng tiền của Trung Quốc phải có thể được sử dụng và thương lượng trên diện rộng).
Sự có mặt của nhân dân tệ là thay đổi mới nhất về cơ cấu của SDR kể từ năm 1999 -
sau khi euro thay thế đồng mark Đức và franc Pháp trong rổ tiền tệ. Nó cũng đánh dấu
mốc quan trọng trong quá trình quốc tế hóa nhân dân tệ - đồng tiền ra đời sau Thế
chiến II và chỉ được giao dịch nội địa suốt nhiều năm.
Trên thực tế, đồng NDT vẫn còn xa mới ngang hàng được với 4 đồng tiền dự trữ quốc
tế hiện nay là USD, euro, bảng Anh và yên Nhật. Đồng NDT trong năm 2014 đứng
thứ 7 trong kho dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương, đứng thứ 8 trên phương
diện phát hành công trái ở cấp độ quốc tế và thứ 11 trong các hoạt động giao dịch
ngoại tệ. Hơn nữa, đồng NDT vẫn chưa thể hoán đổi được trong phần lớn các giao
dịch tài chính. Thị trường tài chính Trung Quốc còn rất sơ khai và vẫn do nhà nước ấn
định tỷ giá hối đoái.
Để thuyết phục IMF và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã tung ra các chiến dịch như:
thả lỏng tỷ giá hối đoái, phát hành trái phiếu yết giá bằng đồng NDT tại London, Anh,
dự kiến mở nhiều cuộc thương thuyết mới để đưa đồng NDT vào các trung tâm tài
chính châu Âu và nhất là cho thấy khả năng giáng trả trong trường hợp có những
quyết định tiêu cực.
Kể từ nửa cuối năm 2015, cơ quan hoạch định chính sách Trung Quốc đã đưa ra nhiều
biện pháp cải cách tài chính theo hướng thị trường hóa, hoàn thiện cơ chế hình thành
giá trung gian tỷ giá đồng NDT, nâng cao tính co dãn tỷ giá đồng NDT; cơ bản thực
hiện thị trường hóa lãi suất, mở cửa ở mức độ lớn thị trường trái phiếu và thị trường
ngoại hối giữa các ngân hàng trong nước; tăng thêm phát hành trái phiếu với trị giá
tính bằng đồng NDT không phải do cá nhân hoặc công ty Trung Quốc phát hành, đồng
thời phát hành trái phiếu Chính phủ bằng đồng NDT trên thị trường ngoài lãnh thổ
Trung Quốc. Những biện pháp này đã thể hiện rõ nét nỗ lực của Trung Quốc đẩy
nhanh thực hiện chính sách mở cửa thị trường tài chính.
Quyết định được đưa ra sau cuộc họp của hơn 20 lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế
đêm 30/11 (theo giờ Hà Nội). Theo đó, IMF sẽ đưa nhân dân tệ vào danh sách các
đồng tiền quy đổi của SDR. Đây được xem là dấu mốc quan trọng cho nỗ lực của
Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên đời sống kinh tế thế giới - vốn được chi phối với
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản suốt nhiều thập kỷ qua.
Thông cáo báo chí của IMF cho hay, quyết định có hiệu lực từ 1/10/2016. Đồng NDT
được nhận định sẽ là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn thứ 3 trong rổ, với quyền số
(phản ánh vai trò hay tầm quan trọng của mỗi phần tử hay bộ phận trong toàn bộ tổng
thể) là 10,92%, đứng sau đôla Mỹ (41,73%) và Euro (30,93%). Tỷ lệ tương ứng với
Yên Nhật và bảng Anh là 8,33% và 8,09%. Tỷ lệ phân bổ này sẽ ảnh hưởng đến lãi
suất mà các nước thành viên phải trả khi vay mượn các đồng tiền khác nhau từ IMF
cũng như tác động đến dòng chảy vốn trên thế giới.
Theo thông tin mới nhất, ngày 15/5 trên trang web chính thức của Ngân hàng Nhân
dân Trung Quốc cho biết, quyết định tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ (CNY) được Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố mới đây khi xem xét các loại tiền tệ tạo nên giá trị của
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách và mở cửa thị
trường tài chính, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ
chức quốc tế đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Đây là lần đánh giá đầu tiên kể từ khi đồng CNY gia nhập rổ tiền tệ SDR vào năm
2016, đánh dấu một mốc quan trọng trong nỗ lực quốc tế hóa tiền tệ của Trung Quốc.
Cụ thể, IMF đã nâng tỷ trọng của hai đồng tiền, là USD và CNY. Trong đó, đồng USD
tăng từ 41,73% lên 43,38%, đồng CNY tăng từ 10,92% lên 12,28%. Trong khi đó, tỷ
trọng của ba đồng tiền còn lại, gồm đồng Euro, đồng Yen và đồng bảng Anh bị giảm.
Trong một tuyên bố, IMF cho biết, ban điều hành của cơ quan này đã xác định tỷ trọng
dựa trên diễn biến trên thị trường tài chính và hoạt động thương mại từ năm 2017 đến
năm 2021. Thành phần của rổ tiền tệ SDR không thay đổi, vẫn bao gồm USD, đồng
Euro, đồng CNY, đồng Yên và bảng Anh, trong đó tỷ trọng của CNY vẫn đứng thứ
ba.
Về xu hướng, Trung Quốc - với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vẫn còn
nhiều dư địa để tăng tỷ trọng của CNY trong rổ tiền tệ SDR.
Được biết, rổ tiền tệ mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8/2022 và đợt đánh giá định giá
SDR tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2027.

