You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


TS. ĐẶNG XUÂN HUY TRƯƠNG HỒNG NHUNG
Lớp: K56E2
Mã sinh viên : 20D130113

HÀ NỘI – 2024
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.....................................................3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................4
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY
DỰNG HÀ NỘI.........................................................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................1
1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.........................................................2
1.3. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................2
1.4. Nguồn nhân lực..............................................................................................3
1.5. Cơ sở vật chất và kỹ thuật.............................................................................5
1.6. Tài chính công ty...........................................................................................5
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI......................................................7
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây
dựng Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023.....................................................................7
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty Cổ phần Đá ốp lát và
Xây dựng Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023.............................................................8
2.3. Thực trạng quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty................13
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU..........................................................................................................................16
3.1. Đánh giá tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng
Hà Đông..............................................................................................................16
3.1.1. Những thành công đạt được......................................................................16
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.......................................................17
3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu..........................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................19
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa


UBND Ủy ban nhân dân
CP Cổ phần
BCTC Báo cáo tài chính
Tr.VND Triệu VNĐ
KDQT Kinh doanh quốc tế
B2B Doanh nghiệp với doanh nghiệp
KHKD Kế hoạch kinh doanh
KCS Bộ phận kiểm soát chất lượng và sản
phẩm
XNK Xuất nhập khẩu
PTVT Phương tiện vận tải

ii
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến Công Ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội
(Hastone) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và làm báo
cáo tại công ty. Nhờ đó em đã có thể vận dụng được kiến thức đã học vào công
việc, hiểu và nắm bắt được cách thức và quy trình làm việc thực tế tại công ty kinh
doanh quốc tế.

Em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô giáo trong khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là Tiến sĩ Đặng Xuân Huy, vì luôn dành
thời gian và tâm huyết hướng dẫn em, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài
báo cáo này.

Dù em đã nỗ lực hết mình để hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất có thể,
nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, không thể tránh khỏi những thiếu
sót.

Em rất mong nhận được sự phản hồi, đánh giá từ các Thầy, Cô giáo để em có
thể hoàn thiện hơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn.

iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY
DỰNG HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội
Bảng 1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên Công CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
ty

Tên quốc tế HANOI STONE SLAB AND CONSTRUCTION JOINT STOCK


COMPANY

Tên viết tắt HASTONE.,JSC

Mã số thuế 0500237896

Địa chỉ L9-09, Khu Đô Thị Mới Dương Nội, Phố Nguyễn Thanh Bình,
Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội

Tel 0943888076/ 0823578868/ 0919821265 / +84.2439922187

Fax +844 33820255

Website https://hastone.com/

Email thanhson@hastone.com; hastone1@vnn.vn; hastone2@vnn.vn

Hình thức Công ty Cổ phần 100% vốn góp cổ đông


sở hữu vốn

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 15/1/1975, UBND tỉnh Hà Tây đã ra quyết định QĐ78/ UB, cho phép
thành lập xí nghiệp cơ khí chuyên dùng, trực thuộc Sở xây dựng Hà Tây, tiền thân
của Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội ngày nay. Năm 2005, đứng
trước xu thế hội nhập khi đất nước đang chuyển mình, Đảng và Nhà nước ta chủ
trương cổ phần hoá các doanh nghiệp mà nhiệm vụ cụ thể là chuyển toàn bộ các
doanh nghiệp Nhà nước sang một loại hình doanh nghiệp mới - Công ty cổ phần.

1
Ngày 24/08/2005, Công ty Xây dựng phát triển hạ tầng và Sản xuất vật liệu xây
dựng Hà Tây chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần Đá ốp lát
và Xây dựng Hà Tây. Ngày 15/01/2009, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đá
ốp lát và Xây dựng Hà Nội.

1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty HASTONE là sản xuất và xuất
khẩu đá ốp lát, sản phẩm này rất quan trọng trong việc xây dựng các toà nhà, văn
phòng, nhà ở vì nó cũng góp phần vào việc trang trí nội thất cho công trình mang
tính thẩm mĩ cao như: đá trang trí sàn nhà, hình đá các con vật, đá ốp tường….
Ngoài ra, Công ty còn nhận xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông với quy mô sản xuất vừa và nhỏ.

1.3. Cơ cấu tổ chức

Với sứ mệnh luôn đem đến cho khách hàng các sản phẩm xuất đá chất lượng
cao và độc đáo, Công ty HASTONE đã xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ để
đảm bảo sự hiệu quả và quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức
của công ty được chia thành các bộ phận sau:

Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của Công ty CP Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

* Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận:

2
- Giám đốc điều hành: là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

- Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về các nội dung được phân công và được giám đốc uỷ quyền. Phó giám
đốc nội chính là người quản lý công việc tại văn phòng công ty. Phó giám đốc sản
xuất chịu trách nhiệm về các xưởng, cơ sở sản xuất của công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức nhân sự, chuẩn bị công
văn, giấy tờ, văn phòng phẩm, tiếp khách về công tác, các công việc hành chính sự
nghiệp, vệ sinh văn phòng...

- Phòng kế toán: Làm công tác tổ chức, thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin kinh
tế có hiệu quả, lập các BCTC giúp ban giám đốc ra quyết định quản lý kinh doanh
cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

- Phòng kinh doanh quốc tế: Tìm kiếm thị trường, khách hàng nước ngoài mới cho
công ty.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc lập kế
hoạch ngắn hạn, dài hạn; làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư, sản phẩm.

- Công ty Cơ khí và Vật liệu xây dựng Hà Đông: có chức năng kinh doanh và thi
công các công trình trong nước.

- Công ty Khai thác và Chế biến khoáng sản Sông Dinh, Xí nghiệp Xuân Mai, và
Xưởng đá Bỉm Sơn: chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm của công ty.

1.4. Nguồn nhân lực

Bảng 1.2. Cơ cấu nhân viên giai đoạn 2021 – 2023

Năm Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ


phân loại (người) (%) (người) (%) (người) (%)

Tổng 113 100 118 100 115 100

3
Trình độ

Đại học 20 17,7 20 16,95 21 18,26

Cao đẳng và
20 17,70 22 18,64 20 17,39
trung cấp

Lao động phổ


73 64,60 76 64,41 74 64,35
thông

Giới tính

Nam 61 53,98 60 50,85 59 51,30

Nữ 52 46,02 58 49,15 56 48,70

Độ tuổi

<= 40 81 71,68 86 72,88 82 71,30

>40 32 28,32 32 27,12 33 28,70

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Nhìn chung, đội ngũ nhân sự của công ty trải qua những thay đổi nhẹ, nhưng
không đáng kể:

Về tổng số lao động: Có sự biến động nhẹ trong giai đoạn từ 2021 – 2023.
Bởi công ty hoạt động thương mại và sản xuất tại nhà máy là chủ yếu, nên ít có sự
biến động trong tổng số lao động. Sự thay đổi nhỏ này phản ánh sự linh hoạt của
công ty trong việc điều chỉnh cấu trúc nhân sự phù hợp với điều kiện thị trường và
chiến lược kinh doanh.

Về trình độ: Dường như cũng không có sự thay đổi đáng kể theo từng trình
độ, có sự biến động đáng chú ý. Tỷ lệ nhân viên có trình độ Đại học và nhân viên có
trình độ Cao đẳng tăng không đáng kể. Lao động phổ thông giữ vững ổn định với số
lượng là 73 (năm 2021), 76 (năm 2022), và 74 (năm 2023). Trong tổng số lao động

4
của công ty, lao động phổ thông chiếm tới 64,6%, điều này có thể giải thích bởi
công ty có 3 xưởng sản xuất và công nhân trong các xưởng thường là người dân
sinh sống gần khu vực đó, không yêu cầu quá cao về tay nghề kĩ thuật.

Về giới tính: Tương đối cân bằng giữa hai giới. Là do việc sản xuất đá ngoài
đòi hỏi sức khỏe cũng yêu cầu sự tỉ mỉ trong công đoạn dán đá và đóng gói hàng
hóa. Ngoài ra, số lượng nữ nhân viên tăng nhẹ từ 52 lên 56 người cho thấy công ty
đang đầu tư mở rộng nhân sự cho công việc hành chính, tạo sự đa dạng trong nguồn
nhân lực.

Về độ tuổi: nhóm nhân viên dưới hoặc bằng 40 tuổi chiếm số lượng chủ yếu
trong công ty, đều ghi nhận trên mức 70% cho cả 3 năm 2021;2022 và 2023, cho
thấy nhân lực trong công ty tương đối trẻ. Bên cạnh đó, lao động trong nhóm tuổi
trên 40 gần như không thay đổi, bởi họ là những người có nhiều kinh nghiệm, đảm
nhận những chức vụ quan trọng trong công ty như: Tổng giám đốc, Kế toán trưởng,
Trưởng phòng…