IV. Phân tích các điều kiện hiện tại và tương lai trong viễn
cảnh quốc tế hóa đồng NDT
1. Những điều kiện hiện tại trong viễn cảnh quốc tế hóa đồng NDT.
- Trung Quốc nỗ lực phá vỡ thế độc quyền của Mỹ khi đồng NDT được sử dụng để
thanh toán các khoản mua bán năng lượng. Cụ thể, tháng 12/2022, trong chuyến
công du Ả Rập Xê Út, chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn thanh toán các
hóa đơn năng lượng của Bắc Kinh bằng NDT và mở rộng vai trò của đơn vị tiền tệ
Trung Quốc với thế giới.
- Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập các thị trường nhân dân tệ toàn cầu ở các thành
phố như Hong Kong, London, Paris, hay Luxembourg và Singapore.
- Tỷ trọng của NDT trong rổ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF cũng tăng hơn 1
điểm phần trăm trong năm ngoái, và dự trữ ngoại hối bằng Nhân dân tệ của các
ngân hàng trung ương toàn thế giới nắm giữ đã lên mức 2,76%.
- Trung Quốc đã ký 41 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ từ năm 2009 đến năm 2020, bao
gồm cả với Liên minh Châu Âu (EU) và 22 thành viên của “Sáng kiến Vành đai và
Con đường của Trung Quốc”
- Mới đây, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc - PBOC cho biết, trong năm 2022,
Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT trên phạm vi thế giới, bằng cách
hỗ trợ nhiều hơn cho Hồng Kông như một trung tâm giao dịch nước ngoài, đồng
thời đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối. PBOC không nói rõ về chính sách hỗ trợ
mà đặc khu sẽ nhận được, nhưng khả năng cao là Trung Quốc sẽ phát hành các sản
phẩm tài chính bằng đồng NDT, thanh toán thương mại và sử dụng đồng NDT kỹ
thuật số.
2. Những điều kiện tương lai trong viễn cảnh quốc tế hóa đồng NDT.
- Mới đây, trong chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Liên
Bang Nga, lãnh đạo hai nước đã ký kết 14 thỏa thuận kinh tế, từ hợp tác khoa học
đến sản xuất chung các chương trình truyền hình. Giới quan sát nhận định, cả hai
nước đang tìm cách tạo ra đối trọng với sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ.
Đặc biệt, tổng thống Putin cũng đã đề cập đến đồng NDT khi nói về các khoản đầu
tư của Nga tại nước đang phát triển.
- Trong cuộc hội đàm vào ngày 21/3 vừa qua, tổng thống Putin tuyên bố với chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, Nga sẵn sàng tăng thanh toán bằng đồng NDT
trong ngoại thương.
- Vào tháng 2 năm nay, đồng tiền của Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua đồng đô la
Mỹ để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường chứng khoán
Nga.
- Tỷ trọng của đồng NDT trên thị trường tài chính toàn cầu cũng đã chạm mức gần
4% vào cuối năm 2022, tăng gần gấp đôi so với trước đó hai năm.
- Bên cạnh hệ thống thanh toán quốc tế do Trung Quốc - Nga tự xây dựng thì các
nước vùng vịnh, các quốc gia Đông Nam Á như: Malaysia, Indonesia, Singapore,
Thái Lan; và các quốc gia Nam Mỹ cũng đang đàm phán sử dụng đồng nội tệ để
tiến hành giao dịch song phương.
=> Với sự đi lên nhanh chóng trên nấc thang kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã và
đang quảng bá đồng NDT như một loại tiền tệ quốc tế và như một loại tiền dự trữ.

V. Kết luận
- Có thể thấy, Trung Quốc đã nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT, đầu tiên là việc thành
công gia nhập rổ tiền tệ IMF năm 2016 và trở thành đồng tiền có sức ảnh hưởng
thứ ba trong rổ.
- Thứ hai, trong bối cảnh cuộc chiến của Nga và Ukraine, Trung Quốc trở thành đối
tác thương mại lớn của Nga trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động ngoại
thương và thanh toán quốc tế.
- Tuy nhiên, bên cạnh thương mại thì nhu cầu đầu tư tiền tệ mới là mấu chốt tác động
đến động cơ nắm giữ tiền tệ. Mỹ chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu, 24% quy mô kinh
tế thế giới nhưng nắm giữ đến 42% giá trị thị trường chứng khoán. Tính thanh
khoản của thị trường trái phiếu Mỹ đứng đầu, giao dịch ngoại hối chiếm vị trí chủ
đạo tuyệt đối. Điều này khiến cho tầm quan trọng của đồng đô la Mỹ rất khó bị thay
thế trong ngắn và trung hạn.
- Hơn nữa, Mỹ có một ưu thế mà Trung Quốc không có được: Mỹ là quốc gia sản
xuất dầu đá phiến. Mỹ vừa sản xuất, vừa xuất khẩu năng lượng nhờ công nghệ mới
này. Trung Quốc thì không. Đây là một lợi thế làm tăng thêm sức mạnh của Hoa
Kỳ, cũng như bảo vệ sức mạnh của đồng đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ.

You might also like