1.5. Cơ sở vật chất và kỹ thuật

HASTONE đã chú trọng đầu tư vào việc khai thác và quản lý các mỏ đá có
chất lượng cao, đồng thời tuân thủ mọi quy định về bảo vệ môi trường. Các mỏ đá
này không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định mà còn đảm bảo tính bền vững
của quá trình sản xuất. Ngoài ra, công ty đã đưa vào sử dụng các thiết bị và máy
móc hiện đại như mắt cắt đá răng lược, máy mài tự động Italia, máy sấy... để phục
vụ cho việc sản xuất. Không những vậy, trên văn phòng công ty và xưởng sản xuất
cũng được cung cấp đầy đủ trang thiết bị văn phòng để đảm bảo sự thuận tiện và
hiệu quả trong quản lý như: máy in, máy photocopy, và máy scan, hệ thống máy
tính và phần mềm quản lý để tối ưu hóa công việc văn phòng…

1.6. Tài chính công ty

Vốn điều lệ của công ty: 33.553.790.000

Bằng chữ: Ba mươi ba tỷ năm trăm năm mươi ba triệu bảy trăm chín mươi
nghìn đồng.

5
Bảng 1.3. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2021 – 2023
(Đơn vị: Triệu VNĐ)

STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023


1 Tổng tài sản 102.079 103.985 103.007
Tài sản ngắn
2 35.654 39.606 38.992
hạn
3 Tài sản dài hạn 66.425 64.379 64.015
4 Tổng nguồn vốn 102.079 103.985 103.007
5 Nợ phải trả 49.246 49.122 46.845
6 Vốn chủ sở hữu 52.833 54.863 56.162
Nguồn: Phòng Kế toán
Trong giai đoạn này, tổng tài sản của công ty có biến động nhỏ, tăng nhẹ
1,9% từ 102,079 tỷ đồng năm 2021 lên 103,985 tỷ đồng năm 2022, sau đó giảm nhẹ
xuống còn 103,007 tỷ đồng vào năm 2023. Trong đó, đa số là tài sản dài hạn (chiếm
khoảng 60% tổng tài sản), cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty.
Tài sản ngắn hạn tăng đáng kể trong giai đoạn 2021 – 2022, nhưng giảm
nhẹ vào năm 2023. Tài sản dài hạn giảm nhẹ từ 66,424 tỷ đồng năm 2021 xuống
64,379 tỷ đồng năm 2022 và tiếp tục giảm xuống 64,015 tỷ đồng năm 2023. Sự
giảm này là kết quả của chiến lược điều chỉnh đầu tư dài hạn của công ty.
Từ bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy năng lực và quy mô tài chính của
công ty là tương đối lớn. Tổng nguồn vốn của công ty có sự biến động nhưng luôn
ghi nhận con số trên 102 tỷ đồng, và tăng thêm khoảng 1 tỷ đồng trong 2 năm tiếp
theo. Tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự gia tăng của vốn chủ sở hữu, đồng thời nợ
phải trả giảm nhẹ.
Nợ phải trả giảm liên tục trong 3 năm từ 49,246 tỷ đồng năm xuống 46,845
tỷ đồng năm 2023. Điều này là một dấu hiệu tích cực về quản lý nợ và khả năng
thanh toán của công ty. Trong khi đó, Vốn chủ sở hữu tăng theo từng năm trong
giai đoạn 2021 – 2023. Tăng trưởng này là một điểm tích cực, cho thấy sự gia tăng
giá trị cho cổ đông.

6
Tóm lại, Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội vẫn duy trì sự ổn
định trong tình hình tài chính trong giai đoạn 2021 – 2023, mặc dù có sự biến động
nhỏ trong một số chỉ số.
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐÁ ỐP LÁT VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây
dựng Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Đá ốp lát và
Xây dựng Hà Nội đã đạt được nhiều thành công, ngày càng khẳng định được vị thế
vững chắc trong tâm trí khách hàng cũng như chỗ đứng trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu đá ốp lát tại Việt Nam hiện nay.

Bảng 2.1. Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2021 – 2023

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu bán hàng và


1 148.071 144.696 146.478
cung cấp dịch vụ

2 Giá vốn hàng bán 125.480 118.420 119.952

3 Tổng chi phí 18.321 22.270 22.243

Lợi nhuận thuần từ hoạt


4 4.270 4.002 4.283
động kinh doanh

5 Lợi nhuận khác 42 -13 21

Tổng lợi nhuận kế toán


6 4.312 3.989 4.304
trước thuế

Lợi nhuận sau thuế thu


7 3.590 3.427 3.572
nhập doanh nghiệp

Nguồn: Phòng Kế toán

7
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty trong giai
đoạn từ 2021 đến 2023 đã trải qua những biến động đáng chú ý, phản ánh rõ rệt sự
tác động của các yếu tố môi trường. Năm 2021, doanh thu đạt đỉnh cao với mức
148,071 tỷ đồng, phản ánh sự tích cực trong môi trường kinh doanh và hoạt động
xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2022 chứng kiến một giảm giá trị đáng kể xuống còn
144,696 tỷ đồng, giảm khoảng 2,3% so với 2021. Sự giảm này có thể được giải
thích bởi ảnh hưởng toàn cầu của đại dịch COVID-19, khiến nhiều thị trường giảm
cầu và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, dẫn đến giảm khả năng cung cấp và tăng giá
vốn. May mắn, năm 2023 ghi nhận sự phục hồi nhẹ với doanh thu đạt 146,478 tỷ
đồng. Có được sự hồi phục này là do điều kiện thị trường được cải thiện và công ty
đã thích ứng linh hoạt hơn với môi trường kinh doanh biến động.

Giá vốn hàng bán cũng có sự tăng giảm đáng kể qua 3 năm. Năm 2021, giá
vốn chiếm khoảng 84.8% (125.480 / 148.071) so với doanh thu, thể hiện một tỷ lệ
tương đối cao nhưng vẫn thấp so với doanh thu, cho thấy sự tối ưu hóa trong quá

trình sản xuất và quản lý chi phí. Tuy nhiên, năm 2022, giá vốn giảm xuống khoảng
81.8% (118.420 / 144.696), điều này có thể được giải thích bằng sự ổn định của giá
vốn và đồng thời là kết quả của sự đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để làm giảm chi
phí sản xuất của công ty. Năm 2023, giá vốn tăng nhẹ lên 119,952 tỷ đồng, nhưng
vẫn duy trì ổn định chung. Sự tăng nhẹ này được lý giải bằng sự tăng giá của nguồn
nguyên vật liệu, nhưng mức tăng không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng ghi nhận sự thay đổi giống với doanh
thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty. Năm 2021, công ty đạt được lợi nhuận
sau thuế cao là 3,590 tỷ đồng, thể hiện sự ổn định và tăng trưởng tích cực. Tuy
nhiên, năm 2022, giảm 4,5% xuống còn 3,427 tỷ do những thách thức mà đại dịch
COVID-19 và biến động kinh tế toàn cầu mang lại. Năm 2023, lợi nhuận sau thuế
lại tăng lên 3,572 tỷ, tăng 4,2% so với 2022. Đây là kết quả của sự điều chỉnh và
thích ứng linh hoạt của công ty trong môi trường biến động. Sự tăng trưởng nhẹ này
đồng thuận với sự phục hồi của thị trường xuất khẩu nói chung. Mặc dù lợi nhuận
sau thuế giảm nhẹ trong một số giai đoạn, nhưng sự ổn định và khả năng thích ứng
của công ty vẫn được duy trì và ngày một hoàn thiện.

8
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty Cổ phần Đá ốp lát
và Xây dựng Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2023

Nguồn: Phòng Kế toán

Qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy rõ rằng doanh thu của Công ty Cổ phần
Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội gần như đến từ hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu là thế
mạnh và cũng là hoạt động chính của công ty trong giai đoạn hiện nay. Doanh thu
hoạt động xuất khẩu của công ty trong 3 năm liên tiếp đều ghi nhận những con số
ấn tượng (trên 96%). Doanh thu khác chiếm tỉ trọng nhỏ, dao động trong khoảng
3%.

2.2.1. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng đá ốp lát của công ty

2.2.1.1. Mặt hàng đá ốp lát xuất khẩu của công ty

Dưới đây là bảng các sản phẩm chính mà công ty đang xuất khẩu:

Bảng 2.2. Đặc điểm một số sản phẩm đá ốp lát của công ty

Sản phẩm Đặc điểm Mẫu mã Giá thành


Được làm từ vật liệu tự
257.000 ~ 457.000
nhiên. Mỗi một vỉ đá M12F/M10
577.000 ~ 854.000
Đá dán dán được cấu thành từ M11B/M12D
(VNĐ/m2)
2 bộ phận: Đá tự nhiên M1/M9
Tùy kích thước và SL
và Lưới dính kết
Đá hạt vê Bề mặt rất mềm mịn, M10/M11/M12 1.423.000 ~ 1.682.000

9
hình dạng và độ bóng Đá hạt vê màu
1.715.000 ~ 2.811.000
khác so với trạng thái đen/ trắng các
(VNĐ/tấn)
tự nhiên ban đầu của loại
Tùy kích thước và SL
chúng. M14Q/M14C
Vân đá tự nhiên và thể
hiện rõ trên mặt đá. Độ 213.000 ~350.000
HSC11/HSC14
Đá marble dày lớn, chịu được va (VNĐ/m2)
E1/E2/E3/E4
đập và có khả năng Tùy kích thước và SL
chịu nhiệt tốt.
Kích thước đa dạng
theo yêu cầu. Với hoa
M10/M12 1.373.000 ~ 1.967.000
văn tự nhiên trên bề
Đá hạt xay M7/M9 (VNĐ/tấn)
mặt giúp mẫu gạch trở
M14C/M14Q Tùy kích thước và SL
nên vô cùng đẹp mặt và
có tính thẩm mỹ cao.
Nguồn: Phòng Kinh doanh quốc tế

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đá ốp lát của công ty

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 – 2023

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023


Năm Kim ngạch Kim ngạch Kim ngạch
(%) (%) (%)
(tr.VND) (tr.VND) (tr.VND)
Đá dán 79.323 54 77.154 54 79.008 54,9
Đá hạt
30.146 20,5 28.014 19,6 27.814 19,3

Đá
25.050 17 24.873 17,5 25.921 18
marble
Đá hạt
12.376 8,5 12.647 8,9 11.148 7,8
xay
Tổng 146.895 100 142.688 100 143.891 100
Nguồn: Phòng Kế toán

10
Dựa vào bảng thống kê, ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đá
của công ty trong giai đoạn 2021 - 2023 có sự tăng giảm không đồng đều giữa các
mặt hàng khác nhau.

Đá dán là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty trong giai đoạn 2021 -
2023, tỷ trọng của sản phẩm này luôn đạt ngưỡng 54% tổng kim ngạch xuất khẩu
trong cả 3 năm. Năm 2022 là năm ghi nhận kim ngạch của đá dán thấp nhất với
77,154 tỷ đồng, điều này có thể lý giải do tình hình khủng hoảng chung trên toàn
thế giới trong thời kỳ đại dịch COVID - 19. Tuy nhiên, con số này đã tăng thêm
2,4% ngay vào năm sau, con số ghi nhận gần bằng mức kim ngạch của năm 2021.
Đá marble cũng ghi nhận sự tăng giảm giống với đá dán, thậm chí vào năm 2023,
kim ngạch xuất khẩu đá marble còn cao hơn năm 2021 871 triệu đồng. Có được sự
tăng trưởng này là bởi công ty dần thích ứng được với tình hình thế giới, có những
chính sách hiệu quả để khôi phục kim ngạch xuất khẩu. Một lý do khác là do đá dán
và đá marble là những loại đá cần sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết, các quốc gia
trên thế giới ngày càng ưa chuộng nhập khẩu những loại đá như vậy thay vì đá thô
thông thường.

Đá thô ngày càng ít được các thị trường ngoài nước tin dùng. Điều này thể
hiện rất rõ qua kim ngạch xuất khẩu Đá hạt vê và Đá hạt xay đều ghi nhận mức
giảm trong giai đoạn 2021 - 2023. Kim ngạch của đá hạt vê giảm nhẹ từ 30,146 tỷ
đồng năm 2021 xuống 28,014 tỷ đồng năm 2022 và tiếp tục giảm xuống 27,814 tỷ
đồng năm 2023. Tỷ lệ xuất khẩu cũng trải qua sự giảm nhẹ từ 20.5% xuống 19.3%,
thể hiện một thách thức trong khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh. Kim
ngạch của đá hạt xay đã giảm đáng kể từ 8.5% của tổng kim ngạch năm 2021
xuống còn 7.8% vào năm 2023, cùng với đó là sự suy giảm trong kim ngạch xuất
khẩu của đá hạt xay, từ 12,376 tỷ đồng giảm gần 10% xuống còn 11,148 tỷ vào năm
2023. Việc này đồng thời diễn ra cùng với sự giảm về kim ngạch tổng cộng của
doanh nghiệp. Một nguyên nhân khá lớn có thể đề cập để giải thích tình trạng này là
các đối thủ cạnh tranh từ thị trường Trung Quốc với mức giá hấp dẫn hơn đang gây
sức ép lớn lên việc xuất khẩu đá thô của HASTONE.

2.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu đá ốp lát của Công ty

11
Với kinh nghiệm xuất khẩu 24 năm, HASTONE đã xuất khẩu cho rất nhiều
khách hàng đến từ các quốc gia lớn. Thị trường xuất khẩu của công ty không bị bó
hẹp mà được trải dài từ Âu sang Á. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty rất đa
dạng, từ các nước trong khu vực, đến châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi,… Các sản phẩm
đá ốp lát của công ty hiện nay, được xuất khẩu chủ yếu đến các quốc gia như: Mỹ,
Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...

Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu đá ốp lát giai đoạn 2021 - 2023
Nguồn: Phòng Kế toán

Năm 2021 2022 2023

Kim ngạch Tỉ Kim ngạch Tỉ Kim ngạch Tỉ


Thị trường
xuất khẩu trọng xuất khẩu trọng xuất khẩu trọng
xuất khẩu
(triệu VNĐ) (%) (triệu VNĐ) (%) (triệu VNĐ) (%)

Nhật Bản 20.925 17 20.704 18,4 21.035 17,9

Malaysia 4.974 4,1 6.392 5,7 6.472 5,5

Singapore 2.839 2,2 3.171 2,8 3.209 2,8

Mỹ 79.251 64,7 71.829 63,9 75.925 64,7

Đài Loan 10.832 8,9 7.041 6,3 7.158 6,1

Quốc gia
3.756 3,1 3.350 2,9 3.510 3
khác

Tổng 122.577 100 112.487 100 117.309 100

Trong giai đoạn 2021 - 2023, Mỹ luôn là quốc gia xuất khẩu chính của công
ty với tỷ trọng 64,7% năm 2021 và có sự sụt giảm dần đến năm 2023 thì quay lại về
con số 64,7%. Tuy vậy nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lại ghi nhận sự sụt
giảm lên đến 3,326 tỷ đồng. Những năm gần đây, công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang
thị trường Đông Nam Á để tận dụng các lợi thế về mặt địa lý cũng như thuế quan.
Thị trường Malaysia và Singapore đều ghi nhận mức kim ngạch tăng trong 3 năm

12
giai đoạn 2021 - 2023. Trong đó, Malaysia là thị trường tăng trưởng mạnh nhất, so
với năm 2021, năm 2023 số kim ngạch đá ốp lát xuất khẩu sang Malaysia đã tăng
1,498 tỷ đồng. Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu sản phẩm đá ốp lát của HASTONE
số 1 Châu Á, với sự tăng mạnh về mức kim ngạch. Nguyên nhân chủ yếu là do quốc
gia này có thị trường rộng lớn về đá ốp lát và nhu cầu mặt hàng này đang khá ổn
đinh. Cụ thể Nhật Bản có tỷ trọng tăng dần từ 17% năm 2021 lên 17,9% vào năm
2023.

Đài Loan và các quốc gia khác đang có xu hướng tăng giảm tỷ trọng qua các
năm. Đặc biệt, tại Đài Loan, kim ngạch đã sụt giảm 3,674 tỷ đồng vào năm 2023 so
với 2021. Kim ngạch xuất khẩu vào các quốc gia khác cũng có sự sụt giảm lên đến
gần 6,5% trong năm 2023 so với 2021. Điều này cho thấy công ty cần xây dựng
những kế hoạch xúc tiến phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đến các thị
trường này.

2.3. Thực trạng quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty

Sơ đồ 3.1. Quy trình tổ chức xuất khẩu hàng hóa của Công ty CP Đá ốp lát và
Xây dựng Hà Nội

Nguồn: Phòng Kinh doanh quốc tế

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, ký kết hợp đồng xuất khẩu

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Phòng KDQT sẽ tìm kiếm khách hàng tiềm
năng và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng về mặt hàng mà công ty hiện đang xuất
khẩu trên các website,nền tảng B2B của công ty trên các phương tiện thông tin để
khách hàng dễ dàng thấy và liên hệ.

13
Ký kết hợp đồng: Trước tiên, Fax, email, hoặc qua điện thoại đối với đối tác
cũ, đã hợp tác lâu dài. Mặt khác, công ty cũng đến gặp mặt và trao đổi trực tiếp để
kí kết hợp đồng đối với những đối tác mới hoặc đối với những hợp đồng có giá trị
cao nhằm đảm bảo việc đàm phán, kí kết hợp đồng diễn ra suôn sẻ và thuận lợi
trong quá trình hợp tác.Việc đàm phán ký kết hợp đồng sẽ được thực hiện bởi giám
đốc và phòng KDQT. Sau khi đã hoàn toàn đồng ý về các điều khoản trong hợp
đồng thì 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu

Căn cứ vào điều khoản được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, công ty sẽ
tiến hành trao đổi, thảo luận với các xưởng về việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa

Trong bước này, phòng KHKD sẽ chuẩn bị hồ sơ và làm các thủ tục giấy tờ
có liên quan để được phép xuất khẩu sản phẩm. Bao gồm một số giấy tờ sau:

- Lấy giấy chứng nhận xuất xứ (nếu khách hàng yêu cầu)

- Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

- Và các chứng từ khác nếu cần cung cấp thêm.

Đồng thời kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và
đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng. Công ty có bộ phận KCS với chuyên
môn cao trong hoạt động XNK sẽ tiến hành thực hiện các nghiệp vụ trong việc kiểm
tra chất lượng và số lượng hàng kỹ lượng, tỉ mỉ, cùng với đó, liên hệ kết nối với nhà
cung cấp để đảm bảo tiến độ chuẩn bị hàng.

Bước 4: Thuê PTVT, mua bảo hiểm hàng hóa

Thuê phương tiện vận tải: Hàng hóa công ty được vận chuyển bằng chủ yếu
đường biển. Vì thế công ty sẽ chịu trách nhiệm thuê PTVT. Công ty sẽ liên hệ để
thuê tàu, xin lịch trình của tàu và lựa chọn chuyến. Sau đó lấy Booking từ đại lý
hãng tàu và kiểm tra kỹ thông tin tàu: tên con tàu, số chuyến, cảng xếp hàng, ngày
tàu đến cảng bốc, ngày tàu đi, cảng dỡ hàng,…

14
Mua bảo hiểm hàng hóa: công ty chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ bên mua
tìm công ty bảo hiểm thích hợp nếu họ có nhu cầu mua gói bảo hiểm tại Việt Nam.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan.

Bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan để xuất khẩu đá ốp lát bao gồm:

- Tờ khai hải quan

- Hóa đơn thương mại

- Hợp đồng xuất khẩu

- Chứng nhận xuất xứ

- Bảng khai xuất khẩu bao gồm: Tên hàng hóa, số lượng, giá trị,...

- 01 bản chụp chứng từ chứng minh công ty đủ điều kiện xuất khẩu đá
ốp lát theo quy định của pháp luật về đầu tư khi làm thủ tục xuất khẩu

Bước 6: Giao hàng

Công ty giao hàng hóa bằng cách giao hàng lên tải tàu cảng xuất phát theo
thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận với khách hàng và theo dõi hàng hóa trong quá
trình vận chuyển. Công ty sẽ giao hàng vào ngày hoặc trong khoảng thời gian đã
định.

Bước 7: Hoàn thành hồ sơ, lập bộ chứng từ thanh toán

Sau khi giao hàng hoàn tất và các giấy tờ cần thiết được gửi tới khách hàng,
phòng KHKD sẽ nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để nhận
tiền hàng.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng và giải quyết khiếu nại (nếu có)

Sau khi hợp đồng mua bán đã hoàn thành cũng như hàng hóa đã đến đối tác,
tiền đã được thanh toán thì công ty sẽ thanh lý hợp đồng và xem như mua bán đã
thành công. Nếu có những rủi ro xảy ra trong quá trình mua bán giữa hai bên thì tùy
thuộc vào mức độ của vấn đề để giải quyết. Ngoài ra, công ty còn có các dịch vụ

15
chăm sóc khách hàng sau hợp đồng nhằm tạo uy tín cho khách hàng và tạo sự làm
ăn lâu dài giữa 2 bên.

16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU

3.1. Đánh giá tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng
Hà Đông

3.1.1. Những thành công đạt được

Sau gần 50 năm xây dụng và phát triển, Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây
dựng Hà Nội đã tạo được một vị thế nhất định trong thị trường sản phẩm về đá ốp
lát tại Việt Nam cũng như trên quốc tế nhờ có được những thành công nhất định có
thể kể đến như:

Thứ nhất, về kết quả hoạt động kinh doanh và kim ngạch xuất khẩu, nhìn
chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm vẫn giữ được mức lợi
nhuận tương đối ổn định dù có nhiều biến động trong giai đoạn 2021-2023 do tình
kinh tế thế giới và dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng. Kim ngạch xuất khẩu có
giảm trong năm 2022 nhưng đã nhanh chóng hồi phục lại vào 2023. Đá dán vẫn là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực công ty, luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu (> 54%).

Thứ hai, về cơ cấu và chất lượng sản phẩm cung cấp, có thể thấy cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu của công ty khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước,…
nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu và nhu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Thứ ba, về cơ cấu tổ chức, với quy mô cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, các phòng
ban chức năng cụ thể, xưởng sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân viên có trình độ, giàu
kinh nghiệm, giúp hoạt động kinh doanh luôn được diễn ra trôi chảy, nhanh chóng
và có sự hiệu quả giữa các phòng ban với nhau.

Thứ tư, về quy mô thị trường và mối quan hệ với khách hàng, Công ty đã
tạo lập được uy tín cho rất nhiều khách hàng thân thiết, phần lớn doanh thu của
công ty đến từ các khách hàng cũ đến từ Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan…. Khách hàng
trong nước của công ty cũng bao gồm nhiều tổ chức khác nhau và một lượng lớn
các khách lẻ khác. Lượng khách trong nước khá ổn định, đa số đều có hợp tác với
công ty nhiều năm, và đến nay vẫn tiếp tục.

17
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây
dựng Hà Nội vẫn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

Thứ nhất, về việc nghiên cứu thị trường còn chưa được chú trọng, hoạt
động nghiên cứu thị trường còn chưa được đầu tư mạnh mẽ, chủ yếu là nghiên cứu
thông tin trên các thị trường cũ. Hiện tại công ty chưa có phòng Marketing riêng
biệt, chỉ có đội nhóm thực hiện đồng thời việc nghiên cứu thị trường và xúc tiến bán
cho nên chưa thể hoạt động phối hợp một cách hiệu quả. Ngoài ra, công ty cũng
chưa có lượng khách ổn định tại Châu Âu - một thị trường lớn với tính hấp dẫn cao.
Thêm vào đó, việc áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu
còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng được tối đa lợi ích của các trang web B2B mà
công ty đã đầu tư như Alibaba...

Thứ hai, chất lượng hàng xuất khẩu, đá là mặt hàng với độ tự nhiên cao,
khi gia công các sản phẩm đá dán hay đá marble, nhiều lúc không thể làm ra được
những sản phẩm giống với khách hàng yêu cầu do có sự chênh lệch về độ đậm nhạt
của đá. Chính vì vậy, các sản phẩm tuy đa dạng chủng loại nhưng đôi lúc vẫn chưa
đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của công ty.

Thứ ba, gặp khó khăn trong nghiệp vụ khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Công ty có ít nhân viên trong mảng thủ tục hải quan và logistics, vậy nên hầu hết
công tác thủ tục hải quan sẽ thuê ngoài để đảm bảo hiệu quả và tiến độ thông quan
hàng hóa, tuy nhiên sẽ tốn kém thêm một phần chi phí.

Thứ tư, về giá cả, đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc ngày càng thu hút
được nhiều khách hàng thông qua mức giá rất hấp dẫn, điều này gây ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty.

❖ Nguyên nhân của những hạn chế:

➢ Nguyên nhân chủ quan:

18
Về tiềm lực tài chính công ty: Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà
Nội được đánh giá là công ty có nguồn vốn ổn định và ít phải đi vay ngân hàng. Tuy
nhiên, nếu muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì việc đầu tư cho trang thiết bị kỹ
thuật, máy móc, công tác nghiên cứu và phát triển thị trường, phát triển sản phẩm,
xúc tiến thương mại thì tiềm lực tài chính của công ty chưa thể đáp ứng đủ.

Về chất lượng lao động: Đội ngũ nhân viên của công ty đa phần là trung niên
và cao tuổi nên còn khá chậm trong việc nắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên
tiến. Nhân viên dưới xưởng cơ bản là tốt nghiệp phổ thông và Công ty ít có chương
trình đào tạo một cách chính thức hay nâng cao trình độ cho nhân viên.

➢ Nguyên nhân khách quan:

Dịch bệnh COVID – 19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh sản
xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế gia tăng tác động tiêu cực đến hoạt động
thương mại. Nhu cầu nhập khẩu suy giảm trên thế giới do tình hình lạm phát và lãi
suất tăng cao đạt đỉnh trong nhiều năm tại nhiều quốc gia.

Tình hình xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như việc các quốc
gia áp dụng các biện pháp trả đũa qua lại, khiến chi phí vận chuyển tăng cao, đã
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu

Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu và phân tích tại Công ty Cổ phần Đá ốp
lát và Xây dựng Hà Nội, em xin đề xuất các vấn đề nghiên cứu sau:

Đề tài 1: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đá ốp lát sang thị trường
Châu Âu của Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội.

Đề tài 2: Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đá ốp lát của Công ty Cổ
phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội, Phòng Kế toán, Báo cáo tài
chính 2021,2022,2023.

2. 2. Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội, Phòng Kế toán, Báo cáo
thường niên năm 2021,2022,2022.

3. Công ty Cổ phần Đá ốp lát và Xây dựng Hà Nội, Phòng kinh doanh quốc tế, Quy
trình xuất khẩu hàng hóa.

20

You might also like